Hồ sơ đánh giá trẻ 5 tuổi

GD&TĐ - Thử nghiệm đánh giá theo Dự thảo chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi tại một số trường mầm non của tỉnh Lào Cai đã cho thấy giá trị tích cực.

Tập huấn trực tiếp

Nhóm chuyên gia của Bộ GD&ĐT đến thí điểm tại Trường Mầm non Bình Minh, TP Lào Cai, nhà trường bố trí 1 lớp rộng, chia thành 2 phòng riêng biệt cho 10 đánh giá viên thực hiện nhiệm vụ. Phòng ngoài rộng hơn có 6 bàn cho 6 đánh giá viên, phòng trong hẹp hơn có 4 bàn. Chuyên gia trung ương đã hướng dẫn cho các đánh giá viên địa phương về cách thức chuẩn bị đồ dùng để đo chuẩn, cách thức sử dụng sổ tay và đánh giá kết quả đo.

Dưới sự hướng dẫn của chuyên gia, sự hỗ trợ từ Ban giám hiệu và cán bộ giáo viên Trường Mầm non Bình Minh, các đánh giá viên cấp địa phương tại Lào Cai đã cơ bản nắm được: Cách thức chuẩn bị bộ công cụ để đo chuẩn: Số lượng bộ đồ dùng của từng bài tập, chỉ số; cách sắp xếp các bộ công cụ sao cho khoa học, hợp lý. Cách thức sử dụng sổ tay và phiếu ghi kết quả của 6 lĩnh vực.

Trưởng nhóm chuyên gia, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, chuyên viên Vụ Giáo dục Mầm non, Bộ GD&ĐT, cho biết: Tại phòng đánh giá, chuyên gia đã hướng dẫn cho toàn bộ đánh giá viên về cách thức thực hiện các bài tập của 6 lĩnh vực bằng cách mời một đánh giá viên tiến hành đánh giá 1 cháu không thuộc danh sách chính thức, với mục đích giúp các đánh giá viên thành thạo các bài tập, cũng như kịp thời xử lý các tình huống có thể xảy ra.

Trẻ tự tin thực hiện các bài tập theo hướng dẫn của đánh giá viên và các cô giáo.

Trong quá trình 1 đánh giá viên thực hiện mẫu, những người còn lại quan sát và cùng chấm điểm, nhờ đó mà giúp họ thống nhất được cách đánh giá cho điểm như thế nào để đúng với các tiêu chí chấm điểm trong sổ tay hướng dẫn. Kết thúc buổi đánh giá mẫu, chuyên gia trung ương giải đáp ngay các thắc mắc của các đánh giá viên địa phương, cũng như chính xác hóa lại các câu hỏi cần hỏi của từng bài tập, từng chỉ số.

Thấy gì từ thực tế

Theo chuyên gia Nguyễn Thị Thanh Huyền, quá trình tập huấn, nhận thấy: Về phía đánh giá viên, nhìn chung đã nắm được các bước; hiểu hầu hết nhiệm vụ bài tập, và nghiêm túc, trách nhiệm trong thực hiện các bài tập đánh giá. Tuy nhiên, vẫn còn việc hiểu nhầm và học bài thuộc phần đánh giá của lĩnh vực thể chất, trong khi họ được phân công đánh giá ở phòng 6 lĩnh vực. Có đánh giá viên này chưa thuộc bài, nên quá trình đánh giá bị kéo dài, họ cũng bị lúng túng hơn khi tương tác với trẻ.

Một số đánh giá viên tự ý thay đổi câu hỏi hoặc thêm câu yêu cầu, hoặc hướng dẫn trẻ như là đang dạy trẻ nội dung đó; hoặc bỏ sót nội dung đánh giá trong bài tập. Có đánh giá viên còn thể hiện cảm xúc khi trẻ làm được hoặc không làm được, hoặc có nhận xét khen ngợi như: Con giỏi quá/đúng rồi… Một số đánh giá viên chưa thành thạo trong việc sắp xếp các đồ dùng cho các bài tập. Đôi khi, đánh giá viên cũng quên không kịp thời ghi kết quả đánh giá vào phiếu ghi điểm.

Chuyên gia trung ương đã hướng dẫn cho toàn bộ đánh giá viên về cách thức thực hiện các bài tập đánh giá của 6 lĩnh vực.

Các cán bộ giám sát trung ương đã kịp thời nhắc nhở điều chỉnh những lỗi mà các đánh giá viên địa phương gặp phải. Sau khi được tập huấn, đánh giá viên các lĩnh vực có sự thay đổi cả về kiến thức, kỹ năng và thái độ để chuẩn bị cho ngày thử nghiệm bộ công cụ chính thức như: Về kiến thức, hiểu rõ hơn các nội dung trong Sổ tay hướng dẫn, cách ghi chép, đổ thông tin giữa các loại phiếu, nhận diện được một số tình huống có thể xảy ra khi đánh giá và cách xử lý, đánh giá phù hợp.

Về kỹ năng: Thành thạo kỹ năng chuẩn bị, set up đồ dùng, nguyên vật liệu và giấy tờ cần thiết trước khi đánh giá; tương đối thành thạo kỹ năng viết phiếu, ghi kết quả đánh giá; thực hiện đủ, đúng quy trình liên hoàn chuỗi các bước tiến hành trong quy trình đánh giá của mỗi bài tập, giữa các bài tập; kỹ năng phối hợp giáo viên của trường để điều phối trẻ giữa các phòng đánh giá. Về thái độ: Tự tin và chủ động hơn; nỗ lực cố gắng tập luyện để chuẩn bị cho quá trình thử nghiệm đánh giá kế tiếp.

Lào Cai là một trong những địa phương được các chuyên gia Trung ương về thí điểm thực hiện Thử nghiệm đánh giá sự phát triển của trẻ theo Dự thảo chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi. Đảm bảo tính đa dạng vùng miền khi triển khai thử nghiệm, các chuyên gia tiến hành tại các trường mầm non ở các địa bàn TP Lào Cai, huyện Bảo Thắng. Các hoạt động đánh giá cũng được thực hiện ở các nhóm trẻ người Kinh và người dân tộc thiểu số, để đảm bảo tính phù hợp với yêu cầu chung - Chuyên gia Nguyễn Thị Thanh Huyền

Các Sở GD&ĐT hướng dẫn phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các trường mầm non trên địa bàn đánh giá chất lượng cuối năm học 2016-2017 theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi thống nhất trong toàn trường.

Theo đó, yêu cầu nhà trường thông báo rộng rãi tới phụ huynh và nhân dân về kế hoạch đánh giá chất lượng cuối năm học 2016 -2017 theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi của trường, tổ chức địa điểm đánh giá trang trọng, an toàn, đảm bảo đầy đủ đồ dùng, trang thiết bị phục vụ việc đánh giá.

Tổ chức đánh giá nhẹ nhàng, phù hợp với tâm lý của trẻ, đảm bảo an toàn, khoa học và nghiêm túc.

Ngay sau khi hoàn thành việc đánh giá, lãnh đạo trường mầm non tổng họp số liệu, thông báo kết quả đánh giá tới các lớp 5 tuổi và phụ huynh; đối với những trẻ được đánh giá Chưa đạt, nhà trường xây dựng kế hoạch phối hợp với gia đình trẻ tiếp tục bồi dưỡng để đảm bảo cho 100% trẻ năm tuổi hoàn thành Chương trình GDMN với chất lượng tốt trước khi vào lớp 1.

Đối với những lớp có nhiều trẻ chưa đạt ở cùng một chỉ số, nhà trường cần có tư vấn cụ thể để giáo viên điều chỉnh kế hoạch giáo dục trẻ ở năm học 2017-2018.

Phiếu đánh giá là hồ sơ lưu của trường để theo dõi phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi. Kết quả đánh giá là minh chứng cho chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của trường mầm non và chất lượng đánh giá thường xuyên theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi của giáo viên chủ nhiệm lórp.

Thời gian đánh giá hoàn thành trước ngày 12/5/2017. Đối tượng đánh giá là tất cả trẻ năm tuổi đang học tại các trường mầm non, các lớp mẫu giáo độc lập đã được cấp phép hoạt động và thực hiện đúng Chương trình GDMN do Bộ GD&ĐT quy định.

Sở GD&ĐT yêu cầu các phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch chỉ đạo các trường mầm non tổ chức đánh giá trẻ năm tuổi cuối năm theo Bộ chuẩn một cách khoa học, không làm ảnh hưởng đến hoạt chung của trường; hướng dẫn các nhà trường thành lập hội đồng đánh giá phù hợp với địa bàn, đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi nhất cho mọi trẻ em năm tuổi đều được tham gia đánh giá.

Nhà trường xây dựng bộ công cụ đánh giá thống nhất trong toàn trường, bao gồm một số chỉ số được lựa chọn từ 120 chỉ số của Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi [số lượng chỉ số chọn để đánh giá tuỳ thuộc vào từng nhà trường song phải đảm bảo cân đối giữa các lĩnh vực]. Phiếu đánh giá ghi rõ các minh chứng của chỉ số và phương pháp đánh giá.

Mỗi trẻ có một phiếu, giáo viên căn cứ theo minh chứng để đánh giá trẻ theo hai mức độ: Đạt; Chưa đạt.

Trẻ được đánh giá Đạt nếu hoàn thành 70% trở lên số chỉ số đưa ra đánh giá.

Theo: Báo Giáo dục và Thời đại

BigSchool: Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi có hiệu lực từ ngày 6/9/2010

Ngày 23/7, Bộ GD&ĐT đã ra Thông tư ban hành Quy định về Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi. Ở lứa tuổi này, theo chuẩn, trẻ em phải đáp ứng được 120 chỉ số.

Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi gồm 4 lĩnh vực, 28 chuẩn, 120 chỉ số. Bộ chuẩn này được áp dụng đối với các trường mầm non, trường mẫu giáo và lớp mẫu giáo độc lập trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Bộ chuẩn nhằm hỗ trợ thực hiện chương trình giáo dục mầm non, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, chuẩn bị tâm thế cho trẻ em năm tuổi vào lớp 1. Đồng thời, bộ chuẩn cũng là căn cứ để xây dựng chương trình, tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn các bậc cha mẹ và cộng đồng trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ em năm tuổi nhằm nâng cao nhận thức về sự phát triển của trẻ em. Trên cơ sở đó, tạo sự thống nhất trong chăm sóc, giáo dục trẻ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

Trẻ 5 tuổi cần học những gì?

2.1. Trẻ 5 tuổi cần học chữ và số ... .

2.2. Học năng khiếu theo sở thích. ... .

2.3. Học cách giao tiếp ứng xử ... .

2.4. Học tự lập. ... .

2.5. Học môn thể thao yêu thích. ... .

2.6. Cùng ba mẹ đọc sách. ... .

2.7. Học cách yêu thương và chia sẻ ... .

2.8. Học cách thích nghi..

Bộ chuẩn 5 tuổi là gì?

  1. Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi là cơ sở để cụ thể hóa mục tiêu, nội dung chăm sóc, giáo dục, lựa chọn và điều chỉnh hoạt động chăm sóc, giáo dục cho phù hợp với trẻ mẫu giáo năm tuổi.

Quy trình tự đánh giá trường mầm non bao gồm bao nhiêu bước?

Quy trình tự đánh giá [TĐG] trường mầm non gồm 7 bước được quy định tại Điều 23, Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT. Theo đó, quy trình tự đánh giá trường mầm non gồm 7 bước được quy định tại Điều 23 Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT, cụ thể như sau: Bước 1. Thành lập hội đồng tự đánh giá.

Đánh giá trong giáo dục mầm non là gì?

Trong giáo dục mầm non, đánh giá là một phương pháp quan trọng để đo lường sự tiến bộ của trẻ trong quá trình học tập và phát triển. Đây là một quá trình đánh giá cần được thực hiện đúng cách. Để đảm bảo rằng các bé được hỗ trợ và định hướng phát triển theo đúng hướng nhất.

Chủ Đề