Hình thức thi đại học 2023

Trong kỳ tuyển sinh năm 2022, có 30% thí sinh trúng tuyển theo phương thức xét tuyển sớm đăng ký theo nguyện vọng khác nguyện vọng 1; có 35% thí sinh trúng tuyển theo phương thức xét tuyển sớm, còn lại không muốn vào các ngành thí sinh đã được công bố trúng tuyển sớm; có 72% thí sinh đã trúng tuyển thẳng tiếp tục lựa chọn đăng ký xét tuyển mà không xác nhận nhập học ngay.

Theo TS Nguyễn Đức Nghĩa, nguyên Phó Giám đốc Đại học Quốc gia TP HCM, kỳ tuyển sinh năm 2022 có các quy định liên quan đến xét tuyển lọc ảo chung tất cả các phương thức, mỗi thí sinh chỉ được xét trúng tuyển một nguyện vọng duy nhất. Các quy định tuyển sinh thay đổi khá nhiều, thể hiện ở việc thí sinh phải đăng ký xét tuyển đại học đến 4 lần [lần 1 đăng ký khi dự thi tốt nghiệp để nhận mã code, một lần đăng ký xét tuyển tại trường, một lần đăng ký xét tuyển trên hệ thống và một lần nộp lệ phí xét tuyển]. Các quy chế tuyển sinh được ban hành khá muộn [6/6], hướng dẫn thực hiện quy chế được ban hành sau đó 3 tuần trong khi các phương thức xét tuyển sớm của hầu hết các trường trường đã triển khai trước đó 3 tháng.

Các chuyên gia tư vấn tuyển sinh cho rằng, để kỳ tuyển sinh năm 2023 và các năm sau được diễn ra thuận lợi, Bộ Giáo dục và Đào tạo [GD-ĐT] cần sớm ban hành quy chế cũng như giữ tính ổn định, lâu dài.

Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 chuẩn bị sớm, đầy đủ các điều kiện để tổ chức; xây dựng các phương án đảm bảo an ninh, an toàn và dự phòng để xử lý các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tổ chức thi. Theo đó, Bộ GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo và thực hiện nâng cấp, bổ sung chức năng cần thiết khác của phần mềm, nâng cấp đường truyền Hệ thống, tăng cường các giải pháp để kiểm tra các thông tin thí sinh nhập lên hệ thống nhằm giảm thiểu sai sót, nhầm lẫn có tính logic. Bộ cũng hướng dẫn các cơ sở đào tạo [CSĐT] rà soát các phương thức xét tuyển hiệu quả, loại bỏ [không sử dụng] các phương thức không phù hợp, không hiệu quả, không đủ cơ sở khoa học, có thể gây nhiễu Hệ thống cũng như khó khăn, vướng mắc cho thí sinh.

Bộ GD-ĐT rà soát, cân nhắc để hoàn thiện quy trình tuyển sinh, trong đó có thể xem xét khuyến cáo các CSĐT không thực hiện việc xét tuyển sớm như năm 2022, mà tất cả các phương thức xét tuyển được tổ chức cùng thời điểm với đợt xét tuyển căn cứ kết quả thi tốt nghiệp THPT [tuyển sinh đợt 1].

Thay đổi cách tính điểm ưu tiên

Sau nhiều lần điều chỉnh, điểm ưu tiên đối tượng, khu vực vẫn luôn là chủ đề “nóng”. Do vậy, chính sách ưu tiên đối tượng, khu vực trong tuyển sinh năm 2023 sẽ giảm tuyến tính từ mức điểm gây mất công bằng đối với tổng ba môn thi THPT để xét tuyển vào đại học, cao đẳng. Điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên [khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30] được xác định theo công thức sau: Điểm ưu tiên = [[30 – Tổng điểm đạt được]/7,5] × Mức điểm ưu tiên quy định.

Trước đó, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, qua phân tích dữ liệu thi và kết quả học tập, phổ điểm 4 khu vực tuyển sinh của thí sinh, Bộ đã nhận ra một số bất hợp lý trong việc cộng điểm ưu tiên khu vực. Đối với một số ngành có tính cạnh tranh cao, mức điểm cộng ưu tiên dẫu chỉ 0,25 hay 0,5 cũng đã tạo ra một lợi thế quá lớn về điểm xét tuyển, khi có những ngành chỉ hạ xuống 0,01 điểm thì số thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển tăng lên rất nhiều.

Đây là nguyên nhân dẫn đến việc xảy ra một số tình huống điểm chuẩn 30, thậm chí trên 30 điểm ở một số ngành. Các thí sinh trúng tuyển đều được cộng ít nhất là 2,75 điểm ưu tiên, rất hiếm hoi có thí sinh khu vực 3, thậm chí có ngành không có thí sinh nào. Ông Sơn cũng cho rằng, với cách tính điểm ưu tiên hiện nay thì thí sinh khu vực 3 thực sự thiệt thòi. Do đó, điều chỉnh chính sách ưu tiên tuyển sinh là một trong những nội dung quan trọng của dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục mầm non.

Theo dự thảo này, quy định điểm cộng ưu tiên khu vực trong xét tuyển đại học, cao đẳng chỉ áp dụng với thí sinh tốt nghiệp THPT năm nay. Còn những thí sinh đã tốt nghiệp THPT [thí sinh tự do] khi thi lại để lấy kết quả xét tuyển đại học, cao đẳng sẽ không được tính điểm ưu tiên khu vực như thí sinh khu vực 3.

Điểm ưu tiên được cộng thêm vào số điểm thi thực tế của thí sinh và là căn cứ để các trường xét trúng tuyển. Bản chất của cộng điểm ưu tiên là tạo sự công bằng cho các đối tượng/vùng miền khó khăn. Các chuyên gia giáo dục cho rằng, đây là một chính sách nhân văn cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn, công bằng với thí sinh.

Tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ loại bỏ các phương thức tuyển sinh không phù hợp, gây vướng mắc cho thí sinh.

Về dự kiến phương hướng công tác tuyển sinh năm 2023 và các năm tiếp theo, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, công tác tuyển sinh năm 2023 và các năm tiếp theo về cơ bản sẽ giữ ổn định như năm 2022.

Tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ loại bỏ các phương thức tuyển sinh không phù hợp, gây vướng mắc cho thí sinh.

Đồng thời tăng cường một số giải pháp về mặt kỹ thuật nhằm hỗ trợ tốt hơn cho công tác tuyển sinh của các cơ sở đào tạo và hỗ trợ tốt hơn cho các thí sinh trong quá tình xét tuyển.

Bộ này cũng tiếp tục chỉ đạo và thực hiện nâng cấp và bổ sung thêm chức năng cần thiết khác của phần mềm, nâng cấp đường truyền hệ thống, tăng cường các giải pháp để kiểm tra các thông tin thí sinh nhập lên hệ thống nhằm giảm thiểu sai sót, nhầm lẫn có tính logic.

Đồng thời, hướng dẫn các trường rà soát các phương thức xét tuyển hiệu quả, loại bỏ [không sử dụng] các phương thức không phù hợp, không hiệu quả, không đủ cơ sở khoa học, có thể gây nhiễu Hệ thống cũng như khó khăn, vướng mắc cho thí sinh.

Bên cạnh đó, sẽ rà soát, cân nhắc để hoàn thiện quy trình tuyển sinh, trong đó có thể xem xét khuyến cáo các trường không thực hiện việc xét tuyển sớm như năm 2022, mà tất cả các phương thức xét tuyển được tổ chức cùng thời điểm với đợt xét tuyển căn cứ kết quả thi tốt nghiệp THPT - tuyển sinh đợt 1.

Được biết, tuyển sinh 2022, có đến 30% thí sinh trúng tuyển theo phương thức xét tuyển sớm đăng ký theo nguyện vọng khác nguyện vọng 1.

Có 35% thí sinh trúng tuyển theo phương thức xét tuyển sớm còn lại hoàn toàn không muốn vào các ngành mà mình đã được công bố trúng tuyển sớm.

72% thí sinh đã trúng tuyển thẳng tiếp tục lựa chọn đăng ký xét tuyển mà không xác nhận nhập học ngay.

Trước đó, bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, trên cơ sở các số liệu về tuyển sinh năm 2022, Bộ sẽ phối hợp với các cơ sở đào tạo phân tích, đánh giá và tổng kết những mặt được, chưa được và hướng khắc phục, trong đó có việc các trường cần hoàn thiện các phương thức tuyển sinh cho năm 2023 theo hướng đơn giản hóa, giảm thiểu các nhầm lẫn và khó khăn có thể gây ra cho thí sinh.

Theo các chuyên gia giáo dục, năm 2022, khi tổng hợp phương thức tuyển sinh các trường đại học trong cả nước, có tới 20 mã phương thức xét tuyển đại học. 

Trong đó phương thức thứ 20 là sử dụng phương thức khác, tức là số phương thức thực tế các trường đề ra để tuyển sinh có thể nhiều hơn. 

Việc có quá nhiều phương thức tuyển sinh khiến thí sinh có nhiều phương án lựa chọn trong xét tuyển, nhưng mặt trái cũng phần nào khiến các em bối rối, nhầm lẫn khi lựa chọn, đăng ký. Việc có quá nhiều phương thức còn gây rắc rối cho toàn hệ thống khi xét tuyển, lọc ảo.

Đối với chính sách ưu tiên đối tượng, khu vực trong tuyển sinh năm 2023, người đứng đầu ngành Giáo dục cho biết, sẽ giảm tuyến tính từ mức điểm gây mất công bằng đối với tổng ba môn thi THPT để xét tuyển vào đại học, cao đẳng theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Quy chế quy định.

Theo đó, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên [khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30] được xác định theo công thức sau: Điểm ưu tiên = [[30 – Tổng điểm đạt được]/7,5] × Mức điểm ưu tiên

Được biết, qua thống kê điểm thi tốt nghiệp THPT 3 năm qua, nhóm thí sinh không được cộng điểm ưu tiên [chiếm 25% tổng số thí sinh tốt nghiệp] luôn có phổ điểm tổng 3 môn cao hơn hẳn so với các nhóm thí sinh còn lại [nhóm được cộng điểm ưu tiên ở các mức độ khác nhau].

Sau khi cộng điểm ưu tiên theo quy định hiện tại, tỷ lệ thí sinh có tổng điểm 3 môn dưới 22,5 điểm của nhóm đã cộng điểm ưu tiên tiệm cận với nhóm thí sinh không được cộng điểm ưu tiên. 

Điều này chứng tỏ việc cộng điểm ưu tiên đã tạo sự công bằng, gia tăng cơ hội tiếp cận giáo dục ĐH cho những nhóm thí sinh có điều kiện khó khăn hơn. 

Tuy nhiên, phân tích dữ liệu cho thấy có sự bất hợp lý là tỷ lệ thí sinh đạt từ 22,5 điểm trở lên của nhóm được ưu tiên lại tăng vọt, cao hơn hẳn so với nhóm thí sinh không thuộc diện ưu tiên. 

Thực tế trên dẫn tới sự mất công bằng khi thí sinh tiếp cận, ứng tuyển vào các ngành, các trường có mức độ cạnh tranh cao; thậm chí dẫn tới hiện tượng một số ngành có điểm chuẩn tiệm cận 30 điểm.

Để khắc phục bất hợp lý trên, đảm bảo sự công bằng trong toàn hệ thống và có lộ trình áp dụng [từ năm 2023], quy chế đã quy định mức điểm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 điểm trở lên [trên tổng điểm 30 tối đa của mỗi tổ hợp 3 môn, tương đương 7,5 điểm trên thang điểm 10] được giảm tuyến tính [tới 30 điểm thì mức điểm ưu tiên bằng 0]. 

Với quy chế mới, sẽ không có thí sinh có điểm xét vượt quá 30, các ngành điểm cao việc cạnh tranh sẽ công bằng hơn.

Trên cơ sở tiếp thu ý kiến và việc rà soát điểm ưu tiên năm 2020, 2021 nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên với các thí sinh không hưởng chính sách ưu tiên.

Chủ Đề