Hướng dẫn khai báo biến php

Bất kì một ngôn ngữ lập trình nào đều có khái niệm biến và hằng số và php cũng không ngoại lệ, đây là kiến thức nền tảng trong lập trình mà hầu như lập trình viên nào cũng phải học đầu tiên. Nên trong bài này chúng ta sẽ đi tìm hiểu khái niệm thế nào là biến và hằng số.

Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

1. Chương trình "Hello World"

Khi bạn học một ngôn ngữ bất kì thì chương trình in ra màn hình chữ “Hello World!” luôn là bài tập đầu tiên mà bạn phải làm. Để xuất một chuỗi ra màn hình bạn dùng cú pháp lệnh sau:

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Ví dụ: Xuất ra dòng chữ “Chào Mừng Các Bạn Đến Với freetuts.net”

Bước 1: Bạn mở Server Vertrigo lên, nếu bạn chưa biết nó là gì thì đọc bài này “Hướng dẫn cài đặt Vertrigo Server ”.

Bước 2: Bạn tạo file hello.php nằm trong thư mục www của Server.

Bước 3: Theo quy tắc ở trên ta sẽ làm như sau:


Hoặc

Sự khác biệt ở 2 đoạn mã này là đoạn thứ nhất mình khai báo biến và dùng dấu nháy đơn để bao quanh chuỗi, còn đoạn thứ 2 mình dùng dấu nháy kép, cả 2 đều có kết quả tương đương nhau nhưng luận về tốc độ thì dấu nháy đơn sẽ chạy nhanh hơn dấu nháy kép vì với dấu nháy kép trình biên dịch sẽ mất thêm một bước kiểm tra chuỗi bên trong có biến nào không.

Bước 4: Mở trình duyệt gõ vào đường dẫn localhost/hello.php. Nếu bạn làm đúng thì kết quả nó sẽ xuất ra là “Chào Mừng Các Bạn Đến Với freetuts.net”.

2. Ghi chú

Trong dòng lệnh code php đôi khi ta muốn thêm những lời giải thích ý nghĩa của dòng lệnh đó để sau này nhìn vào dễ hiểu hơn. Nhưng với trình biên dịch thì nó sẽ chạy tất cả các đoạn code nằm bên trong thẻ mở , nếu chúng ta gõ lung tung thì trình biên dịch sẽ báo sai vì không đúng với cú pháp PHP. Vì thế trước khi tìm hiểu biến và hằng số trong php chúng ta tìm hiểu cú pháp ghi chú trước.

PHP hỗ trợ cho chúng ta hai cách để ghi chú đó là:

  • Ghi chú cho 1 dòng: // noi dung can ghi chu
  • Ghi chú cho nhiều dòng: /*noi dung can ghi chu*/

Ví dụ:

3. Khai báo biến số trong php

Biến là một định danh, nó dùng để lưu trữ các giá trị và nó có thể dùng phép gán để thay đổi giá trị. Cú pháp của biến bắt đầu bằng dấu đô la $ và tiếp theo là các chữ, số, dấu gạch dưới. Ký tự đầu tiên của tên biến phải là chữ hoặc là dấu gạch dưới, không được là số.

Ví dụ:

PHP là một ngôn ngữ có phân biệt chữ hoa chữ thường. Ví dụ: $sinhvien khác $SinhVien

Gán giá trị cho biến

Để gán giá trị cho biến ta dùng toán tử phép gán =.

Ví dụ:

4. Hiển thị giá trị của biên ra màn hình

Thay vì xuất trực tiếp chuỗi thì ta xuất giá trị của biến ra màn hình.

Ví dụ:

5. Khai báo hằng

Hằng cũng là một biến nhưng bạn không thể thay đổi giá trị của nó. Tuy nhiên cách khai báo biến và hằng số thì lại khác nhau.

Cú Pháp: define[‘ten_hang’, ‘gia_tri’];

Trong đó:

  • define: hàm tạo biến hằng
  • ten_hang: là tên biến hằng
  • gia_tri: giá trị của hằng

6. Lời kết

Trong bài này tôi hy vọng các bạn hiểu được cách khai báo và sử dụng biến và hằng số trong ngôn ngữ php, đây là nền tảng để các bạn có thể theo dõi các bài tiếp theo nên tôi mong các bạn nắm vững trước khi next qua bài mới nhé. Bài tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu các kiểu dữ liệu trong php.

1] Biến là gì !?

- Biến cũng giống như là một cái thùng chứa dùng để lưu trữ một giá trị dữ liệu

- Ví dụ: Phía dưới là một biến tên name và nó lưu trữ giá trị là chuỗi Nguyễn Thành Nhân.

$name = "Nguyễn Thành Nhân";

- Biến giúp người lập trình viên đơn giản hóa việc sử dụng một giá trị nhiều lần bằng cách gọi tên biến.

- Điển hình là hai đoạn mã bên dưới có chức năng giống nhau. Nhưng đoạn mã thứ hai lại ngắn gọn hơn vì thay vì phải gõ “Nguyễn Thành Nhân” ba lần thì ta chỉ cần gõ một lần để gán cho biến rồi sau đó gọi tên biến ba lần.

- Ở ví dụ trên, “Nguyễn Thành Nhân” chỉ là một giá trị đơn giản, sau này bạn sẽ gặp những giá trị phức tạp hơn lên đến hàng trăm ký tự. Việc sử dụng biến lại càng trở nên hữu ích.

2] Cách khai báo biến

- Trong ngôn ngữ lập trình PHP, biến sẽ tự động được khai báo khi nó được gán giá trị.

- Cú pháp:

$tên biến = giá trị mà bạn muốn gán cho biến;

- Lưu ý:

  • Nếu giá trị mà bạn muốn gán cho biến là một chuỗi ký tự thì bạn phải đặt chuỗi ký tự đó bên trong cặp dấu nháy kép " " hoặc cặp dấu nháy đơn ' '
  • Nếu giá trị mà bạn muốn gán cho biến là một số thì bạn không cần đặt nó bên trong cặp dấu nháy kép hoặc cặp dấu nháy đơn.

- Để cập nhật giá trị cho biến thì ta chỉ cần gán một giá trị mới cho biến đó.

4] Quy tắc đặt tên biến

- Tên biến là một tập hợp gồm một hoặc nhiều ký tự.

- Tên biến có thể chứa các ký tự trong danh sách bên dưới:

Các chữ cái in hoa A, B, C, D, E, F, G, H, I, J, K, L, M, N, O, P, Q, R, S, T, U, V, W, X, Y, Z
Các chữ cái thường a, b, c, d, e, f, g, h, i, j, k, l, m, n, o, p, q, r, s, t, u, v, w, x, y, z
Các chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9
Dấu gạch dưới _

- Tên biến tuyệt đối không được phép chứa các ký tự đặt biệt [Ví dụ như: @, #, !, %, ^, &, ....]

- Tên biến không được bắt đầu bằng một chữ số.

Một số ví dụ đặt tên biến đúng quy tắc Một số ví dụ đặt tên biến sai quy tắc
w
webcoban
Webcoban
webCobAn
we9co3an
_webc_oban
9webcoban [sai vì bắt đầu bằng chữ số]
web%^coban [sai vì chứa ký tự đặc biệt]

- Tên biến có phân biệt trường hợp chữ in hoa và chữ thường [Ví dụ, webcoban và Webcoban là hai biến khác nhau]

- Tên biến phải duy nhất [không được khai báo một biến có tên trùng với tên của một biến đã được khai báo trước đó]

5] Truy cập giá trị của biến

- Chúng ta có thể truy cập vào giá trị của biến bằng cách gọi tên biến.

- Khi ta gọi tên biến thì ta có thể sử dụng biến đó như một giá trị.

Chủ Đề