Hướng dẫn lập kế hoạch bảo vệ môi trường 2023

Kế hoạch bảo vệ môi trường là một thuật ngữ pháp lý mới xuất hiện [trong Luật Bảo vệ môi trường 2014] để thay thế cho Cam kết bảo vệ môi trường [theo Luật Môi trường 2005]. Theo đó, khi tiến hành các dự án nói chung thì các chủ đầu tư nếu không thuộc trường hợp không phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường thì phải thực hiện đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường. Vậy Kế hoạch bảo vệ môi trường là gì? [cập nhật 2023]. Bài viết dưới đây của ACC hi vọng sẽ đem lại nhiều thông tin chi tiết và cụ thể đến Quý bạn đọc.

Kế hoạch bảo vệ môi trường là gì? [cập nhật 2022]

1. Kế hoạch bảo vệ môi trường là gì?

Kế hoạch bảo vệ môi trường là một khái niệm mới được đề cập đến trong Luật bảo vệ môi trường 2014 nhưng hiện nay chưa có quy định pháp luật nào giải thích cụ thể khái niệm này.

Tuy nhiên, có thể hiểu một cách cơ bản khi tiến hành các dự án nói chung thì các chủ đầu tư nếu không thuộc trường hợp không phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường thì phải thực hiện đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường. Đây sẽ được xem như một văn bản cam kết của Doanh nghiệp với cơ quan quản lý môi trường về dự báo các tác động đến môi trường của dự án trong giai đoạn thực hiện và hoạt động. Từ đó Doanh nghiệp đưa ra đề xuất các giải pháp thích hợp để bảo vệ môi trường trong từng giai đoạn thực hiện cũng như thi công các công trình.

2. Đối tượng nào phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường

Căn cứ vào khoản 11 Điều 1 Nghị định 40/2019/NĐ-CP thì các đối tượng sau phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường gồm:

  • Dự án đầu tư mới hoặc dự án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất có tổng quy mô, công suất của cơ sở đang hoạt động và phần đầu tư mới thuộc đối tượng quy định tại cột 5 Phụ lục II Mục I ban hành kèm theo Nghị định này;
  • Dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án, phương án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, có phát sinh lượng nước thải từ 20 m3/ngày [24 giờ] đến dưới 500 m3/ngày [24 giờ] hoặc chất thải rắn từ 01 tấn/ngày [24 giờ] đến dưới 10 tấn/ngày [24 giờ] hoặc khí thải từ 5.000 m3 khí thải/giờ đến dưới 20.000 m3 khí thải/giờ [bao gồm cả cơ sở đang hoạt động và phần mở rộng] trừ các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại cột 3 Phụ lục II Mục I ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Nội dung của kế hoạch bảo vệ môi trường

Điều 30 Luật bảo vệ môi trường 2014 quy định kế hoạch bảo vệ môi trường cần phải có các nội dung cơ bản sau:

– Địa điểm thực hiện.

– Loại hình, công nghệ và quy mô sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

– Nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng.

– Dự báo các loại chất thải phát sinh, tác động khác đến môi trường.

– Biện pháp xử lý chất thải và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

– Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.

Ngoài ra phải có thêm phần thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công [trong trường hợp dự án chỉ yêu cầu thiết kế một bước] đối với công trình xử lý chất thải [đối với trường hợp phải xây lắp công trình xử lý chất thải theo quy định] theo quy định của pháp luật về xây dựng; có phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong quá trình thi công xây dựng và khi dự án đi vào vận hành, đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định;

Đối với dự án, phương án mở rộng quy mô, nâng công suất của cơ sở đang hoạt động, nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường phải có nội dung đánh giá về tình hình hoạt động và thực hiện công tác bảo vệ môi trường của cơ sở cũ; đánh giá tổng hợp tác động môi trường của cơ sở cũ và dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mở rộng, nâng công suất mới.

4. Cơ quan xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường

Sau khi lập kế hoạch bảo vệ môi trường, chủ đầu tư của dự án hoặc chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường tại cơ quan chuyên môn bảo vệ môi trường cấp tỉnh hoặc ủy ban nhân dân cấp huyện.

5. Thủ tục Xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện

5.1 Các bước bao gồm:

Bước 1. Tổ chức, cá nhân lập hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện, nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ, viết phiếu nhận hồ sơ, vào sổ, cập nhật theo File để theo dõi quá trình giải quyết, chuyển đến Phòng Tài nguyên và Môi trường để giải quyết theo quy định.

Bước 2. Trong thời hạn năm [05] ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ Phòng chuyên môn tham mưu lãnh đạo UBND cấp huyện xem xét, xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường. Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện xác nhận phải thông báo rõ lý do cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản.

Bước 3: Trong thời hạn ba [03] ngày làm việc, UBND cấp huyện ký Giấy xác nhận kèm theo kế hoạch bảo vệ môi trường cho tổ chức, cá nhân [chuyển kết quả đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; gửi Giấy xác nhận đến UBND cấp xã nơi triển khai dự án, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh [trường hợp dự án nằm trong khu công nghiệp].

Bước 4: Tổ chức, cá nhân đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện để nhận kết quả giải quyết theo quy định.

5.2. Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện.

5.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

– Thành phần hồ sơ:

  1. 03 bản kế hoạch bảo vệ môi trường [kèm theo bản điện tử] của dự án, cơ sở theo Mẫu số 02 Phụ lục VII Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ;
  1. 01 văn bản đề nghị đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, cơ sở theo Mẫu số 01 Phụ lục VII Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ
  1. 01 báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng của dự án, cơ sở [kèm theo bản điện tử].

– Số lượng: 01 bộ.

5.4. Thời hạn giải quyết.

– Mười [10] ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ hợp lệ theo quy định.

5.5. Đối tượng thực hiện:

Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc lập/xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường.

5.6. Cơ quan thực hiện:

– Cơ quan xác nhận: UBND cấp huyện.

5.7. Kết quả: Giấy xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường.

Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về Kế hoạch bảo vệ môi trường là gì? [cập nhật 2023] dựa trên các quy định của pháp luật hiện hành. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến Kế hoạch bảo vệ môi trường là gì? [cập nhật 2023], quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi theo các thông tin bên dưới đây:

Chủ Đề