Hướng dẫn viên yoga khác với huấn luận viên yoga

Dựa theo lịch sử của bộ môn Yoga, Yoga đã xuất hiện cách đây khoảng năm ngàn năm trước, theo như được biết thì Yoga bắt nguồn từ đất nước Ấn Độ. Theo như thống kê của những năm gần đây thì số lượng người lựa chọn Yoga để tập luyện đã tăng lên đáng kể.

Một điểm vô cùng quan trọng khi bạn muốn học Yoga đó chính là lựa chọn một giáo viên Yoga phù hợp với mình. Từ nhu cầu ngày càng nhiều của người học Yoga, thế nên giáo viên Yoga đang trở thành công việc được nhiều người lựa chọn theo đuổi.

Một giáo viên Yoga cũng như một giáo viên khác, để có thể tác nghiệp thì cần phải có bằng, để có được bằng thì cần phải tham gia khóa học trở thành giáo viên Yoga. Đồng thời phải có đầy đủ kiến thức và thực hành được.

Mặc dù nghe giáo viên Yoga khá đơn giản, thế nhưng chỉ khi bước chân trở thành giáo viên Yoga thì bạn mới cảm nhận được công việc Yoga sẽ như thế nào.

Phác thảo về công việc giáo viên Yoga

Phác thảo về công việc giáo viên Yoga:

Giáo viên Yoga có vai trò vô cùng quan trọng đối với một lớp học Yoga, họ chính là người tạo nên không khí sôi nổi cho học viên, mang nguồn cảm hứng về Yoga cho những người khác. Thế nên nếu như bạn không thực sự yêu thích và đam mê thì bạn không thể trở thành giáo viên Yoga giỏi được.

Một người giáo viên Yoga có thể tham gia giảng dạy tại các trung tâm – phòng tập thể hình – dạy tại nhà hay còn gọi là giáo viên Yoga cá nhân. Mục đích của người giáo viên Yoga chính là truyền tải kiến thức về Yoga, giúp học viên rèn luyện sức khỏe, cải thiện vóc dáng, không bị thương trong quá trình luyện tập, trao đổi và chia sẻ kiến thức về Yoga.

Mô tả công việc giáo viên Yoga:

Theo cách thức tổng quát thì giáo viên Yoga sẽ hướng dẫn Yoga cho một người, một nhóm nhỏ, hoặc một lớp.

Công việc giáo viên Yoga

Công việc giáo viên Yoga chính là đựa ra kế hoạch, chịu trách nhiệm đối với học viên.

Bước đầu tiên khi giảng dạy Yoga chính là kiểm tra thể chất của học viên, đưa ra kết luận để thấy được tình trạng hiện tại của học viên là gì.

Từ việc đánh giá học viên, giáo viên Yoga mới đưa ra được kế hoạch giảng dạy phù hợp.

Đựa ra nội dung bài học chi tiết, từ lý thuyết cho tới thực hành.

Quan sát tiến độ học tập của học viên có sự thay đổi hay không.

Giải thích và hướng cách cách sử dụng các thiết bị tập Yoga đúng và an toàn.

Thực hiện việc sơ cứu cần thiết trong một số trường hợp khẩn cấp phát sinh.

Tạo dựng mối quan hệ tốt giữa giáo viên Yoga và học viên.

Chia sẻ và tư vấn cho học viên những vấn đề xoay quanh lớp học Yoga.

Học viên có hứng thú tham gia và thực hành Yoga

Để công việc Yoga được phát triển, bản thân giáo viên Yoga cũng phải tự nâng cao kiến thức của bản thân, học hỏi nhiều phương thức giảng dạy khác nhau, nhằm giúp cho học viên có hứng thú tham gia và thực hành Yoga thường xuyên hơn.

Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, con người ngày càng quan tâm nhiều hơn đến sức khoẻ, sắc vóc, đặc biệt là phụ nữ. Trong hàng trăm bộ môn thể dục thể thao, Yoga đã dần trở thành một bộ môn đại chúng, dành cho tất cả mọi người từ trẻ nhỏ cho đến người già. Nguồn học viên đông đảo đòi hỏi một lực lượng Huấn luyện viên Yoga lớn. Do đó, phẩm chất cần có của 1 người Huấn luyện viên Yoga càng được chú trọng nhiều hơn.

Mỗi năm có hàng ngàn Huấn luyện viên Yoga được đào tạo ra đời, trở thành những người hướng dẫn, người truyền cảm hứng cho các học viên, giúp họ cảm thấy buổi học vui hơn, thoải mái hơn và thư giãn hơn.

Mỗi học viên đi tập Yoga đều có riêng những Huấn luyện viên mà họ yêu quý và ngược lại. Mỗi Huấn luyện viên Yoga sở hữu một phong cách giảng dạy và cách truyền đạt khác nhau. Vậy phẩm chất cần có của 1 người Huấn luyện viên Yoga là gì? Hãy cùng Balance Yoga Villa thảo luận về chủ đề này nhé.

Đội ngũ Huấn luyện viên tại Balance Yoga Villa

Phẩm chất cần có của một Huấn luyện viên Yoga – Niềm đam mê với nghề

Niềm đam mê là điều rất quan trọng để mỗi người tự thấy từng ngày trôi qua cuộc sống của mình có ý nghĩa và đầy sắc màu

Trước tiên, bạn cần có niềm đam mê và thực sự yêu thích bộ môn Yoga này. Và càng đặc biệt quan trọng hơn đối với người Huấn luyện viên Yoga, vì lúc này niềm đam mê này phải đủ lớn và vững chắc thì mới có thể đồng hành và xem đây là sự nghiệp lâu dài của mình.

Không những vậy, bộ môn Yoga là bộ môn không chỉ đòi hỏi cao về kiến thức, kỹ năng vững chắc mà còn là một tinh thần mạnh mẽ. Do đó, bạn cần có niềm đam mê để không nản chí mà bỏ cuộc giữa chừng. Đây cũng là một trong những hành trang vững chắc để trở thành một Huấn luyện viên Yoga chuyên nghiệp.

Phẩm chất 1 – Tự học và tự thực hành Yoga

Tự học và tự thực hành là một phẩm chất cần có của một người Huấn luyện viên Yoga

Yếu tố tiên quyết để một người Huấn luyện viên Yoga gây ấn tượng với học viên đó là sự chuyên sâu trong chuyên môn và thực hành Yoga của chính mình. Cả hai điều này cần được tôi luyện, rèn dũa từ quá trình tìm tòi, học hỏi lý thuyết và liên tục thực hành cá nhân trong khoảng thời gian dài.

Ví dụ: Huấn luyện viên tự luyện tập cách hướng dẫn thực hiện tư thế [Asana] hoặc Pranayama bằng lời, cho chính mình và người thân. Nếu được thực hành tốt và liên tục mỗi ngày, bạn có thể dễ dàng hơn trong việc điều chỉnh các tư thế hoặc nhịp thở cho học viên.

Bên cạnh đó, hãy tập cho mình một thói quen tốt trước khi đến lớp bằng việc chuẩn bị chỉn chu bài giảng, phong thái chuyên nghiệp để tạo cho học viên nguồn năng lượng tốt nhất.

Phẩm chất 2 – Quan sát và học hỏi các Huấn luyện viên dạy Yoga lâu năm

Dù ở bất kỳ trình độ nào thi việc học hỏi là điều không được dừng lại

Dù bạn giỏi thế nào thì việc học hỏi từ các Huấn luyện viên dạy Yoga lâu năm là điều hết sức cần thiết để nâng cao kiến thức, cải thiện phong cách giảng dạy của chính mình. Đừng ngần ngại tham gia tập luyện ở các lớp Yoga khác nhau, ở nhiều trung tâm khác nhau với các Huấn luyện viên khác nhau để học hỏi những ưu điểm và rút kinh nghiệm những điểm chưa tốt.

Phẩm chất 3: Kiến thức và chuyên môn về Yoga

Điều quan trọng đối với một Huấn luyện viên Yoga là phải có kiến thức đúng đắn về giải phẫu và sinh lí của con người. Nắm bắt những kiến thức này giúp người Huấn luyện viên cẩn thận đưa ra trình tự các tư thế trong bài tập và cách điều chỉnh tư thế tuỳ theo thể lực và khả năng của học viên, hướng đến việc tối ưu hóa luyện tập.

Việc thấu hiểu sự khác biệt giữa cơ thể và tính cách của các học viên giúp Huấn luyện viên Yoga dễ thích nghi hơn với nhịp độ học tập của họ. Khi học viên tin tưởng vào trình độ của bạn, họ sẽ cảm thấy yên tâm và thực hành Yoga một cách trọn vẹn.

Phẩm chất 4 – Tình yêu đối với công việc giảng dạy

Một người Huấn luyện viên Yoga chuyên nghiệp là người không chỉ hướng dẫn tập luyện mà còn giúp học viên của mình mở rộng và tiếp cận nguồn kiến thức mới

Một người Huấn luyện viên Yoga chuyên nghiệp là người không chỉ hướng dẫn tập luyện mà còn giúp học viên của mình mở rộng và tiếp cận nguồn kiến thức mới, làm cho học viên hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng đằng sau mỗi bài tập, cho dù đó là chỉ là một tư thế, một bài tập thở hay ngồi thiền.

Để làm được điều tưởng chừng đơn giản này thì một Huấn luyện viên Yoga cần có tình yêu sâu sắc với công việc giảng dạy mới có thể truyền đạt tốt, truyền đạt hấp dẫn. Đồng thời, biết áp dụng các phương pháp giảng dạy khác nhau để đem lại hiệu quả tối đa cho người tập.

Phẩm chất 5: Khả năng kết nối với học viên

Một Huấn luyện viên Yoga giỏi sẽ biết cách thiết lập mối quan hệ với học viên của mình

Tình yêu và sự tôn trọng dành cho nhau bắt nguồn từ mối quan hệ và giao tiếp tốt. Một Huấn luyện viên Yoga giỏi sẽ biết cách thiết lập mối quan hệ với học viên của mình.

Huấn luyện viên Yoga nên nhớ tên từng học viên trong lớp và hiểu những điều kiện hoặc khả năng đặc biệt và các mối bận tâm của họ. Hãy luôn chào đón họ với nụ cười tươi, rạng rỡ để tạo thành một hình ảnh dễ chịu trong tâm trí học viên.

Phẩm chất 6: Kiên nhẫn

Là một Huấn luyện viên Yoga bạn không nên tỏ ra cáu gắt với học viên nếu họ lặp lại điều gì đó chưa tốt nhiều lần. Các học viên đến với Yoga, mỗi người mỗi có thể lực và trình độ khác nhau. Bạn cần là người hỗ trợ và kiên nhẫn giúp họ tập luyện và tiến bộ theo tốc độ của riêng mình.

Một Huấn luyện viên Yoga chân chính cho phép sai lầm và chấp nhận chúng. Bạn cần sở hữu sự kiên nhẫn để có thể xử lý bất kỳ tình huống nào trong lớp học.

Phẩm chất 7: Luôn khuyến khích sự chuyên cần

Duy trì tập luyện Yoga là việc làm không thể thiếu ở một người Huấn luyện viên. Điều này giúp bạn duy trì một tư duy tích cực trong một cơ thể khỏe khoắn. Và chỉ khi bạn sở hữu cơ thể và tâm trí khỏe mạnh thì bạn mới có thể lan tỏa chúng đến học viên của mình. Bởi lẽ “Chúng ta không thể trao đi điều mà mình không có” – Trích lời Huấn luyện viên Hoàng Ngọc tại buổi Talkshow Cởi Mở Chuyện Nghề Huấn Luyện Viên Yoga.

Một Huấn luyện viên đáng yêu là một người luôn tràn đầy năng lượng tích cực, lan toả sự khích lệ và năng động.

Huấn luyện viên sẽ luôn là người khuyến khích tinh thần tập luyện, đảm bảo không buổi tập nào trở nên nhàm chán hoặc học viên bị mất tập trung. Họ biết cách thu hút học viên để quá trình học trở nên thú vị hơn.

Phẩm chất 8: Dễ dàng tiếp cận và thân thiện

Một Huấn luyện viên Yoga luôn hoan nghênh những thắc mắc, thậm chí đón nhận cả những nghi ngờ của học viên và trả lời chúng bằng tất cả sự kiên nhẫn

Một Huấn luyện viên Yoga luôn hoan nghênh những thắc mắc, thậm chí đón nhận cả những nghi ngờ của học viên và trả lời chúng bằng tất cả sự kiên nhẫn. Tuy nhiên, trước đó Huấn luyện viên cần tạo ra một môi trường thân thiện cho lớp học, nơi học viên cảm thấy được tôn trọng.

Khi sự tin tưởng này được xây dựng, học viên sẽ trở nên tự tin hơn giúp tạo ra một bầu không khí tập luyện tốt hơn. Khi các học viên sẵn sàng chia sẻ với bạn những niềm vui, những thăng trầm của họ thì bạn xứng đáng được công nhận là một Huấn luyện viên Yoga giỏi rồi.

Phẩm chất 9: Hào phóng và đáng tin cậy

Một người Huấn luyện viên Yoga thật sự sẽ không nắm giữ kiến thức cho riêng mình, mà sẽ cập nhật và chia sẻ kiến thức cho tất cả học viên

Một người Huấn luyện viên Yoga thật sự sẽ không nắm giữ kiến thức cho riêng mình. Họ luôn mong muốn được cập nhật và chia sẻ kiến thức cho tất cả học viên hoặc các Huấn luyện viên Yoga khác.

Nếu học viên gặp bất kì khó khăn nào về tư thế, về bài tập hít thở hay bất kì vấn đề cá nhân nào dù là nhỏ nhất, thì với cương vị là một Huấn luyện viên Yoga, bạn cần hỗ trợ họ hết mình, giải quyết vấn đề khó khăn một cách nhanh chóng và triệt để. Chắc chắn rằng, bạn sẽ nhận được sự tín nhiệm rất nhiều từ học viên.

Phẩm chất 10: Khả năng phục vụ tất cả mọi cấp độ

Khả năng phục vụ ở mọi cấp độ

Ngày nay, có rất nhiều lớp Yoga với đa dạng các cấp độ, từ người mới bắt đầu cho đến lớp nâng cao. Yoga có thể khá khó khăn đối với người mới tập, và đây là một thử thách cho người Huấn luyện viên để nâng cao kỹ năng hướng dẫn để có thể vừa hỗ trợ cho học viên mới lại vừa không làm ảnh hưởng đến những học viên đã tập luyện lâu năm.

Phẩm chất 11: Tạo ra thói quen và thúc đẩy sự hoàn thiện bản thân cho học viên

Công việc của một Huấn luyện viên Yoga không kết thúc sau khi dạy một vài Asana và Pranayama, nó nằm nhiều hơn ở sự động viên không ngừng và thúc đẩy học viên đạt được nhiều thành quả hơn.

Thành quả của một người Huấn luyện viên Yoga, không hoàn toàn nằm ở kết quả đạt được mà phải tạo thói quen – không ngừng cải thiện bản thân cho học viên của họ.

Trên đây là liệt kê những phẩm chất cần có của một Huấn luyện viên, một nghề vừa đem lại sức khoẻ về thể chất lẫn sức khoẻ về tinh thần cho người tập. Việc truyền cảm hứng và động lực tập luyện chưa bao giờ là dễ dàng. Chính vì thế, hãy không ngừng luyện tập và trau dồi những phẩm chất mà Balance Yoga Villa đã nêu ra trong bài viết này.

Chủ Đề