Hướng dẫn tạo linh kiện trong proteus

Theo dõi

Đăng nhập

Thông báo của

0 Góp ý

Phản hồi nội tuyến

Xem tất cả bình luận

Chào các bạn! Nhận thấy các bạn mới sử dụng phần mềm Proteus vẫn đang chưa quen và gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các linh kiện cơ bản tr...

Chào các bạn! Nhận thấy các bạn mới sử dụng phần mềm Proteus vẫn đang chưa quen và gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các linh kiện cơ bản trong Proteus. Trong bài viết này, tôi chia sẽ với các bạn một số tên linh kiện thông dụng có trong thư viện của Proteus nhằm giúp các bạn dễ dàng tìm kiếm linh kiện trong quá trình sử dụng phần mềm này.

1. Điện trở: res

Đọc thêm bài viết: Linh kiện điện tử cơ bản - Điện trở

2. Biến trở: pot hoặc pot-hg

3. Tụ điện: cap

4. Tụ hóa: cap-elec hoặc cap-pol

5. Cuộn cảm: inductor

Đọc thêm bài viết: Linh kiện điện tử cơ bản - Cuộn cảm

6. Diode: diode hoặc tên diode, ví dụ 1N4007, 1N4148...

7. Cầu diode: bridge

8. LED: led-

9. Led 7 đoạn: 7seg-

10. LED ma trận: matrix-

11. Đèn: lamp

13. Quang trở: ldr

14. Transistor: gõ tên của transistor [ví dụ: 2N2222] hoặc dùng NPN, PNP, ...

15. IC: nhập tên của IC, ví dụ: 555, 7805, 7490, ...

16. Loa: Speaker hoặc Sounder

17. Công tắc: sw- hoặc switch

19. Bàn phím: keypad-

20. Rơ-le: relay

21. Các cổng logic: gõ tên cổng cần tìm, ví dụ AND, OR, NOT...

23. Đồng hồ đếm giờ : 7SEG-MPX2-

24. Điện trở thanh : RESPACK-

26. Nguồn AC: vsin

27. Nguồn DC: battery hoặc cell

28. Jack cắm 1 hàng các loại : conn-sil

29. Jack cắm 2 hàng các loại : conn-dil

30. Công cụ lật trạng thái 0/1: Logic toggle

31. Công cụ đo mức logic: logic probe [big]

Lưu ý: Các linh kiện thuộc thư viện Active thì có thể thay đổi và hoạt động trong lúc mô phỏng được, còn các linh kiện khác chỉ có thể thay đổi thông số khi chưa mô phỏng.

Trên đây là một số linh kiện thông dụng trong Proteus. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập, thực hành!

Tiếp theo nội dụng của bài viết trước. Trong bài viết này, tôi tiếp tục hướng dẫn các bạn tạo linh kiện mới trong Proteus với Schematic Capture và liên kết linh kiện mới tạo với PCB Layout.

Để tạo linh kiện mới, bạn thao tác để thay đổi độ dày của lưới như hình bên dưới.

Các bước làm gần giống như đã làm ở PCB Layout, cũng gồm 3 bước nhưng hơi phức tạp hơn một chút.

Bước 1: Vẽ phác thảo cho linh kiện:

Cần thực hiện riêng thành 2 bước.

Bước 1.1: Ở bước này bạn chỉ dùng công cụ vẽ 2D để phác thảo linh kiện. Ví dụ, một số linh kiện cơ bản như điện trở, biến trở, tụ điện, diode, IC555, led 7 đoạn được vẽ phác thảo như sau:

Bước 1.2: Đặt tên các chân của linh kiện cho các hình đã phác thảo sử dụng chức năng vẽ chân linh kiện. Ta chọn chân cần đặt tên và nhấp chuột phải >> chọn Edit properties.

Nhập tên chân linh kiện vào Pin Name, tên chân này không quan trọng, chỉ dùng để hiển thị. Nhập tên thực cho chân vào ô Default Pin Number, tên này rất quan trọng vì sau này sẽ kết nối với PCB Layout. Nếu không muốn hiển thị chân này thì bạn bỏ chọn mục Draw name trong cửa số Edit Pin. Và chọn thuộc tính cho chân ở Electrical Type, xong nhấp chọn OK.

Chú ý: Khi gắn chân vào cho các khối phác thảo thì đầu có ký hiệu chữ x phải xoay ra phía ngoài. Do nó sẽ là nơi nối dây, bạn phải dùng các chức năng xoay để đảo chiều cho đúng. Nếu không thì linh kiện coi như vô dụng.

Thế là ta đã có các khối phác thảo của linh kiện như mong muốn. Chú ý ở đây là các khối phác thảo này không cần chính xác về dạng chân mà chỉ cần có đủ số chân kết nối cho linh kiện là được. Điểm quan trọng là lúc đặt tên chân cho linh kiện, tên chân linh kiện Schematic Capture phải trùng với các chân linh kiện tương ứng đã tạo ở PCB Layout.

Bước 3: Bước cuối cùng là tiến hành tạo linh kiện

Bạn chọn khối linh kiện đã phác thảo và nhấp chuột phải rồi tiếp tục chọn Make device.

Trong của số Make Device, bạn đặt tên cho linh kiện vào ô Device Name, đặt tiền tố tham khảo vào ô Reference Prefix. Các ô khác không quan trọng, sau đó nhấn chọn Next.

Trong cửa sổ tiếp theo, bạn chọn Add/Edit.

Tiếp tục chọn Add.

Tìm kiếm chân linh kiện đã tạo bên PCB Layout bằng cách gõ tên vào ô Keywords. Chọn chân linh kiện rồi nhấp OK.

Một cửa sổ hiện ra cho thấy liên kết chân. Nếu không có chỉnh sửa gì thêm, bạn nhấp chọn Assign Package[s].

Một của sổ cho biết liên kết thành công. Nếu bạn muốn chỉnh sửa thì có thể chọn Add/Edit, còn không thì bạn chọn Next.

Nhập tên hiển thị linh kiện vào ô Name.

Đính kèm datasheet và file trợ giúp nếu có.

Việc kế tiếp là chọn loại thư viện cho linh kiện, chọn nhà sản xuất, nhập mô tả cho linh kiện. Việc này tạo thuận lợi cho việc tìm kiếm linh kiện khi bạn sử dụng về sau, cũng như giúp bạn có thể chọn đúng linh kiện mong muốn.

Khi đến đây thì linh kiện đã được tạo và sẵn sàng sử dụng. Bạn có thể kiểm tra lại bằng cách tìm kiếm linh kiện mới tạo.

Như vậy là tôi đã hướng dẫn các bạn tạo linh kiện mới trong Schematic Capture và liên kết nó với PCB Layout một cách chi tiết. Các bạn hãy dành thời gian để thực hành như hướng dẫn cho các linh kiện còn lại nhé. Nếu các bạn có gặp khó khăn gì thì vui lòng để lại bình luận bên dưới. Chúc các bạn thành công!

Chủ Đề