Hướng dẫn viết khai trình lao động cho doanh nghiệp năm 2024

Căn cứ Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 73 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Báo cáo sử dụng lao động
Việc khai trình sử dụng lao động, định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Người sử dụng lao động khai trình việc sử dụng lao động theo Nghị định số 122/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về phối hợp, liên thông thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, khai trình việc sử dụng lao động, cấp mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội, đăng ký sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp.
2. Định kỳ 06 tháng [trước ngày 05 tháng 6] và hằng năm [trước ngày 05 tháng 12], người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Trường hợp người sử dụng lao động không thể báo cáo tình hình thay đổi lao động thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia thì gửi báo cáo bằng bản giấy theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Đối với lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế, người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện và Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế để theo dõi.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp tình hình thay đổi về lao động trong trường hợp người sử dụng lao động gửi báo cáo bằng bản giấy để cập nhật đầy đủ thông tin theo Mẫu số 02/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này
3. Định kỳ 06 tháng, trước ngày 15 tháng 6 và hằng năm, trước ngày 15 tháng 12, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình sử dụng lao động trên địa bàn thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia theo Mẫu số 02/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội không thể báo cáo tình hình sử dụng lao động thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia thì gửi báo cáo bằng bản giấy đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo Mẫu số 02/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

Theo đó, thời hạn nộp Báo cáo tình hình thay đổi lao động là 06 tháng đầu năm [trước ngày 05/6/2023] và 06 tháng cuối năm [trước ngày 05/12/2023].

Mẫu Báo cáo tình hình sử dụng lao động mới nhất hiện nay? [Hình từ Internet]

Mẫu Báo cáo tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hiện nay?

Căn cứ theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP cung cấp mẫu Báo cáo tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức [Mẫu số 01/PLI] như sau:

Một phần Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động hiện nay

Tải Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động: Tại đây

Khi điền Báo cáo tình hình sử dụng lao động thì doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức cần lưu ý những vấn đề nào?

Theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP khi điền Báo cáo tình hình sử dụng lao động doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức cần lưu ý những vấn đề sau:

[1] Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận, huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện

[2] Vị trí việc làm phân loại theo:

- Cột [8] Nhà quản lý: Nhóm này bao gồm những nhà lãnh đạo, quản lý làm việc trong các ngành, các cấp và trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có giữ các chức vụ, có quyền quản lý, chỉ huy, điều hành từ trung ương tới cấp xã;

- Cột [9] Chuyên môn kỹ thuật bậc cao: Nhóm này bao gồm những nghề đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm ở trình độ cao [đại học trở lên] trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật, sức khỏe, giáo dục, kinh doanh và quản lý, công nghệ thông tin và truyền thông, luật pháp, văn hóa, xã hội;

- Cột [10] Chuyên môn kỹ thuật bậc trung: Nhóm này bao gồm những nghề đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm ở trình độ bậc trung [cao đẳng, trung cấp] về các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật, sức khỏe, kinh doanh và quản lý, luật pháp, văn hóa, xã hội, thông tin và truyền thông, giáo viên, giáo dục, công nghệ thông tin.

Định kỳ 06 tháng và hàng năm, đơn vị sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi về lao động với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.

Để giúp đơn vị dễ dàng khai báo tình hình sử dụng lao động, bài viết này EasyInvoice hướng dẫn chi tiết doanh nghiệp khai báo tình hình sử dụng lao động 06 tháng đầu năm.

Nội dung bài viết

1. Thời hạn khai báo tình hình sử dụng lao động

Căn cứ vào khoản 2, Điều 4, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP đã sửa đổi một số quy định liên quan đến việc báo cáo sử dụng lao động có hiệu lực từ 01/02/2021 có quy định cụ thể về thời hạn khai báo tình hình sử dụng lao động như sau:

“Định kỳ 06 tháng [trước ngày 05/6] và hằng năm [trước ngày 05/12], người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện…”

Theo đó, thời hạn mà doanh nghiệp phải thực hiện khai báo tình hình sử dụng lao động hàng năm là 05/6 và 05/12.

Cũng theo khoản 2 của điều này, người sử dụng lao động sẽ gửi báo cáo này đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, đồng thời thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Thủ tục này có thể thực hiện qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc trực tiếp gửi bản giấy đến các cơ quan trên.

2. Mức phạt khi không khai báo tình hình sử dụng lao động

Khai báo tình hình sử dụng lao động là một thủ tục bắt buộc đối với mỗi doanh nghiệp. Nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động. Cụ thể, căn cứ theo Điểm B & C, Khoản 1, Điều 7, Nghị định số 28/2020/NĐ-CP của Chính phủ có nêu rõ như sau:

– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

  • Không khai trình việc sử dụng lao động theo quy định với phòng Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở lao động – Thương binh và Xã hội [đối với người sử dụng lao động thuộc khu công nghiệp] nơi đặt trụ sở, chi nhánh và văn phòng đại diện;
  • Không báo cáo tình hình thay đổi về lao động với Phòng lao động – Thương binh và Xã hội [đối với người sử dụng lao động thuộc khu công nghiệp] nơi đặt trụ sở, chi nhánh và văn phòng đại diện;

Vì vậy, để tránh bị phạt đơn vị sử dụng lao động cần khai báo tình hình sử dụng lao động 06 tháng đầu năm trước ngày 05/6.

3. Các bước khai báo tình hình sử dụng lao động online

Bước 1: Truy cập Cổng dịch vụ công Quốc gia tại địa chỉ //dichvucong.gov.vn, sau đó thực hiện đăng nhập bằng tài khoản của đơn vị sử dụng lao động [bằng phương thức sử dụng USB ký số].

Bước 2: Tại Trang chủ của Cổng DVC Quốc gia, đơn vị click vào “Dịch vụ công trực tuyến” rồi chọn cơ quan thực hiện là “Bảo hiểm xã hội Việt Nam” và click “Tìm kiếm“.

– Trên màn hình hiển thị danh sách các dịch vụ công do Bảo hiểm xã hội Việt Nam cung cấp, chọn “Thủ tục liên thông đăng ký điều chỉnh đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN và báo cáo tình hình sử dụng lao động”.

– Bấm vào nút “Nộp trực tuyến” để thực hiện dịch vụ công.

Bước 3: Lựa chọn cơ quan nhận báo cáo tình hình sử dụng lao động:

Sau khi bấm “Nộp trực tuyến” ở bước 2, màn hình sẽ hiển thị giao diện để đơn vị sử dụng lao động có thể lựa chọn cơ quan nhận báo cáo tình hình sử dụng lao động [Sở LĐTB&XH hoặc Phòng LĐTB&XH nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện].

Bấm vào nút “Đăng ký”, hệ thống sẽ ghi nhận đăng ký cơ quan Lao động nhận báo cáo tình hình sử dụng lao động của đơn vị sử dụng lao động.

Trường hợp đơn vị sử dụng lao động đăng ký giao dịch hồ sơ điện tử qua nhà cung cấp dịch vụ I-VAN thì bấm nút “Thoát” và thực hiện khai báo tình hình sử dụng lao động trên phần mềm kê khai của I-VAN.

Bước 4: Khai báo tình hình sử dụng lao động và điều chỉnh đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN.

Lưu ý: đối với đơn vị sử dụng lao động đăng ký giao dịch hồ sơ điện tử qua nhà cung cấp dịch vụ I- VAN sẽ không thực hiện bước này.

Trên là các bước hướng dẫn khai báo tình hình sử dụng lao động trên Cổng DVC Quốc gia, thời hạn khai báo cũng như mức phạt khi không khai báo. Hy vọng, bài viết này đã đem đến thông tin hữu ích cho doanh nghiệp, đặc biệt là bộ phận hành chính – kế toán.

Chủ Đề