Hướng dẫn chế độ thu phi dang kiem

Xe ô tô tải có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông trên 20 tấn, xe ô tô đầu kéo có khối lượng kéo theo cho phép tham gia giao thông trên 20 tấn và các loại xe ô tô chuyên dùng

570

2

Xe ô tô tải có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông trên 7 tấn đến 20 tấn, xe ô tô đầu kéo có khối lượng kéo theo cho phép tham gia giao thông đến 20 tấn và các loại máy kéo

360

3

Xe ô tô tải có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông trên 2 tấn đến 7 tấn

330

4

Xe ô tô tải có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông đến 2 tấn

290

5

Máy kéo, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ và các loại phương tiện vận chuyển tương tự

190

6

Rơ moóc, sơ mi rơ moóc

190

7

Xe ô tô chở người trên 40 ghế [kể cả lái xe], xe buýt

360

8

Xe ô tô chở người từ 25 đến 40 ghế [kể cả lái xe]

330

9

Xe ô tô chở người từ 10 ghế đến 24 ghế [kể cả lái xe]

290

10

Xe ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi, xe ô tô cứu thương

250

11

Xe ba bánh và các loại phương tiện vận chuyển tương tự

110

2. Những xe cơ giới kiểm định không đạt tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phải bảo dưỡng sửa chữa để kiểm định lại. Giá các lần kiểm định lại được tính như sau:

  1. Nếu việc kiểm định lại được tiến hành cùng ngày [trong giờ làm việc] với lần kiểm định đầu tiên thì: miễn thu đối với kiểm định lại lần 1 và 2; kiểm định lại từ lần thứ 3 trở đi mỗi lần kiểm định lại thu bằng 50% mức giá quy định tại Biểu 1.
  1. Nếu việc kiểm định lại được tiến hành sau 01 ngày và trong thời hạn 07 ngày [không kể ngày nghỉ theo chế độ] tính từ ngày kiểm định lần đầu, mỗi lần kiểm định lại thu bằng 50% giá quy định tại Biểu 1.
  1. Nếu việc kiểm định lại được tiến hành sau 7 ngày [không kể ngày nghỉ theo chế độ] tính từ ngày kiểm định lần đầu thì giá kiểm định được tính như kiểm định lần đầu.

3. Kiểm định xe cơ giới để cấp Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường [có thời hạn không quá 15 ngày] thu bằng 100% giá quy định tại Biểu 1.

4. Kiểm định mang tính giám định kỹ thuật, đánh giá chất lượng theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân được thu với mức giá thỏa thuận nhưng không vượt quá 3 lần mức giá quy định tại Biểu 1.

BIỂU MỨC THU LỆ PHÍ

Cấp Giấy chứng nhận bảo đảm chất lượng, an toàn kỹ thuật đối với máy, thiết bị,

phương tiện giao thông vận tải có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn

[Ban hành kèm theo Thông tư số 36/2022/TT-BTC ngày 26/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính]

Số TT

Nội dung các khoản thu

Mức thu

[đồng/giấy]

4

- Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế xe cơ giới [trong sản xuất, lắp ráp hoặc cải tạo]; Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cấp cho: xe cơ giới; linh kiện, thiết bị, xe máy chuyên dùng [bao gồm cả xe cải tạo]; xe bốn bánh có gắn động cơ; xe đạp điện; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.

Kèm theo Nghị định số 90/2023/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ có phụ lục biểu mức thu phí sử dụng đường bộ, cụ thể:

1. Mức thu phí [trừ quy định tại điểm 2 và điểm 3 dưới đây]

Số TT

Loại phương tiện chịu phí

Mức thu [nghìn đồng]

1 tháng

3 tháng

6 tháng

12 tháng

18 tháng

24 tháng

1

Xe chở người dưới 10 chỗ đăng ký tên cá nhân, hộ kinh doanh

130

390

780

1.560

2.280

3.000

2

Xe chở người dưới 10 chỗ [trừ xe quy định tại điểm 1 nêu trên]; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ dưới 4.000 kg; các loại xe buýt vận tải hành khách công cộng [bao gồm cả xe đưa đón học sinh, sinh viên, công nhân được hưởng chính sách trợ giá như xe buýt]; xe chở hàng và xe chở người 4 bánh có gắn động cơ

180

540

1.080

2.160

3.150

4.150

3

Xe chở người từ 10 chỗ đến dưới 25 chỗ; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 4.000 kg đến dưới 8.500 kg

270

810

1.620

3.240

4.730

6.220

4

Xe chở người từ 25 chỗ đến dưới 40 chỗ; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 8.500 kg đến dưới 13.000 kg

390

1.170

2.340

4.680

6.830

8.990

5

Xe chở người từ 40 chỗ trở lên; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 13.000 kg đến dưới 19.000 kg; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo đến dưới 19.000 kg

590

1.770

3.540

7.080

10.340

13.590

6

Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 19.000 kg đến dưới 27.000 kg; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 19.000 kg đến dưới 27.000 kg

720

2.160

4.320

8.640

12.610

16.590

7

Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 27.000 kg trở lên; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 27.000 kg đến dưới 40.000 kg

1.040

3.120

6.240

12.480

18.220

23.960

8

Xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 40.000 kg trở lên

1.430

4.290

8.580

17.160

25.050

32.950

Nghị định nêu rõ:

- Mức thu của 01 tháng năm thứ 2 [từ tháng thứ 13 đến tháng thứ 24 tính từ khi đăng kiểm và nộp phí] bằng 92% mức phí của 01 tháng trong Biểu nêu trên.

- Mức thu của 01 tháng năm thứ 3 [từ tháng thứ 25 đến tháng thứ 36 tính từ khi đăng kiểm và nộp phí] bằng 85% mức phí của 01 tháng trong Biểu nêu trên.

- Thời gian tính phí theo Biểu nêu trên tính từ khi đăng kiểm xe, không bao gồm thời gian của chu kỳ đăng kiểm trước. Trường hợp chủ phương tiện chưa nộp phí của chu kỳ trước thì phải nộp bổ sung tiền phí của chu kỳ trước, số tiền phải nộp = Mức thu 01 tháng x Số tháng phải nộp của chu kỳ trước.

- Khối lượng toàn bộ là: Khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông ghi trên giấy chứng nhận kiểm định của phương tiện.

2. Mức thu phí đối với xe của lực lượng quốc phòng

Số TT

Loại phương tiện

Mức thu

[nghìn đồng/năm]

1

Xe ô tô con quân sự

1.000

2

Xe ô tô vận tải quân sự

1.500

3. Mức thu phí đối với xe của lực lượng công an

Số TT

Loại phương tiện

Mức thu

[nghìn đồng/năm]

1

Xe dưới 7 chỗ ngồi

1.000

2

Xe ô tô từ 7 chỗ ngồi trở lên, xe khách, xe vận tải, xe ô tô chuyên dùng

1.500

Về phương thức tính, nộp phí sử dụng đường bộ

Đối với xe ô tô của các tổ chức, cá nhân đăng ký tại Việt Nam [trừ xe ô tô của lực lượng quốc phòng, công an], Nghị định quy định đối với xe ô tô kiểm định lần đầu, thời điểm tính phí sử dụng đường bộ tính từ ngày phương tiện được cấp Giấy chứng nhận kiểm định. Đối với xe ô tô cải tạo, chuyển đổi công năng hoặc chuyển đổi sở hữu từ tổ chức sang cá nhân [và ngược lại] thì mức thu phí tính từ ngày chuyển đổi công năng hoặc chuyển đổi sở hữu theo Giấy chứng nhận đăng ký mới của xe ô tô.

Phí sử dụng đường bộ tính theo năm, tháng hoặc theo chu kỳ kiểm định của xe ô tô. Đơn vị đăng kiểm cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng với thời gian nộp phí. Cụ thể như sau:

  1. Tính, nộp phí sử dụng đường bộ theo chu kỳ kiểm định

a.1] Đối với xe ô tô có chu kỳ kiểm định từ 01 năm trở xuống: Chủ phương tiện thực hiện nộp phí sử dụng đường bộ cho cả chu kỳ kiểm định và được cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng với thời gian nộp phí.

a.2] Đối với xe ô tô có chu kỳ kiểm định trên 01 năm [18 tháng, 24 tháng và 36 tháng]: Chủ phương tiện phải nộp phí sử dụng đường bộ theo năm [12 tháng] hoặc nộp cho cả chu kỳ kiểm định [18 tháng, 24 tháng và 36 tháng].

Trường hợp nộp phí theo chu kỳ kiểm định [18 tháng, 24 tháng và 36 tháng]: Đơn vị đăng kiểm cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng với chu kỳ kiểm định. Hết thời hạn nộp phí [chu kỳ kiểm định], chủ phương tiện phải đến đơn vị đăng kiểm để kiểm định và nộp phí cho chu kỳ kiểm định tiếp theo.

Trường hợp nộp phí theo năm [12 tháng]: Đơn vị đăng kiểm cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng với thời gian nộp phí 12 tháng. Hết thời hạn nộp phí [12 tháng], chủ phương tiện phải đến đơn vị đăng kiểm nộp phí và được cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ của thời gian tiếp theo [12 tháng hoặc thời gian còn lại của chu kỳ đăng kiểm].

a.3] Trường hợp chủ phương tiện đến kiểm định sớm hơn hoặc chậm hơn thời gian theo chu kỳ kiểm định quy định, đơn vị đăng kiểm kiểm tra xe và tính tiền phí sử dụng đường bộ nối tiếp từ thời điểm cuối của khoảng thời gian đã nộp phí sử dụng đường bộ lần trước cho đến hết chu kỳ kiểm định của kỳ tiếp theo [nếu chu kỳ kiểm định tiếp theo trên 12 tháng, chủ phương tiện có thể nộp đến 12 tháng hoặc nộp cả chu kỳ kiểm định]. Trường hợp thời gian tính phí không tròn tháng thì số phí phải nộp sẽ tính bằng số ngày lẻ chia 30 ngày nhân với mức phí của 01 tháng.

a.4] Trường hợp chủ phương tiện chưa nộp phí sử dụng đường bộ của các chu kỳ kiểm định trước theo thời hạn quy định thì ngoài số phí phải nộp cho chu kỳ tiếp theo, chủ phương tiện còn phải nộp số phí chưa nộp của chu kỳ trước. Đơn vị đăng kiểm sẽ truy thu số phí phải nộp của chu kỳ trước, số phí phải nộp bằng mức thu phí của 01 tháng nhân với thời gian nộp chậm.

a.5] Trường hợp chủ phương tiện muốn nộp phí sử dụng đường bộ cho thời gian dài hơn chu kỳ kiểm định, đơn vị đăng kiểm thu phí và cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng với thời gian nộp phí.

a.6] Đối với xe ô tô bị tịch thu, bị thu hồi bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; xe ô tô của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập [mang biển kiểm soát màu xanh]; xe ô tô của lực lượng quốc phòng, công an thanh lý; xe ô tô thế chấp bị tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thu hồi mà trong thời gian bị tịch thu, thu hồi, chờ thanh lý không kiểm định để lưu hành sau đó được bán phát mại, thanh lý thì chủ mới của phương tiện chỉ phải nộp phí sử dụng đường bộ từ thời điểm mang xe đi kiểm định để lưu hành. Khi kiểm định lưu hành, chủ phương tiện phải xuất trình cho cơ quan đăng kiểm các giấy tờ liên quan như: Quyết định tịch thu hoặc thu hồi của cấp có thẩm quyền; quyết định thu hồi tài sản thế chấp; quyết định cho phép thanh lý tài sản đối với các tài sản thuộc sở hữu của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng quốc phòng, công an; biên bản hoặc hợp đồng thực hiện hoàn tất thủ tục mua tài sản được bán thanh lý, bán đấu giá.

Trường hợp xe bán thanh lý, phát mại đã nộp phí qua thời điểm đi kiểm định lại để lưu hành thì chủ phương tiện nộp phí tính từ thời điểm nối tiếp theo kỳ hạn đã nộp phí của chu kỳ trước.

  1. Nộp phí sử dụng đường bộ theo năm dương lịch

Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu nộp phí sử dụng đường bộ theo năm dương lịch gửi thông báo bằng văn bản [lần đầu hoặc khi phát sinh tăng, giảm phương tiện] đến đơn vị đăng kiểm và thực hiện nộp phí sử dụng đường bộ theo năm dương lịch đối với các phương tiện của mình.

Hàng năm, trước ngày 01 tháng 01 của năm tiếp theo, chủ phương tiện phải đến đơn vị đăng kiểm nộp phí cho năm tiếp theo. Khi thu phí, đơn vị đăng kiểm cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ cho từng xe tương ứng thời gian nộp phí.

  1. Nộp phí sử dụng đường bộ theo tháng

Doanh nghiệp có số phí sử dụng đường bộ phải nộp từ 30 triệu đồng/tháng trở lên được thực hiện nộp phí theo tháng. Doanh nghiệp có văn bản [lần đầu hoặc khi phát sinh tăng, giảm phương tiện] gửi đơn vị đăng kiểm và thực hiện nộp phí đối với các phương tiện của mình.

Hàng tháng, trước ngày 01 của tháng tiếp theo, doanh nghiệp phải đến đơn vị đăng kiểm [đã đăng ký nộp phí theo tháng] nộp phí sử dụng đường bộ cho tháng tiếp theo. Khi thu phí, tổ chức thu phí cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng thời gian nộp phí.

Quản lý và sử dụng phí

1. Tổ chức thu phí sử dụng đường bộ là Cục Đường bộ Việt Nam nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách trung ương. Nguồn chi phí trang trải cho việc thực hiện công việc thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu phí theo quy định.

Trường hợp tổ chức thu phí thuộc diện được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 82/2023/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí được trích để lại một phẩy hai phần trăm [1,2%] số tiền phí thực thu để trang trải chi phí quản lý hoạt động thu phí sử dụng đường bộ theo quy định. Số tiền còn lại, tổ chức thu phí phải nộp vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách của tổ chức thu phí mở tại Kho bạc Nhà nước trong thời hạn tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày thu phí.

2. Đối với các đơn vị đăng kiểm thực hiện thu phí

  1. Đơn vị thu phí sử dụng đường bộ được trích để lại một phẩy ba mươi hai phần trăm [1,32%] số tiền phí sử dụng đường bộ thực thu để chi cho các nội dung sau:

Trang trải chi phí tổ chức thu theo quy định.

Trích chuyển về Cục Đăng kiểm Việt Nam ba phần trăm [3%] số tiền được để lại [1,32%] để phục vụ công tác quản lý thu, nộp phí sử dụng đường bộ của hệ thống đơn vị đăng kiểm trên toàn quốc.

  1. Trả lại tiền phí sử dụng đường bộ đối với các trường hợp không chịu phí quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này.
  1. Số tiền còn lại [sau khi trừ số tiền quy định tại điểm a và điểm b khoản này], tổ chức thu phí sử dụng đường bộ chuyển về tài khoản chuyên thu của Cục Đăng kiểm Việt Nam trong thời gian tối đa không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày thu phí. Cục Đăng kiểm Việt Nam nộp vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc Nhà nước trong thời hạn tối đa không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức thu phí chuyển về tài khoản chuyên thu của Cục Đăng kiểm Việt Nam. Tiền lãi phát sinh trên số dư tài khoản chuyên thu phí của Cục Đăng kiểm Việt Nam phải nộp vào ngân sách nhà nước.

3. Cục Đăng kiểm Việt Nam và Cục Đường bộ Việt Nam thực hiện kê khai, nộp phí sử dụng đường bộ thu được theo tháng, quyết toán theo năm theo quy định tại Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.

Cục Đăng kiểm Việt Nam nộp số tiền phí [quy định tại điểm c khoản 2 Điều này], Cục Đường bộ Việt Nam nộp toàn bộ số tiền phí thu được [trường hợp được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nộp 98,8% số tiền phí thu được] vào ngân sách trung ương theo Chương của Bộ Giao thông vận tải và chi tiết theo Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành để chi cho công tác bảo trì hệ thống kết cấu giao thông đường bộ theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ.

4. Số tiền phí sử dụng đường bộ được để lại chi của tổ chức thu phí: Trường hợp tổ chức thu phí áp dụng cơ chế tài chính doanh nghiệp, số tiền phí được để lại là doanh thu của đơn vị và thực hiện khai, nộp thuế [thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp] theo quy định pháp luật về thuế; trường hợp tổ chức thu phí là cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức thu phí quản lý, sử dụng số tiền phí được để lại theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP và khoản 4 Điều 1 Nghị định số 82/2023/NĐ-CP.

Nghị định quy định khi thu phí sử dụng đường bộ, tổ chức thu phí phải lập và cấp biên lai thu phí cho người nộp phí theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ và văn bản hướng dẫn thực hiện của Bộ Tài chính.

Chủ Đề