Hướng dẫn thẩm định dự an đầu tư

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

_________

Số: 09/BKH-VPTĐ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày 21tháng 09năm 1996

THÔNG TƯ

Hướng dẫn về lập, thẩm định dự án đầu tư và quyết định đầu tư

__________

Thực hiện các quy định tại Điều lệ Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành theo Nghị định 42-CP ngày 16/07/1996 của Chính phủ [dưới đây viết tắt là ĐLQLDT và XD], Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn việc lập, thẩm định, xét duyêt dự án đầu tư như sau:

A. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1. Mục đích việc lập, thẩm định dự án đầu tư [dưới đây viết tắt là DAĐT] nhằm giúp chủ đầu tư, các cấp ra quyết định đầu tư, cấp giấy phép đầu tư lựa chọn phương án đầu tư tốt nhất, quyết định đầu tư đúng hướng và đạt được lợi ích kinh tế - xã hội mà dự án đầu tư mang lại. Quản lý quá trình này phải dựa vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, quy hoạch phát triển ngành và địa phương từng thời kỳ, luật pháp và các chính sách hiện hành, lựa chọn phương án khai thác sử dụng có hiệu quả tiềm lực của đất nước, cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đảm bảo nhịp độ tăng trưởng đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Lập dự án đầu tư có thể được thực hiện theo 2 bước, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi [dưới đây viết tắt là NCTKT] và nghiên cứu khả thi [dưới đây viết tắt là NCKT].

2. Phạm vi điều chỉnh của thông tư này:

Các dự án đầu tư thuộc nguồn vốn Nhà nước [vốn ngân sách, vốn tín dụng ưu đãi, các khoản tín dụng nước ngoài của Chính phủ và các nguồn viện trợ quốc tế dành cho đầu tư phát triển, vốn do các doanh nghiệp Nhà nước huy động].

Các thành phần kinh tế thuộc phạm vi luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật công ty, Luật doanh nghiệp tư nhân, Hợp tác xã, các cá nhân [các dự án đầu tư trực tiếp theo Luật đầu tư nước ngoài có hướng dẫn riêng].

3. NCTKT được lập đối với dự án nhóm A. Đây là cơ sở để tiến hành hoặc tiếp tục việc thăm dò đàm phán ký kết hợp đồng với nước ngoài và là cơ sở để lập NCKT. Trong trường hợp cần thiết lập một bước [NCKT] cơ quan chủ đầu tư xin thép Thủ tướng Chính phủ.

Trường hợp một số dự án nhóm B cần qua bước nghiên cứu tiền khả thi, thì cơ quan quyết định đầu tư có văn bản yêu cầu chủ đầu tư để tổ chức thực hiện.

4. Nghiên cứu khả thi là tài liệu chính thức để chủ đầu tư chọn phương án đầu tư và cấp có thẩm quyền xét quyết định đầu tư.

5. Tổng vốn đầu tư là khoản chi phí cần thiết để đảm bảo cho dự án hoạt động đạt mục tiêu đề ra. Cơ cấu vốn đầu tư được hướng dẫn chi tiết tại mục phân tích tài chính trong nghiên cứu khả thi quy định ở phụ luc số I.

B. NỘI DUNG LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Nội dung lập dự án đầu tư hướng dẫn cho 2 loại dự án:

Có thực hiện công tác xây dựng.

Mua sắm hàng hoá là chủ yếu.

Tuỳ theo các đặc thù của từng loại dự án thuộc sở hữu Nhà nước hay ngoài Nhà nước, thuộc kết cấu hạ tầng hay sản xuất kinh doanh v. v.. nội dung nghiên cứu có yêu cầu toàn diện hoặc giảm thiểu.

Nội dung chi tiết được quy định tạị phụ lục số 1.

C. THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

[BƯỚC NCTKT]: VIỆC THẨM ĐỊNH THỰC HIỆN THEO ĐIỀU 16-ĐLQLĐT VÀ XD].

D/ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ [BƯỚC NCKT]:

1. Đối với các dự án nhóm A, Bộ Kế hoạch và Đầu tư [dưới đây viết tắt là Bộ KH & ĐT] là cơ quan chủ trì có trách nhiệm tổng hợp ý kiến các bộ, ngành, địa phương liên quan, sử dụng các đơn vị chuyên môn của Bô, các tổ chức tư vấn và chuyên gia tư vấn để thẩm định, lập báo cáo thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư đối với dự án sử dụng vốn Nhà nước và hoặc cho phép đầu tư đối với dự án không sử dụng vốn Nhà nước để Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép đầu tư.

Đối với dự án nhóm B, Bộ trưởng Bộ KH và ĐT và Bộ trưởng Bộ quản lý ngành tổ chức thẩm định để có ý kiến về dự án như quy định tại Điều 16 ĐLQLĐT và XD để cấp có thẩm quyền quyết định.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ra quyết định đầu tư đối với các dự án dùng vốn ODA [hoặc có thể uỷ quyền].

2. Các dự án nhóm B [trừ các dự án ODA], C thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan chuyên môn là Sở kế hoạch và đầu tư làm đầu mối tổ chức thẩm định trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư [đối với dự án đầu tư có sử dụng vốn Nhà nước] hoặc cấp giấy phép đầu tư [đối với dự án không sử dụng vốn nhà nước]. Đối với các Bộ và các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn làm đầu mối tổ chức thẩm định dự án đầu tư do người có thẩm quyền quyết định đầu tư quy định.

3. Căn cứ để quyết định đầu tư đối với dự án sử dụng vốn Nhà nước thuộc dự án nhóm A là hồ sơ nghiên cứu khả thi, tờ trình xin đầu tư của chủ đầu tư. Báo cáo thẩm định dự án đầu tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư [kèm theo ý kiến các ngành, địa phương liên quan]. Đối với các dự án nhóm B, hồ sơ dự án, tờ trình [trừ các dự án ODA] sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ quản lý ngành.

4. Căn cứ để cấp giấy phép đầu tư các dự án nhóm A không sử dụng vốn Nhà nước: Ngoài những thủ tục lập và trình dự án như quy định tại điểm 3 trên phải có ý kiến cho phép của Thủ tướng Chính phủ.

5. Hồ sơ xin xét duyệt đối với dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước:

a] Hồ sơ nghiên cứu tiền khả thi:

Tờ trình xin thông qua NCTKT do chủ đầu tư hoặc cơ quan được Chính phủ chỉ định [nếu chưa có chủ dự án] trình.

ý kiến của cơ quan quản lý Nhà nước trực tiếp [bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương] hoặc Hội đồng quản trị các Tổng công ty thành lập theo Quyết định 91/TTg.

Ban NCTKT, các báo cáo chuyên đề, các bản vẽ, bản đồ.

Ýkiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và bộ quản lý ngành [DA nhóm A].

b] Hồ sơ NCKT:

Tờ trình xin xét duyệt do chủ đầu tư gửi trực tiếp lên cấp quyết định đầu tư. Đối với dự án nhóm B cần có thêm văn bản xin ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ quản lý ngành về DA.

Ýkiến của cấp trực tiếp quản lý chủ đầu tư [Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương], hoặc Hội đồng quản trị các Tổng công ty.

Bản NCKT, các báo cáo chuyên đề, các bản vẽ, bản đồ theo đúng quy định hiện hành có tên chữ ký của người lập và đóng dấu của chủ đầu tư. Hồ sơ do nước ngoài lập cũng phải đáp ứng yêu cầu nêu trên, bao gồm cả bản dịch ra tiếng Việt và nguyên bản tiếng nước ngoài.

Ýkiến của Bộ quản lý ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh [thành phố] quản lý lãnh thổ và các ngành có liên quan.

Các căn cứ có giá trị pháp lý về khả năng huy động các nguồn lực [như cung cấp vốn đầu tư, cung cấp nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm. .. tình hình tài chính của chủ đầu tư 2 năm liên tiếp...].

Các căn cứ pháp lý khác [tư cách pháp nhân của chủ đầu tư và các thành viên... các văn bản về quyền sử dụng đất đai, thoả thuận về địa điểm những quy hoạch kiến trúc, đề án về đền bù giải toả, bảo vệ môi trường...].

Các giải trình bổ sung theo yêu cầu của cơ quan thẩm định.

Báo cáo thẩm định của cơ quan thẩm định; cơ quan thoả thuận.

Lệ phí thẩm định theo quy định tại thông tư hướng dẫn của Bộ xây dựng.

6. Hồ sơ xin xét duyệt thông qua và cấp giấy phép đầu tư dự án không sử dụng vốn Nhà nước:

Đơn của chủ đầu tư.

Báo cáo nghiên cứu khả thi.

Các căn cứ pháp lý: giấy phép thành lập doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp đã thành lập, bản sao hồ sơ xin thành lâp đối với doanh nghiệp đang xin thành lập mới. Khả năng huy động vốn, năng lực tài sản, giấy chứng nhận về sử dụng hợp pháp địa điểm. Hợp đồng liên doanh, điều lệ liên doanh đối với dự án liên doanh.

Ýkiến của chính quyền địa phương và ngành quản lý.

Lệ phí thẩm định theo quy định.

7. Thẩm định dự án đầu tư:

Số lượng hồ sơ do chủ dự án gửi tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư là 10 bộ đối với dự án nhóm A; 2 bộ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư và 1 bộ cho Bộ quản lý ngành đối với dự án nhóm B để tổ chức thẩm định.

A. Đối với dự án đầu tư có xây dựng:

7.1. Những vấn đề cần được kết luận khi tiến hành thẩm định NCTKT:

Cơ sở pháp lý;

Vai trò của dự án trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội toàn quốc, khu vực: mối quan hệ phát triển liên ngành, liên khu vực và khả năng huy động tiềm lực, các đóng góp trong nước và nước ngoài.

Kiểm tra, đánh giá kết luận về hệ thống số liệu điều tra cơ bản và các thông tin cơ bản về phân tích, định hướng thị trường; từ đó xác định mục tiêu và quy mô dự án.

Kết luận về năng lực đáp ứng các yếu tố đầu vào [ở trong nước].

Chọn khu vực địa điểm.

Chọn công nghệ.

Kết luận khả năng huy động tài chính, lao động trong nước và hướng tìm kiếm thị trường bổ sung.

Các vấn đề khác nảy sinh liên quan đến việc huy động tài lực.

Các lợi ích kinh tế - xã hội và các hậu quả có thể xảy ra do thực hiện dự án và hướng khắc phục.

7.2. Những vấn đề cần được đánh giá và kết luận khi thẩm định NCKT:

Cơ quan thẩm định dự án đầu tư tiến hành thẩm định kết luận về từng phần cũng như toàn bộ NCKT. Tuỳ theo quy mô đầu tư, hình thức và nguồn vốn đầu tư, yêu cầu về nội dung quản lý Nhà nước đối với NCKT sẽ khác nhau, vì vậy yêu cầu công tác thẩm định cũng khác nhau.

1. Đối với NCKT các dự án có xây dựng thuộc vốn Nhà nước. Báo cáo thẩm định cần đặc biệt đi sâu phân tích kết luận các mặt sau đây:

a] Các điều kiện pháp lý của dự án.

b] Vai trò và sự phù hợp của dự án đối với mục tiêu chiến lược phát triển của Nhà nước, kế hoạch, quy hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, toàn quốc, khu vực, mối quan hệ phát triển liên ngành, liên khu vực. Khả năng huy động tiềm lực và các đóng góp của trong nước và nước ngoài.

c] Kiểm tra đánh giá chất lượng các phân tích hệ thống số liệu về điều tra cơ bản, thông tin thị trường - khả năng thâm nhập thị trường - các quy định của Nhà nước liên quan tới việc khuyến khích hoặc hạn chế sản xuất, tiêu dùng loại sản phảm này - kết luận về thị trường, khẳng định mục tiêu đầu tư. Khả năng quản lý kinh doanh của chủ đầu tư.

d] Kết luận về sản phẩm, quy mô công suất.

đ] Kết luận về tính khả thi của phương án giải quyết các yếu tố đầu vào nhằm đảm bảo điều kiện cho công trình hoạt động.

e] Vấn đề giải quyết việc làm.

g] Kết luận về công nghệ và thiết bị lựa chọn.

h] Đánh giá tác động môi trường và các giải pháp bảo vệ môi trưởng sinh thái.

i] Địa điểm xây dựng: trên cơ sở kiểm tra so sánh đánh giá các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của địa điểm, kết luận phương án địa điểm lựa chọn.

k] Kết luận giải pháp xây dựng kiến trúc và tiến độ đầu tư.

l] Đánh giá tài chính:

Mức độ chính xác trong tính toán nhu cầu về vốn đầu tư, dự tính các yếu tố tác động có thể làm thay đổi tổng mức.

Nguồn tài trợ huy động có thể chấp nhận và những đặc trưng liên quan.

Độ tin cậy của việc tính toán các khoản thu nhập, các chi phí tài chính có tính đến các yếu tố động.

Những ảnh hưởng về tài chính do cơ chế chính sách hoặc thị trường.

Mức lãi suất, các chỉ tiêu về mặt tài chính của dự án.

Phương án vay và trả nợ đối với các dự án vay vốn.

m] Đánh giá về mặt kinh tế quốc gia và lợi ích của xã hội mà dự án mang lại:

Các kết luận về chỉ tiêu hiệu quả kinh tế.

Vai trò của dự án trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội.

Các kết qủa về mặt xã hội mà dự án mang lại [những mối lợi, các đối tượng được hưởng, những hậu quả dự tính sẽ xảy ra, đối tượng gánh chịu, biện pháp giải quyết, các tác động chính trị xã hội].

Những điều kiện để Chính phủ có thể kiểm soát lợi ích.

Đề nghị các ưu đãi mà dự án đầu tư có thể hưởng phù hợp với quy chế chung.

Những vấn đề mới phát sinh ngoài các quy định của luật pháp và chính sách của Nhà nước - kiến nghị các xử lý.

Những khả năng rủi ro.

B. Đối với các dự án mua sắm thiết bị hàng hoá thuộc vốn Nhà nước, báo cáo thẩm định cần phân tích kết luận các vấn đề sau:

Các điều kiện pháp lý;

Phân tích kết luận nhu cầu và yêu cầu mua sắm, đổi mới, tăng thêm trang thiết bị hàng hoá.

Phân tích kết luận về quy mô, công suất của trang thiết bị cần tăng thêm.

Phân tích kết luận về việc lựa chọn công nghệ thiết bị.

Đánh giá về tài chính và hiệu quả của dự án bao gồm các kết luận về nhu cầu vốn đầu tư, nguồn vốn và các điều kiện huy động, khả năng hoàn vốn, khả năng vay trả, các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, tài chính của dự án.

C. Yêu cầu thẩm đinh NCKT các dự án không sử dụng vốn Nhà nước nhằm xem xét và kết luận các vấn đề sau:

Các điều kiện pháp lý.

Sự phù hợp về quy hoạch ngành, lãnh thổ.

Chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia.

Tính chắc chắn về những lợi ích kinh tế - xã hội mà dự án đầu tư tạo ra.

Những vấn đề xã hội nảy sinh.

Các ưu đãi, các hỗ trợ của Nhà nước mà dự án đầu tư có thể được hưởng theo quy chế chung.

Khuôn khổ hoạt động: các vấn đề có thể phát sinh trong quá trình thực hiện ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư.

D. Quyết định và cho phép đầu tư:

Việc phân cấp quyết định đầu tư đối với các dự án đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế được thực hiện theo Điều 7 của Nghị định 42-CP ngày 16/7/1996 và Thông tư liên bộ XD-KH-TC hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

Việc cho phép đầu tư đối với các thành phần kinh tế được quy định như sau:

1- Nhà nước ra quyết định đầu tư đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước [vốn ngân sách, vốn vay ưu đãi Nhà nước, vốn ODA, vốn vay và viện trợ của nước ngoài khác Nhà nước phải bảo trợ, các dự án đầu tư thuộc các doanh nghiệp Nhà nước]. Nội dung quyết định đầu tư quy định tại phụ lục số 2.

2- Nhà nước ra văn bản cho phép và cấp giấy phép đầu tư đối với các dự án đầu tư trong nước không sử dụng vốn Nhà nước. Quy định tạị phụ lục 3.

Các Bộ quản lý ngành có các chuyên ngành đặc thù căn cứ vào nội dung này để xây dựng nội dung mẫu NCKT phù hợp với đặc thù của ngành mình và gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thỏa thuận ban hành và áp dụng trong phạm vi quản lý ngành.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Những thông tư hướng dẫn trước đây của UBKHNN có nội dung liên quan đến thông tư này đều bãi bỏ./.

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

[ đã ký ]

Đỗ Quốc Sam

Video liên quan

Chủ Đề