Kết quả đánh giá chất lượng nhà thầu của EVN

EVN: Hiệu quả trong công tác đấu thầu qua mạng

Năm 2018, tỷ lệ tiết kiệm trong công tác đấu thầu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam [EVN] đạt trên 10%. EVN cũng là đơn vị dẫn đầu cả nước trong công tác đấu thầu qua mạng. EVN đã làm gì để đạt được những kết quả nổi bật này?

Tiết kiệm 5.000 tỷ đồng chi phí đấu thầu

Ông Nguyễn Tài Anh - Phó Tổng giám đốc EVN cho biết, để thực hiện tốt nhiệm vụ Chính phủ giao là đáp ứng đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trung bình mỗi năm, EVN dành khoảng 85.000 tỷ đồng cho công tác đầu tư xây dựng; 30.000 - 40.000 tỷ đồng/năm phục vụ công tác sản xuất kinh doanh. Với nguồn đầu tư lớn như vậy, việc tiết giảm chi phí, tăng cường hiệu quả trong tất cả các khâu được EVN đặc biệt chú trọng.

Riêng năm 2018, Tập đoàn đã tiết kiệm trên 10% chi phí trong công tác đấu thầu. Cụ thể, trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, EVN đã thực hiện khoảng 13.900 gói thầu với tổng giá trị trúng thầu khoảng 44.800 tỷ đồng, tiết kiệm hơn 5.000 tỷ đồng [tương ứng khoảng 10,2%]. Con số này trong hoạt động sản xuất kinh doanh là 9.300 gói thầu, tổng giá trị trúng thầu 26.300 tỷ đồng, tỷ lệ tiết kiệm 9,3%.

Thời gian qua, EVN cũng đẩy mạnh công tác đấu thầu qua mạng, qua đó, giúp Tập đoàn nâng cao hiệu quả đấu thầu, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng, minh bạch, tiết kiệm thời gian, chi phí và giảm thủ tục hành chính...Với cách làm này nhà thầu dễ dàng mua hồ sơ mời thầu, giảm sự tương tác trong quá trình đấu thầu giữa bên mời thầu và các nhà thầu.

Không chỉ tăng nhanh về số lượng đơn vị tham gia, số lượng gói thầu, EVN còn tăng giá trị các gói thầu qua mạng. Trong năm 2018, Tập đoàn đã thực hiện thành công 7.400 gói thầu qua mạng [chiếm khoảng 32% tổng số gói thầu của toàn Tập đoàn]; trong đó có gói thầu trị giá trên 200 tỷ đồng. Đặc biệt, số lượng gói thầu thực hiện qua mạng của EVN chiếm trên 50% số lượng gói thầu cả nước.

Áp dụng tiêu chí chấm điểm nhà thầu…

Ban Quản lý đấu thầu EVN cho biết, để thực hiện hiệu quả công tác đấu thầu, Tập đoàn đã hoàn thiện hệ thống quy chế, quy định, quy trình nội bộ, các hướng dẫn cụ thể để làm cơ sở triển khai các hoạt động mua sắm, đấu thầu. EVN cũng đã ban hành Quyết định áp dụng kết quả đánh giá chất lượng nhà thầu để hướng dẫn các đơn vị trong việc đánh giá uy tín, chấm điểm các nhà thầu. Đây là cơ sở rất quan trọng, để các đơn vị có các tiêu chí cụ thể lựa chọn nhà thầu hiệu quả; đồng thời cũng là công cụ đôn đốc, điều hành để nhà thầu thực hiện đúng những cam kết trong hợp đồng.

Bên cạnh đó, Tập đoàn cũng xây dựng các tiêu chí cụ thể về đấu thầu trong hệ thống chấm điểm thi đua tối ưu hoá chi phí, đánh giá theo từng năm đối với từng đơn vị và những người đứng đầu các đơn vị. Đồng thời, xây dựng và hoàn thiện các công cụ hỗ trợ công tác quản lý đấu thầu/mua sắm như module đấu thầu trong phần mềm đầu tư xây dựng, phần mềm quản lý công tác mua than trong toàn EVN…

Cùng với đó, EVN cũng đã tăng cường năng lực quản lý và chuyên môn của các cán bộ thực hiện công tác đấu thầu ở tất cả các cấp. Năm 2019, Tập đoàn sẽ tiếp tục xây dựng và triển khai các giải pháp quyết liệt, để tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác đấu thầu; đặc biệt là các giải pháp để triển khai các gói thầu quy mô lớn qua mạng...

Theo TCĐL Chuyên đề Thế giới điện

Được Bộ Kế hoạch & Đầu tư đánh giá là đơn vị đi đầu cả nước về triển khai đấu thầu qua mạng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam [EVN] đã góp phần quan trọng trong việc tạo môi trường cạnh tranh, công bằng, minh bạch và tiết kiệm thời gian, chi phí, giảm thiểu thủ tục hành chính... trong công tác đấu thầu.

Hiệu quả, minh bạch

Những năm qua, với sự hỗ trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư [Bộ KH&ĐT], EVN và các đơn vị thành viên đã triển khai hiệu quả công tác đấu thầu qua mạng. Tập đoàn được Bộ KH&ĐT đánh giá là một trong những đơn vị đi đầu cả nước trong công tác này. Riêng 4 tháng đầu năm 2021, EVN là doanh nghiệp Nhà nước có số lượng gói thầu thực hiện đấu thầu qua mạng lớn nhất [với 5.796 gói thầu]. Số lượng gói thầu thực hiện qua mạng của EVN chiếm gần 20% tổng số gói thầu đấu thầu qua mạng của cả nước.

Triển khai hiệu quả công tác đấu thầu qua mạng, EVN và các đơn vị thành viên đã minh bạch hoá thông tin đấu thầu, giúp các nhà thầu tiềm năng tiếp cận thông tin bình đẳng; giúp loại bỏ tiêu cực, mang lại lợi ích toàn diện cho doanh nghiệp và xã hội. Khi tham gia đấu thầu qua mạng, thông tin về số lượng, danh tính các nhà thầu nộp thầu đều được bảo mật tuyệt đối trước thời điểm mở thầu, đảm bảo tính cạnh tranh.

EVN là doanh nghiệp Nhà nước có số lượng gói thầu thực hiện đấu thầu qua mạng lớn nhất trong 4 tháng đầu năm 2021

Đấu thầu qua mạng cũng rút ngắn thời gian lựa chọn nhà thầu do số hoá được hệ thống thông tin mời thầu, dự thầu; toàn bộ quy trình, quy trình đấu thầu được đơn giản hoá, góp phần hạn chế các sai sót do chủ quan. Đấu thầu qua mạng cũng tiết kiệm được chi phí trong đấu thầu, qua đó giúp tiết kiệm chi phí chung của xã hội.

Đặc biệt, trong tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, cán bộ nhân viên làm công tác đấu thầu vẫn có thể làm việc online, đảm bảo công tác đấu thầu qua mạng không bị gián đoạn. Cán bộ làm công tác đấu thầu có thể mở thầu, xét thầu và các công việc khác liên quan đến gói thầu tại nhà hoặc bất kỳ nơi nào…

Trong các đơn vị thành viên của EVN, Tổng công ty Điện lực TP.HCM [EVNHCMC] bắt đầu triển khai đấu thầu qua mạng từ rất sớm [năm 2015]. Từ tháng 3/2018 đến nay, EVNHCMC đã đẩy mạnh đấu thầu qua mạng đối với tất cả các gói thầu thuộc các lĩnh vực [tư vấn; phi tư vấn; mua sắm hàng hóa; xây lắp; hỗn hợp] trên cơ sở giao chỉ tiêu cho các đơn vị trực thuộc năm sau cao hơn năm trước, cao hơn chỉ tiêu mà Bộ KH&ĐT và Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao hàng năm. Nhờ đó, tỷ lệ số gói thầu thực hiện đấu thầu qua mạng của EVNHCMC liên tục tăng qua các năm. Năm 2015, tổng công ty chỉ có 210 gói thầu được thực hiện qua mạng [chiếm tỷ lệ 21,9%], nhưng đến nay, con số này đã đạt 100%.

Số hóa công tác đấu thầu

EVN đã và đang ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào hoạt động đấu thầu. Tập đoàn đã xây dựng và hoàn thiện các công cụ hỗ trợ công tác quản lý đấu thầu/mua sắm như module đấu thầu trong phần mềm đầu tư xây dựng; phần mềm quản lý công tác mua than…

Mới đây, Công ty CP Tư vấn xây dựng điện 2 [PECC 2] – đơn vị thành viên của EVN đã đưa vào vận hành nền tảng hệ thống đấu thầu trực tuyến trên nền tảng số E-Bidding. Theo đó, thông qua tài khoản đăng ký tại trang ebidding.pecc2.com, nhà thầu có thể theo dõi được thông tin gói thầu được mời hoặc tất cả các gói thầu PECC 2 đang mời; đồng thời dễ dàng tải các tài liệu và hoàn thiện hồ sơ đề xuất/hồ sơ dự thầu theo yêu cầu và đưa lên trang để dự thầu trong thời gian quy định…

Đại diện PECC 2 cho biết, với các tính năng đơn giản và tự động hóa quy trình đấu thầu trên nền tảng số, E-Bidding mang đến sự thuận tiện cho nhà thầu khi có thể nộp thầu từ xa mà vẫn có thể yên tâm được đảm bảo về tính bảo mật, minh bạch, cạnh tranh công bằng.

Nhằm thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác đấu thầu qua mạng, EVN đang và sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Cục Quản lý Đấu thầu [Bộ KH&ĐT] thử nghiệm các hệ thống mới như hệ thống shopping online; giải quyết các vướng mắc về hạ tầng kỹ thuật để không hạn chế đối với bất kỳ gói thầu dù về quy mô, hình thức lựa chọn nhà thầu, loại hợp đồng; thành lập kho dữ liệu về nhà thầu, các chủ đầu tư – bên mời thầu để sẵn sàng kiểm tra, cập nhật thông tin về năng lực các bên tham gia; xây dựng hệ thống đánh giá uy tín 360o đối với nhà thầu, chủ đầu tư/bên mời thầu...

Bên cạnh đó, tập đoàn tổ chức nghiên cứu, xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng các ban quản lý dự án song song với quá trình tiếp tục hoàn thiện hệ thống đánh giá chất lượng nhà thầu. Từ đó, đồng bộ hóa, xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng 360o đối với các bên tham gia. Xây dựng các công cụ [tool] mã mở đối với những nội dung mà hệ thống đấu thầu qua mạng chưa hỗ trợ. Tiếp tục hoàn thiện các tính năng module quản lý đấu thầu trong phần mềm quản lý đầu tư xây dựng, liên kết dữ liệu trong module quản lý đấu thầu và hệ thống thông tin quản lý đấu thầu của tập đoàn; bổ sung các chức năng nhằm đáp ứng yêu cầu khai thác, quản lý và giám sát công tác đấu thầu của các đơn vị...

Với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp, EVN hướng tới mục tiêu, từ năm 2021, 100% số lượng các gói thầu thực hiện theo hình thức chào hàng cạnh tranh và đấu thầu rộng rãi được tổ chức đấu thầu qua mạng.

Theo Trang TTĐT Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Ông Trần Hào Hùng – Cục trưởng Cục Quản lý Đấu thầu, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, ghi nhận Tập đoàn Điện lực Việt Nam [EVN] đã đạt được những kết quả rất đáng biểu dương trong công tác đấu thầu.

Phiên chính thức của Hội nghị Đấu thầu năm 2021 được Tập đoàn Điện lực Việt Nam [EVN] tổ chức ngày 18/11, theo hình thức hội nghị truyền hình từ trụ sở EVN [Hà Nội] đến hơn 200 điểm cầu của các đơn vị thành viên EVN trên toàn quốc.

Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Hào Hùng - Cục trưởng Cục Quản lý Đấu thầu cho hay, năm 2021, EVN đang là đơn vị có tổng số gói thầu thực hiện qua mạng lớn nhất cả nước. Lũy kế từ đầu năm, EVN đã có khoảng 15.000 gói thầu, với tổng giá trị 110.000 tỷ đồng. Hầu hết các gói thầu của EVN đều đã tổ chức đấu thầu qua mạng. Quy mô các gói thầu tổ chức qua mạng cũng tăng lên không ngừng.

Tỷ lệ tiết kiệm thông qua đấu thầu hàng năm của tập đoàn luôn duy trì ở mức cao, trên 10%. Các gói thầu có giá trị lớn cũng đã được EVN mạnh dạn áp dụng các giải pháp để tổ chức đấu thầu qua mạng như: Gói thầu thi công xây lắp công trình Thủy điện Hòa Bình mở rộng [giá trị 3.109 tỷ đồng]; Gói thầu thi công xây lắp công trình Nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng [giá trị 2.368 tỷ đồng].

“Để đạt được kết quả tích cực này, là nhờ sự quan tâm chỉ đạo sát sao, rất có hiệu quả của các đồng chí lãnh đạo tập đoàn, sự nỗ lực các đơn vị thành viên EVN. Thay mặt Cục Quản lý Đấu thầu, tôi chúc mừng thành tích của EVN trong thời gian qua”, Cục trưởng Cục Quản lý Đấu thầu biểu dương.

 Ông Trần Hào Hùng – Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu [đứng] đánh giá cao những thành quả của EVN trong công tác đấu thầu

Tỷ lệ tiết kiệm trong đấu thầu luôn đạt hơn 10%/năm

Ông Trần Hào Hùng cũng đánh giá cao việc EVN đã triển khai hội nghị thường niên về công tác đấu thầu. Đây là cơ hội để EVN, cùng các đơn vị thành viên của tập đoàn và Cục Quản lý Đấu thầu trao đổi về thực tiễn triển khai công tác đấu thầu. Trên cơ sở đó, Cục sẽ tổng hợp, nghiên cứu, đề xuất và hoành chỉnh khung pháp luật về đấu thầu; đặc biệt là Luật Đầu tư sửa đổi sẽ trình Chính phủ và Quốc hội trong thời gian tới.

Chủ trì hội nghị này, ông Nguyễn Tài Anh – Phó Tổng giám đốc EVN cho biết, nhằm đảm bảo tính “cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả” trong công tác đấu thầu, thời gian qua, EVN đã triển khai đồng bộ các giải pháp, đặc biệt là ứng dụng CNTT, công nghệ số vào công tác đấu thầu.

Cụ thể, EVN đã rà soát, cập nhật hệ thống quy chế, quy định, quy trình nội bộ để làm cơ sở triển khai các hoạt động mua sắm, đấu thầu phù hợp với các quy định pháp luật và đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của các đơn vị; tiếp tục sử dụng bộ tiêu chí cụ thể về đấu thầu trong hệ thống chấm điểm thi đua tối ưu hoá chi phí trong toàn EVN, đánh giá theo từng năm đối với từng đơn vị và những người đứng đầu các đơn vị; liên tục tổ chức đào tạo, tập huấn, hội nghị chuyên sâu về công tác đấu thầu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác đấu thầu...

Tập đoàn cũng đã đẩy mạnh công tác lựa chọn nhà thầu qua Hệ thống Mạng đấu thầu quốc gia; triển khai ứng dụng và quản lý đấu thầu trong tập đoàn thông qua phần mềm đầu tư xây dựng [bao gồm module đấu thầu] và hệ thống thông tin quản lý vật tư thiết bị; áp dụng kết quả đánh giá chất lượng nhà thầu hàng năm của EVN vào công tác đấu thầu.…

Cũng tại hội nghị, đại diện Cục Quản lý Đấu thầu đã phổ biến các chính sách mới về đấu thầu qua mạng, trong đó có dự thảo thông tư về đấu thầu qua mạng sẽ ban hành trong thời gian tới. Các đại biểu cũng tập trung trao đổi một số nội dung chính như: Chiến lược mua sắm trong các dự án của EVN; phổ biến quy chế đấu thầu vốn sản xuất kinh doanh của EVN; chuyển đổi số trong công tác đấu thầu của EVN; trao đổi về kinh nghiệm xử lý các tình huống trong đấu thầu.

Trước đó, ngày 17/11, hội nghị cũng đã tập trung trao đổi, thảo luận các chuyên đề: Áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế mẫu hồ sơ mời thầu các dự án truyền tải điện; công tác mua sắm phục vụ sửa chữa các nhà máy nhiệt điện; hệ thống mua sắm số của EVN [EVN Digital Procurement -EDP].

[Quảng cáo]

Minh Tâm

Video liên quan

Chủ Đề