Khoa Điện - Điện tử Đại học Bách Khoa Hà Nội

Chương trình

Ngành

Công nghệ Kỹ thuật Điện tử Viễn thông

Thời lượng

4 năm

Thời gian đào tạo và khả năng học lên bậc học cao hơn:

  • Đào tạo Cử nhân: 4 năm
  • Đào tạo tích hợp Cử nhân - Kỹ sư: 5 năm
  • Đào tạo tích hợp Cử nhân - Thạc sỹ: 5,5 năm
  • Đào tạo Cử nhân - Thạc sỹ - Tiến sĩ: 8,5 năm

Chương trình đào tạo

Ngành Điện tử - Viễn thông là một trong những ngành mũi nhọn của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và là ngành có nhu cầu cao về nhân lực ở Việt Nam và trên thế giới.

Theo học ngành này, sinh viên được trang bị một cách toàn diện cả về kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm để có thể thiết kế, chế tạo, vận hành các thiết bị và hệ thống điện tử viễn thông, đáp ứng được yêu cầu về tính năng động và sáng tạo của lĩnh vực nghề nghiệp này.

Chương trình kỹ thuật Điện tử - Viễn thông được giảng dạy bằng tiếng Việt và được thiết kế bao gồm khối kiến thức toán học và khoa học cơ bản, khối kiến thức cơ sở cốt lõi ngành Điện tử - Viễn thông, khối kiến thức bổ trợ kiến thức xã hội và kỹ năng mềm và khối kiến thức tự chọn chuyên sâu theo các định hướng kỹ thuật điện tử, kỹ thuật máy tính, kỹ thuật thông tin truyền thông, kỹ thuật y sinh, kỹ thuật điện tử hàng không vũ trụ, kỹ thuật đa phương tiện, kỹ thuật vi điện tử và công nghệ nano.

Kiến thức, kỹ năng đạt được sau tốt nghiệp

Kiến thức:

Sinh viên tốt nghiệp có khả năng áp dụng các kiến thức toán học và khoa học cơ bản, các kiến thức cơ sở ngành, các kiến thức cốt lõi ngành kết hợp khả năng khai thác, sử dụng các phương pháp, công cụ hiện đại để thiết kế, mô phỏng, triển khai, vận hành và đánh giá các hệ thống điện tử, viễn thông, các sản phẩm và giải pháp kỹ thuật trong lĩnh vực Điện tử - Viễn thông.

Kỹ năng:

  • Sinh viên tốt nghiệp được trang bị kỹ năng và phẩm chất chuyên nghiệp cần thiết để có thể thành công trong nghề nghiệp;
  • Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế;
  • Năng lực nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng, năng lực thiết kế, năng lực triển khai, năng lực vận hành, sử dụng và khai thác các hệ thống điện tử, viễn thông; các sản phẩm và giải pháp kỹ thuật trong lĩnh vực Điện tử - Viễn thông.

Ngoại ngữ: Sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong giao tiếp và công việc, đạt điểm TOEIC 500 trở lên.

Ngoài ra, sinh viên ngành Điện tử - Viễn thông có thể tham gia chương trình song bằng với các trường Đại học đối tác theo các mô hình sau:

  • Mô hình 2+2 trong đó 2 năm đầu học tại trường ĐHBK Hà Nội, 2 năm cuối học tại trường Đại học Wollongong, Úc để được cấp bằng cử nhân của cả hai trường.
  • Mô hình 4+2 trong đó 4 năm đầu học tại trường ĐHBK Hà Nội, 2 năm cuối học tại trường Đại học Telecom ParisTech, Cộng hòa Pháp để được cấp song bằng: bằng Thạc sĩ của Trường ĐHBK Hà Nội và bằng Kỹ sư của Đại học Telecom ParisTech.
  • Mô hình 4+1+3 trong đó 4 năm đầu học tại trường ĐHBK Hà Nội để lấy bằng cử nhân, 1 năm học chương trình Thạc sĩ tại ĐHBK Hà Nội và 3 năm học chương trình Tiến sĩ tại Viện KAIST, Hàn Quốc để được cấp bằng Tiến sĩ của hai trường.

Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

95% có việc làm sau một năm tốt nghiệp với mức lương khởi điểm trung bình từ 8-20 triệu đồng/ tháng.

Các vị trí việc làm tiêu biểu:

  • Kỹ sư thiết kế và tối ưu mạng, quản lý mạng, vận hành hệ thống mạng viễn thông phức tạp.
  • Kỹ sư thiết kế và viết phần mềm cho máy tính, thiết kế và viết phần mềm cho các thiết bị thông minh như điện thoại di động, rô bốt, xe ô tô, đầu thu truyền hình kỹ thuật số… kỹ sư kiểm thử phần mềm.
  • Kỹ sư thiết kế vi mạch, kiểm thử vi mạch, kỹ sư làm việc trong lĩnh vực bán dẫn cũng như các công nghệ vật liệu điện tử tiên tiến khác.
  • Kỹ sư thiết kế, chế tạo, vận hành thiết bị y tế, hệ thống thông tin y tế, hệ thống điện tử hàng không vũ trụ, hệ thống đa phương tiện, phát thanh truyền hình.

Là một trong những ngành top cao về điểm chuẩn, ngành kỹ thuật điện Đại học Bách Khoa Hà Nội luôn nhận được sự quan tâm của nhiều học sinh và phụ huynh. Sinh viên ngành kỹ thuật điện sẽ học những gì? Ra trường có dễ xin việc không? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Giáo trình kỹ thuật điện tử bách khoa

Kỹ thuật điện là gì?

Kỹ thuật điện là ngành học nghiên cứu và áp dụng các lĩnh vực liên quan đến điện và điện tử. Trong đó, ngành này được phân ra nhiều chuyên ngành nhỏ như điện tử học, viễn thông, xử lý tín hiệu và năng lượng.

Ngành kỹ thuật điện Đại học Bách Khoa Hà Nội được nhiều học sinh và phụ huynh quan tâm. [Nguồn: Internet].

Chương trình đào tạo

Chương trình học ngành kỹ thuật điện bao gồm các môn học chuyên sâu về lĩnh vực điện – điện tử cùng với đó là những môn học tự chọn về kiến thức mạng điện, hệ thóng điện, thiết bị điện và năng lượng tái tạo.

Chương trình sẽ đào tạo ra những kỹ sư kỹ thuật điện có trình độ và tay nghề cao. Từ đó có thể thiết kế và vận hành các giải pháp cho các vấn đề liên quan đến điện – điện tử trong sản xuất, khoa học, giải trí và thương mại.

Tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, kỹ thuật điện còn được chia ra các chuyên ngành nhỏ như điện tử truyền thông, điện tử viễn thông, điều khiển tự động, .. Các chuyên ngành đều trang bị các sinh viên những kiến thức kỹ thuật điện tử cơ bản và chuyên sâu về lĩnh vực lựa chọn theo học. Cụ thể, trong giáo trình chung của ngành, sinh viên được học các kiến thức về hình họa, đo lường điện, vẽ kỹ thuật, kỹ thuật siêu âm, kỹ thuật truyền hình, mạch điện và an toàn điện,…

Chương trình đào tạo chú trọng thực hành kỹ thuật. [Nguồn: Internet].

Đặc biệt, kỹ thuật điện là một ngành học yêu cầu thực hành nhiều nên trong quá trình đào tạo, mỗi sinh viên cũng trải quả hàng chục phần thực hành kỹ thuật khác nhau. Điều này tạo ra nhiều khó khăn tuy nhiên cũng là cơ hội đối với những ai biết tận dụng khoảng thời gian này để tự học hỏi thêm kỹ năng cho bản thân.

Tìm kiếm công việc kỹ thuật tại đây:

Cơ hội việc làm khi học kỹ thuật điện tử Bách Khoa

Triển vọng trong tương lai

Như chúng ta đã biết, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội là một trong những trường đứng đầu trên cả nước về chất lượng đào tạo. Là một trường danh tiếng nên tấm bằng tốt nghiệp sau khi ra trường sẽ vô cùng có giá trị và thuận lợi khi đi xin việc. Trong nhiều năm qua, các kỹ sư ngành kỹ thuật điện của trường đều được nhiều công ty, tập đoàn trong và ngoài nước săn đón.

Hơn thế nữa, nhu cầu nguồn nhân lực ngành kỹ thuật điện – điện tử hiện tại rất phong phú. Việt Nam đã và đang gia nhập với nền kinh tế toàn cầu. Các doanh nghiệp, tập đoàn lớn từ nước ngoài có xu hướng đầu tư mạnh và chuyển dịch kinh tế vào nước ta như: Samsung, LG, Intel,…. Theo dự báo, Việt Nam sẽ trở thành một trong những trung tâm chế tạo sản phẩm điện tử lớn nhất trong các nước ASEAN.

Xem thêm các khối chuyên ngành kỹ thuật khác tại đây:

Học kỹ thuật điện mang lại nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn tại các tập đoàn lớn. [Nguồn: Internet].

Theo thống kê, sau khi vừa bảo vệ luận văn tốt nghiệp trong vòng 3 tháng và chờ đợi lấy bằng kỹ sư, hơn 90% sinh viên đã có việc làm với mức lương khởi điểm hấp dẫn.

Vậy nên sinh viên sau khi ra trường có thể đảm nhận các vị trí công việc như:

  • Chuyên viên tư vấn thiết kế hoặc kỹ thuật, lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng mạng lưới điện tại các đơn vị liên quan đến lĩnh vực điện.
  • Tham gia nghiên cứu tại các phòng thí nghiệm, các công ty sản xuất công nghiệp điện tử hóa và tự động hóa.
  • Công tác tại Tổng cục điện tử Việt Nam, Tổng công ty Bưu chính viễn thông và các công ty trực thuộc.
  • Có thể tiếp tục nghiên cứu và theo học lên bậc cao học để trở thành các chuyên gia trong lĩnh vực kỹ thuật điện – điện tử.
  • Tham gia giảng dạy chuyên ngành tại các trường đại học và cao đẳng nếu như có trình độ sư phạm.
  • 90% sinh viên ngành kỹ thuật điện mới ra trường đã có việc làm ổn định. [Nguồn: Internet].

Các kỹ sư kỹ thuật điện tốt nghiệp trường Đại học Bách Khoa Hà Nội có thể ứng tuyển vào các công ty và tập đoàn lớn như:

  • Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam bao gồm công ty Vinaphone, Mobiphone, Viettel, VTC, tập đoàn FPT, …
  • Tổng công ty điện lực Miền Bắc, tổng công ty điện lực Miền Nam, công ty truyền tải điện, công ty Điện Quang, các công ty tư vấn điện, thiết kế và xây dựng mạng lưới điện vừa và nhỏ.
  • Các công ty, tập đoàn đa quốc gia như Samsung, LG, Intel, Sony, Innova, Motorola, ABB, Phillips, Petro Việt Nam,…

Có thể bạn đang quan tâm:

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm lý do lựa chọn để đưa ra quyết định theo học ngành kỹ thuật điện tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội trong thời gian tới.

Video liên quan

Chủ Đề