Khu di tích đền hùng nằm ở đâu

Ghé thăm du lịch Đền Hùng, khác tham quan sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng tận mắt một quần thể di tích lịch sử nổi tiếng của dân tộc. Nơi đây, các Vua Hùng đã dựng xây nhà nước Văn Lang, tên gọi đầu tiên của dân tộc ta, vậy Đền Hùng ở đâu, tỉnh nào? Đây là thắc mắc của nhiều bạn, xin mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây để có cho mình đáp án nhé!

Giới thiệu về Khu di tích lịch sử Đền Hùng

Đền thờ Vua Hùng ở đâu? Thuộc tỉnh nào?

Đây là từ khóa mà nhiều người tra cứu, câu trả lời là:

  • Địa chỉ: Xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Đền thờ vua Hùng nằm cách trung tâm thành phố Việt Trì 7km về hướng Bắc, cách thủ đô Hà Nội 90km. Được xếp hạng là: “Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia”, Khu di tích lịch sử Đền Hùng Vương chính là nơi thờ tự các vị Vua Hùng đã có công dựng nước - Tổ tiên của dân tộc Việt. Và thật vinh dự vào năm 2012, “Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng” tại Phú Thọ được UNESCO công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”.

Hình ảnh Đền Hùng

Cấu trúc quần thể Khu di tích lịch sử Đền Hùng

Quần thể Khu di tích lịch sử Đền Hùng gồm các công trình kiến trúc văn hóa, tín ngưỡng sau:

  • Khu vực núi Nghĩa Lĩnh [núi Hùng], gồm có: Đền Hạ, chùa Thiên Quang, Đền Trung, Đền Thượng, Cột đá thề, Lăng Hùng Vương và Đền Giếng.

  • Khu vực núi Vặn [tên chữ là Ốc Sơn] có Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ.

  • Khu vực núi Sim có Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân.

  • Khu vực đồi Công Quán và Bảo tàng Hùng Vương.

Tại đây, Đền Hùng là tiêu điểm về thời đại những Vua Hùng, những ngôi đền thờ Vua Hùng tọa lạc trên núi Nghĩa Lĩnh, hay còn gọi là núi Cả theo địa phương hay một số tên khác: Núi Hy Cương, núi Hùng], độ cao khoảng chừng 175m so với mặt nước biển. Ngày nay, núi Hùng vẫn giữ được dáng vẻ của rừng núi tự nhiên cùng nhiều thế hệ cây tầng khác nhau gồm: 150 loài thảo mộc, thuộc 35 họ và còn một số cây đại thụ lớn như đa, thông, thiên tuế,...

Sở hữu cảnh thế hùng vĩ ngoạn mục, là nơi hội tụ của khí thiêng của đất trời, sơn thủy. Đứng trên đỉnh cao, phóng tầm mắt xuống dưới là bạn có thể chiêm ngưỡng được cảnh đẹp sơn thủy hữu tình. Tương truyền Vua Hùng đã đi khắp mọi miền và chọn nơi đây để đóng đô.

Những đền thờ chính ở Đền Hùng trong đó thờ ai?

Đền Hạ

Tương truyền, xưa mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, nở ra 100 người con trai, tạo nên dòng dõi Con Rồng Cháu Tiên, đây chính là khởi nguồn của hai tiếng đồng bào thiêng liêng, nơi thờ phụng 18 đời Vua Hùng.

Đền Hạ được xây dựng vào thời Hậu Lê [thế kỷ XVII - XVIII]. Vào thời nhà Nguyễn, thế kỷ XX [năm 1997], đền được trùng tu tôn tạo. Năm 2010, UBND thành phố Hà Nội công đức tiền tu bổ tôn tạo như hiện nay.

Đền Hạ thờ Thần Núi, 18 đời Vua Hùng và 2 bà công chúa Tiên Dung, Ngọc Hoa - con gái Vua Hùng thứ 18.

Đền Trung

Có tên chữ là Hùng Vương Tổ Miếu. Đền được xây dựng vào thời Trần [thế kỷ XIII]. Dưới thời Nguyễn [thế kỷ XIX], Đền Trung được xây dựng lại, kiến trúc có ba gian, quay theo hướng Nam. Tháng 9/2009, Đền Trung được tu bổ, tôn tạo; kiến trúc đền kiểu chữ nhị [=], gồm tiền tế và hậu cung.

Đền Trung thờ thần Núi, thờ 18 đời Vua Hùng và 2 bà công chúa Tiên Dung, Ngọc Hoa - con gái Vua Hùng thứ 18

Đền Thượng

Đền Thượng có tên chữ là "Kính Thiên Lĩnh Điện" [nghĩa là: Điện thờ trời trên núi Nghĩa Lĩnh]. Tương truyền: Đây là nơi Vua Hùng và các Lạc Hầu, Lạc Tướng làm lễ cúng tế trời - đất để cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, nhân khang vật thịnh.

Hằng năm, vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 Âm lịch, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành Trung ương cùng đoàn đại biểu thay mặt cho đồng bào cả nước trang trọng và thành kính tổ chức nghi lễ dâng hương tri ân, công đức Tổ tiên tại Đền Thượng và cầu mong anh linh tổ tiên phù hộ cho quốc thái, dân an, bách gia trăm họ vạn đại trường tồn.

Lăng Hùng Vương

Tương truyền đây là Lăng mộ của Vua Hùng thứ 6, dưới thời nhà Nguyễn, lăng mộ được nhiều lần trùng tu, tôn tạo. Năm 2009, lăng mộ Hùng Vương được đại trùng tu và tôn tạo mở rộng không gian, cảnh quan thêm khang trang.

Ban thờ trong đền có bài vị của 18 đời vua Hùng [Hùng đồ thập bát thế Thánh vương Thánh vị] và ba vị thần núi:

  • Đột Ngột Cao Sơn [núi Nghĩa Lĩnh].
  • Áp Sơn [núi Trọc], Viễn Sơn [núi Vặn].

Đền Giếng

Nghe tương truyền Đền Giếng là nơi hai vị công chúa Tiêng Dung và Ngọc Hoa, con gái Vua Hùng Vương thứ 18 thường tới để soi gương, chải tóc ở Giếng Ngọc lúc cùng với cha đi vi hành qua nơi đây. Nhằm tưởng nhớ tới công lao hai công chúa giúp dân khai hoang, trồng lúa nước, trị thủy, dân ta đã xây dựng đền để thờ phụng muôn đời.

Bảo tàng Hùng Vương

Bảo tàng Hùng Vương được khởi công xây dựng năm 1987 và khánh thành  vào dịp Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 năm Quý Dậu - 1993. Năm 2017, Bảo tàng Hùng Vương được tu sửa và chỉnh lý trưng bày.

Bảo tàng Hùng Vương là nơi lưu giữ, trưng bày nhiều tài liệu hiện vật quý, trong đó có hàng nghìn hiện vật được khai quật tại các di chỉ thuộc các giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun và Đông Sơn - đó là những minh chứng khoa học để góp phần nghiên cứu, tìm hiểu về thời đại Hùng Vương - thời đại mở đầu dựng nước của dân tộc Việt Nam.

>>> Tham khảo những bài viết khác:

Trên đây là những thông tin về Đền Hùng mà META muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng, những thông tin vừa rồi là hữu ích đối với bạn. Đừng quên thường xuyên ghé META.vn để cập nhật nhiều thông tin hữu ích bạn nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!

Nếu có nhu cầu mua các sản phẩm đồ gia dụng và đồ dùng nhà bếp như nồi, chảo, bếp từ âm, tủ lạnh... để hỗ trợ làm các món ăn truyền thống vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương thì bạn hãy truy cập website META.vn để đặt hàng online, hoặc bạn có thể mua trực tiếp các sản phẩm này tại:

Tại Hà Nội:

56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy

Điện thoại: 024.3568.6969

Tại TP. HCM:

716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10

Điện thoại: 028.3833.6666

303 Hùng Vương, Phường 9, Quận 5

Điện thoại: 028.3833.6666

Khu di tích lịch sử đền Hùng thuộc tỉnh Phú Thọ là một quần thể di tích lịch sử nổi tiếng của nước ta, nơi thờ các vua Hùng có công dựng nước, tổ tiên của dân tộc ta. Nằm trên đỉnh ngọn núi Nghĩa Lĩnh, nơi đây không chỉ là một địa điểm thờ cúng đơn thuần mà còn là một vùng rộng lớn với cảnh đẹp của sơn thuỷ hữu tình, là nơi để mỗi người Việt tự hào về dòng giống tiên rồng đang chảy trong huyết mạch mỗi người.

Khu di tích lịch sử đền Hùng có gì đặc biệt?

Vị trí bao quát sơn thủy hữu tình

Quần thể di tích đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Đến với Khu di tích lịch sử Đền Hùng, bạn có thể tìm về nước Văn Lang thuở xưa, các vua hùng, các nàng công chúa Mị Nương, Tiên Dung, chàng hoàng tử Lang Liêu với sự tích bánh chưng, bánh dày.

Quay ngược về quá khứ, thuở xa xưa, vùng đất này là khu vực trung tâm của nước Văn Lang, nằm giữa hai dòng sông giống như hai dãy hào thiên nhiên khổng lồ bao bọc lấy cố đô xưa của các vua Hùng. Tương truyền rằng, để chọn được vùng đất đóng đô, các vua Hùng đã đi khắp mọi miền và cuối cùng dừng tại đây.

Khu di tích lịch sử đền Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, còn gọi là núi Hùng, núi Hy Cương. Ngọn núi này trông xa như một con rồng lớn hướng về phía Nam, mình rồng uốn lượn thành núi Trọc, núi Vặn, núi Pheo. Phía sau núi là trùng trùng điệp điệp những quả đồi lớn nối liền dài tới chục cây số như đàn voi chầu về đất Tổ. Phía trước là ngã ba Bạch Hạc với sự hợp lưu của ba dòng sông lớn nhất miền Bắc: sông Hồng, sông Lô, sông Đà tạo ra một vùng nước lớn mênh mông, từ đó có những quả đồi thấp lô nhô giống như một đàn rùa nước bò lên trầu về Nghĩa Lĩnh. Phía Đông xa mờ là dãy Tam Đảo trùng điệp [núi mẹ], xa về phía nam là dãy Ba Vì cao ngất [núi cha] tụ lại. Sát núi Hùng còn có những quả đồi như phượng cặp như [Tiên Kiên], hổ phục [Khang Phụ - Chu Hoá]. Cảnh thế ngoạn mục hùng vĩ, đất đầy khí thiêng của sơn thuỷ tụ hội. Đứng trên đỉnh cao Nghĩa Lĩnh ta có thể bao quát toàn bộ một vùng rộng lớn với cảnh đẹp vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng.

Trước kia khu vực này là cánh rừng già nhiệt đới. Ngày nay núi Hùng vẫn giữ dáng vẻ của rừng tự nhiên với nhiều thế hệ cây tầng khác nhau, gồm 150 loài thảo mộc, thuộc 35 họ, trong đó còn lại một số cây đại thụ lớn như: đa, thông, thiên tuế, trò…

Khu di tích lịch sử Đền Hùng cách trung tâm thành phố Việt Trì 7km về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 90km. Từ Hà Nội, du khách có thể đến Đền Hùng bằng tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai, thời gian di chuyển chỉ khoảng 2 giờ đồng hồ.

Các địa điểm trong khu du tích lịch sử Đền Hùng

Tại khu di tích lịch sử đền Hùng tập trung nhiều đền, chùa, lăng và những di tích là nhân chứng của lịch sử ngàn năm, hài hoà trong cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

Đền Hạ

Được xây dựng lại trên nền đất cũ vào thế kỷ XVII – XVIII, đền Hạ có kiểu kiến trúc kiểu chữ “nhị” gồm hai toà tiền bái và hậu cung, mỗi toà ba gian, cách nhau 1,5m. Kiến trúc đơn sơ kèo cầu suốt, bẩy gối vào đầu kèo làm cho mái sau dài hơn mái trước. Đốc xây liền tường với đốc Hậu cung, hai bên đắp phù điêu, một bên voi, một bên ngựa. Bờ nóc phẳng, không trang trí mỹ thuật. Mái lợp ngói mũi, địa phương gọi là ngói mũi heo.

Nhà Bia

Ngay chân Đền Hạ là Nhà bia với kiến trúc hình lục giác, có 6 mái. Trên đỉnh có đắp hình nậm rượu, 6 mái được lợp bằng gạch bìa bên trong, bên ngoài láng xi măng, có 6 cột bằng gạch xây tròn, dưới chân có lan can. Trong nhà bia trước đây đặt tấm bia ghi lại việc tu sửa đường lên núi Hùng, hiện nay đặt bia đá, nội dung ghi lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Đền Hùng ngày 19/9/1945:

“Các Vua Hùng đã có công dựng nước

Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”

Chùa Thiên Quang

Gần Đền Hạ là một ngôi chùa, xưa có tên là Sơn cảnh thừa long tự, sau đổi là Thiên quang thiền tự. Chùa được xây theo kiểu nội công ngoại quốc, gồm các nhà: tiền đường [5 gian], thiêu hương [2 gian], tam bảo [3 gian] ở phía trước, dãy hành lang, nhà Tổ ở phía sau. Các toà được làm theo kiểu cột trụ, quá giang gối đầu vào cột xây, kèo suốt. Mái chùa được lập ngói mũi, đầu đao cong. Bờ nóc tiền đường đắp lưỡng long chầu nguyệt. Chùa thờ Phật theo phái Đại thừa.

Chùa còn có một gác chuông được xây dựng vào thế kỷ XVII, gồm 3 gian, 2 tầng mái, 4 vì kèo cột kiểu chồng giường kết hợp với bẩy lẻ. Các bẩy lẻ hầu như để trơn không chạm trổ gì. Trên gác chuông có treo quả chuông, không ghi niên đại đúc chuông mà chỉ ghi: “Đại Việt quốc, Sơn Tây dạo Lâm Thao phủ, Sơn Vi huyện, Hy Cương xã, Cổ Tích thôn cư phụng”. Qua đó có thể đoán quả chuông được đúc thời Hậu Lê.

Đền Trung

Đền Trung [Hùng Vương tổ miếu] là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn ngắm cảnh thiên nhiên và họp bàn việc nước. Nơi đây vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu - người con hiếu thảo vì đã có công làm ra bánh chưng, bánh dày.

Đền được xây theo kiểu hình chữ nhất, có 3 gian quay về hướng nam, dài 7,2m, rộng 3,7m. Mái hiên cao 1,8m, không có cột kèo, cầu quá giang gối vào tường, bít đốc tường hậu, phía trước mở 3 cửa.

Đền Thượng

Trong khu di tích lịch sử Đền Hùng thì Đền Thượng được đặt trên đỉnh núi Hùng. Dưới thời các vùa Hùng, nơi đây dùng để tiến hành nghi lễ tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp thờ trời đất, thờ thần lúa, cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, nhân khang vật thịnh. Tục truyền đây còn là nơi vua Hùng thứ 6 lập đàn cầu trời ban cho người tài ra giúp nước đánh giặc Ân. Sau khi Thánh Gióng đánh tan giặc và bay về trời, vua Hùng cho lập đền thờ vọng trên đỉnh núi, về sau, nhân dân đặt thêm bài vị vua Hùng vào thờ cúng. Đền Thượng có tên chữ là “Kính thiên lĩnh điện” [Điện cầu trời] còn có tên là “Cửu trùng tiên điện” [Điện giữa chín tầng mây]. Trong Đền Thượng có bức đại tự đề “Nam Việt triệu tổ” [Tổ khai sáng nước Việt Nam]. Đền được làm kiểu chữ Vương, kiến trúc đơn giản, kèo cầu, không có chạm trổ, được xây dựng qua bốn cấp khác nhau gồm: nhà chuông trống [cấp I], đại bái [cấp II], tiền tế [cấp III] và hậu cung [cấp IV].

Cột đá thề

Cột đá thề nằm phía bên phía tay trái Đền Thượng. Tương truyền rằng do Thục Phán dựng lên khi được Vua Hùng thứ 18 truyền ngôi để thề nguyện bảo vệ non sông đất nước mà Hùng Vương trao lại và đời đời hương khói trông nom miếu vũ họ Vương. Cột đá cao 1,3m, rộng 0,3m, hình vuông. Đến năm 1968, Ty Văn hoá Vĩnh Phú tôn tạo lên bệ như hiện nay.

Lăng Hùng Vương

Lăng Hùng Vương nằm ở phía đông Đền Thượng. Tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6. Lăng Hùng Vương có vị trí đầu đội sơn, chân đạp thủy, mặt quay theo hướng Đông Nam. Xưa là mộ đất, thời Tự Đức năm thứ 27 [1870] cho xây mộ dựng lăng. Thời Khải Định tháng 7 [1922] trùng tu lại. Lăng hình vuông, cột liền tường, có đao cong 8 góc, tạo thành 2 tầng mái. Tầng dưới 4 góc đắp 4 con rồng tư thế bò, tầng trên đắp rồng uốn ngược, đỉnh lăng đắp hình “quả ngọc” theo tích “cửu long tranh châu”. Mái đắp ngói ống, cổ diêm, 3 phía đều đắp mặt hổ phù. Ba mặt Tây, Đông, Nam đều có cửa vòm, 2 bên cửa đều đắp kỳ lân, xung quanh có tường bao quanh, trang trí hoa, chất liệu bằng đá. Trong lăng có mộ Vua Hùng. Mộ xây hình hộp chữ nhật dài 1,3m, rộng 1,8m, cao 1,0m. Mộ có mái mui luyện. Phía trong lăng có bia đá ghi: Biểu chính [lăng chính]. Phía trên ba mặt lăng đều có đề: Hùng Vương lăng [Lăng Hùng Vương].

Đền Giếng [Ngọc Tỉnh]

Đền Giếng [tên chữa là Ngọc Tỉnh] là nơi hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa [con gái của Vua Hùng thứ 18] thường soi gương, vấn tóc khi theo cha đi kinh lý qua vùng này. Hai bà có công dạy dân trồng lúa nước và trị thuỷ nên được nhân dân lập đền thờ phụng muôn đời. Đền được xây dựng vào thế kỷ XVIII, theo hướng Đông Nam, kiến trúc kiểu chữ công, gồm nhà tiền bái [3 gian], hậu cung [3 gian], 1 chuôi vồ và 2 nhà oản [4 gian], có phương đình nối tiền bái với hậu cung.

Đền Tổ mẫu Âu Cơ

Đền Tổ mẫu Âu Cơ được bắt đầu xây dựng vào năm 2001 và khánh thành tháng 12/2004. Đền được xây dựng trên núi ốc Sơn [núi Vặn] theo kiến trúc truyền thống với cột, xà, hoành, dui bằng gỗ lim, mái được lợp bằng ngói mũi hài, tường bằng gạch bát. Đền chính có diện tích 137m2, làm theo kiểu chữ Đinh. Bên cạnh đền chính có nhà Tả vũ, nhà Hữu vũ, nhà Bia, Trụ biểu, Tứ trụ, cổng Tam quan, nhà tiếp khách và hoa viên.

Trong đền có tượng thờ Mẹ Âu Cơ và hai Lạc hầu, Lạc tướng. Đường đi lên đền được xây bằng 553 bậc đá Hải Lựu.

Đền thờ Lạc Long Quân

Đền thờ Lạc Long Quân được xây dựng kiến trúc kiểu chữ đinh gồm: Cổng đền, Phương đình, Tả Vu, Hữu Vu, trụ biểu, đền thờ. Kiến trúc truyền thống gỗ lim, sơn son thếp vàng, tường bao xây gạch chỉ màu đỏ, mái lợp ngói mũi.

Trong đền đặt tượng Quốc Tổ Lạc Long Quân, tượng Lạc Hầu, Lạc Tướng được đúc bằng đồng. Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân tạo thành một quần thể kiến trúc cảnh quan, góp phần bảo tồn, tái tạo hình ảnh lịch sử, đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong việc thờ tự thuỷ tổ dân tộc. Nhằm giáo dục các giá trị truyền thống dân tộc

Núi Sim

Từ xa, núi Sim giống như con rùa lớn đang hướng về Hồ Hóc Trai. Núi có độ cao 94m, diện tích rộng 5ha. Cách cổng chính nơi đây về phía Đông Nam chừng hơn 100m theo đường chim bay.

Đứng trên đỉnh núi Sim, có thể nhìn bao quát một vùng đất rộng lớn, nơi đây có núi non trùng điệp. Trước mặt là cánh đồng trải rộng bằng phẳng, thoải thoải dần về phía hồ nước mênh mông. Bên trái có núi Hóc Nay, bên phải có núi Nỏn xa xa ẩn hiện đền Tổ Mẫu Âu Cơ. Cảnh thế hùng vĩ uy linh của sơn thuỷ tụ hội.

Bảo tàng Hùng Vương

Bảo tàng Hùng Vương được khởi công xây dựng vào năm 1996 và được khánh thành đúng ngày khai hội Đền Hùng năm Quý Mùi [2003] do Tổng Bí thư Đỗ Mười cắt băng khánh thành. Với gần 700 hiện vật gốc trên tổng số hơn 4.000 hiện vật có trong Bảo tàng, 162 bức ảnh, 4 bức tranh gốm, 5 bức tranh sơn mài, 9 bức gò đồng, 5 hộp hình, một nhóm tượng lớn và nhiều hiện vật khác được trưng bày đã khắc hoạ chủ đề tổng quát: “Các Vua Hùng dựng nước Văn Lang trên mảnh đất Phong Châu lịch sử”.

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3

Mùng 10.3 âm lịch hằng năm, nơi đây diễn ra ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Đây là dịp phù hợp để mọi người hành hương về với đền Hùng, vừa là để vãn cảnh, thăm quan, vừa tham gia các hoạt động lễ hội. Tuy nhiên, do lượng người đổ về ngày "giỗ chính" sẽ rất đông, nếu bạn ở xa, bạn cần đặt phòng trước.

Đi du lịch đền Hùng, bạn có thể ăn gì?

Các đặc sản tại Phú Thọ khá đa dạng, hấp dẫn như bánh tai Phú Thọ, thịt chua Thanh Sơn, cọ ỏm, bánh sắn… Các đặc sản mua về làm quà gồm có: bưởi Đoan Hùng, tương Dục Mỹ, chè Phú Thọ… Bạn có thể tìm hiểu các đặc sản tại dacsan.com

Dacsan.com có đầy đủ đặc sản tinh hoa vùng miền cho bạn thưởng thức ở bất cứ đâu.

Video liên quan

Chủ Đề