Huyết áp trung bình con người là bao nhiêu năm 2024

Bài viết sau đây sẽ nói rõ các thông tin huyết áp ở các lứa tuổi, giúp cho các bạn có cái nhìn sâu hơn về chỉ số huyết áp của bản thân để có các biện pháp phòng tránh và chữa trị phù hợp.

Chỉ số huyết áp bình thường là bao nhiêu?

Thông thường, khi bạn muốn tìm hiểu thông tin về các chỉ số huyết áp bình thường của cơ thể, thì bạn sẽ nhận được những tư vấn như sau:

Về các số đo huyết áp bình thường, gồm có 2 trị số là: Huyết áp tối đa hay còn gọi là huyết áp tâm thu, và huyết áp tối thiểu hay còn gọi là huyết áp tâm trương. Để xác định xem chỉ số huyết áp của bạn có chuẩn hay không phải căn căn cứ vào 2 trị số này, để chẩn đoán huyết áp thế nào là bình thường:

  • Huyết áp bình thường: Đối với người lớn thì nếu huyết áp tâm thu dưới 120mmHgm và huyết áp tâm trương có chỉ số dưới 80mmHg, thì được coi là huyết áp bình thường.
  • Huyết áp cao: Khi huyết áp tâm thu có chỉ số từ 140 mmHg trở lê, hoặc huyết áp tâm trương có chỉ số dưới mức 90 mmHg trở lên, thì sẽ được chuẩn đoán là mắc bệnh cao huyết áp.
  • Tiền cao huyết áp: Khi giá trị của các trị số nằm giữa mức huyết áp bình thường và mức của cao huyết áp [ Là khi Huyết áp tâm thu từ 120-139 mmHg, hoặc huyết áp tâm trương từ 80-89 mmHg] thì sẽ được gọi là tiền cao huyết áp.
  • Huyết áp thấp: Bệnh hạ huyết áp hay vẫn gọi là huyết áp thấp, thì sẽ được chẩn đoán là huyết áp thấp, khi huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg, hoặc giảm 25 mmHg so với mức bình thường.

Tuy nhiên, tùy theo từng mức độ tuổi, mà lại có những mức chỉ số huyết áp an toàn khác nhau mà không phải ai cũng biết rõ để giải đáp cho bạn. Cho nên, hãy đối chiếu theo bảng thống kê các chỉ số huyết áp bình thường chuẩn theo độ tuổi dưới đây để đánh giá sức khỏe, thể chất của bạn.

Theo Hiệp hội tim mạch Mỹ [AHA] cho biết, huyết áp của người có Huyết áp bình thường và mức huyết áp an toàn cho mọi người là ở mức thấp hơn 120/80 mm / hg.

Điều này có nghĩa là, khi chúng ta dùng máy đo huyết áp để đo, nếu như người nào có tỷ lệ tăng huyết áp cao hơn mức chuẩn, hoặc thấp hơn thì nên cẩn thận trọng trong chế độ ăn uống, và sinh hoạt của mình để tránh tình trạng cao huyết áp, hoặc hạ huyết áp. Tuy nhiên, Ngay cả khi huyết áp ở mức bình thường thì nó cũng có thể thay đổi một chút, tùy theo độ tuổi.

Dưới đây là chỉ số huyết áp bình thường chuẩn, theo lứa tuổi. Hi vọng nó sẽ giúp ích cho bạn và gia đình bạn trong quá trình bạn sử dụng máy đo huyết áp:

  • Độ tuổi từ 15-19 tuổi, chỉ số huyết áp bình thường là: Minimum-BP: 105/73 mm / Hg, BP Trung bình:117/77 mm / HG, BP tối đa: 120/81 mm / Hg
  • Độ tuổi từ 20-24 tuổi, chỉ số huyết áp bình thường là: Minimum-BP: h108/75 mm / Hg, BP Trung bình: 120/79 mm / Hg, BP Tối đa: 132/83 mm / Hg
  • Độ tuổi từ 25-29 tuổi, chỉ số huyết áp bình thường là: Minimum-BP: 109/76 mm / Hg, BP Trung bình 121/80 mm / Hg, BP tối đa 133/84 mm / Hg
  • Độ tuổi từ 30-34 tuổi, chỉ số huyết áp bình thường là: Minimum-BP: 110/77 mm / Hg, BP trung bình: 122/81 mm / Hg, BP tối đa: 134/85 mm / Hg

Chỉ số huyết áp theo độ tuổi

  • Độ tuổi 35-39 tuổi, chỉ số huyết áp bình thường là: Minimum-BP: 111/78 mm / Hg, BP trung bình: 123/82 mm / Hg, BP tối đa: 135/86 mm / Hg
  • Độ tuổi từ 40-44 tuổi, chỉ số huyết áp bình thường là: Minimum-BP: 112/79 mm / Hg, BP trung bình: 125/83 mm / Hg, 137/87 mm / Hg
  • Độ tuổi từ 45-49 tuổi, chỉ số huyết áp bình thường là: Minimum-BP: 115/80 mm / Hg, BP trung bình: 127/64 mm / Hg, BP tối đa: 139/88 mm / Hg
  • Độ tuổi từ 50-54 tuổi, chỉ số huyết áp bình thường là: Minimum-BP: 116/81 mm / Hg, BP trung bình 129/85 mm / Hg, BP tối đa : 142/89 mm / Hg
  • Độ tuổi từ 55-59 tuổi, chỉ số huyết áp bình thường là: Minimum-BP: 118/82 mm / Hg, BP trung bình 131/86 mm / Hg, BP tối đa: 144/90 mm / Hg
  • Độ tuổi từ 60-64 tuổi, chỉ số huyết áp bình thường là: Minimum-BP: 121/83 mm / Hg, BP trung bình 134/87 mm / Hg, BP tối đa: 147/91 mm / Hg

Bạn có thể xem thêm:

  • Nhịp tim bình thường
  • Kiến thức chăm sóc sức khỏe
  • Tăng huyết áp: Khi nào không nên yêu?

Các bài viết liên quan

Bệnh giãn tĩnh mạch là gì và những bạn điều cần biết

Giãn tĩnh mạch là bệnh thường gặp, càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc bệnh càng tăng, suy giãn tĩnh mạch ở người trẻ có xu hướng tăng trong thời gian gần đây. Nhiều người trẻ bị suy giãn tĩnh mạch do đặc thù nghề nghiệp hay đứng lâu, ngồi nhiều, ít vận động,…Bệnh nếu không được phát hiện, điều trị đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tìm hiểu ngay! Giãn tĩnh mạch là gì? Giãn tĩnh mạch là tình trạng giãn, sưng, và xoắn tĩnh mạch nông [tĩnh mạch nằm ở gần sát phia dưới da]. Các tĩnh mạch này thường xuất hiện ở mặt sau của bắp chân hoặc ở mặt trong của chân, và thường gặp ở nữ giới, đặc biệt là phụ nữ cao tuổi, hơn là nam giới. Suy giãn tĩnh mạch Ở giai đoạn nhẹ, có thể không phải là một tình trạng nghiêm trọng đối với sức khỏe và chủ yếu là vấn đề về thẩm mỹ. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu về nguy cơ của các rối loạn khác trong hệ thống tuần hoàn. Giãn tĩnh mạch có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như chảy máu, dày lên và xơ cứng da ở chân và mắt cá chân, chàm, viêm tắc tĩnh mạch và loét chân. Nguyên nhân gây bệnh giãn tĩnh mạch Giãn tĩnh mạch nguyên phát bắt đầu từ tĩnh mạch nông do cấu trúc của tĩnh mạch bị yếu và suy giảm chức năng của van tĩnh mạch hiển, sự yếu đi của thành mạch và áp lực lên tĩnh mạch cao. Có khoảng 50% bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch có yếu tố gia đình. Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ phát triển bệnh giãn tĩnh mạch bao gồm tuổi tác [nguy cơ tăng theo tuổi], mang thai, giới tính [nữ], béo phì, đứng hoặc ngồi lâu. Giãn tĩnh mạch thứ phát là hậu quả của tăng áp lực tĩnh mạch, liên quan đến suy tĩnh mạch sâu, hoặc tắc nghẽn tĩnh mạch sâu dẫn đến làm giãn tĩnh mạch nông. Suy tĩnh mạch mạn tính: Là tình trạng tĩnh mạch hoạt động kém do tăng áp lực tĩnh mạch, và có sự thoát dịch và các thành phần của máu ra ngoài cấu trúc cơ của của chi. Suy giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở bệnh nhân giãn tĩnh mạch, nhưng thường do bệnh lý ở tĩnh mạch sâu. Suy tĩnh mạch sâu nguyên phát là do sự bất thường về cấu trúc hoặc chức năng thành tĩnh mạch hoặc van tĩnh mạch dẫn đến dòng trào ngược ở vị trí van tĩnh mạch. Suy tĩnh mạch sâu thứ phát là hậu quả của sự tắt nghẽn và/hoặc sự kém hoạt động của van do huyết khối tĩnh mạch sâu. Mộ số cách điều trị suy giãn tĩnh mạch Suy giãn tĩnh mạch có thể do cấu trúc cùa thành mạch bị yếu do yếu tố gia đình, hoặc do tuổi tác. Suy giãn tĩnh mạch cũng có thể do sự tăng áp lực lên tĩnh mạch, xuất hiện do đứng lâu, ngồi nhiều, béo phì, mang thai… Vì vậy, những thay đổi lối sống một cách tích cực có thể giúp phòng ngừa, điều trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả. Điều trị hỗ trợ, thay đổi lối sống Tránh ngồi quá lâu hoặc đúng quá lâu; Có thời gian nghỉ ngơi và nâng chân cao, nên nâng chân cao hơn vị trí của tim để cải thiện tuần hoàn tĩnh mạch; Mang vớ y khoa hoặc vớ áp lực, nhưng không mang dây nịt hoặc quần vớ bó sát cũng như quần áo bó sát; Tập thể dục đềi đặn, đi bộ vừa phải; Nếu bị béo phì, nên giảm cân, loại bỏ cân nặng dư thừa giúp loại trừ bớt áp lực không cần thiết trên tĩnh mạch. Điều trị bằng thuốc Các thuốc giãn tĩnh mạch tác động trên tĩnh mạch giúp làm bền thành tĩnh mạch, giảm tính thấm mao mạch flavonoids [Phân đoạn Flavonoid tinh chế vi hạt, diosmin, rutin and rutosides, aescin, dịch chiết hạt dẻ ngựa, dịch chiết Ginkgo biloba, phối hợp Ginkgo biloba + Heptaminol+ troxerutin…]. Bạn có thể tham khảo Ginkor Fort Steroid dùng ngoài có thễ dùng trong thời gian ngắn để giảm viêm. Điều trị bằng phẫu thuật và phẫu thuật Áp dụng cho trường hợp bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch kéo dài, có tĩnh mạch giãn to ngoằn ngoèo, suy tĩnh mạch giai đoạn nặng có các triệu chứng như viêm da, sưng phù. Phẫu thuật cũng có thể áp dụng vì lý do thẩm mỹ. Các thủ thuật và phẫu thuật thường dùng: Chích xơ tĩnh mạch, laser nội mạc tĩnh mạch, sóng cao tần. Phẫu thuật loại bỏ tĩnh mạch bị suy giãn. Giãn tĩnh mạch nếu không được phát hiện và điều trị sớm về lâu dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu tình trạng giãn tĩnh mạch của bạn gây khó chịu hoặc trở nên nghiêm trọng, hãy đến bệnh viện thăm khám để được chuẩn đoán và điều trị đúng cách. Tài liệu tham khảo: Harrison’s Principles of Internal Medicine 21st Edition, McGraw Hill. Nicolaides. A et al. International Angiology. 2018;37[3]:232-254. Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất. Bạn có thể xem thêm: 10 bệnh xương khớp thường gặp nhất Những điều cần biết về bệnh thoái hóa khớp gối Dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch trên bệnh nhân nguy cơ cao

Ung thư tuyến giáp và những điều bạn cần biết

Ung thư tuyến giáp là một trong những bệnh thường gặp và phổ biến hơn ở đối tượng nữ giới. Bệnh không có triệu chứng rõ ràng khó phát hiện, tiến triển tương đối chậm và có khả năng chữa khỏi cao. Tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết sau đây. Người bệnh ung thư tuyến giáp giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng Ung thư tuyến là gì? Tuyến giáp là một tuyến nội tiết, nằm ở cổ trước khí quản, bên dưới sụn giáp, là cơ quan có hình cánh bướm và đảm nhận vai trò rất quan trọng. Hormone T3, T4 được sản xuất từ tuyến giáp giúp điều chỉnh sự trao đổi chất, điều tiết các hormone khác và đảm bảo sự phát triển bình thường của cơ thể. Sự tăng hay giảm hormone giáp đều có thể dẫn đến các bệnh lý suy giáp, cường giáp và gây ra ảnh hưởng lớn đến nhiều cơ quan trong cơ thể: tim mạch, tiêu hóa, cơ, hệ thần kinh, da, não,… Ung thư tuyến giáp là một căn bệnh trong đó các tế bào ác tính [ung thư] hình thành từ các tế bào của tuyến giáp. Ung thư tuyến giáp có 4 dạng gồm ung thư nhú, ung thư nang, thể tủy và ung thư không biệt hóa. Ung thư tuyến giáp là một trong các bệnh lý ung thư phổ biến tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn nam giới. Số lượng người mắc u tuyến giáp có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Nguyên nhân gây ung thư tuyến giáp Tỷ lệ người mắc ung thư tuyến giáp khá cao, tuy nhiên nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định một cách chính xác. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp như: Yếu tố di truyền Người có tiền sử bố mẹ, anh chị em, người thân mắc ung thư tuyến giáp có nguy cơ bị bệnh này cao hơn bình thường. Yếu tố giới tính, tuổi tác Ở độ tuổi 30- 50, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2-4 lần so với nam giới. Nguyên nhân là do yếu tố hormone của phụ nữ kích thích quá trình hình thành các nhân tuyến giáp, dễ phát triển thành ung thư. Trong quá trình mang thai và sau sinh, hormone của nữ giới thay đổi lớn khiến cho tuyến giáp dễ mắc phải các vấn đề như bướu, hạch, viêm hoặc suy tuyến giáp làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp ở nữ giới. Mắc bệnh lý tuyến giáp Người mắc các bệnh mạn tính về tuyến giáp như suy giáp, cường giáp, bướu nhân tuyến giáp có nguy cơ bị ung thư cao hơn những người khác. Bị nhiễm phóng xạ Cơ thể người có thể bị nhiễm phóng xạ qua đường tiêu hóa, qua đường hô hấp gây ảnh hưởng đến tuyến giáp. Đây cũng là một trong những yếu tố nguy dẫn đến việc mắc các bệnh về tuyến giáp trong đó có ung thư tuyến giáp. Một số yếu tố khác Nhóm yếu tố khác làm tăng tỷ lệ ung thư tuyến giáp như thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia, thức uống có cồn, người thừa hoặc thiếu i ốt, người thừa cân béo phì,… Triệu chứng bệnh ung thư tuyến giáp Nhận biết các dấu hiệu ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu để kịp thời điều trị mang lại hiệu quả tối ưu. Một số dấu hiệu phổ biến của bệnh như sau: Người bệnh bị khàn tiếng, thay đổi giọng nói; Cơ thể mệt mỏi; Sụt cân nhiều không rõ nguyên nhân; Vùng cổ bị sưng; Khó thở hoặc gặp các vấn đề khác liên quan tới hô hấp; Cổ đau, vị trí đau có thể là phía trước cổ hoặc ở sau tai; Khó nuốt [thức ăn và nước uống]. Ung thư tuyến giáp có chữa khỏi được không? Bệnh ung thư tuyến giáp có tốc độ phát triển chậm hơn so với các loại bệnh ung thư khác, tuy nhiên nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ di căn các bộ phận khác trên cơ thể. Ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không phụ thuộc vào thời gian và giai đoạn bệnh nhân phát hiện mình mắc bệnh. Người bệnh được điều trị ở giai đoạn càng sớm thì hiệu quả điều trị, chi phí càng tối ưu và tỷ lệ điều trị khỏi bệnh cao hơn. Nếu điều trị khi bệnh ở giai đoạn muộn, khối u đã vượt ra khỏi tuyến giáp, di căn đến bộ phận khác thì tỷ lệ sống trên 5 năm chỉ đạt dưới 50%, tùy vào cơ địa và tình trạng sức khỏe thực tế của từng người bệnh. Phòng ngừa bệnh ung thư tuyến giáp Ung thư tuyến giáp có thể dẫn đến các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí tử vong như xơ phổi nếu bị di căn phổi, viêm tuyến giáp do bức xạ và nhiễm độc, phù não ở những bệnh nhân di căn não, tăng nguy cơ mắc ung thư biểu mô vú và bàng quang, các bệnh bạch cầu,… Để chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa bệnh ung thư tuyến giáp, bạn hãy tham khảo áp dụng một số các biện pháp sau: Chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng và hạn chế sử dụng các chất kích thích, uống rượu bia; Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể; Cân bằng I-ốt trong cơ thể, tình trạng dư hay thiếu i-ốt đều gây ảnh hưởng tới chức năng hoạt động của tuyến giáp; Duy trì cân nặng hợp lý, không thừa cân béo phì; Nên tránh tiếp xúc, làm việc ở môi trường có chứa tia bức xạ. Trang bị các dụng cụ bảo hộ cần thiết để đảm bảo sức khỏe khi làm việc trong môi trường này. Tầm soát ung thư tuyến giáp định kỳ, nếu gia đình có người mắc bệnh và chủ động khám sức khỏe, tầm soát ung thư 6 tháng/lần. Hãy lắng nghe cơ thể và đừng bỏ qua dù là triệu chứng nhỏ để bảo vệ sức khỏe tốt nhất. Nguồn tham khảo: Tổng hợp Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất. Bạn có thể xem thêm: Bệnh viêm mũi dị ứng là gì? Dấu hiệu nhận biết Bệnh mãn tính là gì? Các bệnh mãn tính thường gặp Hen phế quản: Điều cần biết và tầm quan trọng của tuân thủ điều trị

Viêm phế quản là gì và những điều cần biết

Viêm phế quản là bệnh lý đường hô hấp phổ biến ở trẻ em và người cao tuổi, mặc dù không phải là bệnh quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không được điều trị tình trạng mức độ bệnh nặng và kéo dài gây biến chứng nguy hiểm. Tìm hiểu ngay! Viêm phế quản là bệnh lý đường hô hấp phổ biến ở trẻ em và người cao tuổi Viêm phế quản là gì? Viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc đường dẫn khí phế quản khiến cho các đường ống này bị thu hẹp lại và xuất hiện các chất nhầy, dịch mủ gây cản trở sự lưu thông của khí hít vào và thở ra. Vì vậy, người bệnh viêm phế quản thường ho, khạc đờm. Có 2 loại viêm phế quản là viêm phế quản cấp và viêm phế quản mạn tính. Viêm phế quản cấp: Là tình trạng viêm nhiễm cấp tính của niêm mạc phế quản do vi khuẩn hay vi rút gây ra. Bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Viêm phế quản mạn tính: Bệnh lý được coi là mạn tính khi tình trạng bệnh kéo dài trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Khi chuyển sang giai đoạn mạn tính, các ống phế quản bị tổn thương nghiêm trọng tạo ra nhiều đàm, gây ho và khó thở. Nếu không được điều trị dứt điểm có thể biến chứng trở thành bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính [COPD], bệnh nguy hiểm, khó điều trị và để lại nhiều hậu quả lâu dài, thậm chí có nguy cơ gây tử vong. Bệnh viêm phế quản cấp tính không được điều trị dứt điểm, tái phát liên tục trong thời gian dài dẫn đến viêm phế quản mạn tính, bệnh sẽ có những biến chứng nghiêm trọng hơn nhiều. Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản Viêm phế quản là bệnh lý mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải, đặc biệt là khi thời tiết giao mùa hoặc trở lạnh bất thường. Trẻ em và người lớn tuổi là những đối tượng có nguy cơ cao dễ mắc phải căn bệnh này. Nguyên nhân hàng đầu gây nên viêm phế quản cấp là do vi rút, ngoài ra vi khuẩn, tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, bệnh dị ứng đường hô hấp trên cũng có thể gây viêm phế quản cấp. Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh viêm phế quản mạn tính. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản như sức đề kháng kém, thời tiết thay đổi thất thường, tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, chất hóa học hay chất kích thích. Triệu chứng viêm phế quản cấp và mạn tính Dấu hiệu phổ biến và dễ nhận biết của bệnh viêm phế quản cấp tính hoặc viêm phế quản mãn tính có thể kể đến như: Ho dai dẳng kéo dài: Dấu hiệu ho thường xảy ra liên tục và kéo dài, ho khan, ho thành tiếng, ho có đờm, đờm màu trong hoặc màu trắng hoặc màu xám vàng hoặc màu xanh lục. Sốt: Tùy cơ địa mà người bệnh có thể không sốt, sốt nhẹ hoặc cao. Đau họng: Cổ họng có thể bị sưng to, ngứa rát, đau khi nuốt. Mệt mỏi: Người bệnh mệt mỏi, khó nuốt, chán ăn khiến sức khỏe yếu hơn. Thở khò khè, tức ngực. Tùy vào cơ địa từng người mà triệu chứng bệnh viêm phế quản có mức độ nặng nhẹ khác nhau, một số người dấu hiệu không rõ ràng và khó nhận biết. Do đó, cần phải quan sát kỹ lưỡng và không được bỏ qua bất kỳ dấu hiệu nào, điều trị sớm và dứt điểm tránh dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn. Biến chứng nguy hiểm của viêm phế quản Bệnh viêm phế quản không được điều trị dứt điểm, kéo dài khiến cho tình trạng bệnh nặng hơn, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm và gây khó khăn trong việc điều trị. Viêm phổi. Bệnh hen phế quản. Phổi tắc nghẽn mạn tính [COPD]. Các bệnh về tim mạch. Phòng ngừa bệnh Viêm phế quản cấp. Cách điều trị bệnh viêm phế quản Viêm phế quản cấp thường do vi rút gây ra, vì vậy bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, tránh xa các tác nhân khởi phát đợt cấp, kết hợp chế độ dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe thì bệnh sẽ giảm và phục hồi sau vài ngày đến 1 tuần. Tùy từng triệu chứng cụ thể mà bác sĩ có thể kê một số thuốc như thuốc hạ sốt, thuốc ho, thuốc long đờm để làm giảm cảm giác khó chịu của bệnh nhân. Đối với viêm phế quản mạn tính, tùy từng bệnh nhân và tình trạng bệnh thực tế mà bác sĩ sẽ kê những đơn thuốc phù hợp để điều trị. Đặc biệt, việc xây dựng các bài tập thể dục phù hợp giúp thở dễ dàng hơn là cách hỗ trợ trị bệnh viêm phế quản mạn tính hiệu quả. Lưu ý, người bệnh không được tự ý mua và sử dụng thuốc kháng sinh điều trị, chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ. Viêm phế quản có lây không và cách phòng ngừa Một người bị viêm phế quản cấp thì trong dịch đờm đã tồn tại một lượng vi rút nhất định, vì vậy rất dễ lây truyền sang người khác. Bệnh có thể lây truyền trực tiếp từ người sang người hoặc từ lây gián tiếp thông qua sờ, cầm nắm, sử dụng chung đồ vật cá nhân với người bệnh. Để bảo vệ sức khỏe, hạn chế mắc bệnh viêm phế quản, hãy chủ động các biện pháp phòng bệnh. Tránh xa các chất kích thích, không hút thuốc hoặc tránh ngồi gần nguồn khói thuốc, hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại, tránh khói bụi. Tăng cường hệ miễn dịch nhờ chế độ ăn uống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ các nhóm chất, tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất,… Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh sạch sẽ. Luyện tập thể thao điều độ tăng sức đề kháng, phòng bệnh hiệu quả. Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm, phế cầu. Tạo thói quen đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, đặc biệt là khi ở trong môi trường, không khí bị ô nhiễm, hoặc khi phải tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa mạnh. Giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là khi vào mùa lạnh hoặc thời tiết thay đổi thất thường. Uống nhiều nước mỗi ngày. Tránh xa các nguy cơ và chủ động các biện pháp phòng bệnh viêm phế quản. Nguồn tham khảo: Tổng hợp Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất. Bạn có thể xem thêm: Nhận biết và xử trí tiêu chảy cấp mùa nắng nóng Bệnh lý hô hấp thường gặp ở trẻ em và cách phòng bệnh Những sai lầm thường gặp khi điều trị bệnh hen suyễn tại nhà

Bệnh gout là gì? Nhận biết giai đoạn đầu của bệnh gout

Bệnh gout là bệnh lành tính không gây tử vong, nhưng bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm đến nhiều cơ quan như các khớp xương, thận, gan, tim và đe dọa tính mạng người bệnh. Tìm hiểu ngay! Dấu hiệu cảnh báo bệnh gout Bệnh gout là gì? Bệnh gout [gút] là một loại viêm khớp mạn tính được hình thành do rối loạn chuyển hóa purin gây nên tình trạng tăng mức acid uric trong máu dẫn đến hình thành các tinh thể uric trong các khớp và mô xung quanh gây viêm. Gout thường gây ra những cơn đau và sưng tại các khớp, đặc biệt là ở ngón chân, ngón tay, cổ chân và đầu gối. Theo từng giai đoạn tiến triển của bệnh, triệu chứng và tổn thương khớp sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn. Các giai đoạn của bệnh gout Bệnh gout gồm 4 giai đoạn sau: Giai đoạn 1: Hàm lượng acid uric trong máu tăng cao, giai đoạn này chưa hình thành tinh thể uric gây viêm khớp, vì vậy người mắc bệnh thường không nhận thấy triệu chứng bất thường nào. Bệnh nhân thường vô tình phát hiện khi đi kiểm tra máu khi khám sức khỏe tổng quát. Giai đoạn 2: Giai đoạn này, các tinh thể uric đã lắng đọng quanh khớp gây viêm, triệu chứng bệnh xuất hiện khá rõ ràng với các cơn đau thường xuyên ở nhiều khớp. Giai đoạn 3: Ở giai đoạn này của bệnh gout, các đợt khởi phát viêm và triệu chứng gout cấp sẽ càng lúc càng gần nhau hơn. Các khớp sưng đỏ, khó cử động khớp. Đây là dấu hiệu cảnh báo tinh thể uric đang không ngừng lắng đọng trong mô và ảnh hưởng đến các khớp. Giai đoạn 4: Bệnh trở lên mạn tính, lâu dài sẽ khiến khớp biến dạng gây hư hại xương và sụn, dẫn đến các biến chứng như sỏi thận, suy thận, hình thành các cục tophi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng vận động của xương khớp. Nguyên nhân gây bệnh gout Nguyên nhân chính gây bệnh gout là sự tạo thành và tích tụ acid uric trong cơ thể. Acid uric là một chất tự nhiên được tạo ra khi cơ thể phân giải purin - một hợp chất có trong các loại thực phẩm như hải sản, nội tạng động vật, thịt đỏ,… Bình thường chỉ số acid uric trong máu được duy trì ở mức cố định đối với nam giới: 210 – 420 umol/L và 150 – 350 umol/L đối với nữ giới. Nguyên nhân nguyên phát: Đa số người bị bệnh gout do nguyên nhân này, thường gặp ở đối tượng nam giới độ tuổi trên 40, có thói quen sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh, ăn thực phẩm có chứa hàm lượng purin cao như gan, thận, tôm, cua, lòng đỏ trứng, nấm, uống nhiều bia rượu… Nguyên nhân thứ phát: Tình trạng tăng acid uric máu do một số bệnh khác hay một số nguyên nhân khác. Suy thận và các bệnh lý làm giảm độ thanh lọc acid uric của cầu thận; Mắc một số bệnh lý về máu như bệnh đa hồng cầu, leucemie kinh thể tủy, hodgkin, sarcoma hạch, đau tủy xương,… Sử dụng thuốc khi điều trị bệnh lý ác tính. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout Chế độ ăn quá nhiều thực phẩm giàu purin [thực phẩm giàu chất đạm, các động thực vật chứa nhiều purin như hải sản, nấm, trứng, nội tạng động vật,…]. Tuổi tác và giới tính: Bệnh phổ biến hơn ở nam giới và người từ 40 tuổi trở lên; Tiền sử trong gia đình có người mắc bệnh gout; Sử dụng chất kích thích, lạm dụng rượu bia trong thời gian dài; Tăng cân quá mức, mắc bệnh béo phì; Sử dụng một số thuốc làm tăng nồng độ acid uric trong máu như aspirin, thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị các bệnh ung thư, thuốc điều trị cao huyết áp,… Nhận biết dấu hiệu bệnh gout Bệnh gout ở giai đoạn 1 thường không xuất hiện triệu chứng rõ ràng và khó nhận biết. Dấu hiệu gout dễ nhầm lẫn với các bệnh xương khớp, viêm khớp,… Các triệu chứng đặc trưng nhận biết bị gout không nên bỏ qua: Sưng tấy, đau dữ dội tại vị trí các khớp ngón chân, mắt cá chân, đầu gối, khuỷu tay,… Cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng nhất trong vòng 4 đến 12 giờ đầu tiên sau khi bắt đầu. Tại các khớp bị gout có biểu hiện viêm, sưng đỏ, cảm giác nóng ở khớp và chạm vào sẽ thấy đau. Bên cạnh đó, do sưng tích tụ dịch nên vùng da bao bọc quanh khớp bị bệnh sáng bóng, căng hơn, đôi khi còn bị bong tróc. Hạn chế chuyển động, cơn đau khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong vận động. Đặc biệt, tình trạng bệnh gout sẽ càng nghiêm trọng hơn nếu người bệnh lười vận động. Khi nhận thấy cơ thể có một trong những biểu hiện trên, rất có khả năng bạn bị gout, vì vậy hãy đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe, thực hiện các xét nghiệm cần thiết để có kết quả chính xác, điều trị kịp thời và đúng cách đem lại hiệu quả tốt nhất. Bệnh gout có chữa được không? Gout là bệnh mạn tính nên rất khó điều trị khỏi bệnh hoàn toàn, tuy nhiên nếu người bệnh tuân thủ điều trị, đúng phác đồ phù hợp và kết hợp thay đổi lối sống, chế độ ăn uống sẽ kiểm soát bệnh tối ưu. Thực phẩm tốt cho người bệnh gout Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có nguy cơ xảy ra thường xuyên hơn và các triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn. Biến chứng nguy hiểm của bệnh gout Sau chữa khỏi có nguy cơ tái phát cao, gây nhiều cơn đau hơn. Nếu bệnh không được kiểm soát sẽ làm hủy khớp của bệnh nhân. Hình thành các cục tophi trong khớp như tophi ở vành tai, gót chân, mu bàn chân, khuỷu tay,… gây cứng khớp, sưng khớp và làm hạn chế khả năng vận động của người bệnh. Bệnh gout còn gây ra sỏi thận, suy thận và ảnh hưởng đến toàn bộ các cơ quan khác trong cơ thể, đe dọa tính mạng người bệnh. Thói quen ăn uống hàng ngày, lối sống lành mạnh, vận động đều đặn có mối liên quan với bệnh gout. Vì vậy, để kiểm soát bệnh hiệu quả, ngăn ngừa bệnh gout hãy thay đổi những thói quen không tốt ngay từ bây giờ để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Nguồn tham khảo: Tổng hợp Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất. Bạn có thể xem thêm: Những công dụng tuyệt vời của hạt óc chó đối với sức khỏe Những loại thực phẩm giàu canxi bổ sung cho cơ thể bạn nên biết Một số thực phẩm chức năng bổ sung canxi tốt và những điều cần lưu ý

Hen phế quản: Điều cần biết và tầm quan trọng của tuân thủ điều trị

Tuân thủ điều trị hen phế quản là yếu tố quan trọng trong nâng cao hiệu quả điều trị, kiểm soát triệu chứng, giảm tần suất cơn hen cấp tính và nguy cơ biến chứng và cải thiện chất lượng sống của những người bị hen. Tuân thủ điều trị rất quan trọng trong điều trị hen phế quản Tổng quan về bệnh hen phế quản Hen là một bệnh lý mạn tính liên quan đến hệ hô hấp, thường đặc trưng bởi tình trạng viêm đường thở. Hen được xác định bằng bệnh sử có các triệu chứng hô hấp như khò khè, thở rít, khó thở, có cảm giác đau, tức ngực hoặc nặng ngực, nặng ngực và ho nhiều. Tùy cơ địa mỗi người mà triệu chứng hen khác nhau, người bệnh sẽ thường có nhiều hơn một triệu chứng, tuy nhiên cũng có những trường hợp người lớn chỉ có triệu chứng ho. Tình trạng triệu chứng cơn hen có xu hướng: Thay đổi theo thời gian tần suất và mức độ nặng nhẹ của cơn hen. Triệu chứng nặng hơn vào ban đêm, về sáng hoặc khi vận động nhiều. Có thể khởi phát bởi một số yếu tố nguy cơ, tùy theo từng cơ địa dị ứng của bệnh nhân, ví dụ như: Khói thuốc lá, khói nhà máy, bụi đường. Phấn hoa, nấm mốc và chất ô nhiễm không khí. Lông vật nuôi như chó, mèo, hoặc con mạt nhà trên giường gối, gián hay chất tiết của gián. Tiếp xúc với hóa chất công nghiệp, thuốc nhuộm, thuốc trừ sâu. Thay đổi thời tiết, nhiễm trùng hô hấp hay hoạt động gắng sức, xúc động mạnh. Một số mùi hắc, thức ăn như hải sản, thuốc giảm đau, kháng viêm. Một số yếu tố nguy cơ kích phát bệnh hen Tầm quan trọng và tình trạng tuân thủ điều trị hen Tuân thủ điều trị trong hen là làm đúng theo hướng dẫn của bác sỹ cả về các biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc. Đối với điều trị có dùng thuốc, người bệnh cần sử dụng đúng thuốc, đúng liều và đúng cách. Đối với điều trị không dùng thuốc, người bệnh cần thực hiện những điều nên và không nên làm được khuyến cáo trong cuộc sống hàng ngày. Lợi ích trong việc tuân thủ điều trị hen phế quản Kiểm soát triệu chứng: Tuân thủ các phương pháp điều trị như sử dụng thuốc hen, hít thuốc và áp dụng kỹ thuật hô hấp phù hợp giúp kiểm soát triệu chứng hen phế quản. Giảm nguy cơ tái phát cơn hen: Điều trị đều đặn và đúng hướng dẫn từ bác sĩ giúp giảm nguy cơ tái phát cơn hen phế quản. Cải thiện chất lượng cuộc sống: Việc điều trị hen phế quản đúng cách giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bằng cách kiểm soát triệu chứng hen, người bệnh có thể tham gia vào các hoạt động hàng ngày mà không gặp khó khăn và hạn chế do hen phế quản gây ra. Ngăn ngừa biến chứng hen: Tuân thủ điều trị hen phế quản giúp ngăn ngừa các biến chứng và cải thiện sức khỏe tổng quát. Hen phế quản không được kiểm soát có thể tái phát, ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe. Quản lý bệnh và tái khám: Bác sĩ quản lý tốt hơn tình trạng sức khỏe, theo dõi sự tiến triển của bệnh và điều chỉnh phương pháp điều trị phù hợp nếu cần. Việc tuân thủ điều trị hen phế quản là rất quan trọng để kiểm soát triệu chứng, giảm nguy cơ tái phát và cải thiện chất lượng cuộc sống. Tình hình tuân thủ điều trị hen ở Việt Nam Một vấn đề lớn trong quản lý hen phế quản ở Việt Nam và thế giới là người bệnh có xu hướng bỏ thuốc điều trị duy trì sau một thời gian sử dụng. Tuân thủ điều trị kém được định nghĩa là sự thất bại trong việc thực hiện điều trị đã được đồng thuận giữa bác sĩ và bệnh nhân trước đó. Ước tính có khoảng 50% người lớn và trẻ em mắc hen không thực hiện điều trị theo đúng chỉ định ít nhất một lần. Có 2 nhóm chính trong điều trị hen phế quản: Thuốc cắt cơn hen: Có tác dụng nhanh, giúp người bệnh giảm triệu chứng và giảm co thắt đường thở nhanh chóng. Thuốc kiểm soát hen: Cần được sử dụng duy trì thường xuyên nhằm kiểm soát bệnh, giảm những triệu chứng khó chịu và đề phòng cơn hen cấp tính. Sau một khoảng thời gian, người bệnh sẽ có xu hướng chỉ sử dụng thuốc cắt cơn và bỏ quên thuốc duy trì kiểm soát bệnh. Điều này hết sức nguy hiểm vì lúc này tình trạng viêm của bệnh hen phế quản không được điều trị, bệnh không được kiểm soát và người bệnh hoàn toàn có thể lên cơn hen cấp bất kỳ lúc nào. Cách cải thiện tình trạng tuân thủ điều trị hen phế quản Tìm hiểu về hen phế quản, triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị và tác động của bệnh đối với sức khỏe sẽ giúp người bệnh nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị. Tuân thủ điều trị là yếu tố then chốt để đạt được hiệu quả trong điều trị và kiểm soát bệnh. Vì vậy, để cải thiện tuân thủ điều trị, người bệnh nên thực hiện theo các bước sau: Lên kế hoạch chi tiết: Trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ về: phác đồ điều trị, loại thuốc, liều lượng và cách sử dụng. Đảm bảo hiểu rõ và đầy đủ các điểm trên, có thể yêu cầu tờ hướng dẫn sử dụng từ bác sĩ hay dược sĩ nhà thuốc. Điều cần thực hiện: Phân biệt các loại thuốc điều trị hen, đâu là thuốc cắt cơn, thuốc duy trì để dùng cho đúng loại và đúng thời điểm. Luôn luôn mang theo thuốc cắt cơn bên mình để sử dụng nếu có triệu chứng trở nặng hoặc trường hợp khẩn cấp. Ghi chú liều lượng, thời gian sử dụng lên hộp thuốc để tránh nhầm lẫn. Đảm bảo thực hiện đúng cách các loại dụng cụ bình xịt định liều, bình hút bột khô. Kiểm tra: Sử dụng thuốc cắt cơn và thuốc duy trì đúng hay chưa, có sự nhầm lẫn giữa các thuốc không? Liều lượng dùng đúng chỉ định chưa? Kỹ thuật sử dụng đúng chưa để điều chỉnh. Điều chỉnh: Nếu có sai sót, cần điều chỉnh việc sử dụng càng sớm càng tốt. Tham vấn ý kiến của bác sĩ để được tư vấn chính xác. Với sự phát triển của y học hiện nay, nếu được chẩn đoán đúng, sử dụng thuốc đúng và kết hợp với một số biện pháp chăm sóc sức khỏe không dùng thuốc, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh, không còn triệu chứng khó thở, khò khè và tận hưởng cuộc sống như người bình thường. Đạt hiệu quả điều trị tối ưu, tuân thủ điều trị vì nó đóng một vai trò hết sức quan trọng, và cần được lưu tâm bởi các bác sĩ, dược sĩ và bệnh nhân. Lưu ý, tái khám đúng theo lịch hẹn của bác sĩ để được theo dõi, kiểm tra sức khỏe thường xuyên, đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh. Code: NP-VN-CAU-OGM-230001, ADD 06/23. Tài liệu dành cho công chúng. Vui lòng tham vấn bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và chẩn đoán phù hợp. Nội dung được thực hiện với sự phối hợp của Công ty TNHH Dược Phẩm GSK Việt Nam, Pharmacity và Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Nguồn: Tran Thuy Hanh, Nguyen Van Doan. Epidemiology of adult asthma in Vietnam: results from cross sectional study nationwide. 23rd Annual Scientific Meeting of the Australian Society of Clinical Immunology and Allergy [ASCIA] 2012. GINA 2023 – Non-pharmacological interventions Bạn có thể xem thêm: Viêm phế quản là gì và những điều cần biết Nguyên nhân và cách xử lý trào ngược dạ dày ở trẻ em Bệnh lý hô hấp thường gặp ở trẻ em và cách phòng bệnh

Bệnh viêm mũi dị ứng là gì? Dấu hiệu nhận biết

Trong giai đoạn thời tiết giao mùa như hiện nay, viêm mũi dị ứng trở thành bệnh phổ biến hơn bao giờ hết. Bệnh viêm mũi dị ứng không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, tuy nhiên hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi cùng nhiều triệu chứng đi kèm khác có thể gây khó chịu và làm giảm chất lượng cuộc sống của bạn. Viêm mũi dị ứng gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày Tìm hiểu bệnh viêm mũi dị ứng Tìm hiểu bệnh viêm mũi dị ứng Viêm mũi dị ứng là tình trạng mũi bị kích thích, bị viêm do các tác nhân từ môi trường như khói, bụi, lông, phấn hoa, mùi lạ, thời tiết,... Đây là bệnh lành tính và thường gặp, tuy nhiên bệnh gây nhiều khó chịu trong cuộc sống hàng ngày. Nguyên nhân gây bệnh Khi niêm mạc mũi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ giải phóng một chất hoá học tự nhiên có tên là histamin. Histamin và một số hóa chất trung gian khác của phản ứng quá mẫn chính là nguyên nhân gây ra viêm mũi dị ứng. Các nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng thường gặp: Cơ địa nhạy cảm: Thường do di truyền Tiếp xúc với dị nguyên: Dị nguyên gây viêm mũi dị ứng không chỉ tiếp xúc qua đường hô hấp mà do các dị ứng qua đường ăn uống. Qua đường hô hấp: Bụi, khói, lông động vật, phấn hoa, mùi lạ... Dị ứng qua đường ăn uống: Các thực phẩm như hải sản, trứng, sữa,… Dị ứng với các thành phần của thuốc: Kháng sinh, aspirin, penicillin, vaccine. Do mất cân bằng dị ứng: Mất cân bằng dị ứng làm cơ thể dễ mắc viêm mũi dị ứng khi gặp điều kiện thuận lợi như thay đổi thời tiết, môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với quá nhiều dị nguyên, căng thẳng, rối loạn nội tiết,... Đối tượng dễ mắc viêm mũi dị ứng Bất kì ai cũng có thể mắc viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, nếu bạn bị hen suyễn, chàm da hoặc có người thân có tiền sử bị viêm mũi dị ứng thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn. Ngoài ra, bạn cần lưu ý một số tác nhân có thể làm xuất hiện hoặc nặng thêm chứng viêm mũi dị ứng: khói thuốc, hoá chất, thời tiết lạnh, gió, ô nhiễm không khí, nước hoa, phấn hoa,... Triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng Người mắc viêm mũi dị ứng hầu hết đều có các biểu hiện như hắt hơi liên tục; ngứa mũi, mắt, họng; sổ mũi; nghẹt mũi; viêm hoặc ngứa cổ họng; chảy nước mắt; hay đau đầu; cơ thể mệt mỏi; có thể kèm theo các triệu chứng ở da như ngứa, phát ban. Các triệu chứng có thể diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn hoặc vài ngày - vài tuần tuỳ theo loại viêm mũi dị ứng mà bạn mắc. Viêm mũi dị ứng gián đoạn: Triệu chứng diễn ra trong 4 ngày/tuần hoặc dưới 4 tuần/năm. Viêm mũi dị ứng dai dẳng: Triệu chứng diễn ra nhiều hơn 4 ngày/tuần và nhiều hơn 4 tuần/năm. Phân biệt viêm mũi dị ứng với viêm mũi Nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa bệnh viêm mũi dị ứng với viêm mũi thông thường dẫn đến chủ quan trong việc thăm khám và điều trị, khiến bệnh tình nặng thêm. Người bệnh có thể phân biệt giữa viêm mũi dị ứng với viêm mũi thông thường qua các đặc điểm sau: Viêm mũi dị ứng Do các tác nhân dị ứng gây ra [phấn hoa, khói, bụi, lông, hóa chất...] Triệu chứng: Thường gặp nhất hắt xì, ngứa mũi; có thể sổ mũi, nghẹt mũi... Viêm mũi thông thường Do vi rút, vi khuẩn từ các mầm bệnh [cảm, cúm, các bệnh liên quan tai mũi họng bị biến chứng gây ra...]. Triệu chứng: ít hắt hơi, chủ yếu nghẹt mũi và chảy nước mũi; dịch mũi nhầy đặc, có mủ; cơ thể mệt mỏi, có thể sốt. Cách điều trị viêm mũi dị ứng Có nhiều cách điều trị viêm mũi dị ứng mà người bệnh có thể áp dụng: Điều trị đặc hiệu: Còn gọi là phương pháp giải mẫn cảm, chính là việc cho tác nhân dị ứng từ từ vào cơ thể người bệnh và tăng dần chiết xuất từ dị nguyên để tạo kháng thể. Điều trị bằng thuốc: Chủ yếu điều trị triệu chứng và kiểm soát bệnh trong thời gian ngắn. Điều trị phẫu thuật: Biện pháp này được chỉ định cho một số trường hợp đặc biệt như bị viêm mũi dị ứng có polyp, thoái hoá cuốn mũi, một số yếu tố thuận lợi về cấu trúc giải phẫu như lệch vách ngăn, gai vách ngăn. Cải thiện chế độ sinh hoạt: Tránh tiếp xúc và hít phải chất gây dị ứng là các tối ưu nhất để chữa viêm mũi dị ứng. Ngoài ra còn cần chú ý một số thói quen hàng ngày khác để bệnh cải thiện tốt nhất: Sử dụng máy lạnh thay vì mở cửa để hạn chế khói, bụi. Cẩn thận khi thay đổi thời tiết; giữ ấm, đề phòng viêm đường hô hấp. Tránh dùng tay ngoáy mũi; giữ vệ sinh mũi, rửa mũi bằng nước muối sinh lý. Tránh ăn đồ sống, lạnh, tanh; tránh uống rượu, tránh khói thuốc lá. Tập thể dục để nâng cao sức đề kháng. Viêm mũi dị ứng là bệnh lành tính thường gặp nhưng có thể gây cản trở cho cuộc sống hàng ngày của người mắc bệnh. Vì vậy hãy chủ động tuân thủ các biện pháp phòng ngừa và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân dị ứng để cơ thể luôn khỏe mạnh. Nguồn tham khảo: Tổng hợp Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất. Bạn có thể xem thêm: Viêm phế quản là gì và những điều cần biết Bệnh hen suyễn: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị Những sai lầm thường gặp khi điều trị bệnh hen suyễn tại nhà

Huyết áp tụt xuống bao nhiêu là nguy hiểm?

Khi huyết áp tâm thu hạ xuống khoảng 90 mmHg và huyết áp tâm trương khoảng 60 mmHg được xem như là mắc bệnh huyết áp thấp. Ngoài ra, nếu trường hợp người bệnh có chỉ số huyết áp hạ thấp hơn trị số này thì cực kỳ nguy hiểm và cần phải thăm khám, điều trị kịp thời để tránh những biến chứng không mong muốn.

Huyết áp trung bình của con người là bao nhiêu?

Huyết áp bình thường được xác định khi chỉ số huyết áp tâm thu không vượt quá 130mmHg và chỉ số huyết áp tâm trương không cao quá 85mmHg. Những yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp tâm trương thấp hơn 80 mmHg. Cụ thể, khi chỉ số huyết áp đo được nhỏ hơn 120/80 mmHg tức là cơ thể bạn đang đạt mức huyết áp tối ưu nhất.

Huyết áp bình thường của người trên 50 tuổi là bao nhiêu?

Người từ 45-49 tuổi: trung bình là 115/80 mmHg và tối đa 139/88 mmHg. Người từ 50-54: mức an toàn là 116/81 - 142/89 mmHg. Người từ 55-59: Mức an toàn là 118/82 - 144/90 mmHg. Người trên 60 tuổi: chỉ số huyết áp trung bình là 134/87 mmHg.

Huyết áp tâm trương cao bao nhiêu thì nguy hiểm?

Theo đó, tăng huyết áp tâm trương được định nghĩa khi áp suất tâm trương từ 90 mmHg trở lên. Tình trạng cao huyết áp tâm trương thường xảy ra ở người trẻ tuổi. Tuy nhiên, khi huyết áp tâm trương của bạn từ 80 – 89 mmHg, bạn nên chú ý nhiều hơn. Vì giai đoạn này được gọi là tiền tăng huyết áp tâm trường.

Chủ Đề