Hôi miệng là dấu hiệu bệnh gì

Chứng hôi miệng là hơi thở hôi thường xuyên hoặc dai dẳng.

Rà soát hệ thống nên tìm kiếm các triệu chứng của các rối loạn, bao gồm chảy mũi và đau vùng mặt hoặc đầu [ viêm xoang Viêm xoang Viêm xoang là viêm các xoang cạnh mũi do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc nấm hoặc phản ứng dị ứng. Triệu chứng bao gồm ngạt mũi, chảy mũi mủ, và đau mặt hoặc nặng vù... đọc thêm , dị vật trong mũi Dị vật mũi Dị vật mũi thường gặp ở trẻ nhỏ, người khiếm khuyết trí tuệ, và bệnh tâm thần. Các vật phổ biến được đẩy vào mũi bao gồm bông, giấy, sỏi, hạt, đậu, hạt hoa quả, hạt đậu, côn trùng, và pin tròn... đọc thêm ], ho có đờm và sốt [nhiễm trùng phổi], trào ngược thức ăn không tiêu hoá khi nằm xuống hoặc cúi xuống [ túi thừa Zenker Túi thừa thực quản Túi thừa thực quản là phần phồng ra của niêm mạc qua lớp cơ của thực quản. Bệnh có thể không có triệu chứng hoặc gây khó nuốt và trào ngược. Chẩn... đọc thêm ]. Cần lưu ý các yếu tố như khô miệng, khô mắt, hoặc cả hai [ Hội chứng Sjögren Hội chứng Sjögren Hội chứng Sjögren là một bệnh viêm tự miễn hệ thống mạn tính, không rõ nguyên nhân. Bệnh được đặc trưng bởi triệu chứng khô miệng, mắt, và cá... đọc thêm ].

Xem xét các dấu hiệu sinh tồn, đặc biệt là khi có sốt.

Kiểm tra chảy dịch mũi hoặc dị vật trong mũi.

Thăm khám miệng để phát hiện dấu hiệu bệnh nha chu Tổng quan về bệnh nha chu Viêm quanh răng là một bệnh viêm miệng mãn tính, phá hủy dần dần các răng hỗ trợ. Nó thường biểu hiện như viêm lợi ngày càng tồi tệ hơn... đọc thêm , nhiễm trùng răng Đau răng và nhiễm trùng Đau tại răng và xung quanh răng là một vấn đề phổ biến, đặc biệt trên những bệnh nhân vệ sinh răng miệng kém. Đau có thể liên tục, đau sau khi kích thí... đọc thêm miệng, và ung thư. Dấu hiệu khô rõ ràng được ghi nhận [ví dụ: niêm mạc khô, dính, hay ẩm ướt, có hay không nước bọt có bọt, quánh, hoặc bình thường].

Kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng và ung thư ở họng.

Tiến hành kiểm tra hơi thở bằng sniff test. Nói chung, các nguyên nhân gây hôi miệng dẫn đến mùi hôi thối nồng nặc, trong khi các bệnh lý hệ thống dẫn đến mùi khó chịu hơn. Lý tưởng nhất trong 48 giờ trước khi khám, bệnh nhân không ăn tỏi hoặc hành, và trong 2 giờ trước khi khám, bệnh nhân kiêng ăn, nhai, uống, súc miệng, rửa, hoặc hút thuốc lá. Trong quá trình thử nghiệm, bệnh nhân thở ra cách mũi của bác sĩ 10 cm, trước tiên qua miệng và sau đó ngậm miệng và thở qua mũi. Nếu mùi hôi nặng hơn khi thở qua miệng thì là tại nguyên nhân miệng; mùi khó chịu nặng hơn khi thở qua mũi gợi ý nguyên nhân là ở mũi hoặc xoang. Mùi hôi qua cả mũi và miệng giống nhau có thể là do nguyên nhân hệ thống hoặc phổi.

Nếu nguồn gốc không rõ ràng thì cạo lưỡi ở phía sau bằng một chiếc thìa nhựa. Sau 5 giây, đặt thìa cách mũi bác sĩ 5 cm, nếu có mùi hôi thì gợi ý nguyên nhân là các vi khuẩn trên lưỡi.

Những phát hiện sau đây cần được quan tâm đặc biệt:

  • Các tổn thương ở miệng nhìn thấy hoặc sờ thấy

Ở những bệnh nhân có các triệu chứng có vẻ liên quan đến một loại thức ăn hoặc đồ uống nào đó mà mà không có những dấu hiệu khác, việc thử tránh sử dụng các thực phẩm đó [tiếp theo là một bài sniff test] có thể làm rõ chẩn đoán.

Không nên mở rộng thăm khám để chẩn đoán trừ khi tiền sử và khám lâm sàng gợi ý một căn bệnh tiềm ẩn.xem bảng Một số nguyên nhân hôi miệng Một số nguyên nhân gây hôi miệng . Các máy kiểm tra lưu huỳnh di động, sắc ký khí, và các phép thử hóa học khi nạo lưỡi có thể làm nhưng tốt nhất là nên chuyển bệnh nhân đến nơi nghiên cứu hoặc các phòng khám nha khoa chuyên sâu về đánh giá và điều trị chứng hôi miệng.

Hôi miệng là dấu hiệu báo tình trạng sức khỏe gặp vấn đề. Gần như bạn có thể bắt gặp vài người mắc chứng hôi miệng hoặc chính mình cũng có bệnh mà không biết. Nhai kẹo cao su hay xịt thơm miệng cũng chỉ là biện pháp tạm thời mà không thể giúp bạn giải quyết triệt để. Vậy, hôi miệng là dấu hiệu của bệnh gì? bị hôi miệng phải làm sao? Bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

1. Bệnh hôi miệng là gì?

Hôi miệng là chứng bệnh không gây nguy hiểm, nhưng lại ảnh hưởng khi giao tiếp, làm cho người bệnh mất tự tin. Hôi miệng là chứng bệnh khi miệng người phát ra hơi thở sẽ mang mùi hôi hoặc mùi khó chịu khi nói.

Bệnh hôi miệng là bệnh gì?

2. Những nguyên nhân nào gây hôi miệng?

Miệng bị hôi là do những nguyên nhân sau:

  • Chăm sóc răng miệng chưa tốt, đây là nguyên nhân phổ biến gây ra hôi miệng. Vì nếu vệ sinh răng miệng không tốt thì thức ăn bị mắc lại, tác động với Enzym trong nước bọt sẽ gây mùi hôi khó chịu.
  • Đa số mọi người đều có hơi thở hôi vào buổi sáng với mức độ khác nhau khi thức dậy sau giấc ngủ đêm. Đây là điều bình thường và nguyên nhân là do miệng bị khô suốt đêm vì lưu lượng nước bọt sẽ tăng nhanh ngay sau khi bắt đầu ăn sáng.
  • Hóa chất trong thức ăn như tỏi, đồ ăn cay và thức uống có cồn sẽ tạo ra mùi khó chịu cho hơi thở của người vừa mới sử dụng loại thực phẩm này.
  • Hút thuốc lá cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh hôi miệng, vì khi hít khói thuốc, mùi hôi của hơi thở sẽ theo khói thuốc đẩy ra ngoài.
  • Ăn kiêng hay tuyệt thực cũng có thể làm hơi thở có mùi là do hóa chất Ketones được tạo ra trong quá trình phân hủy chất béo.
  • Nguyên nhân hôi miệng còn do các bệnh lý y khoa như một polyp trong mũi, viêm xoang hay các vật lạ kẹt trong lỗ mũi cũng có thể gây hôi miệng nặng. Trong trường hợp này, mùi hôi thường chỉ xuất hiện hay trở nên nghiêm trọng hơn khi thở bằng mũi.
  • Một số nguyên nhân gây hôi miệng khác là sự mất nước, tác dụng phụ của một số thuốc có thành phần Tricyclic…
Nguyên nhân gây bệnh hôi miệng

Hôi miệng là dấu hiệu của bệnh gì?

Khi bị hôi miệng, có thể bạn sẽ có nguy cơ mắc phải những bệnh sau:

Khi miệng bị khô, mùi hôi miệng sẽ xuất hiện. Vì nước bọt có nhiệm vụ giữ cho miệng ẩm, giúp tiêu hóa thực phẩm, giảm thay đổi về tính axit trong miệng, tiêu hóa tinh bột. Khi nồng độ axit tăng lên thì vi khuẩn trong khoang miệng cũng phát triển nhiều hơn. Nếu bổ sung đủ nước, sẽ giúp cơ thể trao đổi chất và ion muối khoáng tốt hơn, đồng thời ngăn ngừa các dấu hiệu của chứng hôi miệng.

Nếu hơi thở có mùi mà mũi thường xuyên bị nghẹt, đau đầu, trong miệng có dịch mủ chảy xuống, thì chứng hôi miệng của bạn có thể là biểu hiện của bệnh viêm xoang. Nếu muốn hết hôi miệng, bạn cần chữa cho khỏi viêm xoang.

Ảnh hưởng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản hay hẹp khoang miệng là nguyên nhân gây ợ hơi và mùi hôi từ dạ dày lên thực quản khiến có mùi khó chịu bốc ra từ miệng. Hoặc nếu bạn bị ợ nóng, đau bụng bên trái, ăn đồ cay nóng đau bụng và hôi miệng thì có thể dạ dày của bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng.

Hơi thở có mùi hôi, có thể do khí phát sinh trong cơ thể như: gan, thận, tiểu đường, hen suyễn, bệnh tim, … Những căn bệnh này không có biểu hiện hoàn toàn bằng chứng hôi miệng, nhưng cũng là dấu hiệu giúp bạn đề phòng cho sức khỏe của mình.

Phụ nữ mang thai mà bị hôi miệng, thì sẽ có khả năng sinh non hoặc thai nhi có cân nặng thấp. Đây là lý do mà bác sĩ thường khuyên phụ nữ nên kiểm tra sức khỏe răng miệng trước khi mang thai và vệ sinh răng miệng sạch sẽ trong suốt quá trình mang thai.

3. Các biện pháp điều trị bệnh hôi miệng

Hôi miệng gây ảnh hưởng nghiêm trọng khi giao tiếp, làm bạn mất tự tin. Nếu bị hôi miệng, bạn có thể tham khảo các biện pháp điều trị sau:

  • Đánh răng sau khi ăn sẽ giúp hạn chế các tác nhân gây bệnh. Nên đánh răng sau khi ăn 30 phút, đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày bằng bàn chải lông mềm, thay bàn chải 3 tháng / lần.
  • Dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để vệ sinh răng sau khi ăn xong vì đánh răng không thể loại bỏ được các mảng bám vi khuẩn trong kẽ răng
  • Làm sạch lưỡi để hạn chế hôi miệng vì lưỡi là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn, là môi trường thích hợp cho vi khuẩn phát triển.
  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể vừa tốt cho sức khỏe mà còn giúp cho việc chữa bệnh hôi miệng hiệu quả hơn đối với những bệnh nhân bị khô miệng.
Điều trị bệnh hôi miệng
  • Nếu đang niềng răng hoặc răng giả thì cần phải làm sạch kỹ lưỡng dụng cụ nha khoa một lần/ ngày để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn gây hôi miệng.
  • Người bị hôi miệng cần có chế độ ăn uống hợp lý, nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, tránh những thực phẩm như hành tây, tỏi, đồ ăn cay nóng, café và những thực phẩm nhiều đường.
  • Vôi răng là nguyên nhân gây hôi miệng nhiều nhất, vì thế việc lấy vôi răng 2 lần / năm cũng là cách để hơi thở tránh khỏi mùi hôi khó chịu.
  • Đối với những bệnh nhân bị hôi miệng do một số bệnh lý thì cần điều trị dứt điểm những căn bệnh đó.

4. Phòng ngừa bệnh hôi miệng như thế nào?

Để tránh bị hôi miệng, bạn nên áp dụng thói quen vệ sinh răng miệng như đánh răng thường xuyên ngay sau khi ăn.

Dùng chỉ nha khoa để lấy những mảng bám thức ăn dính trong các kẽ răng mà không thể loại bỏ bằng đánh răng thông thường.

Vệ sinh lưỡi sau khi chải răng để hạn chế vi khuẩn gây hôi miệng. Đồng thời cần lưu ý: không hút thuốc lá, uống nhiều nước hàng ngày, có thể nhai kẹo cao su không đường để kích thích nước bọt tiết ra nhiều hơn, hạn chế thức ăn chứa đường, tránh thức ăn gây mùi như hành, tỏi, … và thay bàn chải lông mềm 3 tháng/lần.

Điều trị các bệnh lý liên quan đến: gan, thận, đái tháo đường, trào ngược dạ dày – thực quản…

Nếu bị hôi miệng, bạn có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian chữa hôi miệng như “lá trầu, sáp ong, cùi quả cau, nước cốt dịch chiết xuất từ lá trầu không … hoặc áp dụng một số phương pháp  điều trị hôi miệng trên. Nếu không có tác dụng, bạn nên đến gặp bác sĩ nha khoa để được khám và tư vấn cụ thể nhé

Để phòng tránh tình trạng hôi miệng, bạn cần tìm ra nguyên nhân để có cách chữa trị và phòng tránh tận gốc. Hãy tìm hiểu thêm bài viết này, để tìm hiểu về những nguyên nhân chính gây hôi miệng nhé! >>> Top 5 nguyên nhân gây hôi miệng thường gặp

Video liên quan

Chủ Đề