Hướng dẫn làm thủ tục hộ chiếu

Tất cả các trường hợp cấp đổi, gia hạn hộ chiếu, bị mất hộ chiếu, hộ chiếu quá hạn... công dân làm thủ tục trực tiếp tại Đại sứ quán.

* Hiện nay các cơ quan đại diện của Việt Nam tại Nhật Bản chưa cấp hộ chiếu gắn chip điện tử.

  1. THỦ TỤC SỐ 3: CẤP ĐỔI HỘ CHIẾU, CẤP HỘ CHIẾU LẦN ĐẦU

Hồ sơ gồm:

1/ Phiếu đề nghị và thông tin liên hệ [tải tại đây];

2/ Tờ khai:

- Đối với người chưa đủ 14 tuổi:

hoặc [tải tại đây];

- Đối với người từ 14 tuổi trở lên:

hoặc [tải tại đây]

- Nội dung được khai trên máy tính, in ra, ký tên;

- 02 ảnh màu, phông nền trắng, cỡ 3.5cm x 4.5cm, hoặc 4cm x 6 cm; ảnh chụp cân đối, đầy đủ khuôn mặt. Không sử dụng ảnh nền xanh hoặc ảnh đen trắng

3/ Bản gốc Jyuminhyo và copy thẻ cư trú [Zairyu card].

4/ Hộ chiếu bản gốc và bản photocopy trang 2,3,4;

* Trường hợp hộ chiếu quá thời hạn cấp đổi, cần có copy CMND / CCCD;

* Trường hợp có sự thay đổi thông tin về thân nhân so với thông tin trong hộ chiếu đã cấp lần gần nhất, nộp bản chụp CMND / CCCD hoặc giấy tờ khác có liên quan do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;

* Trường hợp chưa đủ 14 tuổi, nộp bản sao / bản chụp [có bản chính để đối chiếu] của Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh.

* Đối với trẻ mới sinh tại Nhật Bản, để cấp hộ chiếu lần đầu, Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh phải do cơ quan đại diện Việt Nam tại Nhật Bản cấp.

II. THỦ TỤC SỐ 4: CẤP ĐỔI HỘ CHIẾU BỊ MẤT

Hồ sơ gồm:

1/ Phiếu đề nghị và thông tin liên hệ [tải tại đây];

2/ Tờ khai

- Đối với người chưa đủ 14 tuổi:

hoặc [tải tại đây];

- Đối với người từ 14 tuổi trở lên:

hoặc [tải tại đây]

- Nội dung được khai trên máy tính, in ra, ký tên;

- 02 ảnh màu, phông nền trắng, cỡ 3.5cm x 4.5cm, hoặc 4cm x 6 cm; ảnh chụp cân đối, đầy đủ khuôn mặt. Không sử dụng ảnh nền xanh hoặc ảnh đen trắng- khai trên máy tính, in ra, ký tên, 02 ảnh màu, phông nền trắng, cỡ 3.5cm x 4.5cm, ảnh chụp cân đối, đầy đủ khuôn mặt.

3/ Bản gốc dấu đỏ Giấy xác nhận nhân sự

[nhờ người nhà ở Việt Nam xin xác nhận do Công an phường/xã tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ở Việt Nam cấp]

* Tờ khai Đề nghị xác nhận nhân thân cho công dân Việt Nam ở nước ngoài đề nghị cấp Hộ chiếu [tải tại đây]

4/ Copy hộ chiếu bị mất [trang 2,3]

5/ Giấy báo cảnh sát [công dân copy lại để sử dụng khi cần thiết]

6/ Bản gốc Juminhyo, copy thẻ cư trú

7/ Lý lịch tự khai [mẫu tải tại đây]

8/ Giấy chứng nhận đang làm việc do Công ty cấp hoặc Giấy chứng nhận đang theo học do nhà trường cấp [đối với những người có visa học tập, thực tập sinh, kỹ sư...]

Hộ chiếu [passport] phổ thông là loại hộ chiếu thông dụng, được cấp cho mọi công dân Việt Nam. Dưới đây là hướng dẫn thủ tục làm hộ chiếu phổ thông đơn giản, dễ dàng thực hiện dành cho tất cả mọi người.

1. Thủ tục làm hộ chiếu phổ thông trực tiếp

Căn cứ Điều 15 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, thủ tục làm hộ chiếu phổ thông như sau:

1.1. Hồ sơ làm hộ chiếu

- Tờ khai theo mẫu

- Ảnh chân dung

Xem thêm: Làm hộ chiếu có được chụp ảnh trước không?

- Bản sao Giấy khai sinh/trích lục khai sinh với người chưa đủ 14 tuổi.

- Hộ chiếu phổ thông cấp lần gần nhất nếu đã được cấp hộ chiếu. Trường hợp hộ chiếu bị mất phải kèm đơn báo mất hoặc thông báo đã tiếp nhận đơn báo mất của cơ quan có thẩm quyền.

- Bản chụp Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân nếu có sự thay đổi thông tin về nhân thân so với thông tin trong hộ chiếu được cấp lần gần nhất;

- Bản chụp có chứng thực giấy tờ chứng minh người đại diện hợp pháp đối với người mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người chưa đủ 14 tuổi do cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp.

Nếu bản chụp không có chứng thực thì phải xuất trình thêm bản chính để kiểm tra, đối chiếu.

1.2. Nơi làm hộ chiếu

- Trường hợp cấp lần đầu

  • Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thường trú, nơi tạm trú;
  • Nếu có Căn cước công dân thì được làm tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi nhất.
  • Nếu thuộc một trong các trường hợp đặc biệt sau thì được làm tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an:
    a] Có giấy giới thiệu hoặc đề nghị của bệnh viện về việc ra nước ngoài để khám bệnh, chữa bệnh;
  1. Có căn cứ xác định thân nhân ở nước ngoài bị tai nạn, bệnh tật, bị chết;
  1. Có văn bản đề nghị của cơ quan trực tiếp quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong lực lượng vũ trang, người làm việc trong tổ chức cơ yếu;
  1. Vì lý do nhân đạo, khẩn cấp khác do người đứng đầu Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an quyết định.

- Trường hợp xin cấp từ lần hai trở đi

  • Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh bất kỳ;
  • Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an.

1.3. Trình tự các bước làm hộ chiếu

Bước 1: Điền tờ khai

Bước 2: Công chức làm thủ tục đối chiếu thông tin, chụp ảnh, lấy vân tay

Công chức làm thủ tục kiểm tra, đối chiếu với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất, nhập cảnh.

Chụp ảnh chân dung, thu thập vân tay của người đề nghị cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử lần đầu.

Bước 3: Nộp lệ phí, cấp giấy hẹn trả kết quả

Trường hợp chưa cấp hộ chiếu cho cá nhân, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Thủ tục làm hộ chiếu online

2.1. Điều kiện làm hộ chiếu online

Đối tượng áp dụng thủ tục làm hộ chiếu online trên Cổng dịch vụ công là:

- Công dân Việt Nam có Căn cước công dân còn hạn sử dụng;

- Có tài khoản trên Cổng dịch vụ công của Chính phủ;

- Có khả năng thanh toán lệ phí trực tuyến qua hệ thống thanh toán của Chính phủ.

2.2. Trình tự các bước làm hộ chiếu online

Quy trình cấp hộ chiếu phổ thông qua Cổng dịch vụ công thực hiện theo các bước:

Bước 1: Truy cập vào Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công an theo địa chỉ //dichvucong.bocongan.gov.vn/bocongan/bothutuc?malv=QL_XUAT_NHAP_CANH.

Bước 2: Đăng nhập hệ thống, chọn thủ tục cấp hộ chiếu

Bước 3: Điền đầy đủ các thông tin trên tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu

Lưu ý phải điền đủ địa chỉ email và tải lên ảnh chân dung.

Bước 4: Chọn hình thức nhận hộ chiếu và thanh toán lệ phí trực tuyến

Người dân có thể lựa chọn nhận hộ chiếu qua dịch vụ bưu chính hoặc đến cơ quan xuất nhập cảnh để nhận trực tiếp.

3. Thủ tục làm hộ chiếu có gắn chip

Thủ tục làm hộ chiếu có gắn chip tương tự như thủ tục làm hộ chiếu không gắn chíp. Tuy nhiên, hiện nay người dân muốn làm hộ chiếu gắn chip bước đầu sẽ cần đến trực tiếp cơ quan quản lý xuất nhập cảnh để thủ tục và lấy dấu vân tay.

Trong thời gian tới, khi Cơ sở dữ liệu dân cư được liên thông hoàn toàn thì có thể làm hộ chiếu này trực tuyến ở nhà.

Khác với loại hộ chiếu không gắn chip, hộ chiếu gắn chip chỉ được cấp cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên.

Khi nộp hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên có quyền được lựa chọn cấp hộ chiếu không gắn chip điện tử hoặc cấp hộ chiếu có gắn chip điện tử.

Hiện nay thủ tục làm hộ chiếu có gắn chip chỉ được thực hiện trực tiếp [Ảnh minh họa]

4. Lệ phí làm hộ chiếu

Theo Biểu mức thu phí, lệ phí kèm theo Thông tư số 25/2021/TT-BTC, lệ phí cấp hộ chiếu được quy định như sau:

Nội dung

Mức thu

[Đồng/lần cấp]

Cấp mới

200.000

Cấp lại do bị hỏng hoặc bị mất

400.000

Cấp giấy xác nhận yếu tố nhân sự

100.000

5. Thời hạn làm hộ chiếu

Cơ quan làm thủ tục

Thời hạn

Cấp lần đầu

Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.

Nếu có Căn cước công dân thì được thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi.

08 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận.

Cấp lần thứ hai trở đi

Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi hoặc Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an.

05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận.

Cấp hộ chiếu lần đầu thuộc một trong các trường hợp:

- Có giấy giới thiệu hoặc đề nghị của bệnh viện về việc ra nước ngoài để khám bệnh, chữa bệnh;

- Có căn cứ xác định thân nhân ở nước ngoài bị tai nạn, bệnh tật, bị chết;

- Có văn bản đề nghị của cơ quan trực tiếp quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong lực lượng vũ trang, người làm việc trong tổ chức cơ yếu;

- Vì lý do nhân đạo, khẩn cấp khác do người đứng đầu Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an quyết định.

- Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.

- Nếu có Căn cước công dân thì được thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi.

- Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an.

03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận

6. Một số câu hỏi thường gặp khi làm hộ chiếu?

Sau đây là một số câu hỏi thường gặp về thủ tục làm hộ chiếu mà nhiều người dân thắc mắc:

6.1. Đến đâu để làm hộ chiếu ở Hà Nội?

Tại Thành phố Hà Nội, có 02 địa điểm cấp hộ chiếu phổ thông là:

- Phòng quản lý xuất nhập cảnh - Địa chỉ: 44 Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa

Địa điểm này cấp hộ chiếu cho công dân có hộ khẩu thường trú, tạm trú tại các quận: Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Long Biên, Tây Hồ, Huyện Sóc Sơn, Đông Anh, Từ Liêm, Gia Lâm, Mê Linh, Hoàng Mai.

- Phòng quản lý xuất nhập cảnh - Cơ sở 2. Địa chỉ: Số 6, Quang Trung, Q. Hà Đông, Hà Nội

Địa điểm này cấp hộ chiếu cho công dân có hộ khẩu thường trú, tạm trú tại các huyện: Thanh Xuân, Hà Đông, Sơn Tây, Ba Vì, Chương Mỹ, Quốc Oai, Mỹ Đức, Đan Phượng, Mê Linh, Phúc Thọ, Phú Xuyên, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Trì, Thường Tín, Từ Liêm, Ứng Hòa, Hoài Đức.

6.2. Đến đâu để làm hộ chiếu ở TP. HCM?

Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện cấp hộ chiếu cho người dân tại phòng quản lý Xuất Nhập Cảnh - Địa chỉ: 196 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3.

Số điện thoại: [08].38.299.398 – Fax: [08].38.244.075

6.3. Có bắt buộc phải làm hộ chiếu cho trẻ em không?

Theo quy định tại Điều 33 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, hộ chiếu, visa là giấy tờ bắt buộc phải có khi thực hiện thủ tục xuất cảnh ra nước ngoài, không phân biệt người lớn hay trẻ em. Vì vậy, trẻ em cũng bắt buộc phải làm hộ chiếu, visa khi đi nước ngoài.

Ngoài ra khi xuất cảnh, khoản 2 Điều 33 Luật này còn yêu cầu người chưa đủ 14 tuổi không được đi một mình mà phải có người đại diện hợp pháp đi cùng.

Chủ Đề