Huyện Lục Ngạn rộng bao nhiêu?

Phấn đấu đến năm 2025 xây dựng đô thị Chũ đủ điều kiện trở thành thị xã. Đến năm 2045 đạt tiêu chí đô thị loại III và là thành phố trực thuộc tỉnh Bắc Giang với tỷ lệ đô thị hóa khoảng 50 - 70%. Khai thác tốt nhất tiềm năng, lợi thế của đô thị Chũ; tạo việc làm, ổn định sinh kế, nâng cao chất lượng sống người dân.

Từ nay đến năm 2030 từng bước xây dựng, phát triển đô thị Chũ theo hướng bền vững, trở thành một trong những trung tâm dẫn dắt sự phát triển khu vực tiểu vùng phía Đông của tỉnh Bắc Giang, là một trong các động lực chủ yếu cho kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và khu vực phía Đông của tỉnh Bắc Giang nói chung.

Kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội được quy hoạch đồng bộ, hiện đại, thân thiện và phù hợp với đặc điểm địa hình, môi trường và cảnh quan tự nhiên sẵn có; chủ động ứng phó hiệu quả với thiên tai và biến đổi khí hậu.

Dự báo quy mô dân số đến năm 2030 khoảng 170.000 người; dân số đến năm 2045 khoảng 240.000 người.

Nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị Chũ xác định nội dung trọng tâm cần nghiên cứu. Cụ thể, xác định tính chất đô thị phù hợp với tiềm năng lợi thế hiện có trước mắt cũng như lâu dài, dự báo quy mô dân số đất đai và các chỉ tiêu hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật.

Xác định không gian nội thị, ngoại thị, định hướng các phân khu phát triển đô thị trong đồ án quy hoạch đối với các đơn vị hành chính đạt tiêu chí thành phường trong tương lai; tập trung khai thác các lợi thế về vị trí địa lý; cải thiện và hoàn thiện các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống giao thông kết nối liên vùng.

Khai thác tối đa lợi thế quỹ đất dọc theo các trục giao thông quốc lộ 31, đường tỉnh 289; 290; 293C và một số tuyến đường giao thông mở mới cho sự phát triển nông nghiệp, thương mại dịch vụ, công nghiệp và dịch vụ kho vận, logistics, đô thị, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, văn hóa, tín ngưỡng.

Phát triển các chức năng cấp vùng, có sức lan tỏa, mạnh nhất là sản xuất nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao. Kết nối và tạo sức hút cũng như sự lan tỏa đối với khu vực phía Đông tỉnh Bắc Giang; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đô thị mạnh mẽ và gia tăng sức hút lực lượng chuyên gia, lao động đến sinh sống và làm việc tại đô thị Chũ. Thu hút lượng lớn du khách đến lưu trú dài ngày, sử dụng các loại hình dịch vụ du lịch.

Trọng tâm cần nghiên cứu khác là khai thác các lợi thế về điều kiện tự nhiên, văn hóa và danh lam thắng cảnh phong phú: hệ thống di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật đặc sắc, nhiều cảnh quan tự nhiên như hồ Khuân Thần, hồ Đá Mài, hồ Làng Thum, hồ Đá Ong, khu vườn quả Bác Hồ, chùa Am Vãi…, phát triển các loại hình dịch vụ du lịch, điểm trung chuyển khách du lịch đến các khu du lịch lớn trong và ngoài tỉnh.

Tập trung nghiên cứu các chức năng cải thiện mức độ đáng sống của đô thị Chũ, trên cơ sở phát triển các dịch vụ nền tảng như: chăm sóc sức khỏe, môi trường sinh thái, cảnh quan tự nhiên, tiện ích đô thị, giáo dục, vui chơi giải trí, thể dục thể thao…; khắc phục điểm yếu bị chia cắt về giao thông đối ngoại, địa hình đồi núi và sông suối trong phạm vi nghiên cứu quy hoạch đô thị Chũ.

Nghiên cứu, rà soát các quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn trong bối cảnh sẽ sớm hình thành thị xã, trở thành đô thị động lực quan trọng và khớp nối các định hướng chiến lược đã xác định trong Quy hoạch tỉnh Bắc Giang; đề xuất các giải pháp quy hoạch khắc phục những tồn tại của hiện trạng phát triển và các quy hoạch khác có liên quan; đề xuất các chiến lược phát triển phù hợp cho quy hoạch đô thị giai đoạn đến năm 2030 và đến năm 2045.

Ông Nguyễn Thế Thi, Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho biết Lục Ngạn có 29 xã, thị trấn với 380 thôn bản, trong đó có 12 xã vùng cao; toàn huyện còn 9 xã đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực 2. Huyện có 8 dân tộc cùng sinh sống [Kinh, Tày, Nùng, Cao Lan, Sán Dìu, Sán Chí, Dao, Hoa], trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 49%.

Trong những năm qua, chính quyền địa và nhân dân trên địa bàn đã không ngừng nỗ lực, quyết tâm phấn đấu xây dựng nông thôn mới ngày càng khang trang, sáng xanh - sạch đẹp. Huyện đã chỉ đạo các xã tiếp tục tập trung làm hồ sơ công trình, hồ sơ chứng minh các tiêu chí nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu… Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và người dân về xây dựng nông thôn mới với phương châm "Xây dựng nông thôn mới là quá trình liên tục, lâu dài, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc".

Với quyết tâm ấy, huyện đã tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới, trong đó, chú trọng đối tượng là cán bộ cơ sở và Ban quản lý các xã.

Huyện cũng tổ chức tập huấn cho hàng trăm hộ dân về quy trình sản xuất sạch, an toàn, hữu cơ để nâng cao chất lượng sản phẩm chủ lực trên địa bàn. Đồng thời tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức, tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm lẫn nhau, tạo phong trào thi đua rộng khắp giữa các địa phương, thôn, xóm, hộ gia đình.

Đến nay, huyện Lục Ngạn đã có 14 xã về đích nông thôn mới. Đặc biệt, trong năm 2022, huyện đăng ký 3 thôn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu gồm: Thôn Hạ Long [xã Giáp Sơn]; thôn Ngọc Nương [xã Mỹ An]; thôn Chể [xã Phượng Sơn]. 

Thôn Hạ Long đã có quyết định công nhận về đích nông thôn mới kiểu mẫu. Sau thời gian dồn sức thực hiện, hiện thôn Hạ Long đã hoàn thành 7/7 tiêu chí theo quy định. Trong đó, 100% đường trục thôn và ngõ xóm được cứng hoá; thôn đã xây dựng hơn 4km đường trục thôn và ngõ, xóm được lắp đặt đèn chiếu sáng. Người dân trong thôn đã đóng góp hơn 622,2 triệu đồng cho xây dựng nông thôn mới. 

Bên cạnh đó, công tác thu gom, xử lý rác thải, bảo vệ môi trường được duy trì tốt. Nhân dân trong thôn đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng, vật nuôi, tăng cường liên kết sản xuất, góp phần tăng giá trị sản xuất/đơn vị diện tích. 

Hiện thôn Hạ Long có 30% số hộ có thu nhập hơn 100 triệu đồng trở lên, Tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 1,84%. Kinh tế phát triển, người dân tập trung xây dựng nhà ở, công trình phụ trợ khang trang, sạch đẹp, hợp vệ sinh; chỉnh trang đường làng, ngõ xóm và xây dựng thiết chế văn hoá, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá, thể thao cho nhân dân. Nhờ vậy, đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân được nâng cao rõ rệt.

Mô hình sản xuất cam, bưởi theo hướng hữu cơ mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân [ mô hình nhà vườn Nguyễn Văn Hữu, thôn Xẻ Cũ, xã Thanh Hải, huyện Lục Ngạn]. Ảnh: VGP/Thiện Tâm

Với những kết quả đã đạt được, huyện Lục Ngạn phấn đấu hết năm 2022 có thêm 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới [Phì Điền, Tân Hoa], lũy kế đạt 16/28 xã; có thêm 1 xã [Thanh Hải] đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao, lũy kế đạt 3/28 xã đạt.

Các xã đã đạt chuẩn tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí theo Bộ Tiêu chí xã nông thôn mới và xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025. Bên cạnh đó, phấn đấu có thêm 3 thôn đạt thôn nông thôn mới kiểu mẫu, lũy kế đạt 9 thôn nông thôn mới kiểu mẫu.

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn Nguyễn Thế Thi, huyện sẽ tiếp tục nhân rộng kết quả thực hiện điểm mô hình thôn nông thôn mới kiểu mẫu để các địa phương học tập, đồng thời tập trung tuyên truyền những cách làm hay, sáng tạo, sự tham gia của cộng đồng trong thực hiện nông thôn mới kiểu mẫu để nâng cao ý thức tự giác, tự chủ, khơi dậy, phát huy năng động sáng tạo của người nông dân trong tổ chức thực hiện.

Bên cạnh đó, huyện sẽ rà soát lại việc đầu tư xây dựng mới nhà văn hóa - khu thể thao xã, thôn, chú trọng đầu tư các công trình cấp thôn nhằm cải thiện trực tiếp điều kiện sinh hoạt và sản xuất của người dân cho phù hợp với việc sắp xếp, sáp nhập thôn, đơn vị hành chính cấp xã và nguồn vốn được giao năm 2022.

TIN LIÊN QUAN

  • Bắc Giang: Đồng bộ giải pháp, đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới

Huyện tiếp tục tập trung xây dựng đời sống văn hóa mới, tạo chuyển biến môi trường nông thôn; nâng cao vai trò, trách nhiệm của hệ thống chính trị, đảm bảo an ninh trật tự. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và đưa vào hoạt động dự án nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt tập trung của huyện tại thôn Cai Lé [xã Kiên Thành], gắn với việc quy hoạch và xây dựng điểm tập kết, trung chuyển rác thải để vận chuyển về khu xử lý tập trung; nhân rộng, phát triển mô hình đường hoa - cây xanh các tuyến đường từ việc nhân rộng mô hình thôn nông thôn mới kiểu mẫu, tạo cảnh quan nông thôn xanh - sạch - đẹp.

Đặc biệt, huyện tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể và người có uy tín trong cộng đồng; không để xảy ra điểm nóng về an ninh, trật tự; nhân rộng mô hình lắp camera an ninh nhằm xây dựng nông thôn mới bình yên./.

Chủ Đề