Việc thực hiện chủ trương, đường lối của đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước

Nội dung cụ thể các tiêu chuẩn về đạo đức lối sống bao gồm:

I. NGHĨA VỤ PHẢI THỰC HIỆN

1. Nghĩa vụ chung:

- Trung thành với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ sự an toàn, danh dự và lợi ích quốc gia;

- Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước; thi hành nhiệm vụ, công vụ theo đúng quy định của pháp luật;

- Tận tụy phục vụ nhân dân, tôn trọng nhân dân;

- Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tham gia sinh hoạt với cộng đồng dân cư nơi cư trú, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân;

- Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; không quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng;

- Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong công tác; thực hiện nghiêm chỉnh nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, tổ chức; giữ gìn và bảo vệ của công, bảo vệ công tác, bí mật Nhà nước theo quy định của pháp luật;

- Thường xuyên học tập nâng cao trình độ; chủ động, sáng tạo, phối hợp trong công tác nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ, công vụ được giao;

- Chấp hành sự điều động, phân công công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Tự giác cùng tập thể cơ quan thực hiện tốt quy chế dân chủ, quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan và xây dựng cơ quan theo nội dung tiêu chuẩn đơn vị văn hoá.

- Gương mẫu trong nói và làm nhằm thực hiện tốt cuộc vận động ’’Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh’’; nói đi đôi với làm trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm theo quy định của pháp luật. Tham gia tích cực công tác phòng, chống đấu tranh với các tệ nạn xã hội.

2. Nghĩa vụ cụ thể:

- Cán bộ, công chức chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của mình; cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo còn phải chịu trách nhiệm về việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức thuộc quyền theo quy định của pháp luật.

- Cán bộ, công chức phải chấp hành quyết định của cấp trên; khi có căn cứ để cho là quyết định đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra quyết định; trong trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì phải báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người ra quyết định và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định đó.

II. CÁC QUYỂN LỢI ĐƯỢC HƯỞNG

- Được nghỉ hàng năm, nghỉ các ngày lễ và nghỉ việc riêng theo quy định của Bộ Luật Lao động; Trong trường hợp có lý do chính đáng được nghỉ không hưởng lương sau khi được sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng cán bộ, công chức;

- Được hưởng các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội, ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí theo quy định của Bộ Luật Lao động và các chế độ, quyền lợi khác do pháp luật quy định; Được hưởng chế độ hưu trí, thôi việc theo quy định của Pháp lệnh cán bộ công chức; Cán bộ, công chức là nữ còn được hưởng các quyền lợi theo quy định của Bộ Luật Lao động;

- Cán bộ, công chức được hưởng tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, công vụ được giao và được hưởng các chính sách khác theo quy định của pháp luật và được bảo đảm các điều kiện làm việc.

Cán bộ, công chức làm việc trong các ngành, nghề độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy đmh của Chính phủ.

- Cán bộ, công chức có quyền tham gia hoạt động chính trị, xã hội theo quy định của pháp luật; được tạo điều kiện để học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý Nhà nước..., được quyền nghiên cứu khoa học, sáng tác; được khen thưởng khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, công vụ được giao.

- Cán bộ, công chức có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về việc làm của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà mình cho là trái pháp luật đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

- Cán bộ, công chức khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được pháp luật và nhân dân bảo vệ. Cán bộ, công chức hy sinh trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được xem xét để công nhận là liệt sĩ theo quy định của pháp luật.

III. NHỮNG VIỆC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC KHÔNG ĐƯỢC LÀM

1. Cán bộ, công chức không được chây lười trong công tác, trốn tránh trách nhiệm hoặc thoái thác nhiệm vụ, công vụ; không được gây bè phái, mất đoàn kết, cục bộ hoặc tự ý bỏ việc.

2. Cán bộ, công chức không được cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong khi giải quyết công việc

3. Cán bộ, công chức không được thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư theo quy định của pháp luật.

Cán bộ, công chức không được làm tư vấn cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, dịch vụ và các tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về các công việc có liên quan đến bí mật Nhà nước, bí mật công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và các công việc khác mà việc tư vấn đó có khả năng gây phương hại đến lợi ích quốc gia. Cán bộ, công chức cần nghiêm túc chấp hành các yêu cầu này theo các quy định cụ thể của Chính phủ.

4. Cán bộ, công chức làm việc ở những ngành, nghề có liên quan đến bí mật Nhà nước, thì trong thời hạn ít nhất là năm năm kể từ khi có quyết định hưu trí, thôi việc, không được làm việc cho các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh với nước ngoài trong phạm vi các công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm theo quy định cụ thể của Chính phủ.

5. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý Nhà nước.

6. Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ lãnh đạo về tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ; làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức hoặc mua bán vật tư, hàng hoá, giao dịch, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức đó.

7. Cán bộ, công chức không được vi phạm các quy định của pháp luật về thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Luật phòng, chống tham nhũng; không vi phạm các tệ nạn xã hội.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

l.  Mỗi cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan đều có trách nhiệm rèn luyện và phấn đấu theo các tiêu chuẩn về đạo đức theo quyết định này.

2. Căn cứ chương tự hành động của Đảng uỷ để có kế hoạch triển khai các bước và hướng dẫn cán bộ, công chức, viên chức thực hiện và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện, sơ tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm theo quy định.

[Theo quyết định số 62B/QĐ-VPUBND ngày 10/5/2007 Văn phòng UBND tỉnh]

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI   Giấy phép số 02/GPTTĐT-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai cấp ngày 12/05/2014   Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Công Hùng – Phó Viện trưởng - Trưởng Ban biên tập   Địa chỉ: 03 Lý Thái Tổ - TP. Pleiku - Tỉnh Gia Lai  -  Điện thoại: 02693.824 426 - Fax: 02693.823 873

   E-mail:

Xây dựng Đảng về đạo đức, đồng thời đề cao ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của đội ngũ cán bộ, đảng viên có mối quan hệ mật thiết, không thể tách rời. Mối quan hệ này càng thể hiện rõ tính chất tuy hai mà là một trong bối cảnh toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đang đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Kể từ khi ra đời tới nay, nhờ giữ vững tư cách của đảng cách mạng chân chính, được nhân dân tin tưởng, ủng hộ, Đảng ta đã lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo đất nước, lãnh đạo nhân dân làm nên những thắng lợi vĩ đại, hoàn thành công cuộc giải phóng dân tộc, tiến hành thành công cuộc đổi mới đất nước, hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, bước vào thời kỳ đổi mới, bên cạnh những thành công, trong Đảng xuất hiện tình trạng “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, kể cả một số cán bộ chủ chốt các cấp, yếu kém cả về phẩm chất và năng lực; thiếu tính chiến đấu, giảm sút lòng tin, phai nhạt lý tưởng, vi phạm pháp luật của Nhà nước. Bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân trong một bộ phận cán bộ, đảng viên có chiều hướng gia tăng”. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng tuy đã đạt được những kết quả quan trọng bước đầu, nhưng vẫn còn rất nhiều việc, nhiều vấn đề rất đáng quan tâm.

Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Ảnh minh họa: TTXVN.

Thực tế qua một số vụ việc vi phạm pháp luật vừa qua có liên quan tới cán bộ, đảng viên có thể thấy hai biểu hiện: Thứ nhất, cán bộ, đảng viên không chấp hành nghiêm chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thậm chí trực tiếp vi phạm pháp luật. Thứ hai, vợ, con, người nhà, người thân của cán bộ, đảng viên không thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, ỷ thế là người nhà cán bộ mà coi thường pháp luật, vi phạm pháp luật hòng trục lợi. Cả hai biểu hiện nói trên đều gây bức xúc trong xã hội, tác hại đối với uy tín của Đảng, hình ảnh của Đảng trước nhân dân. Mỗi cán bộ, đảng viên với sức ảnh hưởng của mình trong xã hội, khi gương mẫu chấp hành pháp luật thì sẽ là những tấm gương tốt lan tỏa lối sống thượng tôn pháp luật trong xã hội và ngược lại. Bởi vì, pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của quyền lực Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo những trật tự xác định, nhằm duy trì trật tự và ổn định xã hội. Trong xã hội ta, pháp luật là sản phẩm phản ánh ý chí, nguyện vọng của nhân dân, đồng thời là sự thể chế hóa quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng. Trong hầu hết các trường hợp, quy định của pháp luật đều là sự kết tinh của ý Đảng và lòng dân. Vì vậy, tuân thủ, thượng tôn pháp luật chính là tuân thủ, thượng tôn ý chí của nhân dân, vì lợi ích của nhân dân và lợi ích của đất nước. Đây là một trong những yêu cầu đạo đức hàng đầu của cán bộ, đảng viên trong xã hội hiện đại. Theo đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp thì Luật Cán bộ, công chức quy định cán bộ, công chức có nghĩa vụ phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam; chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Mỗi cán bộ, công chức phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong hoạt động công vụ. Cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ, đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý là nhóm chủ thể đặc biệt, như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói, họ là “những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng”. Thực tế chỉ ra rằng, trong điều kiện Đảng cầm quyền, cán bộ, đảng viên dễ lợi dụng chức quyền của mình và uy tín của Đảng để lộng quyền, đặc quyền, đặc lợi, ức hiếp quần chúng và dễ bị tha hóa. Vì vậy, nếu thiếu sự kiểm soát của pháp luật, xem nhẹ việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đối với cán bộ, đảng viên thì càng làm cho họ dễ bị tha hóa hơn. Song song với đó, nếu thiếu tư cách đạo đức thì cán bộ, đảng viên không thể nhận thức đúng và vận dụng đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, thậm chí còn cố ý bóp méo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để mưu lợi cho cá nhân, gia đình hoặc thân hữu; qua đó, làm cho người dân hiểu sai về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước hoặc mất niềm tin vào Đảng và Nhà nước. Thiếu tư cách đạo đức, cán bộ, đảng viên cũng không có năng lực để phản ánh đúng tâm tư, nguyện vọng của người dân với Đảng và Nhà nước; từ đó, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước khó sát hợp với yêu cầu phát triển. Việc chủ động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, đảng viên bằng cách cung cấp đầy đủ thông tin về pháp luật, giúp mỗi người nhận thức đúng về các quyền, nghĩa vụ của mình, các chuẩn mực pháp luật, giới hạn hành vi được thực hiện hay không được thực hiện để từ đó tự giác tuân thủ, chấp hành và tổ chức thi hành pháp luật là yêu cầu hết sức quan trọng. Thực hiện tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, đảng viên để hình thành lớp cán bộ, đảng viên gương mẫu tuân thủ, chấp hành pháp luật cũng là một trong những biện pháp nhằm góp phần xây dựng Đảng về đạo đức, qua đó củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng, bảo đảm mọi người dân đều tuân thủ và chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật, phát huy đầy đủ nhất vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội, trong quản lý đất nước và kiến tạo sự phát triển xã hội. Để thể hiện rõ vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong chấp hành nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thời gian tới rất cần tập trung thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau: Một là, cần phát huy vai trò chủ động, tích cực và tính tự giác, gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên. Mỗi cán bộ, đảng viên cần tích cực, chủ động học tập, tìm hiểu, nắm vững và am hiểu sâu sắc các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thấm nhuần đạo đức cách mạng để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý đất nước theo pháp luật, đồng thời coi trọng xây dựng nền tảng đạo đức xã hội. Mỗi người cần nêu gương sáng trong tuân thủ và chấp hành pháp luật; hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; am hiểu pháp luật để thi hành nghiêm chỉnh pháp luật. Hai là, mỗi tổ chức đảng cần đưa việc quán triệt, phổ biến nội dung chính sách, pháp luật, nhất là các quy định mới ban hành thành nội dung sinh hoạt chi bộ thường kỳ; phát huy đầy đủ nhất vai trò tiên phong, gương mẫu đi đầu trong học tập, tìm hiểu, phổ biến pháp luật, nâng cao ý thức tuân thủ, chấp hành Hiến pháp và pháp luật của từng tổ chức đảng và đảng viên, coi đây là tiêu chí đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của các tổ chức đảng và từng đảng viên. Ba là, cán bộ, đảng viên cần tham gia tích cực giải thích, vận động, thuyết phục, cảm hóa, tập hợp nhân dân để mỗi người dân đều có hiểu biết pháp luật, tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật, đồng thời tuân thủ và chấp hành Hiến pháp và pháp luật khi tham gia các quan hệ xã hội. Trước tiên, cán bộ, đảng viên cần tuyên truyền, thuyết phục để người thân trong gia đình thực hiện nghiêm pháp luật. Vừa qua, trong Quy định xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm [Quy định số 102-QĐ/TW] của Bộ Chính trị đã có điều khoản về kỷ luật đảng viên nếu như vợ [chồng], con vi phạm pháp luật. Cụ thể, tại Khoản 1, Điều 13 quy định đảng viên sẽ bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách nếu thiếu trách nhiệm trong quản lý, giáo dục dẫn đến có vợ [chồng], con hoặc cấp dưới trực tiếp phạm tội. Khoản 2, Điều 13 còn quy định đảng viên sẽ bị cảnh cáo hoặc cách chức [nếu có chức vụ] nếu để vợ [chồng], con lợi dụng chức vụ, vị trí công tác của mình tổ chức, thực hiện các hoạt động vi phạm pháp luật nghiêm trọng, để cấp dưới trực tiếp phạm tội nghiêm trọng, hoặc bản thân bao che các vụ việc vi phạm pháp luật xảy ra trong tổ chức, đơn vị, lĩnh vực, địa bàn phụ trách.

Có thể thấy quy định kỷ luật nói trên thể hiện rất rõ sự nghiêm khắc của Đảng trong việc xử lý các vi phạm pháp luật liên quan đến đảng viên. Đối với nguyên tắc của pháp luật thì ai vi phạm pháp luật thì người đó bị xử lý. Nhưng với quy định kỷ luật Đảng thì trách nhiệm của đảng viên phải được thể hiện ở mức cao hơn. Điều này cũng sẽ giúp các tổ chức đảng, đảng viên phải luôn nỗ lực thể hiện rõ tính tiên phong, gương mẫu trong chấp hành luật pháp, từ đó nâng cao uy tín của đảng viên, góp phần củng cố vững chắc vai trò lãnh đạo của Đảng.

Video liên quan

Chủ Đề