Huyện Trà Cú có bao nhiêu áp?

Huyện nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Trà Vinh; Bắc giáp huyện Tiểu Cần và huyện Châu Thành; Nam giáp huyện Duyên Hải; Tây giáp sông Hậu, ngăn cách với huyện Cù Lao Dung của tỉnh Sóc Trăng; Đông giáp huyện Cầu Ngang. Về hành chánh, huyện có 19 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã: An Quãng Hữu, Lưu Nghiệp Anh, Đại An, Đôn Châu, Đôn Xuân, Long Hiệp, Tân Hiệp, Ngãi Xuyên, Ngọc Biên, Thanh Sơn, Kim Sơn, Tập Sơn, Tân Sơn, Phước Hưng, Định An, Hàm Giang, Hàm Tân và thị trấn Trà Cú, thị trấn Định An.

Trà Cú có trên 221 km bờ sông Hậu, tiếp giáp cửa biển Định An là đường vận tải hàng hải quốc tế, trong nội đồng có hệ thông sông ngòi chằn chịt. Huyện ó trên 70 cơ sở tự tôn giáo, trong đó 44 chùa Khmer, chùa Cò xã Đại An được xây dựng gần 200 năm, hiện là điểm tham quan du lịch nổi tiếng. Ngoài ra, huyện còn có di chỉ khảo cổ học Lưu Cừ - một trong những di chỉ của nền văn hoá Óc Eo còn sót lại trên đất Trà Vinh.

Trà Cú là quận của tỉnh Trà Vinh từ ngày 07-03-1950, gồm có 3 tổng: Ngãi Hoà Thượng với 4 làng, Ngãi Hoà Trung với 5 làng, Thành Hoá Thượng với 4 làng; quận lỵ đặt tại làng Trà Cú. Ngày 21-07-1956, tách xã Long Vĩnh của tổng Thành Hoá Thượng nhập vào quận Long Toàn cùng tỉnh.

Ngày 31-01-1957, quận Trà Cú thuộc tỉnh Vĩnh Bình, gồm 3 tổng như cũ với 9 xã; quận lỵ đặt tại xã Ngãi Xuyên. Sau năm 1965, các tổng mặc nhiên bị giải thể. Sau 30-04-1975, Trà Cú là huyện của tỉnh Cửu Long, gồm 11 xã: Phước Sơn, An Quảng Hữu, Lưu Nghiệp Anh, Ngãi Xuyên, Hàm Giang, Đại An, Tập Sơn, Đôn Châu, Phước Hưng, Long Hiệp, Tân Hiệp.

Ngày 11-03-1977, huyện nhận thêm các xã Tập Ngãi, Hùng Hoà, Tân Hoà từ huyện Tiểu Cần. Ngày 15-09-1981, huyện lập mới các xã Đôn Xuân, Tân Hiệp, Ngọc Biện, Thanh Sơn, Ngãi Hùng. Ngày 29-09-1981, huyện giao 3 xã Tập Ngãi, Hùng Hoà, Tân Hoà về huyện Tiểu Cần.

Ngày 26-12-1991, tỉnh Cửu Long tách thành tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, huyện Trà Cú thuộc tỉnh Trà Vinh. Ngày 29-08-1994, thị trấn Trà Cú được thành lập trên cơ sở tách 1 phần dân số và diện tích của xã Thanh Sơn và xã Ngãi Xuyên.

Ngày 02-03-1998, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 13/1998/NĐ-CP, về việc thành lập một số xã thuộc các huyện Châu Thành, Trà Cú, Tiểu Cần, Cầu Ngang, Cầu Kè và Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Theo đó, thành lập xã Định An thuộc huyện Trà Cú trên cơ sở 1.696,51 ha diện tích tự nhiên và 6.848 nhân khẩu của xã Đại An.

Ngày 10-12-2003, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 157/2003/NĐ-CP, về việc điều chỉnh địa giới Hành chính để thành lập xã thuộc các huyện Châu Thành, Cầu Ngang, Càng Long và Trà Cú tỉnh Trà Vinh. Theo đó, thành lập xã Kim Sơn thuộc huyện Trà Cú trên cơ sở 2.228,72 ha diện tích tự nhiên và 7.874 nhân khẩu của xã Thanh Sơ; thành lập xã Tân Sơn thuộc huyện Trà Cú trên cơ sở 1.521,145 ha diện tích tự nhiên và 6.435 nhân khẩu của xã Tập Sơn.

Ngày 01-08-2008, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 86/2008/NĐ-CP, về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã thị trấn thuộc huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Theo đó, thành lập xã Hàm Tân thuộc huyện Trà Cú trên cơ sở điều chỉnh 2.098 ha diện tích tự nhiên và 7.759 nhân khẩu của xã Hàm Giang; thành lập thị trấn Định An thuộc huyện Trà Cú trên cơ sở điều chỉnh 403,86 ha diện tích tự nhiên và 5.444 nhân khẩu của xã Định An. Sau khi điều chỉnh, huyện Trà Cú có 19 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã: An Quãng Hữu, Lưu Nghiệp Anh, Đại An, Đôn Châu, Đôn Xuân, Long Hiệp, Tân Hiệp, Ngãi Xuyên, Ngọc Biên, Thanh Sơn, Kim Sơn, Tập Sơn, Tân Sơn, Phước Hưng, Định An, Hàm Giang, Hàm Tân và thị trấn Trà Cú, thị trấn Định An.

Địa hình Trà Cú mang đặc trưng của vùng đồng bằng ven biển, có nhiều giồng cát hình cánh cung song song với bờ biển. Địa hình có cao trình bình quân phổ biến từ 0,4 m đến 0,8 m so với mặt nước biển, cao trình tháp phân bố rãi rác ở các xã Đại An, Đôn Châu, Ngãi Xuyên, Ngọc Biên.

Huyện nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa ven biển, rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp; nhiệt độ trung bình từ 24,9 – 28,50C; tổng lượng mưa bình quân trong năm đo được khoảng 1.900 mm.

sông Hậu qua huyện là 1 trong 2 nhánh chính của đoạn cuối sông Hậu phân cách bởi Cù Lao Dung, nhánh qua huyện có mặt rộng 1,5 – 2,5 km, sâu trên 10 m. Các sông rạch chính: rạch Trà Cú – Vàm Buôn dài khoảng 18 km, bắt nguồn từ sông Hậu nối thông với Rạch Trà Mềm qua cống Tập Sơn; rạch Tổng Long dài khoảng 17 km bắt nguồn từ sông Hậu thông với kênh 3/2. Ngoài ra còn nhiều kênh rạch khác như: kênh 3/2, kênh An Quảng Hữu, kênh Nguyễn Văn Pho, rạch Vàm Ray, rạch Bắc Trang, rạch Trà Mềm.

Chế độ thủy triều của huyện chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều biển Đông, trong ngày nước lên xuống hai lần, mỗi tháng có hai lần triều cường sau ngày mồng 01 và ngày 15 âm lịch [từ 2 – 3 ngày], biên độ triều hằng ngày rất lớn, nhất là khu vực gần cửa sông. Vùng đất phía Tây quốc lộ 53 của huyện bị xâm nhập mặn vào mùa khô, chủ yếu từ sông Hậu như rạch Trà Cú, Tổng Long, Vàm Ray.

Đất nông nghiệp có diện tích 31.261,7 ha, chiếm 84,51% diện tích tự nhiên của huyện. Trong đó, đất trồng cây hàng năm 23.986,81 ha, chiếm 76,73% diện tích đất nông nghiệp [trong đó đất trồng lúa]; đất trồng cây lâu năm 4.919,77 ha, chiếm 15,74% diện tích đất nông nghiệp; đất nuôi trồng thủy sản 2.355,12 ha, chiếm 7,53% diện tích đất nông nghiệp; đất phi nông nghiệp 5.708,85 ha; đất chưa sử dụng 21,9 ha; sông rạch 3.043,24 ha.

Khoáng sản: theo khảo sát lập bản đồ địa chất khoáng sản đồng bằng Nam Bộ, huyện có mỏ đất sét ở xã Phước Hưng với trữ lượng tương đối lớn, dân đã khai thác để làm gạch, nhưng gạch thường bị vênh và trọng lượng viên gạch nặng. Nhìn chung, sét có thành phần hóa học đạt so với yêu cầu, nhưng lượng cát ít, trong sét có nhiều Hydrô-mica nên gạch dễ bị vênh khi nung.

Theo số liệu của tỉnh, năm 2003 GDP của huyện tăng 11,18%, trong đó nông nghiệp tăng 9,61%, công nghiệp tăng 9,34%, xây dựng tăng 13,39%, dịch vụ tăng 14,47%. Cơ cấu GDP có bước chuyển dịch, nông nghiệp chiếm 56,92%, thủy sản chiếm 8,04%, công nghiệp và xây dựng chiếm 15,34%, dịch vụ chiếm 19,71%. Theo kế hoạch phát triển kinh tế, năm 2010, cơ cấu kinh tế địa phương chuyển dịch theo hướng tỷ trọng trong nông nghiệp còn 36,23%; thủy, hải sản 12,95%; công nghiệp và xây dựng 21,55%; thương mại, dịch vụ 29,27%.

Theo thông tin từ Trang tin huyện, năm 2007, kinh tế huyện Trà Cú đạt được những kết quả như sau:

Nông nghiệp

- Tổng diện tích gieo trồng cả năm 51.367 ha, tăng 0,8% so năm 2006; trong đó diện tích cây lúa 39.632,34 ha , diện tích thu hoạch 38.950,74 ha , năng suất bình quân đạt 4,004 tấn/ha, sản lượng đạt 155.977 tấn. Đàn bò của huyện có số lượng 29.378 con, đàn trâu có 194 con, đàn heo có số lượng 59,886 con, đàn dê có 293 con, đàn gia cầm có số lượng 774.018 con.

- Nuôi trồng và khai thác thủy sản tổng sản lượng đạt 14.682 tấn, giá trị sản xuất đạt 237,75 tỷ đồng. Trong đó, nuôi thuỷ sản có tổng diện tích 2.545,59 ha, sản lượng đạt 3.185,29 tấn, giá trị đạt 70 tỷ đồng; khai thác hải sản đạt sản lượng 12.585 tấn, giá trị đạt 149,4 tỷ đồng; khai thác thủy sản nội đồng đạt sản lượng 352 tấn, giá trị đạt 3,26 tỷ đồng; dịch vụ thủy sản đạt 15 tỷ đồng.

Công nghiệp - Xây dựng

Tổng giá trị sản lượng ước thực hiện 299,5 tỷ đồng [giá trị sao sánh năm 1994 ]. Trong đó,ông nghiệp ngoài quốc doanh đạt 128,5 tỷ đồng, công nghiệp quốc doanh thực hiện 171,03 tỷ đồng. Trong năm, huyện phát triển mới 73 cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp , nâng tổng số lên 1.136 cơ sở trên địa bàn huyện. Các ngành công nghiệp chủ yếu là: chế biến đường, chế biến dừa, chế biến thủy hải sản, bánh tráng xuất khẩu, xay xát lúa gạo và một số làng nghề thủ công truyền thống như đan lát bằng tre trúc, dệt chiếu.

Thương mại - Dịch vụ

Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ trong năm thực hiện đạt 880 tỷ đồng. Mạng lưới thông tin liên lạc tiếp tục được đầu tư mở rộng, đảm bảo phục vị tốt nhu cầu của nhân dân; trong năm phát triển mới 1.125 thuê bao điện thoại cố định đạt 6,7 máy/100 dân. Dịch vụ vận tải  đạt doanh thu khoảng 80,73 tỷ đồng, trong đó vận tải đường bộ đạt doanh thu khoảng 52,93 tỷ đồng và vận tải đường sông đạt doanh thu khoảng 27,8 tỷ đồng.

Trà Cú là huyện vùng sâu, vùng xa, cách trung tâm tỉnh Trà Vinh 35 km, dân tộc Khmer chiếm 60,5% dân số. Huyện có 16 xã và 1 thị trấn với 148 ấp, khóm, trong đó có 10 xã đặcbiệt khó khăn thuộc Chương trình 135 của Chính phủ. Những năm qua, từ nhiều nguồn vốn khác nhau [vốn từ Chương trình 135, vốn ngân sách huyện], Trà Cú đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và thực hiện các chính sách xã hội, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, cải thiện phần nào đời sống nhân dân.

Năm 2007, nguồn vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản của huyện gồm: vốn chương trình 135: triển khai thực hiện 14 công trình, tổng mức vốn đầu tư 7.869,3 triệu đồng; vốn ngân sách huyện: triển khai thực hiện 29 công trình, tổng vốn đầu tư 14.506 triệu đồng. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện khoảng 532 tỷ đồng, tăng 15,58% so với năm 2006, trong đó, vốn ngân sách Nhà nước 92 tỷ đồng, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước 147 tỷ đồng, vốn Doanh nghiệp Nhà nước 1,7 tỷ đồng, vốn Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 163 tỷ đồng còn lại các nguồn vốn khác.

Về giáo dục, năm học 2006 - 2007, huyện đã xét công nhận hoàn thành chương trình bậc tiểu học 2.225/2.359 em, đạt 95,59%; tốt nghiệp trung học cơ sở [THCS]: hệ phổ thông 1.394/1.487 học sinh đạt 93,87% và hệ bổ túc 274/332 học sinh, đạt 82,5%. Kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông [THPT] năm 2006 - 2007 [lần 1 và lần 2]: hệ THPT đỗ 891//1.176 thí sinh, đạt 75,76% và hệ bổ túc THPT đỗ 35/255 đạt 13,72%. Tỷ lệ học sinh bỏ học chiếm 10,02% [2.986/29.773 học sinh]. Toàn huyện có 03 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia; 16/17 xã - thị trấn được kiểm tra, công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học [PCGDTH] đúng độ tuổi THCS; được tỉnh kiểm tra, công nhận huyện đạt chuẩn quốc gia về PCGDTH đúng độ tuổi THCS.

Về y tế, năm 2007, huyện đầu tư xây dựng, sữa chữa, nâng cấp 04 trạm y tế và tăng cường 05 bác sỹ về tuyến xã. Cuối năm 2007, toàn huyện có 17 cơ sở khám chữa bệnh, với 150 giường bệnh và 15/17 xã thị trấn có bác sỹ. Trong năm, Phòng Y tế huyện đã phối hợp Sở Y tế tỉnh tổ chức kiểm tra công nhận mơi 03 xã và tái công nhận 01 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế cấp xã.

Trà Cú có bao nhiêu huyện?

Trà Cú
Huyện lỵ
Thị trấn Trà Cú
Trụ sở UBND
Khóm 5, thị trấn Trà Cú
Phân chia hành chính
2 thị trấn, 15 xã
Thành lập
7/3/1950
Trà Cú – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Trà_Cúnull

Trà Cú có bao nhiêu xã?

Sau khi điều chỉnh, huyện Trà Cú có 19 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các : An Quãng Hữu, Lưu Nghiệp Anh, Đại An, Đôn Châu, Đôn Xuân, Long Hiệp, Tân Hiệp, Ngãi Xuyên, Ngọc Biên, Thanh Sơn, Kim Sơn, Tập Sơn, Tân Sơn, Phước Hưng, Định An, Hàm Giang, Hàm Tân và thị trấn Trà Cú, thị trấn Định An.

Xã Tập Sơn huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh có bao nhiêu áp?

Xã Tập Sơn được chia thành 8 ấp: Bà Tây A, Bà Tây B, Bà Tây C, Bến Trị, Cây Da, Đông Sơn, Ô, Trà Mềm.

Huyện Trà Cú có bao nhiêu chùa Khmer?

Trà Cú có đến 37 ngôi chùa Khmer. Trong số ấy nhiều ngôi chùa nổi tiếng, kiến trúc độc đáo.

Chủ Đề