Hệ thống quan hệ quốc tế là gì

Với xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay, nhiều ngành học đã và đang có xu hướng phát triển và thu hút sự quan tâm của các bạn thí sinh, trong đó ngành Quan hệ quốc tế là ngành được nhiều bạn trẻ năng động và giỏi ngoại ngữ lựa chọn. Để lý giải sức nóng của ngành học này, chúng ta sẽ tìm hiểu Ngành Quan hệ quốc tế là gì? Học những gì? trong bài viết dưới đây.
Quan hệ quốc tế là gì?
Quan hệ quốc tế là một ngành của chính trị học, nghiên cứu về ngoại giao và các vấn đề toàn cầu giữa các nước thông qua hệ thống quốc tế, bao gồm các quốc gia, tổ chức đa chính phủ [IGO], tổ chức phi chính phủ [NGO], và các công ty đa quốc gia [MNC]. Bên cạnh chính trị học, quan hệ quốc tế còn quan tâm đến những lĩnh vực khác nhau như kinh tế, lịch sử, luật, triết học, địa lý, xã hội học, nhân loại học, tâm lý học, và văn hóa học. Ngành này liên quan đến những vấn đề đa dạng như toàn cầu hóa và những tác động đến xã hội và chủ quyền của các quốc gia, bảo vệ sinh thái, tăng trưởng hạt nhân, chủ nghĩa dân tộc, phát triển kinh tế, khủng bố, tội phạm có tổ chức, an ninh nhân loại, và nhân quyền.

 

Ngành Quan hệ quốc tế là gì? Học những gì? là bước tìm hiểu đầu tiên khi định hướng theo đuổi ngành học tiềm năng này

 

Người làm trong lĩnh vực Quan hệ quốc tế cần có khả năng trong thiết lập các mối quan hệ: xã giao, đàm phán, hợp tác quốc tế hay thiết lập mối quan hệ của mình, của đơn vị mình với các đối tác khác trong và ngoài nước. Chính vì vậy ngành này yêu cầu các bạn thí sinh phải có niềm đam mê ngoại ngữ, khả năng hiểu biết rộng liên quan đến các vấn đề như văn hóa, xã hội, chính trị.
Ngành Quan hệ quốc tế học những gì?
Sinh viên theo học ngành Quan hệ quốc tế sẽ được cung cấp những kiến thức cơ bản về lịch sử - chính trị thế giới hiện đại; kiến thức về khoa học chính trị; những lý thuyết, trường phái cơ bản trong quan hệ quốc tế; kiến thức cơ bản về luật quốc tế; nắm vững chính sách đối ngoại của Việt Nam; hiểu biết về chính sách đối ngoại các nước lớn trên thế giới; kiến thức nền tảng về văn hóa-tôn giáo thế giới; kiến thức cơ bản về tổ chức và hoạt động của các tổ chức quốc tế.
Chọn ngành Quan hệ quốc tế sinh viên có thể tiếp cận với những môn học thú vị như: Lý thuyết an ninh quốc tế, Chích sách đối ngoại, Công tác ngoại giao, Đàm phán quốc tế, Phân tích sự kiện quốc tế,…
Bên cạnh khối kiến thức chuyên môn, kỹ năng và ngoại ngữ luôn được chú trọng trong quá trình đào tạo ngành Quan hệ quốc tế, sinh viên sẽ được trau dồi những kỹ năng như kỹ năng đối ngoại, kỹ năng thu thập, xử lý thông tin; phân tích tình huống; đánh giá các vấn đề quốc tế, kỹ năng nghiệp vụ đối ngoại… Tại UEF với môi trường học tập hiện đại theo mô hình chuẩn quốc tế, sinh viên khi theo học ngành Quan hệ quốc tế không chỉ được tiếp cận kiến thức của ngành mà còn được giao lưu với bạn bè quốc tế qua các chương trình giao lưu học thuật, qua đó sinh viên sẽ được mở rộng kiến thức và kỹ năng Tiếng Anh trong quá trình theo học.
Hiểu được ngành Quan hệ quốc tế là gì? Học những gì? sẽ là bước đệm giúp các bạn thí sinh có thêm hành trang đến với nghề nghiệp triển vọng của ngành này trong tương lai. Cánh cửa thành công sẽ rộng mở cho những bạn thí sinh chọn đúng ngành nghề, có đam mê và quyết tâm theo đuổi ước mơ.
 

Phong Đoàn

Quan hệ kinh tế quốc tế là gì? Vai trò của quan hệ kinh tế quốc tế? Sự tăng trưởng kinh tế quốc tế theo chiều rộng? Sự phát triển quan hệ kinh tế quốc tế theo chiều sâu?

Hiện nay trong thời kì phát triển kinh tế và với sự hợp tác kinh tế toàn cầu và hữu nghị giữa các nước với nhau tạo nên mối quan hệ khăng khít trong phát triển kinh tế mà thường gọi là quan hệ kinh tế quốc tế.

Mục lục bài viết

  • 1 1. Quan hệ kinh tế quốc tế là gì?
  • 2 2. Các hình thức quan hệ kinh tế quốc tế:
  • 3 3. Sự tăng trưởng kinh tế quốc tế theo chiều rộng:
  • 4 4. Sự phát triển quan hệ kinh tế quốc tế theo chiều sâu:
  • 5 5. Vai trò của quan hệ kinh tế quốc tế:

Quan hệ kinh tế quốc tế trong tiếng Anh là International Economic Relations. Quan hệ kinh tế quốc tế là quan hệ kinh tế giữa các nước và giữa các nước với các tổ chức kinh tế quốc tế, được nghiên cứu từ góc độ nền kinh tế thế giới. Như chúng ta đã biết thì  kinh doanh quốc tế giúp cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế thỏa mãn nhu cầu và lợi ích của họ về trao đổi sản phẩm, về vốn đầu tư, về công nghệ tiên tiến.

2. Các hình thức quan hệ kinh tế quốc tế:

Trao đổi quốc tế về hàng hóa dịch vụ

– Trao đổi quốc tế về hàng hóa dịch vụ được gọi là thương mại quốc tế, là hình thức kinh tế quốc tế xuất hiện sớm nhất.

– Hiện nay tốc độ phát triển của thương mại quốc tế nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của sản xuất.

Trao đổi quốc tế về các yếu tố sản xuất

– Trao đổi quốc tế về vốn: Dưới chủ nghĩa tư bản độc quyền, trao đổi quốc tế vè vốn là hình thức xuất khẩu tư bản [thực chất là xuất khẩu vốn], trong đó dòng vốn chảy từ nơi có tỉ suất sinh lời thấp đến nơi có tỉ suất sinh lời cao.

– Trao đổi quốc tế về lao động: Đây là tất yếu khách quan giữa các nước có khả năng cung cấp lao động và các nước có nhu cầu sử dụng lao động.

– Trao đổi quốc tế về khoa học công nghệ [KHCN]: Đó là sự trao đổi giữa các nước về các vấn đề có liên quan đến KHCN như chuyển giao công nghệ quốc tế, hợp tác quốc tế trong việc nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế trong việc đào tạo cán bộ, chuyên gia.

3. Sự tăng trưởng kinh tế quốc tế theo chiều rộng:

Khái niệm

Xem thêm: Mẫu hợp đồng thương mại quốc tế, mua bán hàng hoá quốc tế mới nhất năm 2022

Tăng trưởng theo chiều rộng là sự phát triển dựa theo các nguồn lực sẵn có hữu hạn và phải sử dụng nhiều yếu tố mới làm ra được một đơn vị sản phẩm.

Sản phẩm chủ yếu ở dạng thô, quan tâm đến số lượng và các yếu tố để phát triển có nhiều tiềm năng nhưng theo thời gian không còn nhiều.

Biểu hiện

Càng ngày càng nhiều nước, nhiều chủ thể kinh tế tham gia vào quan hệ kinh tế quốc tế [KTQT], các hình thức quan hệ kinh tế quốc tế cũng ngày càng đa dạng và phong phú. Cụ thể:

– Các quan hệ kinh tế quốc tế phát triển về không gian địa lí do sự xuất hiện của các mối quan hệ kinh tế đối ngoại tại mỗi quốc gia, ngày càng có nhiều nước tham gia vào các quan hệ kinh tế quốc tế.

– Tại các quốc gia ngày càng có nhiều chủ thể kinh tế tham gia vào các quan hệ kinh tế, đồng thời phân công lao động quốc tế tác động ngày càng sâu hơn làm cho các quan hệ kinh tế ngày càng đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung.

4. Sự phát triển quan hệ kinh tế quốc tế theo chiều sâu:

Khái niệm

Phát triển kinh tế theo chiều sâu là sự phát triển dựa vào tri thức và khoa học công nghệ, nhằm nâng cao năng suất lao động và tạo ra nhiều hàng hóa chất lượng cao.

Xem thêm: Tập quán thương mại quốc tế là gì? Áp dụng tập quán thương mại quốc tế?

Biểu hiện

– Sự phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế với trình độ chuyên môn hoá ngày càng cao.

– Quan hệ kinh tế quốc tế đầu tiên ra đời dựa trên sự khác nhau của các điều kiện tự nhiên. Sau đó, do sự phát triển của phép cộng lao động quốc tế ở trình độ ngày càng cao và sự tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, các mối quan hệ kinh tế quốc tế diễn ra ở trình độ cao hơn, mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng chặt chẽ hơn.

– Quá trình phát triển các mối quan hệ  kinh tế quốc tế đòi hỏi phải hình thành các tổ chức kinh tế quốc tế – một trung gian quan trọng chi phối các mối quan hệ kinh tế và điều hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia vào mối quan hệ kinh tế cụ thể. Đây là nhân tố thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế quốc tế theo cả chiều rộng và chiều sâu.

5. Vai trò của quan hệ kinh tế quốc tế:

Kinh doanh quốc tế giúp cho các quốc gia tham gia sâu rộng vào quá trình liên kết kinh tế, phân công lao động xã hội, hội nhập vào thị trường toàn cầu. Thị trường thế giới có vai trò ngày càng quan trọng đối với sự phát triển các quốc gia. Hoạt động kinh doanh quốc tế tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia chủ động và tích cực vào sự phân công lao động quốc tế và sự trao đổi mậu dịch quốc tế làm cho nền kinh tế quốc gia trở thành một hệ thống mở, tạo cầu nối giữa nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới, biến nền kinh tế thế giới thành nơi cung cấp các yếu tố đầu vào và tiêu thụ các yếu tố đầu ra cho nền kinh tế quốc gia trong hệ thống kinh tế quốc tế.

Đồng thời, tham gia vào thị trường thế giới còn giúp cho các doanh nghiệp khai thác triệt để các lợi thế so sánh của mỗi quốc gia, đạt quy mô tối ưu cho mỗi ngành sản xuất, tạo điều kiện xây dựng các ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành, thúc đẩy việc khai thác các nhân tố tăng trưởng theo chiều sâu, trao đổi và ứng dụng nhanh chóng các công nghệ mới, thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài, nâng cao tốc độ tăng trưởng và hiệu quả của nền kinh tế quốc dân.

Hoạt động kinh doanh quốc tế được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như thông qua các lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh quốc tế tăng thu ngoại tệ để tăng nguồn vốn dự trữ, đẩy mạnh việc thu hút đầu tư trong nước; bằng hình thức hợp tác đầu tư, thu hút vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế; thông qua các hoạt động dịch vụ thu ngoại tệ như du lịch, kiều hối để tăng thêm nguồn thu bằng ngoại tệ thông qua lượng khách du lịch vào thăm quan; thông qua các nguồn vốn vay từ các nước, các tổ chức tín dụng, ngân hàng trên thế giới để bổ sung nguồn vốn đầu tư trong nước trong khi nguồn vốn tích lũy từ nội bộ của chúng ta còn thấp; tăng thêm nguồn vốn bằng ngoại tệ bằng cách xuất khẩu lao động và chuyên gia cho các nước thiếu lao động, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, tạo thêm việc làm, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ cho nền kinh tế.

Mở rộng các hoạt động kinh doanh quốc tế, tăng cường hợp tác kinh tế, khoa học và chuyển giao công nghệ, giúp cho các nước có nền kinh tế kém phát triển có cơ hội cải tiến lại cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tạo cơ hội cho việc phân phối các nguồn lực trong nước và thu hút các nguồn lực bên ngoài vào việc phát triển các lĩnh vực, các ngành của nền kinh tế quốc dân một cách có hiệu quả, khắc phục tình trạng thiếu các nguồn lực cho sự phát triển đất nước như vốn, nhân lực có trình độ cao, công nghệ hiện đại, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước vươn ra thị trường thế giới.

Xem thêm: Thương mại quốc tế là gì? Đặc điểm và khái quát về thương mại quốc tế?

Thông qua hoạt động kinh doanh quốc tế, phân công lao động quốc tế giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài được đẩy mạnh, đảm bảo đầu vào đầu ra cho các doanh nghiệp trong nước một cách ổn định và phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế đất nước, tạo điều kiện cho việc hình thành những tập đoàn kinh tế mạnh, đủ sức cạnh tranh và hội nhập kinh tế thế giới và khu vực.

Chủ Đề