Huyện gia lâm hà nội có bao nhiêu xã năm 2024

Theo đó, thành lập quận Gia Lâm trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên là 116,64km2, quy mô dân số hơn 300.000 người và thành lập 16 phường trên cơ sở 22 xã, thị trấn của huyện Gia Lâm.

16 phường thuộc quận Gia Lâm gồm: Trâu Quỳ, Dương Xá, Đa Tốn, Kiêu Kỵ, Ninh Hiệp, Yên Thường, Cổ Bi, Đặng Xá, Dương Quang, Lệ Chi, Yên Viên, Phù Đổng, Thiên Đức, Phú Sơn, Bát Tràng và Kim Đức.

Trong đó, 6 phường được thành lập trên cơ sở chuyển nguyên trạng từ xã gồm: Ninh Hiệp, Yên Thường, Cổ Bi, Đặng Xá, Dương Quang và Lệ Chi. 4 phường được thành lập trên cơ sở 4 xã, thị trấn có sự điều chỉnh địa giới hành chính gồm: Phường Trâu Quỳ [trên cơ sở thị trấn Trâu Quỳ có điều chỉnh địa giới với xã Đa Tốn, Dương Xá]; phường Đa Tốn [trên cơ sở xã Đa Tốn có điều chỉnh địa giới với thị trấn Trâu Quỳ, các xã Dương Xá, Đa Tốn]; phường Kiêu Kỵ [trên cơ sở xã Kiêu Kỵ có điều chỉnh địa giới với xã Đa Tốn, Dương Xá] và phường Dương Xá [trên cơ sở xã Dương Xá có điều chỉnh địa giới với thị trấn Trâu Quỳ, các xã Kiêu Kỵ, Đa Tốn].

6 phường được thành lập trên cơ sở sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính của 12 xã, thị trấn gồm: Phường Yên Viên [trên cơ sở nhập thị trấn Yên Viên và xã Yên Viên]; phường Phù Đổng [trên cơ sở nhập xã Trung Mầu và xã Phù Đổng]; phường Thiên Đức [trên cơ sở nhập xã Đình Xuyên và xã Dương Hà]; phường Phú Sơn [trên cơ sở nhập xã Kim Sơn và xã Phú Thị]; phường Bát Tràng [trên cơ sở nhập xã Bát Tràng và xã Đông Dư] và phường Kim Đức [trên cơ sở nhập xã Văn Đức và xã Kim Lan].

Thẩm tra Tờ trình của UBND thành phố, Ban Pháp chế HĐND thành phố thống nhất chủ trương thành lập quận Gia Lâm và các phường thuộc quận nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho huyện Gia Lâm có cơ hội tăng cường thu hút đầu tư, tiếp tục cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, khai thác tốt hơn tiềm năng của các xã, thị trấn, nâng cao hơn nữa đời sống nhân dân; góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, bảo đảm an ninh, quốc phòng của thành phố; đáp ứng nguyện vọng của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân thành phố Hà Nội nói chung và huyện Gia Lâm nói riêng.

Ban Pháp chế HĐND thành phố cũng đề nghị UBND thành phố giải trình làm rõ về kế hoạch, tiến độ, thời gian cụ thể đối với từng nhiệm vụ công việc sau khi được thông qua chủ trương thành lập quận Gia Lâm để hoàn thiện hồ sơ và trình Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định.

UBND thành phố đồng thời làm rõ hơn về công tác quy hoạch cùng với việc xây dựng huyện thành quận, xã thành phường, đặc biệt là việc sáp nhập, điều chỉnh địa giới hành chính các xã dự kiến thành lập phường; việc quản lý, bố trí các trụ sở, các thiết chế văn hóa - xã hội... của các xã thành phường đảm bảo theo quy hoạch và quy định.

Đối với các xã, thị trấn còn tiêu chuẩn chưa đạt [Trâu Quỳ còn 1/13 tiêu chí chưa đạt về đất công trình giáo dục; Dương Quang còn 1/13 tiêu chí chưa đạt về mật độ đường cống thoát nước chính; Lệ Chi, Thiên Đức còn 1/13 tiêu chí chưa đạt về cơ sở thương mại], UBND thành phố cần xây dựng giải pháp, cân đối nguồn lực để thực hiện đạt; tổng hợp các khó khăn, vướng mắc, đề xuất Ban Chỉ đạo xây dựng phát triển 5 huyện thành quận của thành phố Hà Nội có giải pháp tháo gỡ trước khi báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Theo kế hoạch, quận Gia Lâm sẽ có 16 phường gồm: Trâu Quỳ, Đa Tốn, Kiêu Kỵ, Ninh Hiệp, Yên Thường, Cổ Bi, Đặng Xá, Dương Xá, Dương Quang, Lệ Chi, Yên Viên, Phù Đổng, Thiên Đức, Phú Sơn, Bát Tràng, Kim Đức.

Ngày 22/9, tại Kỳ họp thứ 13, HĐND TP Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc tán thành chủ trương thành lập quận Gia Lâm và các phường thuộc quận Gia Lâm.

Quận Gia Lâm được thành lập trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số; thành lập 16 phường trên cơ sở 22 xã, thị trấn. Trong ảnh: Trung tâm Hành chính, Huyện ủy - HĐND - UBND huyện Gia Lâm khánh thành và đi vào sử dụng từ tháng 1/2022.
Những năm qua, hạ tầng giao thông tại Gia Lâm được chú trọng đầu tư như: Tuyến đường từ khu đô thị Trâu Quỳ đến ga Phú Thụy; Nút giao Cổ Linh, đường song hành và đường gom cao tốc Hà Nội - Hải Phòng;... Trong ảnh: Từ cao tốc Hà Nội-Hải Phòng nhìn về nút giao Cổ Linh [nối huyện Gia Lâm và quận Long Biên], là nút giao thông hiện đại nhất Hà Nội.

Bên cạnh đó, hệ thống đường sắt được duy trì. Trong ảnh: Ga Yên Viên đi qua thị trấn Yên Viên.

Hàng loạt các loại hình bất động sản từ nhà riêng, nhà phố, nhà mặt tiền, đất nền, dự án, biệt thự, căn hộ chung cư... đều trở thành tiêu điểm chú ý của bất động sản huyện Gia Lâm.
Từng bước hoàn thiện hạ tầng giao thông đã khiến Gia Lâm hứa hẹn trở thành thị trường bất động sản đầy tiềm năng.
Khu đô thị Đặng Xá nằm cạnh quốc lộ 5 [trên địa bàn 3 xã Cổ Bi, Trâu Quỳ, Phú Thị], được coi là nhà ở xã hội "tiên phong" của Thủ đô sau nhiều năm xây dựng, vẫn đang là hình mẫu phát triển cho nhiều khu đô thị giá rẻ khác.
Gia Lâm đã vượt chỉ tiêu về xây dựng nông thôn mới; trong 6 tháng cuối năm 2023, huyện sẽ tiếp tục phấn đấu hoàn thành thêm 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, bao gồm: Kim Sơn, Dương Quang, Đông Dư, Trung Mầu, Yên Thường, 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu [Bát Tràng, Ninh Hiệp].
Trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 1.673,1 tỷ đồng, bằng 28,5% dự toán thành phố và huyện giao, bằng 32,3% cùng kỳ năm 2022.

Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm [OCOP], từ năm 2018 đến nay, Gia Lâm đã có gần 100 sản phẩm được đánh giá, phân hạng từ 3 sao đến 5 sao. Trong ảnh: Một góc làng gốm Bát Tràng.

Tại xã Phù Đổng, từ tài nguyên về di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, xã đã khai thác lợi thế gắn với phát triển du lịch sinh thái. Trong ảnh: Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt đền Phù Đổng là nơi phụng thờ Thánh Gióng - Một trong “tứ bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Năm 2023, Gia Lâm phấn đấu 5/5 cụm công nghiệp, cụm sản xuất làng nghề tập trung có công trình xử lý nước thải, bảo đảm chất lượng sau xử lý đạt quy chuẩn cho phép.

Gia Lâm được xác định là đô thị nằm trong khu vực phát triển mở rộng nội đô về phía Đông của Thủ đô Hà Nội với chức năng chính là phát triển dịch vụ thương mại, giáo dục, trung tâm y tế... gắn với các ngành công nghiệp, công nghệ cao theo hưởng quốc lộ 5 và quốc lộ 1A.

Việc thành lập quận Gia Lâm được nhận định sẽ tạo cơ sở pháp lý cho việc thiết lập mô hình tổ chức chính quyền phù hợp, tạo tiền đề cho Gia Lâm hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước. Qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội; đảm bảo quốc phòng an ninh; khai thác tối đa lợi thế kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng, nâng cao phúc lợi và hưởng thụ của người dân.

Megastory

  • MegastorySáng mãi màu áo xanh tình nguyện

  • #### MegastoryAn toàn giao thông trên cao tốc
  • #### MegastoryTránh bẫy lừa đảo phụ nữ trên không gian mạng

Infographics

  • Phiên 27/3, VN-Index tăng 0,88 điểm

  • #### Giá vàng SJC sáng 27/3 giao dịch ở mức 80,3 triệu đồng/lượng
  • #### Cảnh giác trước các thủ đoạn lừa đảo giả danh cơ quan thuế

Chủ Đề