Thế nào là hoạt động chính trị - xã hội cho Ví dụ

Giải Bài Tập Giáo Dục Công Dân 8 – Bài 7: Tích cực tham gia hoạt động chính trị – xã hội giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Khoa Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Giải Bài Tập Tình Huống Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 8

Trả lời Gợi ý Bài 7 trang 18 sgk GDCD 8

Trả lời:

– Em không đồng tình với quan niệm: Để lập nghiệp chỉ cần học văn hóa, tiếp thu khoa học – kĩ thuật, rèn luyện kĩ năng lao động là đủ; không cần phải tích cực tham gia hoạt động chính trị – xã hội. Bởi vì, nếu chỉ lo học tập văn hóa, tiếp thu khoa học – kĩ thuật, rèn luyện kĩ năng lao động thì sẽ không phát triển toàn diện, học chưa đi đôi với hành, quan niệm như vậy là mình chỉ mới biết chăm lo lợi ích cá nhân, không biết quan tâm đến lợi ích tập thể, không có trách nhiệm với cộng đồng.

– Em đồng tình với quan niệm: Học văn hóa tốt, rèn luyện kĩ năng lao động là cần nhưng chưa đủ, phải tích cực tham gia các hoạt động chính trị – xã hội của địa phương, của đất nước. Bởi vì, học văn hóa tốt, tiếp thu rèn luyện kĩ năng lao động tốt, biết tích cực tham gia các hoạt động chính trị – xã hội sẽ trở thành con người phát triển toàn diện, có tình cảm, biết yêu thương chia sẻ cảm thông với tất cả mọi người. Có trách nhiệm với tập thể, có lối sống cộng đồng.

Trả lời:

Một số hoạt động mà em thường tham gia:

– Hoạt động của Hội Chữ thập đỏ.

– Phong trào Trần Quốc Toản

– Phong trào đền ơn đáp nghĩa.

– Chăm sóc giúp đỡ người tàn tật, cô đơn, những người bị rủi ro trong chiến tranh, thiên tai.

Hoạt động chính trị – xã hội là những hoạt động có nội dung liên quan đến việc xây dựng và bảo vệ nhà nước, chế độ chính trị, trật tự an ninh xã hội; là những hoạt động trong các tổ chức chính trị, đoàn thể quần chúng và hoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường sống của con người..

Trả lời:

– Hoạt động chính trị – xã hội trước hết là điều kiện, thời cơ cho mỗi cá nhân bộc lộ, rèn luyện, phát triển nhản cách, nhất là các giá trị và năng lực và đóng góp trí tuệ, công sức của mình vào công việc chung của xã hội.

– Đem lại cho mọi người niềm vui, sự an ủi về tinh thần, giảm bớt những khó khăn về vật chất.

– Tích cực tham gia hoạt động chính trị – xã hội sẽ thiết lập được quan hệ lành mạnh giữa người với người, phát huy được những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc góp phần xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

a] Học tập văn hoá ;

b] Tham gia các công việc gia đình ;

c] Tham gia sản xuất ra của cải vật chất [công nghiệp, nông nghiệp…] ;

d] Tham gia xây dựng các công trình [xây dựng nhà máy, cầu đường, xây dựng các công trình thuỷ điện..] ;

đ] Tham quan du lịch ;

e] Hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ ;

g] Tham gia các hoạt động từ thiện, đền ơn đáp nghĩa ;

h] Tham gia các hoạt động của Đội, của Đoàn ;

i] Tuyên truyền về nếp sống văn hoá ;

k] Giúp đỡ người gặp khó khăn [cụ già, em nhỏ, người gặp rủi ro, gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình chính sách…] ;

l] Tham gia giữ gìn trật tự trị an ;

m] Giúp đỡ lực lượng an ninh săn bắt cướp ;

n] Giữ gìn vệ sinh môi trường ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng ;

o] Giữ gìn vệ sinh cá nhân.

Lời giải:

Các hoạt động: [c], [d], [e], [g], [h], [i], [k], [1], [m], [n] là những hoạt động chính trị – xã hội.

Hoạt động [c], [d]: là hoạt động chính trị – xã hội liên quan việc xây dựng và bảo vệ nhà nước, đây là hoạt động của người lao động trong các cơ sở công nghiệp, trong các nhà máy, các công trình và của người nông dân ở nông thôn nhằm tạo ra của cải vật chất cho xã hội.

Hoạt động [e], [h], [i], [1], [m]: là hoạt động của các đoàn thể quần chúng, tổ chức chính trị [Đoàn, Đội, Hội, các CLB…] nhằm phát triển cá nhân, xây dựng các tập thể, đóng góp vào công việc chung của xã hội.

Hoạt động [g], [k], [n] hoạt động nhân đạo, từ thiện, bảo vệ môi trường…

a] Luôn luôn tham gia đúng giờ ;

b] Luôn luôn phải nhắc nhở ;

c] Bị bạn bè lôi kéo ;

d] Nhờ người khác tham gia để được nghỉ ;

đ] Làm việc để được nhận xét tốt;

e] Tham gia vì thấy lợi ích cho mọi người và bản thân ;

g] Lo lắng đến công việc được phân công ;

h] Tham gia vì thầy cô giáo yêu cầu ;

i] Vận động các bạn cùng tham gia ;

k] Luôn xác định mục tiêu và kiểm tra đánh giá lại kết quả hoạt động;

l] Suy nghĩ, cải tiến, sáng tạo trong hoạt động.

Lời giải:

– Những biểu hiện dưới đây thể hiện sự tích cực tham gia hoạt động chính trị – xã hội: [a], [e], [g], [i], [k], [l].

– Những biểu hiện dưới đây thể hiện sự không tích cực tham gia hoạt động chính trị – xã hội: [b], [c], [d], [đ], [h].

Lời giải:

– Khi tham gia các hoạt động do lớp, trường và địa phương tổ chức; I em thường xuất phát từ những lý do:

+ Em hiểu được các hoạt động do lớp, trường, địa phương tổ chức là cần thiết.

+ Tham gia các hoạt động sẽ rèn luyện cho bản thân những kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp, tự khẳng định bản thân trong cuộc sống cộng đồng.

+ Tham gia các hoạt động sẽ giúp em có niềm tin yêu vào cuộc sông, I tin vào con người, đem lại niềm vui, giúp đỡ người khác, thấy được lợi ích cho mọi người và bản thân.

+ Tham gia các hoạt động do lớp, trường và địa phương tổ chức là điều kiện thuận lợi nhất để em được phát triển.

Vì những lý do đó em tích cực tự giác, không cần ai nhắc nhở, mong muốn đóng góp một phần sức lực trí tuệ của mình vào hoạt động chung của lớp, trường và địa phương.

Lời giải:

– Em sẽ thuyết phục, giải thích cho bạn thấy cứ năm năm mới có một lần bầu cử, bóng đá không xem trận này thì xem trận khác.

– Học sinh phải tham gia các hoạt động chính trị – xã hội; việc tuyên truyền cổ động cho ngày bầu cử Quốc hội là trách nhiệm của một đội viên, việc làm đó thể hiện lòng yêu nước

– Xong công việc bạn có thể tiếp tục xem bóng đá

Lời giải:

Nhân dân miền Trung năm nào cũng chịu nhiều thiệt hại do mưa bão lũ lụt gây ra, để giúp đỡ cho đồng bào bị thiệt hại sau trận lụt lớn, Liên đội cần có kế hoạch phát động trong học sinh toàn trường quyên góp tiền bạc, quần áo, sách vở giúp đỡ các bạn học sinh một trường nào đó [bị thiệt hại nặng nề] do lũ lụt. Để cuộc phát động có kết quả, Liên đội đã phải phác thảo kế hoạch thực hiện hoạt động đó:

– Thứ 5: Họp ban chỉ huy Liên đội. Thông qua kế hoạch

– Thứ 7: Hội ý giữa ban chỉ huy Liên đội với Chi đội trưởng, lớp trưởng các lớp đế phổ biến kế hoạch triển khai.

– Sáng thứ 2: Sau giờ chào cờ, Liên đội phát động trong toàn thể học sinh toàn trường kế hoạch quyên góp tiền, quần áo, sách vở để giúp đỡ học sinh các vùng lũ lụt.

– Thứ 3, thứ 4: Các lớp thu quần áo…; Liên đội liên hệ Hội Chữ Thập Đỏ thành phố tìm địa chỉ để giúp đỡ.

– Thứ 5: Các lớp nộp cho Liên đội.

– Thứ 6: Liên đội cử người đóng gói áo quần, sách vở.

– Thứ 7: Cử người vận chuyển đến địa chỉ do Hội Chữ Thập Đỏ giới thiệu

Tổ chức chính trị - xã hội là gì? Tổ chức chính trị xã hội gồm những tổ chức nào? Quy định của pháp luật về tổ chức chính trị xã hội.

Nhà nước là cơ quan quyền lực chung được thiết lập và có sức mạnh cưỡng chế nhằm múc đích duy trì trật tự, hòa bình và công lý trong xã hội, đảm bảo các quyền, tự do của công dân. Các hệ thống chính trị là một tổng thể các tổ chức chính trị hợp pháp trong xã hội được liên kết lại với nhau trong một hệ thống nhất định do pháp luật quy định cụ thể nhằm thực thi các quyền lực chính trị của Nhà nước. Tổ chức chính trị – xã hội là một trong những tổ chức xã hội có những vai trò quan trọng góp phần vào việc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Đây là những tổ chức được thành lập đại diện cho ý chí của các tầng lớp trong xã hội trong hoạt động của bộ máy nhà nước.

Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

1. Tổ chức chính trị – xã hội là gì?

Hiểu một cách đơn giản thì các tổ chức chính trị – xã hội là các tổ chức được thành lập bởi những thành viên mà những thành viên đó đại diện cho một lực lượng xã hội nhất định tham gia vào thực hiện các hoạt động xã hội rộng rãi và có ý nghĩa chính trị nhưng các hoạt động này không nhằm tới mục đích giành chính quyền.

Căn cứ vào quy mô và tính chất hoạt động của các tổ chức chính trị – xã hội mà các tổ chức này thường hay tồn tại và hoạt động bên cạnh các tổ chức chính trị với tính chất hỗ trợ các hoạt động của các tổ chức chính trị của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Hiện nay, các tổ chức chính trị – xã hội thường hay hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, được chia thành nhiều cấp để hoạt động trong phạm vi cả nước.

Các tổ chức chính trị – xã hội còn có điều lệ hoạt động do đại hội toàn thể hoặc đại hội đại biểu các thành viên thông qua. Các tổ chức chính trị – xã hội đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị và đã trở thành một cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân.

2. Tổ chức chính trị xã hội gồm những tổ chức nào?

Theo Điều 25 Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quy định cho phép công dân có quyền hội họp, lập hội theo quy định của pháp luật. Ở nước ta, căn cứ vào quy định nêu trên đã có nhiều tổ chức khác nhau được hình thành và phát triển. Tuy nhiên, không phải tất cả các tổ chức  này đều có thể là thành viên của hệ thống chính trị mà hiện nay chỉ có những tổ chức chính trị – xã hội lớn, có ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của đất nước cụ thể như: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Hội cựu chiến binh Việt Nam mới được pháp luật quy định là các bộ phận hợp thành hệ thống chính trị Việt Nam.

Như đã phân tích cụ thể bên trên thì tổ chức chính trị – xã hội là các tổ chức được thành lập một cách tự nguyện và được tổ chức, hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có hệ thống tổ chức từ trung ương đến địa phương. Các tổ chức xã hội này đều có điều lệ hoạt động riêng do hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu các thành viên thông qua. Hiện nay, nước ta có những tổ chức chính trị – xã hội sau đây:

– Thứ nhất: Mặt trận tổ quốc Việt Nam:

Mặt trận tổ quốc Việt Nam là một liên minh chính trị – tổ chức liên hiệp tự nguyện của các đoàn thể nhân dân và các cá nhân tiêu biểu của các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo ở trên toàn đất nước ta.

Xem thêm: Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam là gì? Nhiệm vụ và chức năng

Mặt trận tổ quốc Việt Nam luôn được xem là tổ chức đại diện cho ý chí đại đoàn kết và nguyện vọng chân chính của nhân dân các tầng lớp trên toàn đất nước.

Đây là nơi tập hợp trí tuệ của con người Việt Nam yêu nước, nơi thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên, phối hợp với chính quyền thực hiện nền dân chủ, chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân.

Mặt trận tổ quốc Việt Nam còn có vai trò quan trọng trong việc giám sát, bảo vệ, tham gia xây dựng Nhà nước, quản lí xã hội.

Hiện nay, mặt trận tổ quốc Việt Nam được thành lập theo cơ chế bầu cử dân chủ được phân cấp để hoạt động trong phạm vi toàn quốc.

Như vậy, ta nhận thấy, mặt trận tổ quốc Việt Nam là một tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Thông qua những phân tích được nêu cụ thể bên trên thì Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vị trí và vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống chính trị của đất nước ta.

Theo Điều 9 Hiến pháp năm 2013 được ban hành cũng đã ghi nhận nội dung sau đây: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân Mục tiêu và nhiệm vụ chính trị của Mặt trận là đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần bảo vệ Tổ quốc.”

– Thứ hai: Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam:

Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam là một tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, đội ngũ trí thức và những người lao động tự nguyện lập ra tuân theo đúng các quy định của pháp luật.

Xem thêm: Bảo đảm bằng tín chấp của tổ chức chính trị – xã hội là gì?

Chính bởi vì thế mà Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam có tính chất quần chúng và tính chất giai cấp công nhân. Do đó, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam có chức năng sau đây:

+ Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam sẽ đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân viên chức lao động.

+ Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế,

+ Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam có chức năng giáo dục, động viên công nhân viên chức lao động phát huy quyền làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

– Thứ ba: Ðoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh:

Ðoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức chính trị – xã hội tập hợp tầng lớp thanh niên. Không những thế đây còn là đoàn thể của các thanh niên ưu tú, đội hậu bị của Đảng.

Tổ chức Đoàn được thành lập trên phạm vi cả nước và có mặt ở hầu hết các cơ quan, đơn vị, tổ chức từ trung ương đến địa phương nhằm mục đích để thu hút thế hệ trẻ vào những hoạt động xã hội bổ ích, lành mạnh thông qua đó giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật cho đoàn viên thanh niên trên phạm vi cả nước.

Không những thế, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cũng là nơi đào tạo ra các viên chức, cán bộ có phẩm chất trong bộ máy nhà nước, hoặc giữ những chức vụ trọng trách trong các tổ chức chính trị xã hội, ví dụ như Ðảng, công đoàn.

Xem thêm: Quản lý tài sản công tại tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp

– Thứ tư: Hội liên hiệp Phụ nữ:

Hội liên hiệp phụ nữ là một trong số những tổ chức chính trị – xã hội của riêng giới nữ.

Hội liên hiệp phụ nữ có chức năng đại diện cho quyền bình đẳng, dân chủ, lợi ích hợp pháp và chính đáng của phụ nữ, tham gia quản lý Nhà nước, tham gia xây dựng Đảng.

Hội liên hiệp phụ nữ luôn đoàn kết, vận động, tổ chức, hướng dẫn phụ nữ thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

– Thứ năm: Hội Nông dân Việt Nam:

Hội Nông dân Việt Nam là một trong số những tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp nông dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và là một thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ sở chính trị của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Hội Nông dân Việt Nam được thành lập nhằm mục đích chính là động viện, tổ chức nông dân lao động trong cả nước hăng hái tham gia sản xuất, giáo dục tinh thần yêu nước. Mặt khác, hội còn là tổ chức bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của giai cấp nông dân Việt Nam- một bộ phân dân cư lớn nhất ở nước ta.​

Hội Nông dân Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp nông dân Việt Nam, là một trong số những thành viên có vị trí, vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị, thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Trong phạm vi chức năng của mình, Hội nông dân Việt Nam có nhiệm vụ sau:

Xem thêm: Quản lý, sử dụng tài sản công tại các tổ chức chính trị – xã hội

+ Tập hợp, vận động, giáo dục hội viên, nông dân phát huy quyền làm chủ, tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt.

+ Đại diện giai cấp nông dân tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

+ Chức năng chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân.

+ Tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân trong sản xuất, kinh doanh và đời sống.

– Thứ sáu: Hội Cựu chiến binh Việt Nam:

Hội Cựu chiến binh Việt Nam là một đoàn thể chính trị – xã hội và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Hội Cựu chiến binh Việt Nam hiện là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân và là một tổ chức trong hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, hoạt động theo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước và Điều lệ của Hội.

Hội Cựu chiến binh Việt Nam được thành lập với mục đích chính là tập hợp, đoàn kết, tổ chức, động viên các thế hệ cựu chiến binh giữ gìn và phát huy bản chất, truyền thống của bộ đội, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ, bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của cựu chiến binh, chăm lo giúp đỡ nhau về tinh thần và vật chất trong cuộc sống của các chiến sĩ.

Hội Cựu chiến binh Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội, là một thành viên có vị trí, vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị của đất nước ta. Các thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đều mang trong mình những nếp sống, văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Xem thêm: Hội hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Thành phố Hà Nội là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội

Hội cựu chiến binh Việt Nam tập hợp, đoàn kết, bồi dưỡng và động viên cựu chiến binh phấn đấu giữ vững bản chất cách mạng, tham gia xây dựng và bảo vệ chính quyền, phát huy dân chủ từ đó đã góp phần giữ ổn định chính trị, tăng cường quốc phòng và an ninh. Không những thế, Hội cựu chiến binh Việt Nam còn tham gia thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội; góp phần tích cực vào việc giáo dục thế hệ trẻ và còn tham gia vào hoạt động nhân dân, thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước đem đến những giá trị to lớn cho đất nước.

Ngoài các tổ chức được nêu cụ thể bên trên hiện vẫn còn nhiều tổ chức xã hội khác cũng được coi là tổ chức chính trị – xã hội như là: Liên hiệp các hội khoa học kĩ thuật Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam,…

Video liên quan

Chủ Đề