Kết quả thoái vốn công ty nước sạch thanh hóa năm 2024

Tỉnh Quảng Nam muốn khôi phục cổ phần vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Cấp thoát nước Quảng Nam sau khi đã thoái vốn toàn bộ [51% cổ phần], bán 11 triệu cổ phiếu tại công ty này cách đây 7 năm.

Công ty cổ phần Cấp thoát nước Quảng Nam - Ảnh: LÊ TRUNG

Ngày 29-6, UBND tỉnh Quảng Nam cho biết vừa có thông báo kết luận cuộc họp giao ban ngày 26-6 giữa chủ tịch và các phó chủ tịch UBND tỉnh, trong đó muốn khôi phục cổ phần vốn nhà nước đã thoái vốn tại Công ty cổ phần Cấp thoát nước Quảng Nam sau khi đã thoái vốn toàn bộ.

Sau khi nghe Văn phòng UBND tỉnh tổng hợp báo cáo các nội dung liên quan, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh thống nhất trình Ban cán sự Đảng UBND tỉnh xem xét, cho ý kiến đối với các nội dung.

Trong đó có dự thảo báo cáo nội dung liên quan đến việc khôi phục cổ phần vốn nhà nước đã thoái vốn tại Công ty Cấp thoát nước Quảng Nam theo đề nghị của tổ tư vấn.

Trong đó làm rõ thêm hiệu quả sản xuất kinh doanh sau khi khôi phục.

Theo tài liệu Tuổi Trẻ Online, Công ty Cấp thoát nước Quảng Nam trước đây do Nhà nước giữ 51% vốn điều lệ, năm 2015 UBND tỉnh chuyển quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại công ty trên cho Văn phòng Tỉnh ủy.

Tháng 3-2015, Tỉnh ủy Quảng Nam có văn bản thống nhất chuyển quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại công ty từ UBND tỉnh sang Văn phòng Tỉnh ủy quản lý và dần thoái vốn để có kinh phí đầu tư vào những dự án quan trọng.

Tháng 3-2016, ông Nguyễn Ngọc Quang - lúc này đang là bí thư Tỉnh ủy [hiện đã nghỉ hưu] - có quyết định thoái toàn bộ vốn cổ phần sở hữu của ngân sách Đảng do Văn phòng Tỉnh ủy đại diện tại công ty này, giao Văn phòng Tỉnh ủy triển khai các thủ tục thoái vốn. Tháng 10-2016 có quyết định phê duyệt phương án thoái vốn cổ phần của ngân sách Đảng tại công ty này.

Cụ thể chào bán hơn 11 triệu cổ phiếu, tên cổ phiếu là cổ phiếu Công ty cổ phần Cấp thoát nước Quảng Nam [toàn bộ 51% cổ phần] với giá khởi điểm 10.000 đồng/cổ phiếu. Trong đó bán đấu giá công khai hơn 3,3 triệu cổ phiếu [tương đương 30%], bán cho người lao động và cổ đông tại công ty trên hơn 7,7 triệu cổ phiếu [70%], tổng giá trị theo mệnh giá là hơn 110 tỉ đồng, thời gian thực hiện thoái vốn trong quý 4 năm 2016.

Từ năm 2017, công ty này chuyển sang hoạt động theo loại hình doanh nghiệp công ty cổ phần, hoàn toàn không có vốn nhà nước.

Năm 2020, ông Lê Trí Thanh đã đề nghị Văn phòng Tỉnh ủy rà soát lại quy trình, thủ tục thoái vốn đối với công ty trên, báo cáo thường trực Tỉnh ủy xem xét, chỉ đạo.

Bên cạnh đó phối hợp với Sở Tài chính đề xuất UBND tỉnh, Ban thường vụ Tỉnh ủy phương án đảm bảo Nhà nước có thể chi phối hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty cổ phần Cấp thoát nước Quảng Nam nhằm đảm bảo an toàn, an ninh trong việc cung cấp nước sạch.

Trước đó, vào giữa tháng 5-2023, tại TP Tam Kỳ, Xí nghiệp Nước sạch Tam Kỳ [đơn vị cung cấp nước thuộc công ty trên] điều chỉnh lưu lượng khiến nước máy chảy rất yếu giữa mùa nắng nóng làm người dân vô cùng bức xúc.

Theo tìm hiểu của phóng viên, năm 2018, nhân dân xã Hà Yên [sau sáp nhập với xã Hà Dương thành xã Yên Dương] sử dụng nguồn nước sinh hoạt hầu hết là từ công trình cấp nước nhỏ lẻ [giếng đào, nước mưa, một số hộ sử dụng nguồn nước bơm từ kênh T3], qua bể lọc nước thô sơ của hộ gia đình. Các nguồn nước này thường bị cạn kiệt trong mùa khô dẫn đến thiếu nước sinh hoạt.

Nguồn nước từ giếng khơi, khoan của người dân Hà Trung ngày một không đảm bảo.

Trước nhu cầu cấp thiết của nhân dân xã Hà Yên về sử dụng nước sạch sinh hoạt, UBND xã Hà Yên đã làm việc với các đơn vị cấp nước sạch để cung cấp cho nhân dân trên địa bàn xã nhưng chưa có đơn vị thống nhất do địa bàn xã cách xa các nhà máy nước sạch tập trung.

Xuất phát từ tình hình thực tế, ngày 24/7/2018, chi nhánh của Công ty TNHH Môi trường Tinh Tú [nay là Công ty TNHH TMDV xây dựng môi trường nước sạch Hà Trung] do ông Mai Thanh Long làm Giám đốc đã làm các hồ sơ thủ tục để xây dựng hệ thống xử lý nước sạch tại lô đất của hộ gia đình anh Đặng Văn Vinh và gia đình ông Mai Ngọc Quế [bố đẻ của ông Mai Thanh Long].

Trạm xử lý nước của Công ty nước sạch Hà Trung.

Ngày 11/10/2019, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận chủ trương đầu tư tại Quyết định số 4172/QĐ-UBND về việc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Liên hợp trạm xử lý nước sạch Hà Yên tại xã Hà Yên, huyện Hà Trung với quy mô 02 trạm cấp nước với tổng công suất là 1.200m3/ngày đêm, phạm vi cấp nước là xã Hà Tân và xã Hà Giang với tổng vốn đầu tư 47,5 tỷ đồng.

Địa điểm thực hiện dự án: xã Hà Yên [nay là xã Yên Dương], huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa; Tiến độ thực hiện dự án: Khởi công xây dựng: Quý II/2020; Hoàn thành, đưa dự án vào hoạt động: Quý I/2021; Phạm vi cấp nước: xã Hà Tân và xã Hà Giang, huyện Hà Trung. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng nên việc xây dựng các trạm cấp nước mới chưa thực hiện được.

Kết quả phân tích mẫu nước của Công ty nước sạch Hà Trung đảm bảo các chỉ số.

Song do nhu cầu về nước sạch sinh hoạt của nhân dân, Công ty và nhân dân đã thỏa thuận và đầu tư phát triển hạ tầng cấp nước đến địa bàn các xã thuộc phạm vi cấp nước đã được phê duyệt và các hộ dân có nhu cầu sử dụng nước gần dự án. Khi các hộ dân đã đóng tiền, lắp đặt đường ống về sử dụng thì có vấn đề pháp lý phát sinh.

Một hộ dân ở thôn Yên Xá [xã Hà Dương] đang sử dụng nước sạch của Công ty nước sạch Hà Trung băn khoăn: “Nguồn nước mặt quanh gia đình tôi đang bị ô nhiễm nặng nên gia đình quyết định lắp đặt đường nước sạch về dùng. Hôm trước thấy chính quyền địa phương báo là Công ty nước sạch Hà Trung chưa đủ điều kiện để bán nước cho dân, đề nghị người dân tạm dừng sử dụng. Nhưng nếu không dùng nước từ công ty chúng tôi buộc lại phải dùng nước giếng khơi không đảm bảo. Không mua nước của đơn vị này thì chúng tôi phải mua từ đơn vị khác chứ, đằng nào cũng mất tiền. Thủ tục pháp lý là của nhà đầu tư, dân chúng tôi chỉ là người sử dụng, cứ đảm bảo an toàn cho khách hàng là được.”

Dự án giữa chừng bị hủy bỏ

Cụ thể, ngày 3/12/2021, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá đã ban hành Quyết định số 4892/QĐ-UBND huỷ bỏ Quyết định số 4172/QĐ-UBND ngày 11/10/2019 về việc chấp thuận đầu tư Dự án Liên hợp Trạm xử lý nước sạch Hà Yên tại xã Hà Yên, huyện Hà Trung.

Người dân vẫn phải mất tiền sử dụng nước sạch nhưng mang tiếng dùng "chui".

Lý do huỷ bỏ là qua kiểm tra nhận thấy hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư Dự án Liên hợp Trạm xử lý nước sạch Hà Yên tại xã Hà Yên, huyện Hà Trung của Công ty TNHH TMDV Xây dựng môi trường nước sạch Hà Trung nộp ngày 6/9/2019 tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Thanh Hóa có tài liệu giả mạo.

UBND tỉnh Thanh Hoá yêu cầu Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư; Tài nguyên và Môi trường; Xây dựng; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Khoa học và Công nghệ; Tư pháp; UBND huyện Hà Trung, Công ty TNHH TMDV Xây dựng môi trường nước sạch Hà Trung và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hà Trung Nguyễn Văn Thịnh trao đổi với phóng viên.

Sau đó, UBND huyện Hà Trung đã có văn bản yêu cầu UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện cập nhật Quyết định số 4892/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá và thông báo cho người dân không thoả thuận phát triển thêm đấu nối sử dụng nước sạch với Công ty nước sạch Hà Trung. Đồng thời, huyện Hà Trung yêu cầu Công ty này dừng tất cả hoạt động liên quan đến dự án Liên hợp trạm xử lý nước sạch Hà Yên tại xã Hà Yên [huyện Hà Trung] cho đến khi có chỉ đạo của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh.

Tuy nhiên, do nhu cầu cấp thiết của nhân dân về sử dụng nguồn nước sạch sinh hoạt, nên trước mắt các hộ [vài trăm hộ] đang sử dụng nước sạch của Công ty TNHH TMDV xây dựng môi trường nước sạch Hà Trung vẫn tiếp tục sử dụng. Nguồn nước Công ty cung cấp cho nhân dân định kỳ được Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh lấy mẫu xét nghiệm và kết quả đánh giá mẫu nước đạt chất lượng.

Trao đổi với phóng viên, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hà Trung Nguyễn Văn Thịnh cho hay: “Nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân là có thật và chính đáng. Việc nhà máy nước của Công ty nước sạch Hà Trung đang triển khai thực hiện dự án bị dừng hoạt động là vấn đề pháp lý cần thời gian để giải quyết, tháo gỡ. Công ty vẫn đang bán nước cho nhiều hộ dân trên địa bàn là sai. Sắp tới chúng tôi sẽ có chỉ đạo để cùng với địa phương vào cuộc quyết liệt hơn”.

Chủ tịch UBND xã Yên Dương Phạm Văn Cường phân trần: “Theo quy hoạch sẽ xây dựng xã Yên Dương lên đô thị, vấn đề nước sạch của người dân là bức thiết và chính đáng. Nguồn nước mặt từ giếng khơi, máy khoan đang bị ô nhiễm, sử dụng lâu sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân. Địa phương và nhân dân mong muốn các cấp vào cuộc tháo gỡ, để nhà đầu tư tiếp tục dự án hoặc thanh lý tài sản công ty đã đầu tư để đơn vị khác vào cung ứng nước sạch cho người dân”.

Chủ Đề