Hai cạnh kề bằng nhau là gì

Cách của tớ giống việt anh

a] Nối AC

tam giác ACD có HA=HD; GC=GD nên HG là đường trung bình của tam giác ACD

=> HG//AC; HG=1/2AC. [1]

Tam giác ABC có EA=EB; FB=FC nên EF là đường trung bình của tam giác ABC

=> EF//AC; EF=1/2AC. [2]

Từ [1] và [2] suy ra HG//EF; HG=EF

Tứ giác EFGH có  HG//EF; HG=EF

Vậy EFGH là hình bình hành.

b]* Để hình bình hành EFGH là hình thoi, ta cần có thêm hai cạnh kề bằng nhau.

Giả sử EH=FH mà EH=1/20BD[EA=EB, HA=HD nên EH là đường trung bình của tam giác ABD].

                            HG=1/2AC[cmt]

nên BD=AC 

Vậy để hình bình hành EFGH trở thành hình thoi thì hai đường chéo AC và BD của tứ giác ABCD phải bằng nhau.

     * Để hình bình hành EFGH là hình chữ nhật, ta cần có thêm một góc vuông.

Giả sử  góc H=90 độ, vì HG//AC[cmt]
                                   HG vuông góc với HE

từ hai điều này suy ra AC cũng vuông góc với HE

                           lại có HE//BD[cmt]      

từ hai điều này lại suy ra AC vuông góc với BD

vậy để hình bình hành EFGH là hình thoi, hai đuognừ chéo AC và BD của tứ giác ABCD phải vuông góc với nhau.

* Để hình bình hành EFGH trở thành hình vuông ta cần có thêm hai cạnh kề bằng nhau và một góc vuông.

Giả sử HE=HG => AC=BD[cmt]

           H=90 độ => AC vuông góc với BD[cmt]

vậy để hình bình hành EFGH là hình vuông, hai đuognừ chéo AC và BD của tứ giác ABCD phải bằng nhau và vuông góc với nhau.

Hình thoi là một trong những hình gặp rất nhiều trong các bài toán về hình học trong suốt quá trình học tập của chúng ta. Cho nên các bạn cần phải nắm được định nghĩa, dấu hiệu nhận biếttính chất hình thoi thì mới các thể áp dụng giải bài tập dễ dàng.

  • Hình thoi là gì?
  • Tính chất hình thoi
  • Bài tập chứng minh về hình thoi
    • Cách 1: Tứ giác có bốn cạnh bằng nhau
    • Cách 2: Tứ giác có 2 đường chéo là đường trung trực của nhau
    • Cách 3: Hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau
    • Cách 4: Hình bình hành có hai đường chéo vuông góc

Hình thoi là tứ giác có 4 cạnh bên bằng nhau. Hình thoi  là hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau hay hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau.

Tính chất hình thoi

Trong hình thoi:

  • Các góc đối nhau bằng nhau.
  • Hai đường chéo vuông góc với nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
  • Hai đường chéo là các đường phân giác của các góc của hình thoi.
  • Hình thoi có tất cả tính chất của hình bình hành. Đó là: Các cạnh đối song song và bằng nhau, các góc đối bằng nhau, hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.

Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm:

  • Tính chất hình thang cân
  • Công thức tính diện tích hình thoi, chu vi hình thoi

Dấu hiệu nhận biết hình thoi

Hình tứ giác đặc biệt

  • Tứ giác có bốn cạnh bằng nhau là hình thoi.
  • Tứ giác có 2 đường chéo là đường trung trực của nhau là hình thoi.
  • Tứ giác có 2 đường chéo là đường phân giác của cả bốn góc là hình thoi.

Hình bình hành đặc biệt

  • Hình thoi là một dạng đặc biệt của một hình bình hành vì nó có đầy đủ tính chất của hình bình hành và còn có một số tính chất khác:
  • Hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau là hình thoi.
  • Hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi.
  • Hình bình hành có một đường chéo là đường phân giác của một góc là hình thoi.

Bài tập chứng minh về hình thoi

Dưới đây là 4 cách chứng minh hình thoi các bạn có thể tham khảo

Cách 1: Tứ giác có bốn cạnh bằng nhau

Ví dụ: Cho hình chữ nhật ABCD có các trung điểm của bốn cạnh lần lượt là M, N, P, Q. Chứng minh rằng các trung điểm này là các đỉnh của hình thoi.

Lời giải:

Xét ΔABD có M và Q lần lượt là trung điểm của AB và AD.

⇒ MQ là đường trung bình của ΔABD.

⇒ MQ = ½ BD [1].

Chứng minh tương tự ta có: MN = ½ AC; NP = ½ BD; PQ = ½ AC [2].

Vì ABCD là hình chữ nhật nên AC = BD [3].

Từ [1], [2] và [3], ta suy ra MQ = MN = NP = PQ.

⇒ Tứ giác MNPQ là hình thoi do có bốn cạnh bằng nhau.

Cách 2: Tứ giác có 2 đường chéo là đường trung trực của nhau

Ví dụ: Cho hình bình hành ABCD có AB = AC. Kéo dài trung tuyến AE của ΔABC và lấy EA = EF. Chứng minh tứ giác ABFC là hình thoi.

Ta có:

ΔABC cân tại A có trung tuyến AE.

⇒ AE là đường trung trực của BC.

⇒ Tứ giác ABFC là hình thoi do có 2 đường chéo là đường trung trực của nhau.

Cách 3: Hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau

Ví dụ: Cho tam giác ABC, lấy các điểm D, E theo thứ tự trên các cạnh AB, AC sao cho BD = CE. Gọi M, P, Q, O lần lượt là trung điểm của BE, CD, DE, BC. Chứng minh rằng: MQPO là hình thoi.

Lời giải

M là trung điểm của BE và Q là trung điểm của DE.

⇒ MQ là đường trung bình của ΔBDE.

⇒ MQ // BD và MQ = ½ BD.

Chứng minh tương tự, ta có:

PO // BD và PO = ½ BD.

Do có MQ // PO và MQ = PO nên tứ giác MQPO là hình bình hành [4].

Tương tự, ta có: QP là đường trung bình của ΔCDE.

⇒ QP = ½ CE mà CE = BD [giả thiết] => QM = QP [5].

Từ [4] và [5] ⇒ Tứ giác MQPO là hình thoi do là hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau.

Cách 4: Hình bình hành có hai đường chéo vuông góc

Ví dụ: Gọi O là giao điểm hai đường chéo của hình bình hành ABCD. Chứng minh rằng giao điểm các đường phân giác trong của các tam giác ΔAOB; ΔBOC; ΔCOD và ΔDOA là đỉnh của một hình thoi.

Lời giải:

Gọi E, F, G, H lần lượt là giao điểm các phân giác trong của các tam giác AOB, BOC, COD và DOA.

Do O là giao điểm hai đường chéo AC và BD của hình bình hành ABCD nên OA = OC và OB = OD.

Xét ΔBEO và ΔDGO có:

Góc B1 = D1 và Góc O1 = O2 [đối đỉnh] và OB = OD [giả thiết].

=> ΔBEO = ΔDGO [góc cạnh góc].

=> OE = OG và các điểm E, O, G thẳng hàng [6].

Chứng minh tương tự: OF = OH và F, O, H thẳng hàng [7]

Từ [6] và [7] Suy ra: Tứ giác EFGH là hình bình hành do các đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường. [8]

Mặt khác ta lại có OE ⊥ OF [là đường phân giác của hai góc kề bù]. [9]

Từ [8] và [9] suy ra: EFGH là hình thoi do là hình bình hành có hai đường chéo vuông góc.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ có thể giúp các bạn nhớ được định nghĩa, dấu hiệu nhận biết và tính chất hình thoi nhé

Chủ Đề