Hướng dẫn giải sách địa phương gia lai

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 69/2022/QH15 ngày 11 tháng 11 năm 2022 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023;

Căn cứ Nghị quyết số 70/2022/QH15 ngày 11 tháng 11 năm 2022 của Quốc hội về phân bổ ngân sách trung ương năm 2023;

Căn cứ Quyết định số 1506/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 2567/QĐ-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2022 của Bộ Tài chính về việc giao dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2023;

Xét Tờ trình số 2762/TTr-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phân bổ dự toán ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2023; Báo cáo thẩm tra số 222/BC-HĐND ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua dự toán ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2023 như sau:

[Kèm theo Bảng dự toán thu, chi ngân sách và phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2023]

  1. Dự toán ngân sách nhà nước:

1. Dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn:

Thu cân đối ngân sách nhà nước trên địa bàn Trung ương giao: 5.432.000 triệu đồng.

Địa phương xây dựng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 5.910.000 triệu đồng, tăng 478.000 triệu đồng so với số trung ương giao [trong đó, tiền sử dụng đất tăng 150.000 triệu đồng; thu từ xổ số kiến thiết tăng 20.000 triệu đồng; các loại thuế, phí, thu khác ngân sách tăng 100.000 triệu đồng; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng 208.000 triệu đồng] và tăng 8% so với ước thực hiện năm 2022.

2. Tổng thu ngân sách địa phương: 15.735.032 triệu đồng

- Thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp:

5.223.400

triệu đồng.

- Thu ngân sách trung ương bổ sung [số liệu của Bộ Tài chính]:

10.402.610

triệu đồng.

+ Bổ sung cân đối ngân sách:

7.302.772

-

+ Bổ sung có mục tiêu:

3.099.838

-

Thu ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu, bằng với số trung ương giao năm 2023, tăng 130,5% so dự toán năm 2022, số tuyệt đối tăng 1.754.993 triệu đồng. Gồm:

[1] Vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia: 1.460.707 triệu đồng, gồm: Vốn đầu tư 739.490 triệu đồng; vốn thường xuyên 721.217 triệu đồng. Cụ thể:

* Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững: 210.651 triệu đồng, gồm: vốn đầu tư 65.698 triệu đồng; vốn thường xuyên 144.953 triệu đồng.

* Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới: 365.155 triệu đồng, gồm: vốn đầu tư 293.340 triệu đồng; vốn thường xuyên 71.815 triệu đồng.

* Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: 884.901 triệu đồng, gồm: Vốn đầu tư 380.452 triệu đồng, vốn thường xuyên 504.449 triệu đồng.

[2] Vốn trung ương bổ sung thực hiện mục tiêu nhiệm vụ: 1.639.131 triệu đồng, tăng 21,9% so dự toán giao năm 2022, số tuyệt đối tăng 294.286 triệu đồng, gồm: Vốn đầu tư 1.499.200 triệu đồng, vốn thường xuyên 139.931 triệu đồng.

- Thu chuyển nguồn từ năm trước chuyển sang: 109.022 triệu đồng.

3. Dự toán chi ngân sách địa phương năm 2023

3.1 Nguyên tắc phân bổ:

  1. Việc bố trí vốn ngân sách nhà nước năm 2023 phải đảm bảo thực hiện theo các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023.

Phân bổ dự toán chi thường xuyên năm 2023 theo tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương cho thời kỳ 2022-2025.

  1. Phù hợp với khả năng cân đối ngân sách nhà nước năm 2023, kế hoạch Tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm giai đoạn 2023-2025, kế hoạch Tài chính 05 năm giai đoạn 2021-2025. Ưu tiên bố trí chi đầu tư phát triển trên cơ sở tăng tỷ trọng đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước và khả năng giải ngân từng nguồn vốn. Ưu tiên nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Ban chấp hành trung ương và Nghị quyết của Quốc hội. Thúc đẩy từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước, phấn đấu giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên, góp phần cơ cấu lại ngân sách nhà nước, sắp xếp bộ máy quản lý hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tinh giản biên chế, thực hiện cải cách tiền lương và bảo hiểm xã hội theo các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan và địa phương.
  1. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; cải cách hành chính nâng cao chất lượng dịch vụ công, sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước; góp phần đổi mới quản lý tài chính đối với khu vực sự nghiệp công để giảm mức hỗ trợ trực tiếp cho đơn vị sự nghiệp công lập, tăng nguồn bảo đảm chính sách hỗ trợ người nghèo, đối tượng chính sách tiếp cận các dịch vụ sự nghiệp công, khuyến khích xã hội hoá, huy động các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội.

- Bên cạnh việc tiếp tục tiết kiệm 10% chi thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương theo quy định, thực hiện tiết kiệm thêm bình quân 10% chi thường xuyên ngân sách nhà nước so với dự toán năm 2022 của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước ngay từ khâu xây dựng dự toán [trừ các khoản chi tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản chi có tính chất lương, các khoản chi cho con người theo chế độ và các khoản chi đặc thù không thể cắt giảm như đóng niên liễm, chi theo các hợp đồng cung ứng hàng hóa, dịch vụ đã ký kết từ trước và tiếp tục thực hiện trong năm 2023] để dành nguồn tăng chi đầu tư phát triển và các nhiệm vụ cấp bách khác thuộc trách nhiệm chi của các cấp ngân sách theo phân cấp.

- Tổng hợp, báo cáo dự toán chi tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2023 để thực hiện cải cách tiền lương theo đúng quy định.

  1. Bố trí chi trả lãi vay đầy đủ, đúng hạn; quản lý chặt chẽ, hiệu quả các khoản vay.
  1. Bố trí vốn để thu hồi tạm ứng năm trước.
  1. Chi tổng hợp đưa vào dự toán đối với các nhiệm vụ chi không thường xuyên khi đã được cấp có thẩm quyền cho chủ trương. Đối với những nhiệm vụ chi đã có chủ trương của cấp có thẩm quyền, nhưng chưa được phê duyệt kế hoạch, chương trình, đề án, dự toán, quy hoạch, thì bố trí kinh phí dự kiến theo từng lĩnh vực đến từng đơn vị dự toán cấp 1. Đơn vị chỉ được sử dụng sau khi kế hoạch, chương trình, đề án,... được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Riêng các nội dung dự kiến phát sinh nhưng chưa có chủ trương của cấp có thẩm quyền, căn cứ quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 và các văn bản hướng dẫn Luật và tình hình thực tế ở địa phương thực hiện như sau: Tổng hợp dự toán trình cấp có thẩm quyền, sau khi được Ủy ban nhân dân giao dự toán ngân sách, các đơn vị dự toán cấp 1 ở địa phương, căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc và dự kiến nhiệm vụ giao cho các đơn vị để thực hiện giao dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc; đồng thời, trong quyết định giao dự toán ghi rõ các nội dung dự kiên phát sinh nhưng chưa có chủ trương của Ủy ban nhân dân cho phép thực hiện đồng thời gửi cho cơ quan tài chính cùng cấp để theo dõi và chỉ được thực hiện khi được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ.

  1. Đảm bảo cân đối nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương để thực hiện các chế độ, chính sách của trung ương và địa phương ban hành theo đúng quy định:

- Đảm bảo nguồn thực hiện các nhiệm vụ quan trọng phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng; các chính sách an sinh xã hội, các chính sách về dân tộc thiểu số đã ban hành. Chủ động sử dụng kinh phí bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên [nếu có] và nguồn ngân sách địa phương phải đảm bảo theo quy định để thực hiện chế độ, chính sách do trung ương, tỉnh ban hành theo quy định, đảm bảo phân bổ đầy đủ, đúng chính sách, chế độ; thực hiện sắp xếp các khoản chi để đảm bảo kinh phí thực hiện các nhiệm vụ quan trọng và các nhiệm vụ mới tăng thêm trong năm 2023.

- Đảm bảo mức chi cho sự nghiệp giáo dục và sự nghiệp khoa học công nghệ không thấp hơn mức dự toán cấp trên giao.

- Những nhiệm vụ của các bộ, ngành, đoàn thể trung ương giao sẽ đảm bảo theo khả năng của ngân sách.

- Bố trí vốn đối ứng có tính đến yếu tố lồng ghép để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ [vốn sự nghiệp] theo đúng quy định.

- Bố trí kinh phí cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch, thu hút đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất và hoàn trả số kinh phí đã tạm ứng từ Quỹ Phát triển đất của tỉnh để phục vụ cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Đảm bảo nguồn kinh phí để thực hiện các Nghị quyết số 136/2021/NQ-HĐND ngày 25/02/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định về chức danh, bố trí số lượng người, chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; người trực tiếp tham gia công việc ở thôn, tổ dân phố và khoản kinh phí hoạt động đối với các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai; Nghị quyết số 285/NQ-HĐND ngày 10/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc Phê chuẩn Đề án tổ chức lực lượng, huấn luyện, hoạt động và bảo đảm chế độ, chính sách cho Dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021 - 2025; Nghị quyết số 28/2022/NQ-HĐND ngày 08/7/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức hỗ trợ thường xuyên hằng tháng cho các chức danh đội trưởng, đội phó đội dân phòng trên địa bàn tỉnh Gia Lai; Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Theo Nghị quyết số 05/2021/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương cho thời kỳ 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai, ngân sách cấp tỉnh bổ sung cân đối trong năm 2023 để góp phần cho các địa phương đảm bảo nguồn thực hiện các Nghị quyết nêu trên.

  1. Để thực hiện mục tiêu phục hồi phát triển kinh tế xã hội, năm 2023 không trích 30% từ nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền thu từ đấu giá quyền sử dụng đất và thu tiền thuê đất trên địa bàn tỉnh, nhằm để tăng thêm nguồn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

3.2. Tổng chi ngân sách địa phương: 15.758.032 triệu đồng

Trong đó:

- Chi đầu tư phát triển: 4.634.593 triệu đồng

Bằng 123,34% [4.634.593/3.757.315] so với dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao năm 2022, tăng 877.278 triệu đồng [vốn cân đối ngân sách địa phương giảm -114.207 triệu đồng; vốn các chương trình mục tiêu quốc gia tăng 739.490 triệu đồng, vốn chương trình mục tiêu nhiệm vụ tăng 251.995 triệu đồng;], chiếm tỷ trọng 29,41% so với tổng chi ngân sách địa phương năm 2023 [năm 2022 chiếm 27,97%].

- Chi thường xuyên: 10.768.184 triệu đồng

Bằng 114,21% [10.768.184/9.428.457] so với dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao năm 2022, số tuyệt đối tăng 1.339.727 triệu đồng [vốn cân đối ngân sách địa phương tăng 576.219 triệu đồng; các chương trình mục tiêu quốc gia tăng 721.217 triệu đồng; chương trình mục tiêu nhiệm vụ tăng 42.291 triệu đồng;], chiếm tỷ trọng 68,33% so với tổng chi ngân sách địa phương năm 2023 [năm 2022 chiếm 69,86%].

Gồm:

  1. Tổng chi cân đối ngân sách địa phương: 12.658.194 triệu đồng

Tăng 4,71% so dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao năm 2022, số tuyệt đối tăng 569.148 triệu đồng. Trong đó:

- Chi đầu tư phát triển: 2.395.903 triệu đồng

Bằng 95,45% so với dự toán của Hội đồng nhân dân tỉnh giao năm 2022, số tuyệt đối giảm -114.207 triệu đồng [gồm: Tăng chi đầu tư từ nguồn vốn phân theo tiêu chí 42.193 triệu đồng; giảm chi đầu tư từ nguồn sử dụng đất 150.000 triệu đồng; tăng chi từ nguồn thu xổ số kiến thiết 3.000 triệu đồng; chi đầu tư từ nguồn bội chi ngân sách giảm -12.800 triệu đồng], chiếm tỷ trọng 18,92% so với tổng chi cân đối năm 2023 [năm 2022 chiếm tỷ trọng 20,76%], gồm:

+ Chi đầu tư xây dựng cơ bản tập trung:

849.503

triệu đồng

+ Chi đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất:

1.350.000

-

+ Chi đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết:

150.000

-

+ Chi từ chuyển nguồn năm 2022 chuyển sang:

3.400

-

+ Chi ủy thác qua Ngân hàng chính sách cho vay các đối tượng:

20.000

-

[Dự kiến bằng với dự toán của Hội đồng nhân dân tỉnh giao năm 2022]

+ Chi từ nguồn bội chi ngân sách:

23.000

-

[Bằng số Trung ương dự kiến giao năm 2023]

- Chi thường xuyên:

9.907.036

-

Tăng 6,17% so với dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao năm 2022, tăng 576.219 triệu đồng. Chiếm tỷ trọng 78,26% so với tổng chi cân đối năm 2023 [năm 2022 chiếm tỷ trọng 77,18%], gồm:

Gồm:

+ Sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo và dạy nghề:

4.184.751

-

[Bằng dự toán trung ương giao năm 2023]

+ Sự nghiệp khoa học và công nghệ:

34.202

-

Tăng 29,21% so số trung ương giao năm 2023, số tuyệt đối tăng 7.733 triệu đồng.

+ Các khoản chi thường xuyên còn lại:

5.688.083

-

Tăng 6,62% [5.688.083/5.335.040] so với dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao năm 2022, tăng 353.043 triệu đồng.

- Chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay:

3.486

-

- Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính:

1.400

-

[Bằng số Trung ương dự kiến giao]

- Dự phòng ngân sách:

280.369

-

[Chiếm 2,21% tổng chi cân đối ngân sách địa phương]

- Chi tạo nguồn cải cách tiền lương:

70.000

-

  1. Chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu:

3.099.838

-

Bằng với số trung ương giao năm 2023, tăng 130,5% so với dự toán năm 2022, số tuyệt đối tăng 1.754.993 triệu đồng. Gồm:

[1] Vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia: 1.460.707 triệu đồng, gồm: Vốn đầu tư 739.490 triệu đồng; vốn thường xuyên 721.217 triệu đồng. Cụ thể:

- Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững: 210.651 triệu đồng, gồm: Vốn đầu tư 65.698 triệu đồng; vốn thường xuyên 144.953 triệu đồng.

- Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới: 365.155 triệu đồng, gồm: Vốn đầu tư 293.340 triệu đồng; vốn thường xuyên 71.815 triệu đồng.

- Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: 884.901 triệu đồng, gồm: Vốn đầu tư 380.452 triệu đồng, vốn thường xuyên 504.449 triệu đồng.

[2] Vốn Trung ương bổ sung thực hiện mục tiêu nhiệm vụ 1.639.131 triệu đồng, tăng 21,9% so với dự toán giao năm 2022, số tuyệt đối táng 294.286 triệu đồng, gồm: Vốn đầu tư 1.499.200 triệu đồng, vốn thường xuyên 139.931 triệu đồng.

4. Bội chi ngân sách địa phương

23.000

triệu đồng

II. Phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh:

1. Dự toán thu:

Tổng thu ngân sách cấp tỉnh:

13.763.438

triệu đồng

Gồm:

- Thu ngân sách cấp tỉnh hưởng theo phân cấp:

3.251.806

-

- Thu bổ sung từ ngân sách Trung ương:

10.402.610

-

+ Bổ sung cân đối ngân sách:

7.302.772

-

+ Bổ sung có mục tiêu:

3.099.838

-

- Thu chuyển nguồn từ năm trước chuyển sang:

109.022

-

2. Dự toán chi:

Tổng chi ngân sách cấp tỉnh:

13.786.438

triệu đồng

  1. Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp tỉnh theo phân cấp:

7.464.063

-

Gồm:

- Chi đầu tư phát triển:

1.158.903

-

- Chi thường xuyên:

3.053.720

-

- Chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay:

3.486

-

- Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính:

1.400

-

- Dự phòng ngân sách:

114.752

-

- Chi tạo nguồn cải cách tiền lương:

35.313

-

- Chi thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trung ương bổ sung:

3.096.489

-

  1. Bổ sung cho ngân sách huyện, thành phố:

6.322.375

-

Trong đó:

- Bổ sung cân đối ngân sách:

6.309.247

-

- Bổ sung có mục tiêu nhiệm vụ:

13.128

-

3. Bội chi ngân sách tỉnh:

23.000

-

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết này. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai khóa

Chủ Đề