Khó khăn lớn nhất của bạn khi thuyết trình là gì

- Nhiều người trong chúng ta thường mang tâm lý căng thẳng khi phải đứng trước đám đông trình bày vấn đề. Bởi vậy rất dễ phạm phải những lỗi thuyết trình cơ bản. Dưới đây là những sai lầm thường gặp khi nói trước đám đông của nhiều người.

Nhiều người gặp vấn đề khi phải nói trước đám đông

1. Mở đầu thiếu hấp dẫn

Phần mở đầu của bài thuyết trình rất quan trọng. Nó quyết định người nghe có muốn tiếp tục theo dõi bài thuyết trình của bạn hay không. Tuy nhiên, nhiều người lại hay lãng phí khoảng thời gian quan trọng này để nói lan man, dài dòng những điều không cần thiết. Sai lầm này làm người nghe hoàn toàn “tụt hứng” và sinh ra hiệu ứng “ngáp ngắn ngáp dài” suốt thời gian sau đó.

2. Đọc theo slide hoặc giấy chuẩn bị trước

Người nghe cần một người truyền tải thông điệp và cảm hứng cho họ, chứ không phải một người “trả bài” cho họ. Slide hay giấy note là công cụ hữu dụng có thể hỗ trợ bạn khi cần thiết, nhưng việc lạm dụng quá mức nó, có thể phá hỏng toàn bộ bài thuyết trình của bạn. Hãy sử dụng những công cụ này một cách khôn ngoan.

3. Nói lan man, dài dòng

Rất nhiều trường hợp người thuyết trình “trật khỏi đường ray”, đi tới những chủ đề xa lạ và khiến người nghe hoang mang tột độ. Bạn cần biết người nghe bỏ thời gian để nghe bạn trình bày về vấn đề họ quan tâm, chứ không phải nghe bạn “tán” chuyện lan man. Hãy học cách đi vào trọng tâm của vấn đề và xuyên suốt nó. Tránh trường hợp “đi quá xa” câu chuyện và khiến khán giả của bạn ngán ngẩm.

Sai lầm của bạn dễ dàng làm hỏng toàn bộ buổi thuyết trình

4. Thiếu biểu cảm và năng lượng khi nói

Cảm xúc là một nhân tố quan trọng. Nếu suốt buổi thuyết trình, trên gương mặt bạn vẫn chỉ có một biểu cảm và bạn vẫn giữ một tông giọng đều đều thì yên tâm, khán giả đã bị bạn “ru ngủ” hết rồi đấy. Bạn sẽ thành công nếu vừa thể hiện được năng lượng ở bản thân vừa truyền năng lượng tới đám đông khán giả của bạn. Điều đó sẽ cuốn hút khán giả vào buổi thuyết trình và khiến họ không thể rời mắt khỏi bạn và chủ đề bạn đang nói.

5. Ít giao tiếp với khán giả

Bạn đứng trên sân khấu và chỉ chăm chú trình bày vấn đề của bạn mà chẳng hề quan tâm tới khán giả. Đó là một sai lầm nghiêm trọng. Việc giao tiếp với khán giả của bạn trong buổi thuyết trình sẽ tạo ra không khí giao lưu thoải mái cho người nghe và họ cũng biết rằng bạn đang quan tâm tới họ. Bằng việc đặt những câu hỏi cho khán giả, trò chuyện và trao đổi, buổi thuyết trình của bạn chắc chắn sẽ thành công và được đón nhận hơn rất nhiều.

Skip to content

Ngay cả diễn giả chuyên nghiệp nhất cũng có thể gặp một vài sự cố khi thuyết trình mà không thể lường trước. Tuy nhiên, trong những tình huống đó, khả năng của họ lại được kiểm chứng nhờ vào cách xử lý khôn khéo tài tình. Nếu bạn muốn xử lý hiệu quả các phát sinh, dưới đây sẽ là những cách mà bạn có thể tham khảo.


1. “Quên bài” - sự cố khi thuyết trình ai cũng từng gặp phải

Khi phần trình bày đang diễn ra hết sức suôn sẻ và trơn tru, bỗng dưng có một số tác động bên ngoài làm cho bạn phân tâm. Đầu óc bạn trở nên trống rỗng vì tất cả nội dung chuẩn bị trước đó chẳng còn trong trí nhớ. Lúc này, bạn có thể rơi vào trạng thái “đóng băng”, kèm theo hàng loạt các biểu hiện như toát mồ hôi, người run rẩy hoặc liên tục ậm ờ để cố gắng thay đổi bầu không khí,... 


Bước đầu tiên bạn cần làm là kiểm soát cảm xúc của mình, Bất cứ ai cũng từng trải qua cảm giác đó, vì thế bạn không nên quá lo lắng. Thay vì thể hiện sự hoảng sợ, hãy hít một hơi thật sâu để lấy lại bình tĩnh. Nếu cần thiết, bạn có thể tự trấn an bản thân bằng những suy nghĩ tích cực, chẳng hạn: “Mình sẽ giải quyết chuyện này nếu bình tĩnh hơn. Cố gắng hoàn thành phần thuyết trình này thôi!”.

Tiếp đó, bạn có thể đặt ra câu hỏi cho các khán giả, vừa tăng tính giao lưu tương tác cho buổi thuyết trình, vừa mở rộng góc nhìn về vấn đề mà bạn đang nói. Tranh thủ lúc họ trả lời, bạn hãy kiểm tra lại ghi chú của mình hoặc cố gắng tự nhớ lại các ý tiếp theo. Nếu những thông tin ấy không quá quan trọng, bạn hoàn toàn có thể bỏ qua chúng và chuyển sang phần sau trong bài.


Hãy luôn nhớ rằng, mục tiêu của bạn không phải là thuyết trình một cách hoàn hảo mà là truyền tải những kiến thức, nội dung cần thiết cho tất cả những người đang nghe. Không nhớ bài không hẳn là một vấn đề to tát, chính cách xử lý của bạn trong tình huống đó mới là điều quan trọng hơn cả. 


2. Không thu hút sự chú ý của mọi người

Một sự cố rất dễ xảy ra khi thuyết trình là người nghe không quan tâm đến bạn. Tình trạng này kéo dài không chỉ dẫn đến việc khán giả làm việc riêng, mà họ còn nói chuyện riêng rôm rả, gây ồn ào mất trật tự và ảnh hưởng tới phần thuyết trình. Bạn không thể lớn tiếng hay nổi nóng, bởi điều này càng phá hỏng không khí trong khán phòng.

Tận dụng việc mọi người đang cười nói, bạn hãy mở ra một màn giao lưu nho nhỏ để tương tác với đám đông. Họ được thoải mái lên tiếng mà không bị ngắt lời, hơn nữa có thể khiến cho những người còn lại tập trung lắng nghe một cách tự nhiên không cần ép buộc. Sau đó, bạn chỉ cần chọn thời điểm phù hợp để kết thúc màn giao lưu và quay trở lại với nội dung chính của bài.


Mặt khác, khán giả không chú ý là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc một số vấn đề khi thuyết trình. Bạn phải tự đánh giá lại cách nói của mình trong phần trước, khắc phục các lỗi và thay đổi sao cho lôi cuốn thú vị. Có như vậy thì người nghe mới không bị xao nhãng một lần nữa trong khoảng thời gian còn lại của buổi thuyết trình. 


3. Nhận được câu hỏi vặn vẹo từ phía khán giả 

Đôi khi trong buổi thuyết trình, bạn sẽ gặp phải những câu hỏi đầy thách đố hoặc gây sốc từ khán giả, thậm chí còn có hàm ý phản bác lại những điều bạn nói. Tình huống này đòi hỏi bạn phải đưa ra câu trả lời thật thông minh, thế nhưng bạn lại không chắc chắn bất kỳ hướng cụ thể nào.

Để khéo léo xử lý sự cố này, bạn hãy dùng khả năng ứng biến cùng sự hóm hỉnh của bản thân để biến nó thành một phần của bài thuyết trình. Hãy đưa đẩy và dẫn dắt để một câu hỏi tưởng chừng như “phá hoại’ lại bổ sung, cũng như làm tăng thêm tính thực tế cho chủ đề. Kể cả không phải là người nhạy bén, thì những biểu cảm hay cử chỉ hài hước của bạn vẫn sẽ thu hút khán giả để họ không tập trung vào câu hỏi kia.


Ở trong những tình huống đặc biệt, bạn còn có thể chuyển sự chú ý của đám đông sang chính người đặt câu hỏi. Vì họ cố tình đưa ra câu hỏi mang tính “phá hoại”, nên chắc chắn họ sẽ bị bất ngờ nếu bạn đột nhiên bày tỏ sự quan tâm hoặc đồng tình với họ thay vì sự tức giận. Tất nhiên, nếu họ vẫn tiếp tục làm gián đoạn buổi thuyết trình, bạn hãy bày tỏ thái độ nghiêm túc và nhắc nhở cứng rắn để tất cả người tham gia phải tôn trọng bạn.


Trên đây là những cách ứng phó với sự cố xảy ra khi đang thuyết trình. Qua bài viết này, mong rằng bạn có thể rèn luyện hàng ngày để nhạy bén hơn trong các tình huống phát sinh, từ đó xử lý chúng gọn gàng, khéo léo.


Xem thêm:

Đối tượng: 

- Những ai mắc các lỗi phát âm Tiếng Việt [Bẹt nguyên âm E thành IE, O thành OA, A thành EA; Sai phụ âm T Tr Ch Gi D…; Sai dấu... Người bị ngọng L-N.

- Nói giọng địa phương, màu giọng không hay.

- Người bị đầy lưỡi, ngắn lưỡi; có các vấn đề liên quan đến vòm họng, khoang miệng.

- Nói lắp, nói lặp; nói quá nhanh, nói bị dính chữ; nói quá chậm, nói đớt,...

- Không biết nói giọng bụng, thường bị đuối sức, giọng yếu, dễ hụt hơi...

TÌM HIỂU CHI TIẾT

Đối tượng: 

- Những ai có Giọng nói chưa hay, chưa khỏe, chưa vang, chưa truyền cảm, chưa biết lấy hơi thở vào câu nói.

- Chưa biết áp dụng giọng nói vào thực tiễn đời sống để thuyết phục người nghe.

- Chưa có các kỹ năng cần thiết trong Giao tiếp, Thuyết trình, Nói trước đám đông, Đàm phán…

- Kỹ năng lắng nghe, tư duy biên tập, khả năng phản xạ thông tin chưa tốt.

- Học viên đã tốt nghiệp khóa LEVEL 1: Sửa phát âm - Luyện nói Chuẩn tại THALIC VOICE.

TÌM HIỂU CHI TIẾT

Đối tượng: 

- Nhà lãnh đạo, nhà quản lý, nhà diễn thuyết, giáo viên, diễn viên, MC... thường xuyên phải nói trước đám đông, người lạ, cần phát triển chuyên sâu kỹ năng diễn thuyết, thuyết phục bằng Giọng nói, Ngôn ngữ hình thể, Sự tự tin, Nội dung bài nói...

- Những ai muốn sở hữu một giọng nói quyền lực, đi vào lòng người, khám phá sâu tiềm năng, sức mạnh của giọng nói để chinh phục mọi đối tượng.

- Học viên đã tốt nghiệp lớp Giọng nói Nâng cao và Ứng dụng vào Giao tiếp [Level 2] tại THALIC VOICE.

TÌM HIỂU CHI TIẾT

Đối tượng:

- Trẻ rụt rè, nhút nhát, không tự tin trong giao tiếp và thể hiện bản thân ở nơi đông người.

- Giọng nói chưa chuẩn, chưa hay, chưa tự tin.

- Trẻ chưa biết cách xây dựng nội dung bài nói; không biết cách trình bày.

- Các bạn nhỏ muốn phát triển những kỹ năng mềm liên quan như: phỏng vấn, xử lý tình huống, lập luận và phản biện, diễn thuyết, làm việc nhóm,... Các bạn nhỏ đam mê và có năng khiếu về nghệ thuật, mong muốn trở thành diễn giả, MC, người nổi tiếng.

TÌM HIỂU CHI TIẾT

Đối tượng:

- Trẻ hay tự ti, rụt rè, nhút nhát... trong giao tiếp và thể hiện bản thân ở chốn đông người.

- Trẻ không biết cách xây dựng nội dung bài nói, không biết cách trình bày.

- Các bạn nhỏ muốn phát triển những kỹ năng mềm liên quan như: phỏng vấn, xử lý tình huống, lập luận và phản biện, diễn thuyết, làm việc nhóm,...

- Trẻ có giọng nói chưa chuẩn, chưa hay, chưa tự tin, phát âm sai. 

- Các bạn nhỏ đam mê và có năng khiếu về nghệ thuật, mong muốn trở thành diễn giả, MC, người nổi tiếng.

TÌM HIỂU CHI TIẾT

Đối tượng: Học sinh - sinh viên từ 15 đến 22 tuổi:

- Học sinh, sinh viên các trường mong muốn cải thiện Giọng nói, Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp để phục vụ cho học tập, công việc.

- Cần gia tăng sự tự tin, rèn luyện kỹ năng mềm để phát triển nghề nghiệp sau khi ra trường.

- Đang mất định hướng, khó khăn trong việc kết nối với mọi người, nắm bắt cơ hội để thành công.

- Muốn thiết kế một cuộc đời học sinh, sinh viên toàn năng, đáp ứng đủ yêu cầu của xã hội

TÌM HIỂU CHI TIẾT

082 5438 555

Chat Facebook

Chat Zalo

Đăng ký tư vấn

Video liên quan

Chủ Đề