Tỉ lệ thể tích chất khí còn lại trong ống là bao nhiêu

I. Mục tiêu bài dạy :

- HS biết được không khí là hỗn hợp nhiều chất khí, thành phần của không khí theo thể tích gồm có 78% khí nitơ, 21% khí oxi, 1% các khí khác.

- HS hiểu và có ý thức giữ cho bầu không khí trong lành không bị ô nhiễm.

II. Chuẩn bị :

- Bộ thí nghiệm để xác định thành phần không khí [4 bộ].

+ Dụng cụ : chậu thủy tinh, ống thủy tinh có nút, muôi sắt, đèn cồn.

+ Hóa chất : P, H2O.

- Bảng nhóm.

- Máy chiếu, máy vi tính.

III. Tiến trình lên lớp :

1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ : [5’] [slide 2]

Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Bài 28 – Tiết 42: Không Khí – Sự Cháy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

TUAÀN 22 Ngày soạn: 25/01/2010 Ngày dạy: 29/01/2010 NĂM HỌC: 2009 - 2010 Baøi 28 – Tieát 42: KHOÂNG KHÍ – SÖÏ CHAÙY I. Mục tiêu bài dạy : - HS biết được không khí là hỗn hợp nhiều chất khí, thành phần của không khí theo thể tích gồm có 78% khí nitơ, 21% khí oxi, 1% các khí khác. - HS hiểu và có ý thức giữ cho bầu không khí trong lành không bị ô nhiễm. II. Chuẩn bị : - Bộ thí nghiệm để xác định thành phần không khí [4 bộ]. + Dụng cụ : chậu thủy tinh, ống thủy tinh có nút, muôi sắt, đèn cồn. + Hóa chất : P, H2O. - Bảng nhóm. - Máy chiếu, máy vi tính. III. Tiến trình lên lớp : 1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ : [5’] [slide 2] Câu hỏi Đáp án và biểu điểm Câu 1: - Hãy nêu phương pháp điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm? Viết phương trình phản ứng minh họa. - Nêu nguyên liệu điều chế khí oxi trong công nghiệp ? Câu 2: Hãy bổ túc, cân bằng các PTHH sau: 1] Fe + HCl FeCl2 + H2 2] Mg + ? MgO 3] KClO3 ? + ? 4] Al[OH]3 Al2O3+ H2O Phản ứng nào là phản ứng phân huỷ? Phản ứng hoá hợp ? Câu 1: - Khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao. [5 đ] 2 KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 2 KClO3 2 KCl + 3 O2 [2 đ] - Nguyên liệu điều chế khí oxi trong công nghiệp là: không khí, nước. [3 đ] Câu 2: Hãy bổ túc, cân bằng các PTHH sau: [8đ] 1] Fe + 2 HCl FeCl2 + H2 2] 2 Mg + O2 2 MgO 3] 2 KClO3 2 KCl + 3 O2 4] 2 Al[OH]3 Al2O3 + 3 H2O Phản ứng phân hủy : 3, 4 Phản ứng hóa hợp : 2 [2 đ] 3. Giảng bài mới : [1’] Như vậy nguồn nguyên liệu để điều chế khí oxi trong công nghiệp là không khí, chứng tỏ trong thành phần của không khí phải có oxi. Vậy làm thế nào để xác định thành phần của không khí ? Và không khí có liên quan đến sự cháy như thế nào ? Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu. Bài mới : Không khí - Sự cháy. ¹ Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng 15’ 5’ 9’ Hoạt động 1 : Thành phần của không khí : Để xác định thành phần của không khí chúng ta sẽ tiến hành thí nghiệm sau : GV giới thiệu các dụng cụ thí nghiệm và hướng dẫn các bước tiến hành thí nghiệm [slide 5] - Bước 1: Đưa ống thủy tinh hình trụ vào chậu nước, sao cho mực nước trong ống chỉ đúng vạch 1. - Bước 2: Đốt cháy P trên ngọn lửa đèn cồn, sau đó đưa nhanh vào trong ống hình trụ. Lưu ý nút cao su nằm ở vạch 6. Lưu ý HS thể tích không khí trong ống gồm 5 phần bằng nhau. HS các nhóm tiến hành thí nghiệm theo các bước GV vừa hướng dẫn. GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. GV yêu cầu HS quan sát thí nghiệm trên màn hình để đối chứng kết quả với thí nghiệm vừa làm. [slide 6] Trong thời gian quan sát GV nêu câu hỏi: - Chất gì được tạo ra trong ống? [P2O5]. - P2O5 có tan trong nước không ? Viết PTHH. HS: P2O5 tan trong nước tạo thành H3PO4. P2O5 + 3H2O → 2H3PO4 - Tại sao ngọn lửa lại tắt? HS: Vì P dư nên chứng tỏ trong ống đã hết oxi. HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau [slide 7] 1] Trong khi P cháy, mực nước trong ống thay đổi thế nào? 2] Chất gì trong ống đã tác dụng với P để tạo ra khói trắng P2O5 bị tan dần trong nước? Viết PTHH 3] Phần thể tích của nước dâng lên trong ống thủy tinh có bằng với phần thể tích khí oxi trong ống đã tham gia phản ứng hay không ? Vì sao ? GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết qủa. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung [nếu có]. GV: Vậy khí oxi chiếm bao nhiêu phần thể tích không khí? Tương ứng với tỉ lệ là bao nhiêu ? HS: Khí oxi chiếm tỉ lệ 21% thể tích không khí GV: Khí còn lại không duy trì sự cháy, sự sống và không làm đục nước vôi trong, đó là khí gì ? Tỉ lệ thể tích chất khí còn lại trong ống là bao nhiêu ? HS: - Khí còn lại không duy trì sự cháy, sự sống, không làm đục nước vôi trong, đó là khí nitơ. Tỉ lệ thể tích chất khí còn lại là 4 phần. Hoạt động 2 : Ngoài khí oxi, nitơ, không khí còn có chứa những chất gì ? GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh trên màn hình và cho biết ngoài khí oxi và nitơ không khí còn chứa những chất gì khác? [slide 9, 10, 11] HS: Ngoài khí oxi và nitơ không khí còn chứa hơi nước, khí cacbonic CO2, khói bụi... GV: Các em có kết luận chung gì về thành phần không khí? HS nêu kết luận GV nhận xét, bổ sung [nếu có]. Và yêu cầu 1 vài HS nhắc lại. GV nhấn mạnh: Hoạt động 3 : Bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm : Em có nhận xét gì về bầu không khí của thành phố ta hiện nay? GV dựa trên câu trả lời của HS từ đó chuyển mạch: Bầu không khí của chúng ta đang hít thở hàng ngày đang bị ô nhiễm đến mức báo động, vậy thì nguyên nhân do đâu và làm cách nào để bảo vệ không khí trong lành ? [slide 13] GV yêu cầu các nhóm thảo luận để trả lời các câu hỏi sau : [slide 14] 1] Nguyên nhân gây ra ô nhiễm bầu không khí ? GV cho HS báo cáo, nhận xét sau đó đưa ra một số hình ảnh và tư liệu tham khảo. [slide 15] 2] Hậu quả của việc ô nhiễm không khí? GV cho HS báo cáo, nhận xét sau đó bổ sung : Ô nhiễm môi trường không khí có tác động xấu đến sức khỏe con người, đặc biệt gây ra các bệnh về đường hô hấp [như đau mắt, viêm phổi, viêm tai, viêm mũi]. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến hệ sinh thái và biến đổi khí hậu [hiệu ứng nhà kính, mưa acid, thủng tầng ôzôn] [slide 16 à 23] 3] Biện pháp bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm? GV cho HS báo cáo, nhận xét sau đó bổ sung : Để bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm cần thực hiện các biện pháp như trồng cây gây rừng và bảo vệ rừng, không xả rác bừa bãi, xử lý khí thải của các nhà máy, các lò đốt, các phương tiện giao thông. Ngoài ra cần tăng cường sử dụng các dạng năng lượng sạch... [slide 24 à 27] 4. HS liên hệ thực tế : Em đã làm gì để bảo vệ không khí tránh ô nhiễm ? I. Thành phần của không khí : 1. Thí nghiệm: [SGK] 2. Kết luận: - Không khí là một hỗn hợp nhiều chất khí. Thành phần theo thể tích của không khí là : 78% khí nitơ, 21% khí oxi, 1% các khí khác [khí cacbonic, hơi nước , khí hiếm ]. Lưu ý: 3. Bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm : - Bảo vệ rừng, trồng rừng, trồng cây xanh. - Xử lý khí thải của các nhà máy, các phương tiện giao thông. - Không vứt và xả rác bừa bãi. - Vận động mọi người cần có ý thức bảo vệ môi trường. Hoạt động 4: [10’]Củng cố 1. Tổng kết kiến thức trọng tâm bài : [2’] slide 28 a. Thành phần của không khí về thể tích : 78% nitơ, 21% oxi, 1% các khí khác. b. Các biện pháp bảo vệ bầu khí quyển trong lành, tránh ô nhiễm. 2. Tổ chức trò chơi chọn số: [6’] slide 29 Câu 1: Chọn câu trả lời đúng trong các câu hỏi sau đây về thành phần của không khí? 78% khí Nitơ; 1% khí Oxi; 21% các khí khác 21% khí Nitơ; 78% khí Oxi; 1% các khí khác 78% khí Nitơ; 21% khí Oxi; 1% các khí khác 1% khí Nitơ; 21% khí Oxi; 78% các khí khác Đáp án: C Câu 2: Quá trình nào sau đây làm giảm lượng khí CO2 và tăng lượng khí O2 trong không khí? Quá trình đốt than và khí đốt Quá trình quang hợp của cây xanh Quá trình hô hấp của người và động vật Quá trình sản xuất vôi Đáp án: B Câu 3: Không khí bị ô nhiễm sẽ gây ra những tác hại gì sau đây? Ảnh hưởng đến sức khỏe của người và đời sống của động vật, thực vật Phá hoại dần những công trình xây dựng như cầu cống, nhà cửa... Ảnh hưởng xấu đến thời tiết và khí hậu Cả A, B, C đều đúng Đáp án: D Câu 4: Tính xem trong 1m3 không khí có bao nhiêu lít khí oxi. Biết oxi chiếm 21% thể tích không khí. 310 lít 210 lít 200 lít 220 lít Đáp án: B Câu 5: Trên bề mặt hồ nước vôi lâu ngày thấy có lớp màng màu trắng, mỏng. Hiện tượng trên xảy ra là do phản ứng của khí nào trong không khí với nước vôi. Khí oxi Khí nitơ Khí cacbonic Cả 3 khí trên Đáp án: C Câu 6: Để bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm cần thực hiện các biện pháp nào sau đây? Xử lý khí thải của các nhà máy, các phương tiện giao thông Tích cực trồng và bảo vệ cây xanh Vận động mọi người cần có ý thức bảo vệ không khí trong lành Cả 3 biện pháp trên Đáp án: D Câu 7: Tính xem trong 200 lít không khí có bao nhiêu lít oxi. Biết oxi chiếm 1/5 thể tích không khí 40 lít 30 lít 20 lít 10 lít Đáp án: A Câu 8: Hoạt động nào sau đây gây ô nhiễm không khí? Hoạt động của các nhà máy, lò đốt Các phương tiện giao thông Đốt, phá rừng bừa bãi Cả A, B, C đều đúng Đáp án: D 3. Hướng dẫn dặn dò : [2’] slide 30; 31 - Dặn dò: + Học bài. Làm BT 1, 2, 7/ 99 sách giáo khoa. + Xem phần II: SỰ CHÁY VÀ SỰ OXI HOÁ CHẬM + Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về các vụ cháy lớn, nguyên nhân và các biện pháp phòng tránh sự cháy. + Nghiên cứu trả lời trước bài tập 3, 4, 5, 6 sgk trang 99. - Hướng dẫn bài 7 trang 99 - SGK 1 giờ - 0,5 m3 à VKK 24 giờ - x ? m3 Đáp số: 0,84 m3 Biên Hòa, ngày 25 tháng 01 năm 2010 DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU GIÁO VIÊN Nguyễn Quang Tuấn

3. Luyện tập Bài 28 Hóa học 8

Sau bài học cần nắm:

  • Định nghĩa Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí, thành phần của không khí theo thể tích là: 78% N2, 21% O2 và 1% các chất khí khác.
  • Sự cháy là sự oxi hóa có toả nhiệt và phát sáng, còn sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có toả nhiệt nhưng không phát sáng.
  • Hiểu điều kiện phát sinh sự cháy và biết cách dập tắt sự cháy.

3.1. Trắc nghiệm

Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 28 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 8 Bài 28.

Bài tập 1 trang 99 SGK Hóa học 8

Bài tập 2 trang 99 SGK Hóa học 8

Bài tập 3 trang 99 SGK Hóa học 8

Bài tập 4 trang 99 SGK Hóa học 8

Bài tập 5 trang 99 SGK Hóa học 8

Bài tập 6 trang 99 SGK Hóa học 8

Bài tập 7 trang 99 SGK Hóa học 8

Bài tập 28.1 trang 39 SBT Hóa học 8

Bài tập 28.2 trang 39 SBT Hóa học 8

Bài tập 28.3 trang 39 SBT Hóa học 8

Bài tập 28.4 trang 39 SBT Hóa học 8

Bài tập 28.5 trang 39 SBT Hóa học 8

Bài tập 28.6 trang 40 SBT Hóa học 8

Bài tập 28.7 trang 40 SBT Hóa học 8

4. Hỏi đáp về Bài 28 Chương 4 Hóa học 8

Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa HOC247 thảo luận và trả lời nhé.

Video liên quan

Chủ Đề