Hướng dẫn code php on ubuntu - code php trên ubuntu

Bạn chọn lập trình PHP trên Windows hay Linux [Ubuntu]? Đó là quyết định của bạn, nhưng hãy thử chuyển qua sử dụng Ubuntu để trải nghiệm. Có rất nhiều thư hay ho và biết đâu bạn sẽ không muốn quay về sử dụng Windows nữa. Mình bắt đầu chuyển sang sử dụng Ubuntu làm hệ điều hành chính cách đây 5 năm và chưa bao giờ thấy hối hận về quyết định của mình. Và xin chia sẻ lại 1 ít kinh nghiệm để lập trình PHP trên Ubuntu thì các bạn nên làm những việc sau đây.

Chọn 1 phiên bản Ubuntu ổn định

Phiên bản mới nhất của Ubuntu là 19.04, và tháng 10/2019 này sẽ là phát hành version 19.10. Tuy nhiên, các bản Ubuntu này không phải là phiên bản LTS [Long Time Support – Hỗ trợ lâu dài]. Vì vậy chúng ta nên cài đặt Ubuntu 18.04 LTS hoặc là đợi phiên bản Ubuntu 20.04 LTS phát hành vào năm sau.

Để cài đặt Ubuntu vui lòng tham khảo hướng dẫn: Cài đặt Ubuntu 18.04 LTS Desktop

Phần mềm PHP Software Stack

Có rất nhiều phần mềm PHP Stack như XAMPP, WampServer, AMPPS… Nhưng phổ biến nhất, được nhiều developer sử dụng nhất vẫn chính là XAMPP. XAMPP có cả phiên bản cho Linux và Windows.

Để cài đặt Xampp, vui lòng tham khảo hướng dẫn: Cài đặt Xampp trên Windows/Linux

Sử dụng PHP IDE / Editor

Việc sử dụng IDE không những làm tăng chất lượng code, mà còn giảm thời gian code bằng việc suggest code. Trong Top 5 IDE tốt nhất để lập trình PHP thì PHPStorm [Paid] và Eclipse [Free] và Visual Studio Code là những IDE được sử dụng phổ biến nhất.

Quản lý version

Có 2 phần mềm quản lý version phổ biến đó là Subversion [SVN] và GIT. Hiện các 2 phần mềm này vẫn đang được sử dụng song song nhưng đang có xu hướng chuyển từ svn sang git.

Cài đặt Subversion [SVN] trên Ubuntu

sudo apt install subversion

Cài đặt GIT trên Ubuntu

sudo apt install git

Trên Ubuntu ko có nhiều phần mềm quản lý svn và git. Phần lớn các lập trình sử dụng command trên Ubuntu để thao tác với svn và git. Các bạn có thể tham khảo các bài viết về svn và git ở đây: Kiến thức git & github

Merge và Compare Code

Đã bao giờ code bạn đang chạy ngon lành, tự dưng có 1 ông nào đó chọc ngoáy thêm thắt 1,2 dòng code vào. Kết quả lỗi bung bét, chương trình không chạy đúng như ban đầu nữa. Việc dò lại chỗ đã sửa mất khá nhiều thời gian, đặc biết là đoạn code bạn viết đã lâu. Vì vậy cần 1 chương trình merge và compare code để so sánh sự thay đổi giữa code đã sửa và code ban đầu của mình [Tất nhiên là bạn phải giữ source ban đầu]

Trên Windows có rất nhiều phần mềm giúp bạn làm công việc này. Nhưng trên Ubuntu thì khá hiếm. Mình thấy có 1 phần mềm đáp ứng duy nhất được yêu cầu này đó là Meld Diff Viewer. Meld có cả phiên bản cho Linux và Windows.

Để cài đặt Meld trên Ubuntu chúng ta sử dụng command:

sudo apt install meld

Kết nối và quản lý CSDL

Tất nhiên, lập trình thì bạn sẽ phải động đến CSDL. Với PHP thì CSDL phổ biến nhất mà bạn sẽ dùng là MySQL/MariaDB. Ngoài ra còn có cả PostgreSQL.

Để quản lý MySQL/MariaDB thì chúng ta nên sử dụng MySQL Workbench đang được phát triển và quản lý bởi công ty Oracle.

Để cài đặt MySQL Workbench thì sử dụng command:

sudo apt install mysql-workbench

Nguồn: vinasupport.com

Bạn là web developer trên ngôn ngữ php và muốn sử dụng ubuntu trong công việc của mình. Ubuntu hoàn toàn có đủ khả năng và hỗ trợ tốt công việc của bạn. Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu cách thiết lập môi trường cho lập trình viên web trên ubuntu.

Bước 1: Cài đặt MySql và Apache:

Đầu tiên chúng ta sẽ cài MySql:

sudo apt-get install mysql-server mysql-client

Trong quá trình cài đặt, bạn phải điền mật khẩu root của MySql.

Tiếp theo chúng ta sẽ cài Apache:

sudo apt-get install apache2

Và cài mod php5 cho nó:

sudo apt-get install php5 libapache2-mod-php5

Đến đây thì bạn đã có thể truy cập localhost bằng trình duyệt được rồi. Tiếp theo chúng ta sẽ cài các gói hỗ trợ liên quan, trong đó có gói php5-mysql để php có thể làm việc với MySql:

sudo apt-get install php5-mysql php5-curl php5-gd php5-idn php-pear php5-imagick php5-imap php5-mcrypt php5-memcache php5-ming php5-ps php5-pspell php5-recode php5-snmp php5-sqlite php5-tidy php5-xmlrpc php5-xsl

Các gói này là các gói cơ bản nhất mà các ứng dụng web thường dùng, có thể bạn sẽ không cần một vài gói trong số này, bạn có thể bỏ nó đi tùy theo nhu cầu sử dụng. Sau đó khởi động lại appache:

sudo /etc/init.d/apache2 restart

Bước 2: Tùy chỉnh thư mục root của apache

Khi cài đặt xong, thư mục root của apache mặc định nằm ở /var/www/html mà mình thì lại không thích thư mục này lắm, mình muốn nó ở www luôn cho tiện. Mình lần lượt chạy các câu lệnh sau:

Bật mod rewrite:

Mở file config của apache bằng gedit:

sudo gedit /etc/apache2/sites-available/000-default.conf

Gedit hiện ra, mình sửa DocumentRoot lại thành

Và thêm đoạn này vào giữa cặp thẻ

sudo apt install git
2

sudo apt install git
0

Khởi động lại apache lần nữa để thay đổi có hiệu lực. Thực ra bạn có thể đặt Document Root ở bất kỳ đâu bạn muốn, miễn là bạn cảm thấy tiện lợi khi làm việc là được.

Bước 3: Cấp quyền cho thư mục làm việc

Cài đặt xong, bạn hăm hở mở code editor và lưu file vào thư mục /var/www nhưng không thể lưu được, bạn phải chmod lại thư mục đó để có thể thoải mái tạo, sửa, xóa file trong thư mục này:

sudo apt install git
1

Trong đó username là user của bạn [khi cài đặt ubuntu]

Trong phần tiếp theo, mình sẽ hướng dẫn các bạn cài đặt và thiết lập các phần mềm liên quan như sublime text để viết code, mysql workbench để quản lý cơ sở dữ liệu, cài đặt gimp và photoshop để xử lý ảnh, cắt giao diện và các thứ lặt vặt khác như svn, git, ftp, less … Tóm lại là tất tần tật mọi thứ để có thể lập trình web được trên ubuntu.

Chúc các bạn thành công.

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề