Giáo trình khoa học điều tra hình sự Đại học Luật Hà Nội

• £**\ _ ẵ«■ .*** IP*- . ị fpw-ỹr, * -» '* • 1• f 0 .V ,0|w .t '■ * * f» * k " V % [DÙNG CHO C ÁC T R Ư Ờ N G Đ Ạ I HỌC, C AO Đ Ẳ N G LU Ậ T, AN NINH, C ẢN H SÁT, HỌC VIỆN T ư PH ÁP] ^

*J-t^Ê ắấ ' '' * - ầ' '■ -V ' # v ~ C ?5 Ị$ »;ă;7-:j G D Iấ NHÀ XU ÂT BẦN GIÁO DỤC VIỆT NAM * Ị» r ; / PGS.TS. LÊ MINH HÙNG [Chủ biên] Biáo trình KHOA HỌC ĐIỀU TRA HÌNH Sự ■ ■ [Dùng cho các trường Đại học, Cao đẳng Luật, An ninh, cảnh sát, Học viện tưpháp] NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM Biên soạn: Chương I, Chương III- GS.TS. Nguyễn Thủ Thanh; PGS.TS. Lê Minh Hùng Chương I I - PGS.TS. Lẽ Minh Hùng; TS. Phạm Việt Trường Chương IV, Chương VIII - GS.TS. Nguyễn Thủ Thanh; PGS.TS. Nguyễn Quý Khoát Chương V - PGS.TS. Lê Minh Hùng; TS. Lẽ Ngọc An Chương V I- PGS.TS. Nguyễn Quý Khoát; TS. Nguyễn Tiến Trường Chương V II- PGS.TS. Nguyễn Quý Khoát; ThS. Đoàn Anh Vũ Chương I X - PGS.TS. Lê Minh Hùng; TS. Phan Bá Toản Chương X, Chương XV - PGS.TS. Lê Minh Hùng; TS. Lê Ngọc An Chương X I- TS. Phạm Việt Trường; ThS. Trần Tuấn Tú Chương X II- TS. Phạm Thành Hương; ThS. Nguyễn Thị Lan Hồng Chương X III- TS. Phạm Thành Hương; TS. Nguyễn Quang Trung Chương XIV - TS. Trần Thế Quân; ThS. Chu Quang Thiện Chương X V I- PGS.TS. Lê Minh Hùng; ThS. Lẽ Thái Sơn LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình Khoa học Điều tra hình sự được biên soạn dành cho sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng Luật, An ninh, Cảnh sát, Học viện tư pháp với tư cách là môn chuyên ngành khoa học pháp lý ứng dụng, có tính bổ trợ trong hệ thống khoa học pháp lý Việt Nam. Để phù hợp với mục tiêu đào tạo, nội dung và chương trình đào tạo ở các trường Đại học, Cao đẳng giảng dạy môn Khoa học điều tra hình sự, nội dung giáo trình này không đề cập đến tất cả các vấn đề của Khoa học điều tra hình sự mà chỉ đề cập đến những vấn đề chung nhất của Khoa học điều tra hình sự. Hướng biên soạn tập trung vào phần phương pháp luận và đặc biệt vào phần tổ chức và chiến thuật điều tra hình sự. Giáo trình được biên soạn bởi nhóm tác giả là các chuyên gia, nhà giáo có uy tín và kinh nghiệm lâu năm hiện đang công tác, giảng dạy về Khoa học điều tra hình sự của Học viện An ninh nhân dân. Tiếp cận nội dung giáo trinh này, sinh viên không chỉ được củng cố các tri thức về Khoa học điều tra hình sự mà còn được củng cố thêm các tri thức pháp lý có liên quan, hình thành bước đầu khả năng áp dụng các quy định của Luật Tố tụng hình sự và Luật Hình sự trong thực tiễn điều tra, khám phá và chứng minh tội phạm. Giáo trình cũng là tài liệu tham khảo bổ ích đối với tất cả những ai quan tân, nghiên cứu muốn tìm hiểu kiến thức về Khoa học điều tra hình sự. Mặc dù đã rất cố gắng trong việc biên soạn nhưng chắc chấn giáo trình không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Nhóm tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc và đồng nghiệp để giáo trình được hoàn thiện hơn trong những lần xuất bản sau. Mọi góp ý xin gửi về Công ty c ổ phần sách Đại học - Dạy nghề 25 Hàn Thuyên - Hà N ộiắ Xin trán trọng cảm ơn! CÁC TÁC GIẢ 3 MỤC LỤC Trang Lời nói đầu 3 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHOA HỌC ĐIẾU TRA HlNH s ự I - ĐỔI lương, nhiệm vu, hệ thông, phương pháp nghiên cửu của Khoa học điểu tra hình s ự .... ..........7 II - Một số nét vé quả trinh phát triển của Khoa học điéu tra hình sự, mối quan hê của Khoa học điéu tra hỉnh sự và các ngành khoa học pháp lý liên q u a n ....................................................13 CHƯƠNG 2: DẤU VỂT HỈNH s ự I - Khải niệm, cách phân loại, ý nghĩa của dấu vết hỉnh s ự ............................................................. 17 II - Phương pháp phát hiện nghiên cứu, đảnh giá và ghi nhận thu lượm bảo quản các bai dấu vết hỉnh s ự ............................................................................................................................................................ 20 III - Phương pháp lấy mẫu so s á n h ......................................................................................... ......... 35 CHƯƠNG 3: ĐIẾU TRA TẠI HIỆN TRƯỜNG ! - Nhận thức chung vé điéu tra tại hiện trư ờ n g ...................................................................... .........37 II - Những hoạt động cấp bách tại hiện trư ờ n g ....................................................................... ......... 38 III - Bảo vệ hiện trư ờ n g ............................................................................................................. .........40 IV - Khám nghiêm hiện trư ờ n g ................................................................................................. ........ 45 CHƯƠNG 4: Tổ CHỨC ĐIẾU TRA v ụ ÁN HlNH s ự I - Nhận thức chung vé tổ chức điều tra vụ án hỉnh s ự ............................................................... .........49 II - Các hoạt động tổ chức điéu tra vụ án hình s ự ................................................................... ........51 CHƯƠNG 5: BẮT NGƯỜI TRONG ĐIỀU TRA HỈNH s ự I - Nhận thức chung vé bắt người trong điéu tra hình s ự ........................................................ ....... 66 II - Trinh tự bất người trong điếu tra hỉnh s ự ........................................................................... ........ 69 III - Các chiến thuât bắt cu th ể .................................................................................................. 78 IV - Bal ngươi trong những trường hợp cụ th ể .................................................................................84 4 CHƯƠNG 6: KHẢM XÉT TRONG ĐIẾU TRA HlNH s ự I - Nhận thức chung vé khảm xét trong điêu tra hình s ự ........................................................ II-T rin h tư khám x é t................................................................................................................ 93 III - Các chiến thuật khám xét cụ th ể .................................................... ................................ CHƯƠNG 7: THU THẬP, BẢO QUẢN VÀ x ử LÝ VẬT CHỨNG TRONG ĐIỀU TRA HlNH s ự I - Nhận thức chung vé thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong điéu tra hình s ự ....... 105 II - Phương pháp thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong điéu tra hình s ự ................. 110 CHƯƠNG 8: HỎI CUNG BỊ CAN TRONG ĐIẾU TRA HỈNH s ự I - Nhận thức chung về hỏi cung bị c a n ................................................................................. 124 II - Trinh tự hỏi cung bị c a n ..................................................................................................... 129 III - Các chiến thuật hỏi cung cụ th ể ..................................................................................... CHƯƠNG 9: LẤY LỜI KHAI NGƯỜI LÀM CHỨNG TRONG ĐỈÉU TRA HÌNH s ự I - Nhận thức chung vé lấy lời khai người làm ch ứn g ............................................................ 143 II - Trinh tự lấy lời khai người làm ch ứn g ................................................................................ 148 III - Giải quyết một số trường hợp lấy lời khai người làm chứng cụ th ể ................................. 158 CHƯƠNG 10: LẤY LỜI KHAI NGƯỜI BỊ HẠI TRONG ĐIỀU TRA HỈNH SƯ I - Nhận thức chung vé lấy lời khai người bị h ạ i..................................................................... 164 II - Trinh tự lấy lời khai người bị h ạ i......................................................................................... 169 III - Cách giải quyết một số trường hơp cụ th ể ................................................................... 179 CHƯƠNG 11: ĐỐI CHẤT TRONG ĐIẾU TRA HỈNH s ự I - Nhận thức chung vé đối c h ấ t.............................................................................................. 184 II — Trình tự đối chất............................................................................................................ 190 CHƯƠNG 12: NHẬN DẠNG TRONG ĐIỀU TRA HỈNH s ư I - Nhận thức chung về nhận dạng trong điều tra hỉnh s ự ..................................................... 199 II - Phương pháp tổ chức nhận d a n g ....................................................................................... 203 III - Chiến thuật nhận d ạ n g ...................................................................................................... 213 5 MỤC LỤC Trang Lời nói đau ° CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VẾ KHOA HỌC ĐIẾU TRA HlNH s ự I - ĐỎI tương, nhiệm vụ, hệ thống, phương pháp nghiên cứu của Khoa học điéu tra hình s ự ...............7 II - Một số nét vé quả trinh phát triển của Khoa học điều tra hình sự, mối quan hệ của Khoa học điéu tra hỉnh sự vả các ngành khoa học pháp lý liên q u a n .......................................... ..........13 CHƯƠNG 2: DẤU VẾT HÌNH s ự I - Khái niệm, cách phân loại, ý nghĩa của dấu vết hình s ự .............................................................17 II - Phương pháp phát hiện nghiên cứu, đánh giá và ghi nhận thu lượm bảo quản các loại dấu vết hỉnh s ự .......................................................................................................................................... ........ 20 III - Phương pháp lấy mẫu so s á n h ................................................................................................... 35 CHƯƠNG 3: ĐIẾU TRA TẠI HIỆN TRƯỜNG ! - Nhận thức chung vé điếu tra tại hiện trư ờ n g ............................................................................... 37 II - Những hoạt động cấp bách tại hiện trư ờ n g .................................................................................38 III - Bảo vệ hiên trư ờ n g ...................................................................................................................... 40 IV - Khám nghiêm hiên trư ờ n g .......................................................................................................... 45 CHƯƠNG 4: T ổ CHỨC ĐIẾU TRA v ụ ÁN HỈNH s ự I - Nhận thức chung vé lổ chức điếu tra vu án hình s ự ........................................................................ 49 II - Các hoạt động tổ chức điéu tra vụ án hình s ự ................................................................... ........51 CHƯƠNG 5: BẮT NGƯỜI TRONG ĐIẾU TRA HÌNH s ự I - Nhận thức chung vẽ bắt người trong điêu tra hỉnh s ự ........................................................ ....... 66 II - Trinh tự bắt người trong điẽu tra hỉnh s ự .................................................................................... 69 III - Các chiến thuật bát cụ th ể .......................................................................................................... 78 IV - Bát ngươi trong những trường hợp cụ th ể ..................................................................... ........... 84 4 CHƯƠNG 6: KHÁM XÉT TRONG ĐIẾU TRA HlNH s ự I - Nhận thức chung vé khám xét trong điéu tra hinh s ự ........................................................ II-T rin h tư khám x é t............................................................................................................... 93 III - Các chiến thuật khám xét cụ th ể .................................................... ................................ CHƯƠNG 7: THU THẬP, BẢO QUẢN VÀ x ử LÝ VẬT CHỨNG TRONG ĐIỀU TRA HỈNH s ự I - Nhận thức chung vé thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong điếu tra hình s ự ....... 105 II - Phương pháp thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong điéu tra hình s ự .................. 110 CHƯƠNG 8: HỎI CUNG BỊ CAN TRONG ĐIẾU TRA HỈNH s ự I - Nhận thức chung về hỏi cung bị c a n .......................................................................................... 124 II-T rin h tự hỏi cung bị c a n .............................................................................................................. 129 III - Các chiến thuật hỏi cung cụ th ể ...................................................................................... .........138 CHƯƠNG 9: LẤY LỜI KHAI NGƯỜI LẢM CHỨNG TRONG ĐIÉU TRA HỈNH s ự I - Nhận thức chung vé lấy lời khai người làm c h ứ n g ............................................................ 143 II - Trình tự lấy lời khai người làm ch ứ n g ................................................................................ 148 III - Giải quyết một số trường hợp lấy lời khai người làm chứng cụ th ể ................................. 158 CHƯƠNG 10: LẤY LỜI KHAI NGƯỜI BỊ HẠI TRONG ĐIẾU TRA HỈNH s ư I - Nhận thức chung vé lấy lời khai người bị h ạ i..................................................................... 164 II — Trinh tư lấy lời khai người bị h ạ i......................................................................................... 169 III - Cách giải quyết một sổ trường hơp cụ th ể ..................................................................... 179 CHƯƠNG 11: ĐỐI CHẤT TRONG ĐIỀU TRA HỈNH SƯ I - Nhân thức chung vé đối c h ấ t.............................................................................................. 184 II - Trinh tư đối c h ấ t.............................................................................................................. . 190 CHƯƠNG 12: NHẬN DẠNG TRONG ĐIỂU TRA HỈNH s ự I - Nhận thức chung vé nhận dạng trong điếu tra hình s ự ..................................................... 199 II - Phương pháp tổ chức nhàn d a n g ....................................................................................... 203 III - Chiến thuật nhận d ạ n g ...................................................................................................... 213 5 CHƯƠNG 13: THỰC NGHIỆM ĐIÉU TRA vụ ÁN HÌNH s ự I - Nhận thức chung vé thực nghiệm điéu tr a ......................................................................... II - Trình tự thực nghiệm điéu t r a ............................................................................................. III - Các chiến thuật thực nghiệm diêu tra cụ th ể ................................................................... 239 CHƯƠNG 14: TRƯNG CẢU GIÁM ĐỊNH TRONG ĐIỀU TRA HlNH s ự I - Nhận thức chung vé trưng cầu giảm định trong điéu tra hình s ự ...................................... 248 II - Trình tự trưng cầu giám đ ịn h ............................................................................................... 255 CHƯƠNG 15: CÔNG TÁC Hổ s ơ vụ ÁN HlNH s ự I - Nhận thức chung vé công tác hổ sơ vụ án hỉnh s ự ............................................................ 268 II - Trình tự công tác hổ sơ vụ án hình s ự ................................................................................ 271 CHƯƠNG 16: BẢN KẾT LUẬN ĐIỀU TRA vụ ÁN HÌNH s ự 6 I - Khái niệm, tác dụng yêu cấu của bản kết luận điéu t r a .................................................... 276 II - Cấu tạo, nội dung và phương pháp viết bản kết luận điêu t r a ......................................... 280 III - Những vấn đé phát sinh cần được giải quyết sau khi có bản kết luận điéu t r a ............. 287 CHUÔNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VÈ KHOA HỌC ĐIỀU TRA HÌNH s ự I - ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM v ụ , HỆ THỐNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA KHOA HỌC ĐIỂU TRA HÌNH s ự 1. Đối tượng nghiên cứu của Khoa học điều tra hình sự Bất cứ khoa học nào muốn tồn tại với tư cách là một khoa học độc lập đểu phải hình thành đối tượng nghiên cứu riêng của mình. Đối tượng nghiên cứu của Khoa học điều tra hình sự ngày càng được phát triển, bổ xung và hoàn thiện cùng với sự phát triển hoàn thiện của Khoa học điểu tra hình sự. Tuy nhiên, không phải ỡ mọi quốc gia trên thế giới, thậm chí ngay trong một quốc gia vào một thời điểm nhất định, các nhà khoa học đều không thống nhất với nhau về đối tượng nghiên cứu của Khoa học điều tra hình sự. Tính không thống nhất đó đã dẫn đến những xu hướng khác nhau trong sự phát triển của Khoa học điều tra hình sự của từng thời kỳ, từng nước và từng trường phái. Chính vì vậy, vấn đề đối tượng nghiên cứu của Khoa học điều tra hình sự cho đến nay vẫn luôn là đề tài tranh luận của nhiều tác giả, xong về cơ bản có thể khái quát đối tượng nghiên cứu của Khoa học điều tra hình sự bao gồm: - Các quy luật về đặc điểm của tội phạm mang đặc tính hình sự có ý nghĩa đối với điều tra, khám phá vụ án hình sự. Đó là các quy luật về sự 7 chuẩn bị thực hiện tội phạm; Các quy luật hình thành và thực hiện các phương thức thủ đoạn thực hiện tội phạm và che giấu tội phạm [công cụ, phương tiện gây án, thủ đoạn gây án, các hành vi, thủ đoạn xóa dấu vết, che giấu tội phạm...]; Các quy luật xuất hiện và diễn biến của các hiện tượng có liên quan đến tội phạm trước, trong, sau khi nó được thực hiện; Các quy luật về nhân thân người phạm tội, nhân thân người bị hại... tất cả các quy luật đó đều có ý nghĩa phát hiện tội phạm, khám phá và phòng ngừa tội phạm. - Các quy luật về sự xuất hiện, hình thành, tồn tại và mất đi của các thông tin tội phạm. - Các quy luật về phát hiện, thu thập, kiểm tra, đánh giá, sử dụng tài liệu, chứng cứ trong quá trình điều tra vụ án hình sự. - Các quy luật về tổ chức điều tra, về các phương pháp, phương tiện, các chiến thuật, thủ thuật, các chỉ dẫn khoa học điều tra hình sự. - Các quy luật về những hoạt động bổ trợ, kết hợp điều tra theo Tố tụng hình sự với các hoạt động khác [hoạt động trinh sát, kỹ thuật nghiệp vụ, quản lý hành chính, vận động quần chúng, vũ trang...]. - Các quy luật về phòng ngừa tội phạm. 2, Nhiệm vụ của Khoa học điều tra hình sự a] Nhiệm vụ chung của Khoa học điều tra hình sự Tiến hành nghiên cứu khoa học và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn hoạt động điều tra, vận dụng một cách toàn điện các thành tựu của khoa học và kỹ thuật soạn Ihảo hệ thống những tri thức điều tra, giúp các cơ quan chức nãng [chủ yếu là cơ quan điều tra] có hệ thống tri thức cần thiết để có thể phát hiện, điểu tra và phòng ngừa tội phạm một cách có hiệu quả nhất. b] Nhiệm vụ cụ thê của Khoa học điều tra hình sự Để thực hiện tốt nhiệm vụ chung, căn cứ vào thực trạng khuynh hướng, khả năng và điều kiện phát triển của Khoa học điều tra hình sự, nhiệm vụ cụ thê cúa Khoa học điều tra hình sự là: - Nghiên cứu thực hiện hoạt động phạm tội theo hướng đi sâu nghiên cứu những đặc điểm hình sự của tội phạm, đồng thời nghiên cứu thực tiễn hoạt động điều tra hình sự. 8 - Nghiên cứu sự phát triển và hoàn thiện lý luận và phương pháp luận của Khoa học điều tra hình sự, tạo cơ sớ vững chắc cho việc nghiên cứu, phát triển kỹ thuật hình sự, chiến thuật điều tra và phương pháp điều tra từng tội phạm cụ thể. - Nghiên cứu soạn thảo các phương pháp, chiến thuật, thủ thuật, chỉ dẫn khoa học, các phương tiện mới, tối ưu về kỹ thuật hình sự, chiến thuật điều tra và phương pháp điều tra từng tội phạm cụ thể. - Nghiên cứu thực tế ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực điều tra hình sự. 3. Hệ thống của Khoa học điều tra hình sự Hệ thống của Khoa học điều tra hình sự bao gồm 4 bộ phận hợp thành đó là: Lý luận chung của Khoa học điều tra hình sự; Kỹ thuật hình sự; Tổ chức và chiến thuật điều tra hình sự; Phương pháp điều tra từng tội phạm cụ ihể. a] L ý luận chung của Khoa học điểu tra hình sự Lý luận chung của Khoa học điều tra hình sự là bộ phận được cấu thành bởi những quan điểm chung nhất mang tính phương pháp luận của Khoa học điều tra hình sự, là cơ sở để nghiên cứu kỹ thuật hình sự, tổ chức và chiến thuật điều tra và phương pháp điều tra từng tội phạm cụ thể. Nội dung chủ yếu của bộ phận này bao gồm: - Đối tượng nghiên cứu của Khoa học điều tra hình sự; - Nhiệm vụ của Khoa học điều tra hình sự; - Hệ thống của Khoa học điều tra hình sự; - Phương pháp nghiên cứu của Khoa học điều tra hình sự; - Sự phát triển của Khoa học điều tra hình sự; - Mối quan hệ của Khoa học điều tra hình sự với một số ngành khoa học pháp lý khác có liên quan. b] K ỹ thuật hình sự Kỹ thuật hình sự là hệ thống các quan điểm, khái niệm, nguyên tắc, phương tiện, phương pháp và các chỉ dẫn khoa học tiến hành giám định và ứng dụng vào quá trình diều tra hình sự. 9 Nội dung của Kỹ thuật hình sự bao gồm: - Tri thức chung về Kỹ thuật hình sự; - Ảnh hình sự; - Dấu vết hình sự; - Giám định hình sự; - Tả dạng người; - Truy nguyên hình sự; - Kỹ thuật phòng chống tội phạm. c] Tổ chức và chiến thuật điêu tra [còn gọi là chiên thuật điều tra hình sự] - Tổ chức và chiến thuật điều tra là hệ thống các quan điểm, khái niệm, nhiệm vụ, nguyên tắc, các phương pháp, chiến thuật, thủ thuật và các chỉ dẫn khoa học thực hiện hoạt động điều tra. - Hiện nay có nhiều thuật ngữ ở phần này như: chiến thuật, phương pháp, biện pháp, trình tự, thủ tục, mưu trí, thủ thuật, thủ pháp... có thể khái quát hệ thống các thuật ngữ trên thành 3 nhóm: Nhóm 1 là hệ thống các quan điểm. Nhóm 2 là hệ thống các chiến thuật cụ thể [bao gồm các chiến thuật, thủ thuật, thủ pháp, mưu trí, phương pháp, biện pháp...]Nhóm 3 là các chỉ dẫn khoa học, trình tự, thủ tục về quy trình và những giai đoạn tiến hành các hoạt động điều tra. - Nội dung của tổ chức chiến thuật điều tra bao gồm: + Tổ chức điều tra các vụ án hình sự. [Bao gồm tổ chức lực lượng điều tra, chỉ đạo điều tra; Kế hoạch điều tra, giả thuyết điều tra; Mối quan hệ phối hợp trong điều tra, sử dụng các lực lượng, phương tiện nghiệp vụ trong điều tra...]. + Điều tra tại hiện trường. + Bắt người trong điều tra hình sự. + Khám xét trong điều tra hình sự. + Thu thập, bảo quản, xử lý vật chứng trone điều tra hình sự. 10 + Hỏi cung bị can. + Lấy lời khai người làm chứng. + Lấy lời khai người bị hại. + Đối chất trong điều tra hình sự. + Nhận dạng trong điều tra hình sự. + Thực nghiệm điều tra. + Trung cầu giám định trong điều tra hình sự. + Công tác hổ sơ vụ án hình sự. + Bản kết luận điều tra vụ án hình sự. d] Phương pháp điều tra từng tội phạm cụ th ể Phương pháp điều tra từng tội phạm cụ thể là hộ thống các quan điểm, hướng dẫn cách thức tổ chức và tiến hành điều tra đối với từng tội phạm cụ thể. Phương pháp điều tra từng tội phạm cụ thể được xây dựng trên cơ sở quy định của Luật Hình sự, ứng dụng kĩ thuật hình sự, tổ chức và chiến thuật điểu tra, ứng dụng các thành tựu của khoa học tự nhiên, xã hội và công nghệ vào thực tiễn điều tra. Xây dựng phương pháp điều tra tùng tội phạm cụ thể phụ thuộc vào tính phổ biến và sự tồn tại lâu dài của tội phạm đó; Những kinh nghiệm điều tra vể loại tội phạm này đã được tích lũy; Nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn về điều tra loại tội phạm này. Phương pháp điều tra từng bộ phận cụ thể bao gồm điểu tra theo nhóm tội phạm cụ thể và điều tra theo từng tội phạm riêng biệt [từng tội cụ thể]. 4. Phương pháp của khoa học điều tra hình sự a] Phương pháp chung duy nhất của Khoa học điều tra hình sự: là phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. b] Phương pháp chung của Khoa học điểu tra hình sự - Phương pháp quan sát: Trong Điều tra hình sự, quan sát được thực hiện bằng hai hình thức: + Dùng mắt trực tiếp tri giác đối tượng nghiên cứu. 11 + Sử dụng sự trợ giúp của các loại phương tiện kỹ thuật thích hợp để quan sát. Chẳng hạn sử dụng các thiết bị quang học [kính lúp, kính hiển vi...]. - Phương pháp đo đạc: Đối tượng của phương pháp này là những thuộc tính khác nhau cùa các vật thể về số lượng, kích thước, trọng lượng, nồng độ, khối lượng, nhiệt độ, khoảng cách giữa các vật, các điểm, giới hạn của không gian, vật thê chuyển động cùa các vật trong một điểu kiện xác định. Khi đo đạc, thường phải sử dụng các phương tiện từ thô sơ đến hiện đại, chuyên dùng. Ngày nay, cùng với những tiến bộ của khoa học công nghệ cho phép các cơ quan bảo vệ pháp luật sử dụng những thiết bị tiên tiến nhất vào đo đạc trong quá trình hoạt động thực tiễn ĐTHS. - Phương pháp mô tả: Trong hoạt động thực tiễn điều tra hình sự, phương pháp mô tả được sử dụng rộng rãi, nhiều trường hợp trong điều tra, mô tả là phương pháp mang tính bắt buộc do pháp luật tô' tụng hình sự quy định. Chẳng hạn như việc lập các biên bản, các quyết định.ẵẾ Việc mô tả được tiến hành bằng ngôn ngữ và chữ số, bằng phác họa, sơ đồ, phim, ảnh, băng hình. Trong một số trường hợp có sử dụng đến các ký hiệu quy chuẩn chuyên ngành Điều tra hình sự. - Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh được sử dụng bằng mắt thường hoặc thông qua các phương tiện kỹ thuật thích hợp. Ngày nay, chúng ta đang sử dụng rộng rãi các phương tiện khá hiện đại để so sánh như kính hiển vi, các thiết bị quang học khác nhau. - Phương pháp đổng nhất: Theo quan điểm truy nguyên hình sự, phương pháp đồng nhất là việc khẳng định trong tư duy sự giống nhau của một trường hợp riêng biệt này với một trường hợp riêng biệt khác hoặc giữa trường hợp chung này với trường hợp chung khác. - Phương pháp thực nghiệm: Phương pháp thực nghiệm trong Khoa học điều tra hình sự chủ yếu đươc sử dụng trong kỹ thuật hình sự, trong các phòng thí nghiệm, trong giám định 12 hình sự. Trong Khoa học điều tra hình sự đã hình thành chiến thuật thực nghiệm điều tra. - Phương pháp mô hình hóa: Mô hình hóa là phương pháp sử dụng mẫu của các đồ vật, thiết bị, hệ thõng được chuẩn bị để tái hiện lại đối tượng nghiên cứu và có thê thay thê chúng trong quá trình nghicn cứu. Trong Khoa học điều tra hình sự phương pháp này dược sử dụng vào các hoạt động như xây dựng giả thuyết điều tra, giả thuyết giám định, tiến hành các hoạt động điều tra như bắt, khám xét, khám nghiệm hiện trường. c] Các phưong pháp chuyên ngành của Khoa học điểu tra hình sự Thường được chia thành 2 nhóm cụ thể: Nlìóm /.ế Bao gồm các phương pháp chuyên ngành của chính bản thán Khoa học điều tra hình sự chẳng hạn như: trong kỹ thuật hình sự có các phương pháp về ánh hình sự, dấu vết súng đạn, đường vân, cháy n ổ.ế.; trong chiến thuật điều tra hình sự có các phương pháp về khám nghiệm hiện trường, bắt, khám xét. hỏi cung bị can...; trong phương pháp điều tra từng tội phạm cụ thể có phương pháp điều tra vụ án gián điệp, điều tra vụ án hoạt dộng nhằm lật đổ... Nlìóm 2: Các phương pháp của những khoa học khác được Khoa học điều tra hình sự ứng dụng như: các phương pháp toán học [phương pháp cân, đo, đong đếm]; các phương pháp vật lý, hóa học, hóa lý chú yếu được sử dụng trong kỹ thuật hình sự đế ghi lại và nghiên cứu các dấu vết có tính chất hóa lý; các phương pháp sinh lý người được sử dụng khi tiến hành các cuộc giám định như xác định tính đồng nhất của con người sống và các thi thể dựa trên các dấu hiệu sinh lý người, khi tiến hành nhận diện, truy nã đối tượng. II - MỘT SỐ NÉT VỀ QUÁ TRỈNH PHÁT TRIEN của khoa học ĐIỂU TRA HÌNH s ự , M ổl QUAN HỆ CỦA KHOA HỌC ĐIỂU TRA HÌNH S ự VÀ CÁC NGÀNH KHOA HỌC PHÁP LÝ LIÊN QUAN 1. Một sô nét về quá trình phát triển của Khoa học điều tra hình sự - Từ cuối thế ký XIX. ớ một số nước trên thế giới đã xuất hiện môn Khoa học điéu tra hình sự. 13 Nét đặc trưng của Khoa học điều tra hình sự thời đó là tập trung nghiên cứu về kỹ thuật hình sự, nghiên cứu việc ứng dụng khoa học và công nghệ cao vào công tác điều tra hình sự. BỚI vậy, Khoa học điều tra hình sự ở một sô nước được gọi là “Kỹ thuật hình sự”, “Cảnh sát kỹ thuật”, “Cảnh sát tư pháp”. - Ở Liên Xô và các nước Đông Âu [cũ] Khoa học điều tra hình sự đã có từ trước cánh mạng tháng 10 năm 1917 nhưng chủ yếu nghiên cứu kỹ thuật hình sự. Sau Cách mạng tháng 10 nãm 1917, nền Khoa học hình sự Xô Viêt được phát triển mạnh mẽ, toàn diện từ những phát triển mạnh về lý thuyêt Kỹ thuật hình sự, Chiến thuật điều tra hình sự và Phương pháp điều tra tội phạm cụ thể. - Ở Việt Nam, sau cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, Nhà nước Việt Nam đấu tranh quyết liệt chống trả các âm mưu của các thế lực thù địch. Khoa học điều tra hình sự từ thực tiễn của cuộc đấu tranh chống tội phạm, gắn liền với sự phát triển của cách mạng Việt Nam. Thời kỳ đầu Khoa học điều tra hình sự chủ yếu nghiên cứu về kỹ thuật hình sự, các bộ phận khác của Khoa học điều tra hình sự ít được đề cập, quan tâm đến. Đến hội nghị Khoa học hình sự toàn quốc năm 1990 mới thống nhất được hộ thống của Khoa học điều tra hình sự gồm 4 bộ phận: Lý luận chung về Khoa học điều tra hình sự; Kỹ thuật hình sự; Tổ chức và chiến thuật điều tra hình sự; Phương pháp điều tra tội phạm cụ thể. Hiện nay, Khoa học điều tra hình sự đã được thừa nhận là một nền khoa học độc lập có đối tượng, phương pháp nghiên cứu riêng, có hệ thống cấu trúc gồm các bộ phận hợp thành liên hộ chặt chẽ với nhau. - Hướng phát triển của Khoa học điều tra hình sự trong thời gian tới: + Tập trung nghiên cứu hoàn thiện Lý luận chung của Khoa học điểu tra hình sự. + Nghiên cứu ứng dụng những thành tựu khoa học và cống nghệ tiên tiến trên thế giới vào lĩnh vực điều tra hình sự, đặc biệt là kỹ thuật hình sựỗ + Nghiên cứu cụ thể và chuyên sâu những đặc điểm hình sự của các loại tội phạm, tổng kết những thành tựu mới nhất của thực tiễn điều tra và thực tiễn giám định hình sự, hình thành những chỉ dẫn khoa học mới trong lĩnh vực điều tra. + Hoàn thiện hệ thống các khái niệm, thuật ngữ của Khoa học điều tra hình sự. + Xây dựng lý luận và phương pháp luận điều tra các tội phạm cụ thể. 14 2. Mối quan hệ của Khoa học điểu tra hình sự và các ngành khoa học pháp lý liên quan a] M ối quan hệ giữa Khoa học điêu tra hình sự với Khoa học luật hình sự — Khoa học luật hình sự xác định những hành vi bị coi là tội phạm và quy định những dấu hiệu bắt buộc phải có của nó. Khoa học điểu tra hình sự có nhiệm vụ làm cho Luật Hình sự đi vào thực tiễn cuộc sống xã hội bằng chính phương tiện, phương pháp, chiến thuật, thủ thuật, các chỉ dần khoa học cùa mình. Trong khi xây dựng phương pháp điều tra từng tội phạm cụ thể, Khoa học điều tra hình sự coi các dấu hiệu đặc trưng trong cấu thành của từng tội phạm cụ thể trong Bộ luật Hình sự Việt Nam là một trong những căn cứ quan trọng nhất để xây dựng đặc điểm hình sự của tội phạm và đối tượng chứng minh cho quá trình điều tra. Mặt khác các nguyên tắc, nhiệm vụ của Luật Hình sự luôn luôn được quán triệt sâu sắc trong quá trình nghiên cứu soạn thảo Khoa học điều tra hình sự. Thực tiễn công tác điều tra hình sự và Khoa học điểu tra hình sự sẽ kiểm nghiệm độ chính xác, tính hợp lý, cần thiết, sự khiếm khuyết trong các quy định của Luật Hình sự, từ đó có thể đưa ra những gợi ý cho các nhà làm luật và sự cần thiết phải hình sự hóa một loại hành vi nào đó chưa được quy định trong Bộ luật Hình sự hoặc ngược lại phải phi hình sự hóa một loại hành vi nào đó đã được quy đinh trong Bộ luật Hình sự nhưng không còn phù hợp nữa. b] M ôi quan hệ của Khoa học điều tra hình sự với Khoa học luật tô tụng hình sự Khoa học luật tố tụng hình sự nghiên cứu xác định giới hạn hay điều kiện áp dụng những chỉ dẫn của Khoa học điều tra hình sự trong hoạt động điểu tra. Khoa học luật tố tụng hình sự nghiên cứu xác định hệ thống các quy định về trình tự thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự, xác định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và môi quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tô tụng, xác định quyền và nghĩa vụ cùa những người tham gia tố tụng và của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân. Luật Tố tụng hình sự là cơ sờ pháp lý có tính bắt buộc điều chỉnh hoạt động điểu tra, quy định rõ chức nãng, nhiệm vụ, thẩm quvển của Cơ quan điều tra, Thủ trường, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên trong 15 quá trình điều tra vụ án hình sự, các biện pháp, chiên thuật, thù thuật trong điều tra hình sự mang tính đặc thù riêng nhưng không được trái với các quy định của Luật Tô tụng hình sự. Khoa học điều tra hình sự nghiên cứu và đưa ra những phương tiện, biện pháp, những chỉ dẫn nhằm thực hiện các quy định của Khoa học luật tô tụng hình sự một cách có hiệu quả nhất, cho nên Khoa học điều tra hình sự, hoạt động điều tra là phương tiện chuyên Luật Tố tụng hình sự, tri thức, kêt quả nghiên cứu của Khoa học luật tố tụng hình sự vào thực tiễn cuộc đấu tranh chỏng tội phạm. Khoa học điều tra hình sự là “nguồn cung cấp nguyên liệu” cho Luật Tố tụng hình sự và Khoa học luật tô tụng hình sự dê phát triển hoàn thiện. c] Mỉối quan hệ của Khoa học điếu tra hình sự và Tội phạm học Tội phạm học nghiên cứu những nguyên nhân, điều kiện phạm tội và đưa ra các biện pháp phòng ngừa tội phạm, Khoa học điều tra hình sự cũng nghiên cứu việc đưa ra các biện pháp phòng ngừa tội phạm nhưng những biện pháp đó chủ yếu mang tính chất kỹ thuật hoặc chiến thuật. Những biện pháp này được tội phạm học sử dụng để đưa vào hệ thông các biện pháp phòng ngừa tội phạm. Mặt khác, những chỉ dẫn của tội phạm học về các loại người phạm tội, các nguyên nhân đặc trưng của các loại tội phạm cụ thể được Khoa học điều tra hình sự sử dụng để nghiên cứu và đưa ra đặc điểm hình sự của các loại tội phạm cụ thể, xác định các phương pháp điều tra, phòng ngừa tội phạm phù hợp. d] M ối quan hệ của khoa học điều tra hình sự với Tám lý học tư pháp Tâm lý học tư pháp nghiên cứu quy luật, quá trình, đặc điểm tâm lý của những người tiến hành và tham gia các quá trình Tố tụng hình sự. Những kết quả nghiên cứu của Tâm lý học tư pháp sẽ giúp Khoa học điều tra hình sự hình thành được những phương pháp, chiến thuật có cơ sở khoa học và tối ưu hóa các phương pháp, chiến thuật này. Mặt khác, đối với Điều tra viên thì tri thức tâm lý tư pháp có ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức và vận dụng các chiến thuật điều tra hình sự. Ngược lại, Khoa học điều tra hình sự là nguồn cung cấp thông tin về thực tiễn điều tra giúp tâm lý học tư pháp trong việc xác định hướng nghiên cứu các vấn đề tâm lý cần giái quyết đối với thực tiễn. 16 CHUÔNG í DẤU VÉT HÌNH S ự I - KHÁI NIỆM, CÁCH PHÂN LOẠI, Ý NGHĨA CỦA DẤU VẾT HÌNH S ự 1. Khái niệm Dấu vết hình sự là những phản ánh vật chất hình thành trong mối quan hệ với những sự việc mang tính hình sự. Trong thế giới khách quan, vật chất luôn luôn vận động. Mọi sự vận động và biến đổi của các sự vật, hiện tượng đều để lại các dấu hiệu, đặc điểm, sự phản ánh ấy là dấu vết. Phản ánh là thuộc tính của vật chất. Các sự vật, hiện tượng mang tính hình sự cũng không thể tách khỏi quy luật chung này. Mỗi vụ việc mang tính hình sự đều gây nên những phản ánh trong ý thức của con người [thủ phạm, nạn nhân, người biết việc] được gọi là phản ánh tinh thần và phản ánh trong môi trường xung quanh [hiện trường, nạn nhân...] được gọi là phản ánh vật chất. Tuy có sự khác nhau về hình thức phản ánh nhưng về bản chất kết quả của cả hai dạng phản ánh này trong các vụ việc mang tính hình sự đều được xác định là dấu vết. Trong kỹ thuật hình sự, một bộ phận cấu thành của khoa học điều tra hình sự, dấu vết được nghiên cứu chủ yếu ờ dạng phản ánh vật chất. 17

Video liên quan

Chủ Đề