Khe cắm thẻ nhớ trên laptop acer

Cách gắn thẻ nhớ vào laptop

Mình xài laptop Lenovo, có đầu đọc thẻ nhớ tích hợp trong máy. Hôm nay cần sử dụng thì không biết như thế nào. Nó hỗ trợ nhiều thẻ và trong đó có thẻ Memory Stick Pro Duo. Mình thấy có 2 khe và 2 miếng nhựa che lại, 1 to 1 nhỏ. Nhấn mạnh vào thì miếng nhựa lòi ra. Nhưng khi đưa thẻ vào thì thấy lỏng lét à, nói chung là đút vào sợ không lấy ra được.

Các bác nào sử dụng qua rồi thì làm ơn chỉ cách nhét vào với.:growl5cj:

  • Thích
  • Yêu
  • Haha
  • Wow
  • Khóc
  • Giận

Laptop là một thiết bị di động đa dụng. Càng ngày, các hãng sản xuất càng tích hợp nhiều công nghệ trên laptop để tối đa hóa trải nghiệm của người dùng. Hầu hết, trên các mẫu laptop mới ra mắt trong thời gian gần đây, ngoài các cổng USB thì chúng còn được tích hợp thêm một hoặc vài khe cắm thẻ nhớ. Với người dùng bình thường ít khi quan tâm tới cổng này thì với những bạn nhiếp ảnh gia nó lại vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, nếu có lúc laptop không nhận thẻ nhớ chúng ta sẽ khắc phục như thế nào?

Nguyên nhân khiến laptop không nhận thẻ nhớ SD

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây nên tình trạng laptop không nhận thẻ nhớ. Nhưng nếu một ngày, bạn cắm thẻ nhớ vào mà laptop vẫn im lìm không có tín hiệu gì xảy ra thì có lẽ laptop của bạn đã bị lỗi driver của thẻ nhớ hay tệ hơn là hỏng khe cắm thẻ. 

Cách khắc phục lỗi laptop không nhận thẻ nhớ

Dưới đây là các cách giúp bạn chữa cháy khi laptop không nhận thẻ nhớ

Cập nhật lại drvier thẻ nhớ

Bước 1 : Click chuột phải vào biểu tượng Window ở góc trái màn hình, chọn Device Manager 

Bước 2 : Trong mục Device Manager, tìm đến mục USB. Nếu bạn thấy tên thẻ nhớ của bạn có cảnh báo dấu chấm than màu vàng thì đó là biểu hiện của laptop đang lỗi hoặc thiếu driver. 

Bước 3 : Trên thanh công cụ, chọn update driver để cập nhật driver mới cho thẻ nhớ

Thay đổi kí tự ổ đĩa cho thẻ nhớ

Nếu thẻ nhớ của bạn không được gán kí tự ổ đĩa, hoặc tên của nó bị trùng với các ổ đĩa hệ thông trên Window thì laptop của bạn cũng không thể đọc được dữ liệu bên trong thẻ nhớ. Để đổi tên kí tự cho ổ đĩa, các bạn thực hiện theo các thao tác dưới đây :

Bước 1 : cắm thẻ nhớ vào laptop. máy tính

Bước 2: Click chuột phải vào biểu tượng Window ở góc trái hoặc biểu tượng This PC > chọn Disk Management

Bước 3: Chọn phân vùng là thẻ nhớ SD > chọn Change Drive Letters and Paths > chọn kí tự phù hợp > Bấm OK

Sử dụng tính năng Troubleshooting

Troubleshooting là một công cụ sửa lỗi được tích hợp sẵn trên Windows. Có thể ví như đây là một bác sĩ đa khoa chuẩn đoán và chữa hầu hết được các bệnh cơ bản thường gặp trên laptop, máy tính. Nếu không rành về máy tính, cũng chả rõ nguyên nhân vì đâu mà laptop không nhận thẻ nhớ thì đây là công cụ vô cùng hữu ích với bạn. Đầu tiên, bạn hãy nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run, nhập vào dòng lệnh control rồi nhấn Enter. Trong cửa sổ Control Panel, bạn kích vào nút View by ở góc phải và chọn Large icons > Troubleshooting.  Tiếp theo, người dùng chỉ cần nhấp vào tùy chọn Configure a device tại mục Hardware and sound và làm theo các bước hướng dẫn cho đến khi hoàn tất.

Trên đây là các cách giúp bạn cấp cứu tình trạng laptop không nhận thẻ nhớ. Nếu chiếc laptop vẫn lì lợm không nhận thẻ nhớ, hãy thử cắm thẻ nhớ sang một thiết bị khác để đảm bảo rằng thẻ nhớ của bạn vẫn sống và hoạt động bình thường. Nếu không? Đừng lo, thẻ nhớ tại HACOM rất rẻ, phù hợp với nhiều đối tượng. Đến là chọn cho mình mẫu thẻ nhớ tốt và phù hợp nhất nhé !

2 yếu tố quyết định đến việc sở hữu thẻ nhớ là giá tiền và hiệu năng, trong đó hiệu năng của thẻ nhớ quan trọng hơn. Bạn sẽ dễ bị lạc giữa một ma trận các loại thẻ nhớ của nhiều hãng khác nhau. Để có thể mua được một thẻ nhớ phù hợp cho các thiết bị của mình thì đây là những yếu tố mà bạn nên biết:

  • Những loại thẻ nhớ thuộc loại SDHC sẽ khác với SDXC. SDHC chỉ có dung lượng từ 2GB đến 32GB, trong khi đó SDXC sẽ có mức từ 32GB đến tối đa là 2TB.
  • Tốc độ đọc/ghi của thẻ nhớ sẽ bị ảnh hưởng bởi chuẩn tốc độ của nó. Bảng thông tin dưới đây bao gồm chuẩn tốc độ và tốc độ tối thiểu tương ứng:
  • Nếu thẻ nhớ của bạn có thêm kí hiệu A1 hoặc A2 thì loại thẻ nhớ này đã được tối ưu để dùng trong việc cài đặt ứng dụng – truy xuất dữ liệu trên điện thoại thông minh và máy tính bảng.

Sau khi đã mua được một chiếc thẻ nhớ phù hợp cho mình thì bước tiếp theo là bạn nên kiểm tra nó bằng cách kết nối vào máy tính.

Hướng dẫn kiểm tra thẻ nhớ trên máy tính

Nếu bạn dùng laptop, hãy kiểm tra khe cắm thẻ nhớ SD. Khe cắm thẻ nhớ SD này thường nằm ngay phía bên dưới trackpad, bạn chỉ cần nâng máy lên là thấy. Nếu thẻ nhớ của bạn là microSD thì bạn cần phải gắn nó vào adapter biến đổi sang thẻ SD [chúng ta còn hay gọi nó là “áo thẻ”] rồi mới bỏ vào khe cắm được.

Nếu bạn dùng máy tính bàn, bạn hãy gắn thẻ nhớ microSD vào đầu đọc thẻ nhớ và cắm đầu đọc thẻ nhớ vào máy tính qua cổng USB là được.

Các bước thực hiện việc kiểm tra thẻ nhớ như sau:

Bước 1: Kết nối thẻ vào máy tính.

Bước 2: Mở My Computer [nếu bạn dùng Windows 10 thì nó sẽ được gọi là File Explorer].

Bước 3: Nếu kết nối thành công, thẻ nhớ của bạn sẽ hiện ra. Lúc này bạn hãy click chuột phải vào thẻ nhớ, chọn Properties để kiểm tra mức dung lượng hiện có của thẻ nhớ.

Bước 4: Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các công cụ chuyên dùng để kiểm tra và đo lường hiệu năng của thẻ nhớ như H2testw – FakeFlashTest – ChipGenius – Blackmagic Disk Speed Test.

Xem thêm: Top phần mềm format thẻ nhớ hiệu quả nhất - Hướng dẫn cứu dữ liệu thẻ nhớ bị format

Hiện nay, nhiều dòng laptop và máy tính đều đã trang bị các khe cắm kết nối để phục vụ nhu cầu kết nối ngày càng rộng mở của người dùng, và đặc biệt khi người dùng muốn sử dụng khe cắm laptop hiệu quả, họ sẽ phải tìm hiểu công dụng của các khe cắm đó, ví dụ nếu muốn  biết máy tính có hỗ trợ máy chiếu không, bạn phải kiểm tra card màn hình và xem có khe cắm VGA hoặc HDMI hay không.

Trong bài viết này, Taimienphi.vn sẽ cùng bạn đọc đi tìm hiểu những công dụng và cách dùng khe cắm laptop đúng nhất.

Sử dụng các khe cắm trên laptop

1. Khe cắm USB

Là cổng cho phép truyền dữ liệu giữa các thiết bị, đồng thời cũng là cổng cung cấp nguồn qua cáp cho các thiết bị mà không cần đến nguồn riêng cho chúng.

Cổng USB cho phép máy tính có thể kết nối được với các thiết bị ngoại vi trên máy tính bao gồm : chuột, bàn phím rời, tay cầm chơi game [gamepad hoặc joystick], máy quét, máy in, máy ảnh,…Tất nhiên những thiết bị này cần có dây kết nối USB và tương thích với các chuẩn USB của máy tính hoặc laptop đời mới. Trong trường hợp máy tính của bạn ít cổng USB, các bạn có thể mua thêm HUB, một thiết bị chia thêm nhiều cổng USB khác nhau để người dùng có thể sử dụng nhiều thiết bị kết nối với máy tính.

2. Khe cắm VGA

Khe cắm VGA hay còn gọi là khe cắm card màn hình và hiện có ba loại là PCI, AGP và PCI Express. Khe cắm VGA này  thường xuất hiện trên nhiều bo mạch chủ và card màn hình. Chức năng chính của khe cắm laptop VGA là xuất tín hiệu hình ảnh từ laptop, máy tính sang màn hình máy chiếu hoặc các màn hình thứ ba của TV thông minh có tích hợp cổng VGA. Đây cũng là lý do khi có lỗi phát sinh liên quan đến đường truyền hình ảnh giữa máy tính và máy chiếu, nhiều người thường kiểm tra card màn hình xem có hỏng hóc hay không bởi đây chính là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng mất đường truyền.

Cách dùng khe cắm laptop VGA đó là kết nối hai cổng VGA giữa máy tính và máy chiếu, TV, người dùng sẽ cần thực hiện cùng lúc các thao tác, đó là chọn cổng xuất hình ảnh trên máy chiếu thông qua điều khiển và sử dụng phím tắt để xuất hình ảnh hiển thị trên máy tính sang các thiết bị khác, phổ biến nhấn là cụm phím tắt Fn + F7, F8, F10 tùy từng dòng máy. Đặc biệt trên Windows 8 trở đi, người dùng có thể lựa chọn xuất hình ảnh song song, một màn hình hay mở rộng nếu muốn dùng hai màn hình.

3. Khe cắm HDMI

Khe cắm HDMI là một ngõ cắm trên các dòng máy tính đời mới, hỗ trợ kết nối màn hình hiển thị giữa những thiết bị điện tử gia đình theo chuẩn Giao Tiếp Hình Ảnh KTS [DVI].

Nhờ khả năng hỗ trợ các chuẩn hình ảnh tiêu chuẩn, tăng cường, độ nét cao, và tìn hiệu âm thanh đa kênh trên cùng một dây cáp, HDMI có lợi thế hơn cả khi có thể đáp ứng được những yêu cầu mở rộng băng thông tại các gia đình, văn phòng, trường học trong tương lai.

 4. Khe cắm âm thanh

Dây là khe cắm cho phép người dùng có thể kết nối loa hoặc headphone vào máy tính và laptop để nghe nhạc bằng headphone hoặc xuất âm thanh qua loa. Tùy vào một số dòng máy, đa số là đời cũ sẽ còn tồn tại hai cổng Line inLine out riêng, tức là hai cổng xuất và nhập âm thanh tách riêng.

Tuy nhiên trên các dòng laptop, máy tính đời mới, hai cổng này được gộp lại thành một tiện hơn cho người dùng. Máy tính sẽ tự động nhận diện các thiết bị được kết nối và chuyển đổi chức năng của cổng này phù hợp.

5. Khe cắm S-Video

Khe cắm này cho phép xuất tín hiệu hình ảnh sang các thiết bị khác cũng giống như cổng VGA, tuy vậy đây là một chuẩn giao tiếp đã khá cũ và không còn được sử dụng nhiều trên các mẫu máy tính và laptop.

Mặc dù vậy vẫn còn một số mẫu laptop cao cấp chuyên về đồ họa sẽ có thêm cổng S-Video để cải thiện tốc độ xử lý hình ảnh.

6. Khe cắm Ethernet

Khe cắm mạng hay còn gọi là khe cắm Internet là một dạng khe cắm quan trọng nhất trên laptop với chức năng chính là giúp máy tính và laptop có thể kết nối với mạng Internet thông qua dây cáp đồng trục.

Khe cắm Ethernet cũng là phương pháp truy cập mạng máy tính cục bộ [LAN] được sử dụng phố biến nhất hiện nay. Hầu hết các laptop đều có cổng mạng LAN RJ-45 để kết nối mạng bằng dây cáp. Cổng này có dạng hình vuông, bên trong có 4 điểm tiếp xúc dạng nằm nghiêng.

7. Khe cắm IEEE 1394

Khe cắm này thường chỉ có ở các dòng laptop có card màn hình rời. Chức năng chính của khe cắm IEEE 1394 là nhận tín hiệu âm thanh và hình ảnh từ máy quay video sử dụng băng mini DV, sau đó người dùng có thể bắt khung hình và lưu lại thành nhiều file.

Cổng IEEE 1394 thường có dạng vuông và phần chân tiếp xúc ở giữa.

8. Khe cắm thẻ nhớ

Khe cắm thẻ nhớ là một dạng khe dẹt và dài, và thường tương thích với các loại thẻ nhớ SD, microSD nếu có gắn kèm bộ chuyển đổi, CF, MMC,…đây là những loại thẻ nhớ thông dụng trong một số dòng máy ảnh du lịch, máy nghe nhạc.

Bạn có thể sử dụng khe cắm laptop thẻ nhớ để chuyển dữ liệu nhanh chóng, tuy vậy hiện nay không phải máy tính nào cũng có cổng này, và nếu không có, bạn có thể mua thêm đầu lọc thẻ để hỗ trợ.

9. Khe cắm mở rộng PCMCIA Và Express card

Khe cắm PCMCIA là một dạng bổ sung thêm các tính năng còn thiếu bằng cách cắm thêm card PCMCIA âm thanh, hình ảnh, Wi-Fi,... PCMCIA có chức năng gần giống với khe cắm PCI trên desktop.

Trong khi đó, Express card là khe cắm cải tiến của PCMCIA với việc thu nhỏ kích thước các chiều cho phép bổ sung thêm cổng kết nối tiện lợi cho laptop. Tuy nhiên số máy tính có hỗ trợ Express card không nhiều trên thị trường.

10. Khe cắm eSATA

Khe cắm eSATA được coi như một biến thể của giao diện SATA, được sử dụng để kết nối máy tính với các thiết bị cắm ngoài như ổ cứng gắn ngoài, DVDRW cắm ngoài có hỗ trợ khe cắm eSATA tương tự. Ưu điểm lớn nhất khi sử dụng khe cắm laptop SATA, đó là tốc độ truyền tải dữ liệu cao hơn cổng USB với tốc độ truyền tải dữ liệu thông thường đạt 3 Gbit/s.

Hy vọng với những hướng dẫn liên quan đến cách dùng khe cắm laptop trên của Taimienphi.vn đã đáp ứng được thắc mắc của nhiều bạn đọc về công dụng của nhiều khe cắm trên laptop, máy tính, và cũng bởi cách sử dụng khe cắm laptop rất khác nhau, nên bạn đọc cần phải hết sức chú ý để tránh sử dụng khe cắm laptop sai quy cách, không đúng dẫn tới hỏng hóc.

Chúc các bạn thành công!


Việc sử dụng khe cắm laptop sao cho hiệu quả không phải là điều đơn giản đối với nhiều người dùng nếu như họ không hiểu khái niệm và công dụng của những khe cắm như vậy trên laptop, và để sử dụng khe cắm laptop hiệu quả, bất kỳ người dùng nào cũng cần trang bị cho mình kiến thức tốt nhất liên quan đến laptop.

Tắt touchpad Asus, tắt chuột cảm ứng Laptop Asus Cài Connectify, setup connectify phát Wifi cho Laptop, máy tính xách tay 15 bước giúp cải thiện thời lượng pin Laptop Cách dùng phím Fn trên bàn phím Laptop Lenovo Nên mua laptop nào Dell, HP, Asus, Lenovo, Macbook So sánh Netbook, Notebook với Ultrabook, Laptop và Palmtop

Video liên quan

Chủ Đề