Hoàn cảnh ra đối của học thuyết tam quyền phân lập

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

[Last Updated On: 18/04/2022]

Tam quyền phân lập hay còn hiểu theo nghĩa phân chia quyền lực là một mô hình quản lý nhà nước với mục tiêu kiềm chế quyền lực để hạn chế lạm quyền, bảo vệ tự do và công bằng pháp luật. Mô hình và khái niệm này được biết đến từ lâu, ít nhất là từ thời La Mã cổ đại và được thể chế hóa trong hiến pháp hiện đại của nhiều quốc gia, trong đó có Hiến pháp Hoa Kỳ, Hiến pháp CHLB Đức hay các nước cộng sản khác. Trong mô hình này, quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp được tách biệt và giao cho 3 cơ quan độc lập khác nhau thực hiện và qua đó ràng buộc, kiểm tra và giám sát hoạt động lẫn nhau. Theo thể chế này, không một cơ quan hay cá nhân nào có quyền lực tuyệt đối trong sinh hoạt chính trị của một quốc gia.

Trước chế độ dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa, mọi quyền lực nhà nước đều tập trung vào trong tay một cá nhân. Chính đây là căn nguyên cho mọi hành vi độc tài, chuyên chế của các công việc nhà nước. Vì vậy, muốn chống chế độ này, một lý thuyết của nhiều học giả tư sản đã được nêu ra, đó là thuyết phân chia quyền lực.

Cội nguồn của tư tưởng phân quyền đã có từ thời cổ đại ở Phương Tây mà điển hình là nhà nước cộng hòa La Mã. Cộng hòa La Mã hàng năm đã bầu lãnh sự đã được lựa chọn bởi một cơ thể của công dân, Thượng viện quản lý pháp luật, nghị định được ban hành bởi các viên chức lãnh sự và ban hành nghị quyết về những vấn đề quan trọng và cũng tham gia vào các quan hệ đối ngoại, và các hội đồng đã được thực hiện bởi Công dân có vai trò khác nhau trong chính phủ. Các viên chức lãnh sự phụ trách của chính phủ và của quân đội. Có 300 công dân Thượng viện khuyên họ ở tất cả các lần. Trong lịch sử của Cộng hòa La Mã Thượng viện luôn luôn là nhóm mạnh nhất. Chỉ có Đại hội có thể chấp thuận hoặc không chấp thuận của pháp luật và chỉ có ứng cử đại biểu được bầu chọn cho văn phòng của lãnh sự. Hiến pháp của La Mã luôn luôn là một khái niệm cơ bản của kiểm tra và cân bằng.

Những tư tưởng phân quyền sơ khai trong thời cổ đại được phát triển thành học thuyết ở Tây Âu vào thế kỷ 17 – 18, gắn liền với hai nhà tư tưởng lớn là John Locke và C.L. Montesquieu.

John Locke [1632 – 1704], một nhà triết học người Anh, ông là người đầu tiên khởi thảo ra thành hệ thống lý luận hoàn chỉnh về học thuyết phân quyền, và được thể hiện trong tác phẩm “Khảo luận thứ hai về Chính quyền.” Về quyền lực nhà nước, ông cho rằng “chỉ có thể có một quyền lực tối cao, là cơ quan lập pháp, mà tất cả các quyền lực còn lại là, và phải là, những cái phụ thuộc vào nó.” Theo đó, có thể thấy Locke đồng nhất quyền lực nhà nước với quyền lập pháp.

Ông chia quyền lực nhà nước thành các phần: lập pháp, hành pháp và liên minh. Theo đó, quyền lập pháp là quyền lực cao nhất trong nhà nước, và phải thuộc về nghị viện; nghị viện phải họp định kỳ thông qua các đạo luật, nhưng không thể can thiệp vào việc thực hiện chúng. Quyền hành pháp phải thuộc về nhà vua. Nhà vua lãnh đạo việc thi hành pháp luật, bổ nhiệm các chức vị, chánh án và các quan chức khác. Hoạt động của nhà vua phụ thuộc vào pháp luật và vua không có đặc quyền nhất định nào với nghị viện nhằm không cho phép vua thâu tóm toàn bộ quyền lực về tay mình và xâm phạm vào các quyền tự nhiên của công dân. Nhà vua thực hiện quyền liên minh, tức là giải quyết các vấn đề chiến tranh, hòa bình và đối ngoại.

Những luận điểm phân quyền của J. Locke đã được nhà khai sáng người Pháp, C.L. Montesquieu [1689 – 1775] phát triển. Montesquieu đã phát triển một cách toàn diện học thuyết phân quyền, và sau này khi nhắc tới thuyết phân quyền người ta nghĩ ngay đến tên tuổi của ông.

Montesquieu kịch liệt lên án chế độ quân chủ chuyên chế ở Pháp lúc bấy giờ. Chế độ quân chủ chuyên chế là một tổ chức quyền lực tồi tệ, phi lý, vì: nhà nước tồn tại vốn biểu hiện của ý chí chung, nhưng trong chế độ chuyên chế nó lại biểu hiện ý chí đặc thù; chế độ chuyên chế với bản chất vô pháp luật và nhu cầu pháp luật. Montesquieu nhận thấy pháp luật gồm nhiều lĩnh vực, phân ngành rõ rệt, cho nên tập trung vào một người duy nhất là trái với bản chất của nó; gắn với bản chất chế độ chuyên chế là tình trạng lạm quyền. Vì vậy việc thanh toán hiện tượng lạm quyền chỉ có thể là đồng thời, là sự thanh toán chế độ chuyên chế. Theo Montesquieu, một khi quyền lực tập trung vào một mối, kể cả một người hay một tổ chức, thì nguy cơ chuyên chế vẫn còn.

Trong tác phẩm “Tinh thần pháp luật”, Montesquieu đã lập luận tinh tế và chặt chẽ tính tất yếu của việc tách bạch các nhánh quyền lực và khẳng định: “Trong bất cứ quốc gia nào đều có ba thứ quyền: quyền lập pháp, quyền thi hành những điều hợp với quốc tế công pháp và quyền thi hành những điều trong luật dân sự.” Ta có thể nhận ra sự tiến bộ trong tư tưởng phân quyền của Montesquieu so với tư tưởng của Locke, khi tách quyền lực xét xử – quyền tư pháp ra độc lập với các thứ quyền khác.

Từ đó, Montesquieu chủ trương phân quyền để chống lại chế độ chuyên chế, thanh toán nạn lạm quyền, để chính quyền không thể gây hại cho người bị trị và đảm bảo quyền tự do cho nhân dân. Montesquieu đã viết: “Khi mà quyền lập pháp và hành pháp nhập lại trong tay một người hay một Viện Nguyên Lão, thì sẽ không có gì là tự do nữa, vì người ta sợ rằng chính ông ta hoặc viện ấy chỉ đặt ra những luật độc tài để thi hành một cách độc tài. Cũng không có gì là tự do nếu như quyền tư pháp không tách rời quyền lập pháp và hành pháp. Nếu quyền tư pháp được nhập với quyền lập pháp, thì người ta sẽ độc đoán với quyền sống, quyền tự do của công dân; quan tòa sẽ là người đặt ra luật. Nếu quyền tư pháp nhập lại với quyền hành pháp thì quan tòa sẽ có cả sức mạnh của kẻ đàn áp. Nếu một người hay một tổ chức của quan chức, hoặc của quý tộc, hoặc của dân chúng, nắm luôn cả ba thứ quyền lực nói trên thì tất cả sẽ mất hết.”

Tóm lại, theo Montesquieu, cách thức tổ chức nhà nước của một quốc gia là: “Cơ quan lập pháp trong chính thể ấy gồm có hai phần, phần này ràng buộc phần kia do năng quyền ngăn cản hỗ tương. Cả hai phần sẽ bị quyền hành pháp ràng buộc và quyền hành pháp sẽ bị quyền lập pháp ràng buộc.”

Tư tưởng của Montesquieu tuy vẫn còn điểm hạn chế là bảo thủ phong kiến, đòi hỏi đặc quyền cho tầng lớp quý tộc. Nhưng nó vẫn là nền móng cho tư tưởng phân chia quyền lực sau này, có ảnh hưởng sâu sắc đến những quan niệm sau này về tổ chức nhà nước cũng như thực tiễn tổ chức của các nhà nước tư bản. Ví dụ như đa số Hiến pháp của các nhà nước tư bản hiện nay đều khẳng định nguyên tắc phân quyền như một nguyên tắc cơ bản của việc tổ chức quyền lực nhà nước. Như điều 10 Hiến pháp liên bang Nga quy định: “Quyền lực nhà nước ở Liên bang Nga được thực hiện dựa trên cơ sở của sự phân quyền thành các nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp. Các cơ quan của các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp phải độc lập.” Điều 1 của Hiến pháp Ba Lan cũng trực tiếp khẳng định việc tổ chức bộ máy nhà nước theo nguyên tắc phân chia quyền lực thành ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Tiếp nối Montesquieu, J.J. Rousseau cùng với tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội,” đã đưa ra những quan điểm rất mới mẻ và tiến bộ về sự phân chia quyền lực trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

Rousseau [1712 – 1778] chủ trương nêu cao tinh thần tập quyền, tất cả quyền lực nhà nước nằm trong tay cơ quan quyền lực tối cao tức toàn thể công dân trong xã hội. Nhưng ông lại chỉ ra rằng phân chia quyền lực nhà nước thành quyền lập pháp và quyền hành pháp, giao chúng vào tay cơ quan quyền lực tối cao và chính phủ là cách thức hợp lý duy nhất để đảm bảo sự hoạt động có hiệu quả cho nhà nước, cũng như ngăn chặn được xu hướng lạm quyền. Ngoài ra ông còn nêu lên vai trò quan trọng của cơ quan tư pháp trong việc đảm bảo cho sự hoạt động ổn định của nhà nước, cũng như cho sự cân bằng giữa các vế cơ quan quyền lực tối cao, chính phủ và nhân dân. Nhưng cách phân quyền của Rousseau không giống với Locke và Montesquieu, bởi ông luôn khẳng định một điều duy nhất rằng: “những bộ phận quyền hành được chia tách ra đều phụ thuộc vào quyền lực tối cao” và “mỗi bộ phận chỉ thực hiện ý chí tối cao đó” mà thôi.

Phân quyền và tam quyền phân lập trong tổ chức Nhà nước

11:59 SA @ Thứ Sáu - 08 Tháng Sáu, 2012

Từ cổ đại, nhà triết học Hy Lạp Aristote là người đưa ra thuyết nhà nước quản lý xã hội bằng 3 phương pháp: luật pháp, hành pháp và phân xử. Nhà triết học người Anh John Lock [1632-1704] đã tách bạch các thể chế chính đáng [quân chủ, quý tộc, cộng hoà] và biến chất [độc tài, quá đầu, dân trị]*]. Ông cho rằng quyền lực của nhà nước là quyền lực của nhân dân và để chống biến chất chính phủ phải thực hiện phân quyền theo 3 lĩnh vực: lập pháp, hành pháp và liên hợp. Và nhà tư tưởng Pháp Montesquieu [1689-1755] đã phát triển toàn diện học thuyết phân quyền. Theo Montesquieu, một khi quyền lực tập trung vào một mối, kể cả một người hay một tổ chức, thì nguy cơ chuyên chế vẫn còn...

Tiếp thu và phát triển tư tưởng về thể chế chính trị tự do, chống chuyên chế, Mongtesquieu xây dựng học thuyết phân quyền với mục đích tạo dựng những thể chế chính trị đảm bảo tự do cho các công dân.

Theo ông, tự do chính trị của công dân là quyền mà người ta có thể làm mọi cái mà pháp luật cho phép. Pháp luật là thước đo của tự do. Cũng như Aristote và J. Locke, Mongtesquieu cho rằng, thể chế chính trị tự do là thể chế mà trong đó, quyền lực tối cao được phân thành 3 quyền : lập pháp, hành pháp và tư pháp.

  • Lập pháp: biểu hiện ý chí chung của quốc gia . Nó thuộc về toàn thể nhân dân, được trao cho hội nghị đại biểu nhân dân - Quốc hội.
  • Hành pháp: Là việc thực hiện luật pháp đã được thiết lập.
  • Tư pháp: là để trừng trị tội phạm và giải quyết sự xung đột giữa các cá nhân. Các thẩm phán được lựa chọn từ dân và xử án chỉ tuân theo pháp luật.


Tư tưởng phân quyền của Mongtesquieu là đối thủ đáng sợ của chủ nghĩa chuyên chế phong kiến và có thể khẳng định ông là người đã phát triển và hoàn thiện thuyết: ”tam quyền phân lập”. Học thuyết về sự phân chia quyền lực gắn liền với lí luận về pháp luật tự nhiên đã đóng vai trò quyết định trong lịch sử đấu tranh của giai cấp tư sản chống lại sự độc đoán, chuyên quyền của nhà vua.

Cùng với sự hình thành chế độ tư bản, nguyên tắc "phân chia quyền lực" đã trở thành một trong những nguyên tắc chính của chủ nghĩa lập hiến tư sản, lần đầu tiên được thể hiện trong các đạo luật mang tính hiến định của cuộc Cách mạng Pháp và sau đó thể hiện đầy đủ trong Hiến pháp Hoa Kỳ 1787. Học thuyết pháp luật - chính trị [thuyết "phân quyền"] với quyền lực nhà nước được hiểu không phải là một thể thống nhất, mà là sự phân chia thành 3 quyền: quyền lập pháp, hành pháptư pháp, các quyền này được thực hiện độc lập với nhau,kiểm soát lẫn nhau, kiềm chế lẫn nhau. Trên thực tế, việc phân chia quyền lực trong bộ máy nhà nước được áp dụng khác nhau trong hệ thống các nước cộng hoà tổng thống, theo nguyên tắc "kiềm chế và đối trọng", tức là các quyền kiểm tra và giám sát lẫn nhau, tạo ra sự cân bằng giữa các quyền.

Thực tiễn phân quyền

Hãy xem người công dân trong các nước cộng hòa kia ở trong cảnh ngộ: Cơ quan cầm quyền vừa là kẻ thi hành luật và tự cho mình là kẻ lập pháp. Họ có thể tàn phá quốc gia bằng những ý chí chung sai lầm của họ. Mà họ còn nắm cả quyền xét xử nữa thì họ có thể đè nát mỗi công dân theo ý muốn của họ” [Bàn về tinh thần pháp luật, Montesquieu, NXB lý luận chính trị, 2006, trang 107].

Lord Acton, một sử gia người Anh sống vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 đã từng nói: "Quyền lực có xu hướng tha hóa; quyền lực tuyệt đối dẫn đến tha hóa tuyệt đối".

Qua toàn bộ lịch sử của loài người, quyền lực đã từng bị lạm dụng không chỉ bởi những nhà độc tài, mà ngay cả những quan chức chính phủ hoặc thành viên quốc hội, những người được bầu lên một cách tự do. Sẽ còn nguy hiểm hơn cho xã hội nếu phần lớn hoặc tất cả quyền lực tập trung trong tay của một người hay một nhóm người. Câu hỏi không phải là tại sao - mà như thế nào.

Ở Mỹ, sự phân chia quyền lực bảo vệ lợi ích của thiểu số và tránh cho quốc gia không chuyển từ "tả" sang "hữu" một cách đột ngột.


Ở bất kỳ xã hội dân chủ thực sự nào, luôn có một mức độ nhất định về phân chia quyền lực. Khi nói tới phân chia quyền lực, người ta thường nghĩ tới học thuyết phân quyền làm ba nhánh độc lập và bình đẳng: Lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tuy nhiên, nhìn rộng hơn, chúng ta còn thấy những dạng phân chia quyền lực khác.

Quyền bỏ phiếu của người dân là ví dụ thứ nhất. Được trang bị quyền bỏ phiếu, người dân có thể lựa chọn người đại diện của mình vào các vị trí chính quyền, cũng như loại bỏ họ. Đó là phương pháp cơ bản phân chia quyền lực giữa người được bầu và người bỏ phiếu.

Quyền lực của báo chí là một ví dụ khác. Báo chí có thể nói nắm quyền lực vô hạn. Các quốc gia độc tài, bạo chúa, mất dân chủ luôn muốn kiểm soát báo chí để phục vụ chương trình tuyên truyền riêng cho họ. Trong một xã hội dân chủ, giữ cho báo chí độc lập với nhà nước là một phương pháp thiết yếu đảm bảo sự phân chia quyền lực. Ở Mỹ, chính phủ Mỹ bị cấm không được nắm giữ bất kỳ tờ báo, đài phát thanh hay truyền hình nào.

Việc lựa chọn các ứng cử viên từ các đảng phái chính trị, nền tảng tri thức, chủng tộc v.v... khác nhau vào Quốc hội là một biện pháp khác để phân chia quyền lực. Và còn có nhiều cách phân chia quyền lực khác giữa chính phủ trung ương và địa phương, giữa các bộ ngành bên trong chính phủ v.v....

Quyền lực thực sự nằm trong tay của các thành viên thuộc ba nhánh kia. Trong một quốc gia nơi có một nhánh nắm quyền lực tối thượng, sẽ xảy ra hai vấn đề. Thứ nhất, đó là không có sự kiểm tra và cân bằng quyền lực. Quốc gia như thế có thể nghiêng quá nhiều về phía tả hoặc hữu và thậm chí có thể trở nên cấp tiến hoặc cực đoan. Thứ hai, đa số có thể đè bẹp thiểu số dưới nắm đấm thép của mình.

Hãy thử nhìn vào một quốc gia mà Quốc hội nắm quyền tối thượng. Sau khi bầu cử, một đảng chính trị thắng cử và nắm đa số ghế trong Quốc hội. Thành viên của Quốc hội từ đảng này sẽ bổ nhiệm hoặc chỉ định nội các và các quan tòa. Nhánh hành pháp và tư pháp được coi là công cụ của Quốc hội và bắt buộc phải thực thi "ý chí của dân" - những luật do nhánh lập pháp thông qua. Khi có các nhánh khác như liên minh của mình, đa số trong Quốc hội kia bắt đầu "ép" và thúc đẩy chương trình chính trị của đảng mình. Cả nước sẽ nhanh chóng đi theo một hướng. Thật không may, đây là hướng sai lầm. Ai đó có thể lý luận rằng, trong một xã hội dân chủ, người dân chỉ phải đợi đến lần bầu cử kế tiếp để bỏ phiếu loại đảng đó ra khỏi Quốc hội. Nhưng chỉ sợ lúc đó thì đã quá muộn. Tới lúc mọi người đi đến điểm bỏ phiếu, báo chí đã bị kiểm soát và "định hướng" bởi đảng đó. Quân đội bị buộc phải trung thành với đảng đó. Quyền bỏ phiếu bị hạn chế, thậm chí xóa bỏ - và thậm chí hiến pháp có để bị sửa đổi để cho đảng có quyền thống trị đất nước vĩnh viễn.

Để bổ sung cho hệ thống chính trị này, "bầu cử giữa kỳ" hoặc "trưng cầu dân ý" được đưa ra nhằm cho phép giao trả quyền lực một cách nhanh chóng về tay người dân. Tuy nhiên, trưng cầu dân ý mang tính ngoặt khó lường và chỉ nên dùng như biện pháp cuối cùng. "Bầu cử giữa kỳ" có thể đưa một đảng khác lên nắm quyền. Tuy nhiên, ở bất kỳ thời điểm nào, loại Quốc hội này là Quốc hội của đa số. Nó luôn thể hiện lợi ích của đa số. Vậy làm thế nào để bảo vệ lợi ích của thiểu số? Vấn đề này trở nên rõ nét ở quốc gia nơi có một đảng rất mạnh, hoặc chỉ có hai đảng. Ví dụ như ở Mỹ, khi đảng Cộng hòa nắm Quốc hội, đảng Dân chỉ sẽ "lĩnh đủ" và ngược lại.

Học thuyết phân chia quyền lực là nền tảng của hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Ba nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp ở Mỹ độc lập và bình đẳng về quyền lực với nhau. Tổng thống có quyền phủ quyết luật đã được Quốc hội thông qua. Cần phải có 2/3 số phiếu ở Quốc hội để bác bỏ sự phủ quyết của Tổng thống. Tòa án Tối cao có thể phán quyết một bộ luật nào đó vi hiến. Tất cả các bộ luật đều được tranh cãi gay gắt và thử thách trước khi nó có thể được thông qua. Đây chính là điều bắt buộc phải có: "kiểm tra và cân bằng". Nó giữ cho quốc gia không chuyển hướng quá nhiều, quá nhanh sang "tả" hoặc sang "hữu".

Khi một đảng nắm đa số trong Quốc hội, hai năm sau trong kỳ bầu cử giữa kỳ, người Mỹ thường bỏ phiếu cho đảng kia. Lịch sử cho thấy, không có đảng nào nắm giữ cả Quốc hội và Nhà trắng trong thời gian quá một nhiệm kỳ. Một tổng thống Cộng hòa với quyền phủ quyết sẽ đảm bảo lợi ích của thiểu số [những người cộng hòa] khỏi bị chi phối bởi đa số Dân chủ trong Quốc hội.

[Theo nguồn Wikipedia]

*]Một vài dạng chính thể:
- Quân chủ: Quyền lực nhà nước nằm trong tay một người cai trị [vua] vì lợi ích chung.
- Cộng hòa: Các công dân [nhóm người, tập thể] cai trị thành bang vì lợi ích chung. Hiện nay các chính thể Cộng hòa là sự kết hợp của 2 loại: Cộng hòa quý tộccộng hòa dân chủ.

- Quý tộc [cộng hòa quý tộc]: Quyền lực nhà nước nằm trong tay một số ít người được bầu [Đại cử tri] có những phẩm chất tốt nhất, cai trị vì lợi ích chung.
- Dân chủ [cộng hòa dân chủ]: Con người chỉ thực sự được tự do trong xã hội có dân chủ. Mục đích của chính thể dân chủ, thể chế dân chủ là phục vụ số đông, thể hiện ý chí của số đông dân chúng.

- Độc tài: Là hình thức cai trị độc đoán do các kẻ cầm quyền không bị pháp luật, hiến pháp hay các nhân tố chính trị và xã hội trong quốc gia ràng buộc.
- Quả đầu: Là hình thức cai trị của một số ít người nhưng lại vì lợi ích riêng.
- Dân trị: Là hình thức "dân trị vì" thể hiện mong muốn, ý chí là chính quyền vì dân, do dân nhưng người dân hầu như không được tham gia đề cử và phế truất đại diện của mình trong cơ quan quyền lực nhà nước, không được đảm bảo đang được cai trị vì lợi ích chung.

Nguồn:Chungta.com

LinkedInPinterestCập nhật lúc:11:59 SA @ 08/06/2017

chính trịluật pháppháp luậttam quyền phân lậppháp quyềnNhà nướcquyền lực

Video liên quan

Chủ Đề