Hỏnny là gì

X

Bảo mật & Cookie

This site uses cookies. By continuing, you agree to their use. Learn more, including how to control cookies.

Đã hiểu!
Quảng cáo

Vẫn éo tin nổi ban đầu tui định nhét tất cả vào 1 bàiéo tin nổi. Nếu có ai hóng bài mới trong series E Đờ Mờ sau phần 4 mãi mà không thấy phần 5 đâu, mặc dù tui nghĩ là chớ có ai hóng, thì cũng cho tui gửi lời xin lỗi thân thương và trân trọng nhất. Mấy hôm rồi tui gặp đủ chuyện buồn bực [buồn + bực mình], chán nản mệt mỏi các thứ mà lúc con bạn tui nói nó stress thì tui chỉ nghĩ mày mà stress thì tao đã dí súng lên đầu từ lâu rồi con ạ. Nói chung thì tui nghĩ là tui ổn, cơ bản thì tui éo có bao giờ ổn hết =]] Được cái mấy hôm nay có gặp vài chị/bạn trong fandom lầy lội mang tên nhạc kịch Đức nên ít ra tui cũng có động lực mà viết tiếp. Stop here, đây không phải chuyên mục tâm sự mỏng =]]

Chắc các thím sẽ mong đọc đến phần Rudolf nhưng tui lỡ viết đầy đủ quá nên giờ phải đưa hẳn mấy vai kia lên cho giống thứ tự trong danh sách diễn viên với cả thứ tự ra chào khán giả ở curtain call. Tại vì coi mấy vai đều đều ít đột phá ít hút khách nhưng tui cũng có mấy diễn viên tui thích hơn chứ không phải chỉ chăm chăm đợi nam chánh với nam phụ mi nhau Mà khúc nào high lên thì tui viết nhiều nghe. Bài này sẽ có link.

Lucheni

Tui quên cho mấy chế coi cái khúc Lucheni thả áo mưa 2k lên người Franz Joseph với Sisi ở đoạn chuẩn bị dẫn quan viên hai họ đi vô nhà thờ mần lễ cưới nè

Ethan Freeman: Vienna Original [1992]

Cái fact to lớn đầu tiên về Ethan Freeman tui muốn kể với các chế, đó là ông là người Mỹ 100%. Trong lịch sử của vở Elisabeth das Musical thì không thiếu các diễn viên cả chính lẫn phụ mang quốc tịch hoặc có gốc khác Đức-Áo, nhưng nếu tui không lộn và không nhầm thì chỉ có mình Ethan Freeman là người Mỹ thôi. Ông phát âm nghiêng về giọng Mỹ rất nhiều và rõ trong vở này nhưng ở các vở diễn khác thì không nghe ra giọng Mỹ đó nữa. Ở tuổi 34 lúc vào vai Luigi Lucheni, Ethan Freeman lớn tuổi hơn nhiều so với Lucheni của lịch sử ở thời điểm ám sát Elisabeth [lúc đó Lucheni 25 tuổi và tự sát năm 37 tuổi]. Công bằng mà nói, Ethan không định hình nhân vật này như cách mà các diễn viên khác định hình nhân vật của mình trong bản gốc năm 1992. Lucheni này nằm ở mức độ an toàn với cách mỉa mai, châm biếm và cả cái hài hước vừa đủ. Hình khó tìm quá, gif càng khó nữa

Nhưng cái tui thích ở Lucheni của Ethan Freeman là ông sở hữu chất Ý thế kỉ 19 và cái chất đó thể hiện rất rõ ràng. Nếu ai đã từng xem mấy bài cảm nhận phim Ý thời xưa của tui thì có thể sẽ biết về cảm giác khó chịu mà phục sức, trang điểm của các nhân vật gây ra cho tui. Lucheni này cũng vậy, rất khó để tả cái cảm giác mà Ethan đem đến cho người xem nói chung và tui nói riêng. Nó không nằm ở hóa trang hay phục sức- trang phục của Lucheni luôn y hệt tấm ảnh chụp tên thanh niên người Ý khi bị bắt. Có lẽ nó đến từ bước đi, cử chỉ, cái đảo mắt, giọng cười của ông- một gã người Ý không lấy gì làm lương thiện chính hiệu. Và với việc đây là lần đầu tiên gã người Ý đã ám sát Hoàng hậu Elisabeth được đưa lên sân khấu, với những nguy cơ đón nhận phản ứng tiêu cực và chỉ trích từ khán giả thì Ethan Freeman đã làm tốt việc của mình, hay đúng hơn là việc của Lucheni: Kể lại cuộc đời của Elisabeth theo cách hắn cảm thấy là đúng nhất- mỉa mai, châm biếm, để khán giả hoặc quay lưng với Elisabeth, hoặc tự quyết định nên cảm thấy thế nào cho cuộc đời nàng. Thêm nữa đó là Lucheni luôn kính cẩn và đôi lúc- tùy theo cách diễn của diễn viên- có phần sợ hãi der Tod. Đối với Lucheni của Ethan thì nếu der Tod không phải Uwe, chắc người nằm ở chiếu trên trong trường hợp này là Lucheni mới đúng.

Carsten Lepper: Essen [2001], Stuttgart [2005]

Lucheni của đợt này có một đoạn giả vờ khóc lóc rất mỉa mai ngay sau bài Die Schatten werden länger ở act 1 [khi Sophie con đầu lòng của Elisabeth qua đời]. Đoạn khóc mỉa đó sang mấy đợt diễn khác thì không thấy.

Serkan Kaya: Vienna Revival I [2004]

Favorite Lucheni của rất rất nhiều người, và về cơ bản tui cũng khá thích Lucheni của Serkan Kaya. Tiếng Ý của Serkan [ở những đoạn mà Lucheni nhét vài câu tiếng mẹ đẻ của mình vào lời dẫn chuyện] được đánh giá là hoàn hảo, gu hài hước theo kiểu dry humour tiết chế vừa phải, không kiềm quá như Ethan Freeman, không get hightới mức bật cả nắp quan tài Rudolf như Carsten Lepper. Mức độ mỉa mai và châm biếm Elisabeth cùng hoàng gia Habsburg được đẩy lên mức có thể gây nhột cho cổ nhân. Nói chính xác thì Serkan Kaya chính là Lucheni chuẩn gốc kịch bản mà các nhà soạn nhạc muốn đem đến cho khán giả: một gã thanh niên người Ý kể chuyện đời của con người cao quý mà mình đã ám sát theo kiểu muốn khán giả xuôi theo hắn và nhìn người nạn nhân kia theo cách mà hắn muốn. Và tội gì hắn lại kể tốt cho Elisabeth =]] Bằng chứng là tui có ưa nổi Elisabeth hồi đợt Revival 2004 đâu =]]

Một cái không thể bỏ qua đó là Serkan Kaya hơi bị đẹp quá cho nhân vật Lucheni, nhất là đôi mắt. Có thể gọi là may mắn vì đợt đấy toàn bộ vẻ đẹp của cả dàn cast mà nhất là der Tod và Lucheni được phô trọn ra qua những cảnh quay cận mặt [bỏ qua hai mẹ con Elisabeth đi]. Lucheni có kiểu thè lưỡi đùa giỡn khá là iconic nhưng chỉ đến Serkan Kaya thì cái lưỡi đó nó mới không tục cũng không gớm và dị.

Bruno Grassini: Berlin [2008], Tour diễn [2009]

Kurosch Abbasi: Tour diễn [2011], Vienna Revival II [2012], Tour diễn Đức và Thượng Hải [2015]

Thomas Hohler: Understudy vai Luigi Lucheni trongđợt Berlin [2008], Tour diễn Đức và Thượng Hải [2015]

Quẩy lên đồng bào, con tui đâylát nữa mấy chế sẽ thấy nó xuất hiện ở phần Rudolf *nếu bài này tui bò được tới đó* và lúc đấy thì nó sẽ thoát cái chữ understudy. Tui từng nghe một chị đại trên Phây Búc nói rằng Thomas là dạng dễ bẻ [không cong, có vợ rồi, lúc biết Thomas có vợ tui bị giật mình vì đó giờ tưởng nó cong], bẻ vai nào trong cái vở này cũng được nhưng nhớ trừ cái vai der Tod ra. Không biết ý chị ra làm sao nhưng bẻ tới vai Elisabeth thì nó sai lắm rồi lạy Chúa trên cao [nhưng đảm bảo nếu nó đi làm Elisabeth thì cái fandom lầy lội này mà dẫn đầu chắc là tui sẽ đổ xô đi đào bootleg để xem =]] ]. Tính tới giờ, nhân loại đã đào được hình của Thomas lúc lẫn trong dàn Death En Giồ của der Tod [cực kì chất], lúc lẫn trong dàn quần chúng đi đòi sữa, đi uống cà phê, nổi tiếng nhất đương nhiên là lúc đi làm Rudolf, và mới đây khi tui lục được bootleg ẻm đi làm Lucheni thì đời tui lật qua trang mới.Mấy chế có thể xem ở đây. Rudolf là Oli, 2 vai chính là Pia và Uwe

Nói trắng ra cho nhanh gọn thì Thomas diễn vai Lucheni rõ là phù hợp, nhập vai và tốt hơn cả vai Rudolf [làm Rudolf đã rất tốt rồi]. Ở thời điểm diễn vai Lucheni lần đầu thì Thomas trẻ hơn cả Lucheni thật cái hồi mới ám sát Elisabeth. Lucheni này không giống bất cứ phiên bản nào trước đó mà nhiệt tình/nhiệt huyết theo kiểu riêng, hài hước cũng không phải theo hướng dry humour mà có phần trẻ trâu tới mức trẻ con, và tuy nói tiếng Ý theo đúng kịch bản nhưng có bói cũng không ra nổi tí chất Ý nào. Thay vì dùng lưỡi để pha trò thì Lucheni này đảo mắt theo kiểu rất trẩu. Vòng vòng một hồi thì hình như đây không phải là Lucheni, nhưng cũng chính là gã thanh niên đã ám sát Elisabeth. Có thể do tui bị ảnh hưởng nhiều bởi các Lucheni trước đó nên cách tui kì vọng và mong đợi ở nhân vật này có khác nhiều so với cách mà Thomas thể hiện, nhưng tui không bị thất vọng mà ngược lại còn rất thích. Không phải tại tui cưng ẻm nên tui quay sang thích, vai Rudolf của Thomas có nhiều lúc bị tui chê mà. Có lẽ Lucheni mà Thomas tạo nên đã bật ra ngoài cái khung có sẵn, và cơ hội cùng thời gian để Thomas thể hiện vai quá ít để người xem kịp ngấm nhưng để thích và chấp nhận là quá dễ.

À mà cái hồi Berlin [2008] đấy trang phục cẩu thả quá nên bộ đồ rộng thùng thình so với cái thân hình tre miễu đầu thôn cản gió của Thomas, thành ra lại nhìn đúng chất thanh niên vô công rỗi nghề đâm ra nông nổi đi ám sát hoàng hậu

Sophie

Else Ludwig: Vienna Original [1992], Vienna Revival I [2004]

Lenneke Willemsen: Vienna Revival I [2004]

Tui chỉ xem được Lenneke Willemsen diễn vai này trong các bootleg năm 2004, nhưng mà mới nhìn ngoại hình của cô trong vai Sophie thôi thì đầu tui đã nghĩ ngay, đây mới chính là the only man at court trong truyền thuyết. Không cố ra vẻ trịch thượng, gằn giọng, nhăn mặt trợn mắt nhíu mày để gây sức ép lên con trai, con dâu và cả cháu trai như cách mà nhiều diễn viên thể hiện, cái phong thái uy quyền, cao sang, lạnh lùng và dứt khoát của Thái hậu Sophie tỏa ra ngay từ ánh mắt. Sophie của Lenneke chính là người mẹ chồng mà Elisabeth phải e dè, phải chịu sức ép tới mức ép quá chịu không nổi phải xách áo đi luôn, mặc dù tui nghĩ cái ép người Elisabeth nhiều nhất là cái corset của bả kìa.

Quay lại nói riêng Thái hậu Sophie thôi, thì tui chưa từng có suy nghĩ rằng bà đáng sợ và ghê gớm tới mức là một phần nguyên nhân những căn bệnh tâm lý mà Elisabeth gặp phải. Về cơ bản thì đúng là Elisabeth có tâm hồn khá phóng khoáng, tự do, và với cương vị một người mẹ chồng từng đưa con trai mình lên ngôi Hoàng đế, cộng thêm việc được mệnh danh như người cầm trịch cả đất nước thời bấy giờ, làm sao Sophie chấp nhận được Elisabeth? Cho cưới đã là hên lắm rồi.

Franz Joseph

Anh Dậu trong truyền thuyết của fandom nhạc kịch Đức-Áo =]] Tui thích hầu hết các diễn viên vào vai này, nhưng bảo nói gì đó thì tui không biết =]]

Viktor Gernot: Vienna Original [1992]

Michael Shawn Lewis: Essen [2001]

André Bauer: Essen [2001], Vienna Revival I [2004]:Đứng hàng đầu trong danh sách Anh Dậu yêu thích của tui

Franziskus Hartenstein: Vienna Revival II [2012]

Đề nghị mấy má tập trung vào cái góc nghiêng thần thánh đó thôi

Maximilian Mann: Tour diễn Đức và Thượng Hải [2015]:Fact thú vị ở đây đó là Maximilian Mann nhỏ tuổi gần nhất dàn cast tiêu biểu bao gồm Elisabeth, der Tod, và nhỏ hơn cả Thomas Hohler [Rudolf] những 2 tuổi. Tuy vậy cái hay ở đây là Maximilian rất già dặn khi vào vai. Ngoài đời nhoi lắm chứ chả được 1 chút nghiêm túc của Franz Joseph trên sân khấu =]]

I found a rare picture of Kaiser Franz Joseph [left] and his son. I swear you didnt read that wrong

Hình lưu niệm của gia đình văn hóa chụp với ông chú người quen lâu năm

Mấy má có muốn xem Franz Joseph với Rudolf nhảy đầm với nhau không?

Rudolf

Hoàng tử bé mặc dù về cuối vở thì đã lớn chồng ngồng rồi, cứ xuất hiện là được fandom chạy ra đòi bảo vệ, sau đó cả fandom ngồi thỏa mãn nhìn cái ông der Tod kia vật thằng bé lên bờ xuống ruộng [chỉ áp dụng cho der Tod của Mark Seibert]. Bảo vệ hay ghê nhỉ =]] Xong đến đoạn Mayerling Waltz thì lại gào lên xót con, rồi ngồi đợi nghe tiếng súng nổ, đợi hoàng tử té xuống sàn xem tiếng ngã có lớn không =]] Ấy thế mà cứ gào tránh xa con tôi ra =]]

Andreas Bieber:Not that BieberVienna Original [1992]

Các Rudolf của đợt Vienna Original [1992] hồi đó được gắn thêm bộ râu lên mặt, và cộng với cái dáng người mảnh khảnh mà tiêu biểu nhất là Andreas Bieber thì trông Rudolf khá là giống cổ nhân thời xa xưa. Nói riêng thì sự phát triển nhân vật Rudolf qua từng đợt diễn khá là hay ho. Ở bản gốc, Rudolf chỉ có 2 bài hát là Die Schatten werden länger và Wenn ich dein Spiegel wär [Mayerling Waltz chỉ bùm với đùng rồi lại rầm nên không tính], và Rudolf hồi đấy yếu đuối, chịu sự ảnh hưởng quá lớn của der Tod trong đoạnDie Schatten werden länger, gần như chỉ vừa đủ sức và suy nghĩ để kịp thoát khỏi nụ hôn của der Tod, rồi đến đoạn Mayerling thì Rudolf dựa hoàn toàn vào der Tod, gần như thả lỏng toàn thân để ngài đỡ lấy mình [sau đó quăng luôn xuống sàn]. Nhưng cái đáng nhớ nhất đối với Rudolf của Andreas Bieber đó là ở bài Wenn ich dein Spiegel wär, hoàng tử run run bật ra mấy tiếng Mutter, ich brauch dich rồi cuống quít bụm miệng, nước mắt lưng tròng như thể sợ mình đã lỡ làm sai gì đó. Với cách dàn dựng phân đoạn này với Elisabeth ngồi sau tấm gương và vẫn cứ xa cách, lạnh lùng đối với con trai thì hoàng tử Rudolf của Andreas Bieber trở nên đáng thương và khiến người xem nhói lòng hơn hết thảy. Rudolf này không cố gắng cầu xin mẹ mà là cố gắng tìm chút hy vọng trong mối quan hệ vốn đã xa cách và lạnh nhạt từ lâu này thì đúng hơn.

Con lạy các bố hồi đấy, set cái dàn đèn sân khấu xanh lè xanh lét để làm éo gì?

Mẹ ơi, con cần mẹ

Giọng hát của Andreas Bieber tương tự với Uwe nhưng không lạnh và làm người ta hoảng sợ. Giọng của anh mỏng, tiết tấu của bài hát thời đấy cũng chậm rãi nên bỗng dưng giọng hát, ngoại hình đó làm người ta nghĩ ngay đến Rudolf thật ở những lúc yếu đuối nhất. Sự thật là ban đầu Sylvester Levay và Michael Kunze có ý định làm một vở nhạc kịch về Rudolf chứ không phải Elisabeth, và nhiều chi tiết về Elisabeth trong vở này nguyên bản là dành cho Rudolf. Vụ này sang phần fact với theory sau tui nói. Tóm gọn lại thì Rudolf của Andreas nhìn ngại mắt chứ xem rồi từ từ lại thấy thương kinh khủng.

Bản proshot năm 1992, dress rehearsal [buổi diễn trước đêm công diễn chính thức]. der Tod và Sisi là Uwe và Pia

Một buổi diễn khác năm 1992

Jesper Tydén: Essen [2001], Vienna Revival I [2003]

Dù là der Tod hay Rudolf thì vai của Jesper luôn nằm trên đỉnh danh sách yêu thích của tui, mà không chừng anh về làm Franz Joseph hay Max of Bavaria tui vẫn thích =]] Jesper là ví dụ của câu nói từ đại boss fandom nhạc kịch trên Phây Búc: You either die a Rudolf or live long enough to see yourself become a der Tod. Đây cũng là ví dụ tiêu biểu của vụ hôm trước làm má con hôm sau bị đạo diễn đẩy ra diễn vai tình nhân [với Pia Douwes vai má- tình nhân]. Thật ra vụ phát triển nhân vật Rudolf trở nên độc lập, mạnh mẽ và phản kháng cha mình đã từ cái hồi đợt diễn năm 1999 ở Scheveningen rồi, nhưng đó là tiếng Hà Lan nên không tính [nói không tính chứ tui xem cmnr, tiếng Anh chưa xong mà đời bắt đu đủ thứ tiếng khác là thế nào?]

Trong đợt diễn Essen [2001], có 2 bài hát được thêm vào là Argument between father and son- hiểu nôm na là cuộc cãi lộn một cách rất hoàng gia giữa Franz Joseph và con trai, Conspiracy- Rudolf [theo sự xúi dại của der Tod] ủng hộ Hungary và bị cha bắt tại trận. Chỉ cần kèm theo hai bài này, lập tức hình tượng hoàng tử kế vị phát triển ngay lên mức khác hẳn bản gốc năm 1992: độc lập, phản kháng cha để bảo vệ lý tưởng của mình [đứa nào nổi nhạc Đảng lên giùm], đối với der Tod như một con người mạnh mẽ đủ sức thoát khỏi sự lôi kéo của ngài vào những lúc nhất định, níu kéo một cách tuyệt vọng chút hy vọng khi cầu xin mẹ và tiếp theo là một phần của Mayerling Waltz at its finest aka màn tự tử thành công nhất lịch sử E Đờ Mờ.

Thường người ta khi xem một buổi diễn Elisabeth das Musical thì sẽ đánh giá diễn viên đóng vai Rudolf có đạt hay không qua bài hát Die Schatten werden länger và Wenn ich dein Spiegel wär [U ơi, đừng bỏ con]. Tui nghe khá nhiều bản Wenn ich dein Spiegel wär khác trước khi dừng chân ở bản của Jesper.Giọng của Jesper, như tui đã nói ở phần der Tod trước, rất khỏe, chắc và đặc trưng. Chỉ xét trong bài duet Die Schatten werden länger thì chỉ cần Rudolf cất giọng là tui có thể biết ngay đó có phải Jesper không. Cái giọng vừa ấm vừa làm người ta phát ghiền vì khát khao muốn nghe thêm, nằm ở vị trí hoàn hảo giữa thanh niên và đàn ông trưởng thành.Từ giọng hát đó, người ta nhìn ra những đợt sóng ngầm trong con người hoàng tử kế vị Rudolf, những mong muốn không dành cho bản thân và cả những khổ sở, vụn vỡ của anh. Thường thì trong đoạn điệp khúc của Die Schatten werden länger, người hát phần cao hơn là der Tod [trừ trường hợp bản duet của Máté Kamarás với Thomas Hohler mà Thomas hát phần cao hơn để cứu cả bài do Máté hát không nổi], nhưng đối với đợt Essen [2001] thì mặc dù hát với Uwe nhưng Jesper giọng quá chắc và khỏe nên on top luôn der Tod [ít nhất là trong phần hát]. Nhắc tới on top thì lại có chuyện lát nói =]]

Không phải tự nhiên mà nhìn Pia với Jesper người ta nghĩ đến ngay hai mẹ con Sisi và Ruru [dạ là nickname của Rudolf do bọn em đặt đấy ạ]. Cách dàn dựng đoạn Wenn ich dein Spiegel wär hồi Essen [2001] nó không hề brutal như những đợt khác mà ngược lại, đau thương đến rớt nước mắt. Ở gần cuối bài hát, Rudolf quỳ xuống và ôm lấy Elisabeth trong tuyệt vọng, mong tìm chút an ủi và hy vọng từ mẹ mình. Elisabeth, nếu chỉ nói riêng Pia Douwes, đau xót muốn ôm lấy con và vỗ về, nhưng rồi nàng dừng lại khi đôi tay chỉ sắp chạm vào mái tócđẹp bome, tóc Jesper đẹp bome của con trai. Cách mà Jesper dần quỳ xuống khi mà vẫn ngước mặt nhìn mẹ, bất giác ôm chặt lấy mẹ mình rồi vẫn quỳ trong bóng tối, nhìn theo dáng mẹ khuất dần nó thật khủng khiếp. Và đến phần Mayerling Waltz.NÓI THẬT LÀ TUI ĐÁNH GIÁ MỘT RUDOLF QUA PHẦN MAYERLING THÔI ĐẤY. Ở đêm diễn đầu hồi 2001 thì động tác của Jesper khi tiếng súng vang lên không thật cho lắm, nhưng đến năm 2002 và đến tận những đợt diễn sau thì tiếng súng cùng động tác cơ thể của Jesper lúc đấy nó chuẩn dã man. Tức là cách đầu giật nhẹ, tay quăng súng [chứ không phải buông] rồi buông thõng, sau đó là để der Tod đỡ và hôn [Essen 2001] rồi quăng mình ngã kiểu nào thì ngã, và nằm sải lai trên sân khấu. Nói tới vụ ngã trên sàn sau đoạn Mayerling thì tui để ý mỗi Rudolf có cách ngã khác nhau đấy.

Rudolf của Jesper cũng là nạn nhân của mấy tai nạn sân khấu ở đoạn Mayerling, chủ yếu là gây ra bởi phục trang của der Tod. Uwe thì vấp cái vạt áo choàng, còn Steven Seale [có clip ghi lại hiện trường đây] thì vấp cái váy Mary Vetsera. Do lúc đấy Rudolf đang bám vào người der Tod nên nếu té là té on top der Tod luôn. Chỉ tội cho người nằm lại sân khấu, muốn cười cũng không được =]] Hay là tui làm một bài về tai nạn sân khấu của E Đờ Mờ nhỉ? Và thêm một cái mắc cười nữa, đó là khoảng thời gian làm Rudolf liên tục và bị ngã sàn liên tục trong đoạn Mayerling nên đến lượt mình làm der Tod, Jesper buông Rudolf rất nhẹ nhàng, gần chạm sàn rồi mới thả tay. Thêm nữa, vốn hơi bị nhỏ con nên đương nhiên là Jesper không thể cho Rudolf đu trên người rồi xoay vòng vòng nữa, nên đoạn đấy anh ta toàn phất áo choàng, hồi đó coi không sao mà giờ coi thấy hài hài dễ cưng lắm quý dị =]]

À mà tui nói mấy chế là chemistry giữa Uwe với Jesper trong vai der Tod- Rudolf mạnh bome rồi phải không? Cái hồi Essen [2001] đấy Jesper đẹp khó tả, ngó đâu đẹp đó, mà sang Vienna Revival I [Jesper diễn vai này năm 2003] thì gắn cái bộ râu hãm tài lên mặt nên dòm như meme tui khổ lắm.

Chú ý Rudolf thôi được rồi

Ai đó lột giúp cái bộ râu ra giùm

Đêm diễn cuối của Pia trong đợt Essen [2002], một đêm diễn cực kì hoàn hảo

Cùng là đêm diễn trên nhưng có Engsub, không có đoạn curtain call

Buổi diễn năm 2001, cả Elisabeth lẫn der Tod đều là understudy

Vienna Revival I năm 2003 hoặc 2004, der Tod là Máté

Vienna Revival I, der Tod tội đồ vấp cái váy kéo theo Jesper té sml luôn. Vụ ngã này thành quyền thọi trong fandom E Đờ Mờ rồi

Lucius Wolter: Understudy vai Rudolf đợt Essen [2001]

Tui biết đến chàng này qua mấy tấm hình hiếm hoi chụp lại lúc chàng này đi diễn vai Rudolf hồi đấy, và cộng thêm cái clip do fan quay lại cast list đêm diễn đầu của đợt Essen [2001] có tên Lucius Wolter trong dàn ensemble nên tui nhớ và đi đào được bootleg Lucius diễn vai Rudolf trước cả khi clip đó xuất hiện trên YouTube.

Có thể ngoại hình của anh đủ hợp để vào vai Rudolf: đủ trẻ [sinh năm 79], đủ đẹp, cân đối nhưng vì cao quá nên đâm ra mảnh khảnh. Nhưng cái chữ hợp không nhét vào giọng hát của Lucius được. Chỉ tính riêng bản duet với der Tod [Uwe], anh cố sức thể hiện độ khỏe của giọng mình tới mức nghe như sắp đứt hơi tới nơi, trong khi giọng của anh không khỏe mà chỉ hợp với các bài nhẹ nhàng hơn chút đỉnh như Wenn ich dein Spiegel wär- anh hát tốt ở đoạn đó. Rudolf của Lucius Wolter đặc biệt gây ấn tượng với tui vì nhờ anh mà tui nhận ra Uwe khỏe dã man cỡ nào. Ở đoạn Mayerling khi der Tod xoay Rudolf vòng vòng thì nếu Rudolf là Jesper [thấp hơn Uwe] thì tui hiểu được, chứ còn Lucius cao gần 1m9, hơn Uwe cả một cái đầu mà ổng vẫn xoay ngon ơ là tại làm sao?

Ví dụ minh họa, tặng các chế full show luôn, chất lượng thách thức thị giác

Sang đến năm 2003-2004, Lucius được diễn vai principle Marius trong vở Les Miserables ở Berlin. Bản Dunkles Schweigen an den Tischen [Empty chairs at empty tables] của Lucius là bản tui thích nhất trong tất cả các phiên bản của Ghế trống Bàn trống. Vậy mà chả hiểu sao nghe qua giọng của anh ở các vở sau đó và mới đây là khi anh understudy vai Colloredo trong Mozart! das Musical thì lại là cái kiểu gồng lên mà gằn giọng tới sắp đứt hơi đó. Cái được nhất chắc là Lucius tiến hóa thành công từ hoàng tử, công tử trẻ lên hàng daddy đẹp dã man con ngan.

Tiến hóa thành công lên hàng understudy Colloredo nắm đầu thằng Mozarttui không nói tới cái giọng đâu, và đây là vở Mozart! chứ không phải E đờ mờ

Frizt Schmidt: Vienna Revival I [2004]

Đây là Rudolf các chế sẽ được xem trên DVD proshot của vở này năm 2005 đó ạ. Đáng lẽ Rudolf trong DVD là Lukas Perman và dàn cast sẽ trở khá perfect nhưng Lukas rời vai để chuyển sang diễn vở Romeo und Julia [có phần phục trang đáng đi đốt] nên Frizt Schmidt được đôn lên cast chính luôn. Giọng hát của anh không có gì để chê mà muốn chê cũng không biết chê đường nào, cái vấn đề to lớn ở đây là phần ngoại hình kìa. Rudolf của Frizt Schmidt được miễn cho phần gắn râu lên mặt, vì nếu ghép bộ râu lên khuôn mặt đó thì nó không còn nằm ở mức hại mắt nữa mà chuyển sang thảm họa luôn rồi bởi ngoài ra còn phải kể đến mái tóc xoăn tít tự nhiên của Frizt nữa- có lẽ đây là Rudolf đầu tiên có mái tóc xoăn. Anh cũng có ngoại hình không sáng sân khấu cho lắm- thấp và có phần hơi quá tròn trịa. Cộng thêm một phần quan trọng đó là Rudolf này kết hợp với der Tod của Máté Kamarás lại thành ra không một chút chemistry nàonếu không muốn nói là biggest wtf ever [Máté có chemistry cực kì mạnh và phê đối với Lukas Perman và giảm nhẹ chút thì Jesper cũng khá hợp với Máté].

Trái qua phải: Lukas, một Ruru nhỏ nào đó, Frizt

Lukas Perman: Vienna Revival I [2004], Vienna Revival II [2012]

Rudolf xinh đẹp nhất trong lịch sử, ở bên Tung Của còn đặt nickname cho Lukas là Belle nữa. Ở tuổi 23, Lukas bắt đầu tham gia vở Elisabeth với vai trò ensemble và understudy vai Rudolf, rồi khi Jesper rời vai vào cuối năm 2003 thì Lukas được lên làm cast chính và ở nguyên vị trí đó trong tất cả mọi vở diễn khác chứ không bị đẩy xuống hàng understudy hay walk-in-cover như nhiều người, có thể coi đây là một trường hợp hiếm. Nhiều ý kiến cho rằng vai Rudolf của Lukas ở đợt Vienna Revival II [2012] thuyết phục và thành công hơn hồi Vienna Revival I [2004], một phần vì lúc đó thì anh đã ở đúng độ tuổi phù hợp để hiểu trọn vai diễn, khác với cái hồi 10 năm trước khi anh gần như trẻ nhất trong dàn Rudolf. Các thành phần hater chê giọng của Lukas quá yếu đối với nhạc kịch, còn tui thì cho rằng giọng anh nằm ở mức đủ xài, lên được những nốt cao và đặt mình nằm trong những kiểu vai nhất định, nhưng để khỏe thì còn lâu mới tới. Trong một bản Die Schatten werden länger hát cùng Uwe và Jesper thì giọng của Lukas lép vế đến thấy thương.

Ngắm Lukas gắn cái bộ râuhãm tài lên mặt và vận bộ trang phục Rudolf của cái thời xa vắng mang tên Vienna Revival I [2004] là một kiểu guilty pleasure và nghiện mà còn ngại. Cái bộ râu đó ghép lên mặt bất cứ ai cũng thành tránh xa tao ra, vậy mà đến lượt Lukas thì lại ổn. Thêm cái làm tui thích Rudolf của Lukas đó là phần diễn xuất và chemistry rực cháy của anh với Máté. Nhiều người thích diễn xuất của Lukas nhưng lại không chấp nhận giọng hát của anh, mà thật là anh diễn đạt thật. Cùng một cái biểu cảm nhăn nhó bi thương đó mà nhét vào mỗi cảnh lại ra mỗi sắc thái khác nhau, và giờ chúng ta bàn đến bản duet Die Schatten werden länger. Riêng ở bảngay duet này thì Lukas có vẻ như luôn blend hoàn hảo với các der Tod, nhưng chỉ dừng ở mức trộn đều là dùng được thôi chứ mì gói muốn ngon thì phải ăn lúc đói và cần thêm trứng thịt rau này nọ. der Tod của Máté, trong trường hợp này, chính là trứng rau thịt kể trên và chuyện khán giả cần làm là nhịn đói cho tới lúc xem der Tod sờ soạng Rudolf trên sân khấu. Chỉ riêng bản duet này thôi, trong đợt Vienna Revival I [2004], Rudolf của Lukas cứ như là tâm trí chỉ còn vừa đủ tỉnh để nhận ra và tránh đi nụ hôn của der Tod, và lúc bước vào điệu nhảy thì cậu cứ để mặc cho der Tod dẫn mình bước đi, còn thể xác thì cố gắng chống chọi một cách yếu ớt trước sức sám dỗ của Tử Thần. Nói nôm na hiểu na ná thì Rudolf cứ như xỉn quắc cần câu và phải nhờ người đỡ mới bước đi nổi. Sang đến đợt Vienna Revival II [2012], với der Tod là Mark Seibert và Oliver Arno, Rudolf lúc này đã tỉnh hơn và kiên cường hơn chút đỉnh so với thời xa vắng 8 năm trước đó, như thể xác vẫn yếu đuối và mỏng dính nên bị der Tod của Mark vật như búp bê [trong trường hợp này, Lukas là búp bê sứ vì quá đẹp].

Rudolf dòm thấy có đứa quay lén mình diễn trên sân khấu và quyết định ignore cho khỏe

A rare picture of Crown Prince Rudolf and his mothers portrait. Ảnh chụp lưu niệm đấy, trong vở không có

Wenn ich dein Spiegel wär

Vienna Revival I [2004]

Vienna Revival II [2012]

Riêng đoạn tự sát thôi, Lukas là nạn nhân của tai nạn sân khấu trong đêm diễn ở Osaka năm 2007, khi mà thay vì đưa súng thì der Tod dí dao và đâm chết Rudolf, đâm nhưng tiếng súng vẫn nổ cái đùng và không hun hít gì hết, der Tod quăng luôn Rudolf xuống sàn. Bỏ qua vụ đấy thì cách Rudolf của Lukas bắn vào đầu là kiểu đầu ngửa ra sau, mắt luôn nhắm từ trước nụ hôn, và súng vang lên thì tự động buông cánh tay đang ôm der Tod để ngã khi mà tay kia vẫn dí súng trên đầu, nói chung cái vụ Mayerling thì chả ai qua được Jesper =]] Mày đi nghiên cứu cả mấy style chết của Rudolf hả M

Cái đợt der Tod đâm chết Rudolf, không khuyến khích xem

Fact là Lukas cao hơn gần hết mọi der Tod mình từng diễn chung, trừ Mark. Giá mà giọng Máté đến giờ vẫn còn xài được thì cứ để Máté với Lukas, Uwe với Jesper cùng 1 chỗ rồi cho hát Die Schatten trong vai der Tod- Ruru, đảm bảo cháy cmn sân khấu.

Xem cái đợt 2004 này này, tuy là đoạn Mayerling bị khuất mất

Vienna Revival II, der Tod là Oli

Martin Pasching: Essen [2002], Stuttgart [2005]

Đây là trường hợp trên sân khấu làm má con, ngoài đời làm vợ chồng tui kể các chế. Bản Wenn ich dein Spiegel wär được quay ở một hồ bơi để promo cho đợt diễn Stuttgart [2005] có Elisabeth là Wietske van Tongeren còn Rudolf là Martin Pasching. Hai diễn viên vừa được nhắc tên hiện giờ đã có conGan thì bấm vào mà coi

Quay lại Martin thì đây cũng là một nhân vật bẻ vai nào cũng được, mà cụ thể là từ lúc tham gia vào vở diễn hồi năm 2002 đến giờ thì anh đi từ ensemble đến Rudolf, der Tod và sau cùng leo lên Franz Joseph luôn- 3 người đàn ông trong cuộc đời Elisabeth, ngoài ra không kể mấy vai phụ quan lại trong triều này nọ. Trừ Rudolf là cast chính thì còn lại vai der Tod và Franz Joseph đều là understudy. Chủ yếu Martin được biết đến qua vai Enjolras trong Les Miserables ở Berlin năm 2003, mà vở Elisabeth das Musical này nổi rầm rầm trên một cái diễn đàn fan nhạc kịch nước ngoài cũng nhờ bản duet Die Schatten werden länger phá cmn lỗ hổng không gian của Uwe và Martin khi mặc trang phục Javert và Enjolras [riêng Uwe lúc đó quất cái áo choàng đen thui dài thòng đó vào chả rõ là vai nào]. Khỏi cần vá lỗ hổng không gian thời gian ở cái bản duet đó, nó chất vl, chất lừ không tả nỗi, đẻ ra được đủ kiểu AU rồi theory cho fan vở Les Miserables và Elisabeth và thêm một lần nữa đưa Elisabeth das Musical vươn tầmờ, châu lục?Mấy thím có thể xem der Tod vật Enjolras ở đây

Nhận xét về Rudolf của Martin Pasching thì không có gì để nói vì chả biết nói gì, không đào ra được chỗ nào để chê vì khó quá nhưng chung quy lại cũng chớ biết khen như nào. Mà nếu để ý *chắc có mình con M để ý* thì Rudolf của Martin trong đoạn Mayerling luôn chết với mắt vẫn mở kể từ khi súng nổ lẫn khi đã nằm dưới sàn [lúc nằm trong hòm thì mờ quá tui không rõ tụi Death En Giồ có vuốt mắt cho không], cái này là khả năng giữ mắt mở lâu khá hay của Martin- lúc diễn vai Enjolras anh cũng kiên quyết không nhắm mắt khi treo ngược trên barricade.

Cái Mayerling Waltz mà tui nói đến. Các thím vừa thấy Jean Valjean bắn chết Enjolras đấy

Buổi diễn năm 2003, Maike Boerdam trong vai Elisabeth, der Tod là Uwe. Đợt này Lucheni bật tung nắp hòm Rudolf

Stuttgart 2006, Pia trong vai Elisabeth

Oliver Arno: Berlin [2008], Tour diễn [2012]

Chào các thím, tui lại đem con tui ra trình làng đây, my small sick son. Mà càng cưng nó lẫn Rudolf của nó thì tui lại càng đâm ra chả biết nói gì. Cái hồi Berlin [2008] ấy, Uwe, Pia và nó đứng chung một chỗ nhìn y chang gia đình hạnh phúc. Đến đợt tour năm 2012, chỉ tính riêng bản duet với der Tod thôi thì Oli kiểu cố sống cố chết gồng lên vật lại, ơ hay tour trước tao ngồi cái chỗ của mày cơ mà, mà vật làm sao lại ông chú Mark to đùng chà bá lửa kia, thế nên cuối bài vẫn cứ cái đà gồng lên muốn vật đó mà bị ông Mark thả tay một cái te lăn quay bò lết dưới sàn.

Với daddy Uwe hồi Berlin [2008]

Yêu nhầm người cũ của mẹ, con trai tự sát. Lời cảnh tỉnh cho các bậc phụ huynh lơ là con cái

Còn ở Wenn ich dein Spiegel wär, Rudolf cứ như cuống quít nói hết lòng dạ mình ra cho mẹ nghe vì sợ mẹ bỏ qua vậy, cái kiểu gấp gáp, nhấn mạnh rõ ràng nhiều chữ rồi khán giả nghe được cả tiếng thở, tiếng nức nở rất nhỏ của Rudolf. Ôi con tym tôi. Đúng là bảnWenn ich dein Spiegel wär tui khoái nhất là của Jesper nhưng bản của Oli làm tui khổ sở nhiều lần khi nghe. Xoay sang Mayerling Waltz, hầu như đợt nào dây quần của Oli cũng tuột trong đoạn chuyền súng nên cứ chạy một tí là dừng để kéo dây quần lên, nếu hên thì đến lúc súng dí đầu dây quần không tuột còn nếu xui thì ngược lại. Còn kiểu té của Oli là cách té sợ đau nhất trong các Ruru, khụy gối đến gần sàn mới dám tiếp đất nên độ sải lai khi nằm đó cũng đỡ hơn các Ruru khác.

Anh đợi em kéo cái dây quần lên cho nó chỉnh tề tí được không

Anh để em tự ngã a, em sợ đau lắm

Berlin [2008], der Tod là Felix Martin

Buổi diễn trong tour năm 2012, nhìn dàn cast ở part đầu các thím sẽ ngó ra một đống người quen. À có sub nhé

Anton Zetterholm: Vienna Revival II [2012]

Tồn tại duy nhất một cái bootleg full show mà Anton làm Rudolf, rồi lại cả nùi clip promo đợt diễn đó các kiểu nhưng sau cùng clip mà có Rudolf này cứ hiếm như điểm 9 môn Hóa của thế hệ học sinh chuyên môn xã hội- tức là hiếm na ná con kì lân mông phun cầu vồng đó. Cái vấn đề đáng nói và đủ để đẻ ra cả nùi theory ở đây, đó là ngoại hình Rudolf của Anton, nếu chỉ nhìn lướt qua dưới ánh đèn sáng của sân khấu không nhìn rõ khuôn mặt thì giống der Tod của Mark Seibert một cách đáng sợ. Nước da trắng, tóc sáng màu, và từ đấy tồn tại một câu chuyện lấy từ fic mà tui được nghe kể lại, đó là Elisabeth xa cách con mình vì Rudolf càng lớn càng giống der Tod, khi mà vai diễn hoàng tử lúc nhỏ trong đợt đấy được các diễn viên nhí có mái tóc tối màu đảm nhiệm nhưng Rudolf lớn lên tóc lại trở nên quá giống der Tod.

đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần Giỡn đó, nhìn xem có giống nhau dã man không?

Bảo thế nào nhỉ, tui chẳng mấy ấn tượng với Rudolf của Anton, trừ mỗi đoạn Mayerling Waltz [ừ thì tui cứ chăm chăm soi mỗi đoạn đó]. Nhưng Anton diễn tốt và hát cũng quá tốt, tui trữ 3 bản Wenn ich dein Spiegel wär trong điện thoại, 1 bản của Jesper, 1 bản của Oli và 1 bản của Anton, và thường thì chỉ khi ghiền giọng của ai tui mới trữ vào điện thoại thôi. Giờ mình quay lại Mayerling nhé *đưa tay* come with me baby

Chỉ riêng diễn xuất của Anton ở đoạn Mayerling Waltz thôi cũng đủ ngồi replay đoạn này n hữu hạn lần rồi. Khuôn mặt Rudolf chuyển từ tuyệt vọng vì bị mẹ chối bỏ sang vô cảm như có thứ gì đó mê hoặc hoàng tử vậy. Đến khi vượt qua các Death Angel và tìm đến được với der Tod, để ngài dìu vào điệu nhảy cuối thì chuyện động cơ thể của Mark và Anton cực kì nuột và khớp nhau. Rudolf có vẻ rất quyết đoán, nhưng đến khi súng kề thái dương thì hoàng tử mới hoảng sợ nhận ra có gì đó sai lầm, nhưng quá muộn rồi. der Tod của Mark lạnh như băng từ đầu đến cuối phân đoạn này, và súng vừa nổ thì ngài buông luôn Rudolf như bịch muối [hoặc bịch khoai tây, bịch gì đó bị người ta quăng cho nằm sải lai tay giang 2 bên đầu ngoẹo 1 chỗ đấy]. Rudolf của Anton ngã chết theo kiểu anh muốn cho em ngã thế nào cũng được, và kết quả là như kể trên.

Vienna Revival II, năm 2013. Bản này có sub và đây cũng là cái boot full show duy nhất có Anton làm Rudolf mà nhân loại đào được *tính tới giờ*

Gernot Romic: Understudy vai Rudolf trong tour diễn [2011] và understudy tiếp trong đợt Vienna Revival II [2012]

Giới thiệu các thím thằng con nhỏ nhắn xinh xẻo bị hắt hủi của tui. Cái giọng này chất hơn cả lố principle khác, chất hơn cả Lukas, diễn cũng quá ổn, nhưng bởi cái số nên cứ bò mãi bò mãi ở mức understudy. Riêng đoạn Mayerling thì Rudolf của Gernot chạy nhiệt tình nhất trong số Rudolf tui từng xem, chạy đến suýt đo sàn từ trước khi vào trong vòng tay của der Tod. Bootleg lẫn audio có Gernot trong vai Rudolf hiếm tương tự Anton phía trên, trừ việc Anton là principle nên có lỡ có leak chắc cũng ra được hàng hắc đê không che, còn thằng bé nàyngười làm má thấy khổ sở quá

der Tod này là Oli nhé

Bang bang, my baby shot me down

Xem nó nhỏ nhắn xinh xắn chưa này T_T

Vienna Revival II, năm 2013. Lại bị khuất mất cái Mayerling rồi, ai cho tui lương thiện?

Thomas Hohler: Understudy vai Rudolf trong đợt Berlin [2008], principle Rudolf trong tour diễn [2009] và tour diễn Đức, Thượng Hải [2015]

Như đã nói ở trên, các thím lại được gặp thằng Thomas con tui rồi này. Thomas xinh một cách dã man, mà nhờ xinh đẹp quá nên cái hồi đi tour E Đờ Mờ bên Thượng Hải, chưa lên sân khấu diễn thì đã gom được kha khá fan nhờ mấy tấm poster đem chưng chỗ công cộng cho nhân loại chiêm ngưỡng. Đấy, rồi đến lúc đi tour Mozart! bên bển thì lại gom được thêm một mớ fan mặc dù vẫn chưa diễn gì, nhờ đẹp. Thú thiệt các thím chứ vì nó đẹp quá, càng ngắm càng thấy xinh là thế éo nào nên tui tự hào nhan sắc nó nhất, chứ như thằng Oli ngó đâu cũng thấy meme tươi với hình dìm làm sụp đổ nhân sinh quan của nhân loại, còn thằng Gernot thì chìm quá rồi làm éo gì có thứ để dìm- mặc dù cả 3 đứa ai cũng xinh đẹp trong mắt người má này. Lâu lâu tui cũng tự dìm thằng Thomas một cách nhè nhẹ, cụ thể là cái hình này. Đậu móa dìm một tí thôi có đứa đem ảnh này set làm hình nền desktop phòng máy trường nó và éo thèm đổi lại.

Ảnh gốc ở bên bài quy tắc làm đẹp của tui nghe, ai đó bên Tung Của vẽ lại nó hồi đi tour Mozart! ở bển

Từng có thời gian khi chưa nhận Thomas làm con, tui cho rằng giọng nó yếu. Nhưng sau đó tui từ từ quen dần với cái cách Thomas hát thì tui hiểu cái style, cách mà nó nhả chữ rồi lên mấy nốt cao này nọ, nếu nghe qua audio thu lại từ nhà hát thì sẽ rất dễ nghĩ rằng giọng nó không tốt. Sự thiệt là tuy không thể nằm ở top favorite Rudolf của tui và nhiều người khác nhưng kết hợp cách diễn và giọng hát thì Thomas tạo ra một Rudolf hoàn hảo, một Rudolf mà người ta mong đợi được thể hiện trên sân khấu- mượn lời dịch từ một cái fic khổ đau tui từng biết đến: chàng trai với đôi mắt cùng tinh thần nổi loạn của người mẹ và linh hồn yếu đuối bạc nhược của người cha. Ở đoạnWenn ich dein Spiegel wär, Rudolf của Thomas hát cứ như thể sắp khóc đến nơi, ở cái giọng cố gắng mạnh mẽ đó vẫn nghe như sắp vỡ vụn như chính tâm hồn của hoàng tử vậy. Không khóc từ khóe mắt mà từ trái tim, hoặc linh hồn. Cách Thomas thể hiện vai này rất khác biệt giữa bản proshot Antwerp [diễn bằng tiếng Flemish]- tour diễn năm 2009 với các đợt diễn bằng tiếng Đức năm 2014 về sau. Hoàng tử Rudolf ở những đợt diễn đầu của Thomas còn quá trẻ [một phần bởi Thomas trông trẻ hơn tuổi rất nhiều] thiếu cả vốn sống lẫn tình thương, và tui nghĩ ngay đến câu too beautiful to live, too young to die. Đến tour diễn năm 2015 thì Rudolf này đã là một người đàn ông trưởng thành, nhưng vẫn trẻvẫn quá đẹp, cố gắng giấu nỗi tuyệt vọng nhưng không thể, và đặc biệt là chữ hass cuối bài Argument between father and son của Thomas cực kì mạnh và rõ- mạnh nhất trong cả dàn Rudolf xưa nay, giống như Rudolf hét lên chữ đấy trong tức giận và cho dù không mặt đối mặt nhưng rõ là Rudolf đang hét thẳng vào mặt cha cho ổng vừa lòng.

- Đứa nào đây? -con chào mẹ

Hello little prince, are you lost?

Cái này là ở đoạn curtain call nguyên dàn diễn viên ra chào khán giả, tới lúc này Rudolf mới cười được

Cách Thomas diễn đoạn Mayerling Waltz có nhiều kiểu khác nhau, có lúc rất kịch, lúc thì chuẩn chất Rudolf trước khi tự sát. Nhưng biểu cảm thường thấy của Rudolf trong đoạn đó là quyết tâm chết, nhìn der Tod theo kiểu nhất quyết đưa súng cho tao, hoặc là có do dự như sau đó với lấy khẩu súng kề ngay vào thái dương một cách dứt khoát, ghì súng rất chặt tới mức tay run lên. Rudolf của Thomas ngã ra sàn từ khi súng vừa nổ, súng thường vẫn nắm trong tay cho đến khi chạm sàn. Nhớ cái hồi xem bản proshot tiếng Flemish của vở này, dàn nhạc nó siđa 1 cách éo tin nổi, đến đoạn Mayerling chả nghe ra tiếng súng cũng như tiếng đo sàn.

Mayerling Waltz bản Antwerp năm 2009, der Tod này là Oli aka der Tod duy nhất mà lúc diễn nhìn mặt Thomas không khó ở vì đã bén hơi quen mùi Oli

Mayerling Waltz trong một đêm diễn năm 2015 ở Thượng Hải, der Tod là Mark Seibert

Bản proshot tiếng Flemish, der Tod là Oli. Cảnh báo trước là dàn nhạc đợt này siđa bome

Buổi diễn trong tour năm 2009-2010, der Tod vẫn là Oli. Đây là cái buổi diễn mà cắt được 8 chục cái meme tươi của der Tod để dành xài dần

Buổi diễn ở Thượng Hải năm 2014, der Tod là Mark

Bonus thêm Nichts ist Schwer với Maxiamilian Mann as Anh Dậu và thằng Thomas as Elisabeth: Ai cũng có cái khát khao làm quàng hậu =]]

Martin Markert: Understudy vai Rudolf trong đợt Berlin [2008] và tour năm 2009

Bấm vào coi đi, mệt quá hết biết ghi cap gì rồi

Em mệt quá các thím ạ =]] đợt sau sang tới theory, bloopers các kiểu nhé

Quảng cáo

Share this:

Video liên quan

Chủ Đề