Khu đô thị tây bắc củ chi 2023

Có quỹ đất dồi dào, song, nhiều năm qua khu Tây Bắc TP.HCM gồm huyện Củ Chi và Hóc Môn chưa thu hút đầu tư tương xứng do hạ tầng giao thông yếu kém.

Chọn về thị trường tỉnh… để "vừa sức'

Vùng đất Hóc Môn, Củ Chi thuộc khu vực phía Tây Bắc TP.HCM có vị thế chiến lược khi nằm ở vùng đệm, giáp ranh với Long An, Bình Dương, có khả năng kết nối đường thuỷ thuận lợi và hướng ra sông Sài Gòn. Quy mô dân số hai huyện này tương đương TP. Đà Nẵng, diện tích hơn 2/3 tỉnh Bắc Ninh nhưng sự phát triển chưa tương xứng.

Cụ thể, huyện Củ Chi hiện chỉ đóng góp trên 1.000 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước, trong khi TP. Đà Nẵng thu ngân sách đến 25.000 tỷ đồng. TP.HCM là đô thị năng động nhất Việt Nam, góp 1/3 ngân sách cả nước và gần 1/3 GDP, nhưng huyện Hóc Môn và Củ Chi còn tồn tại nhiều nút thắt nên phát triển chưa xứng tầm.

Khi khu vực phía Đông, phía Tây Nam TP.HCM đã phát triển kinh tế, xã hội rực rỡ trong suốt thời gian dài thì khu vực phía Tây Bắc lại như "bức tranh" đầy ảm đạm. Khu vực này dù có tiềm năng vô cùng lớn với lợi thế về quỹ đất dồi dào nhưng nhiều năm qua chưa thu hút nhiều các nhà đầu tư về phát triển dự án.

Thực tế đã cho thấy điều này khi diện tích toàn bộ 16 quận ở TP.HCM và TP. Thủ Đức cộng lại mới bằng hơn 90% diện tích đất huyện Hóc Môn, Củ Chi [49.382 ha so với 54.439 ha].

Tại huyện Củ Chi có nhiều khu công nghiệp [KCN] như: Tây Bắc - Củ Chi rộng 387ha; Đông Nam rộng 342,5ha; Tân Phú Trung 542ha... với hơn 1.000 doanh nghiệp. Ngoài các khu công nghiệp, trên địa bàn huyện Củ Chi vẫn còn phần lớn đất nông nghiệp. Còn huyện Hóc Môn thì có khoảng hơn 5.000ha đất nông nghiệp được quy hoạch phát triển đô thị nhưng vẫn chưa được sử dụng.

Tuy có quỹ đất dồi dào, song việc thu hút các doanh nghiệp về các địa phương này đang là bài toán khó. Nhiều doanh nghiệp cũng phát triển về phía Tây Bắc TP.HCM nhưng lại chọn thị trường tỉnh bởi lợi thế về hạ tầng giao thông, cơ chế chính sách và sự am hiểu về văn hóa, con người ở địa phương đầu tư.

Thắng Lợi Group là ví dụ điển hình. Tập đoàn bất động sản có tiếng ở TP.HCM này đã lựa chọn Long An là điểm đến để mở rộng quỹ đất, phát triển dự án thay vì ở Củ Chi và Hóc Môn.

Chia sẻ với Nhadautu.vn, Tổng Giám đốc Thắng Lợi Group Nguyễn Thanh Quyền cho biết, hiện tại, tập đoàn đang là một trong những doanh nghiệp triển khai và phát triển dự án chủ yếu tập trung tại thị trường Long An, bởi đây là địa phương mà doanh nghiệp hiểu rất rõ, không chỉ về tiềm năng phát triển mà còn cả văn hóa, con người nơi đây.

"Hơn 10 năm hình thành và phát triển, chúng tôi chọn Long An là nơi phát triển các dự án bởi đây là sân chơi vừa sức với doanh nghiệp. Đồng thời, Long An dư địa còn nhiều và tiềm năng phát triển là vô cùng lớn vì là cửa ngõ giao thương giữa hai vùng Đông và Tây Nam Bộ. Tương lai, với việc đầu tư đẩy mạnh hạ tầng, bất động sản Long An sẽ nằm trong top những địa phương là điểm đến hấp dẫn của doanh nghiệp trong và ngoài nước", ông Quyền nhấn mạnh.

Vị Tổng Giám đốc Thắng Lợi Group nói thêm, trong kế hoạch phát triển dài hạn, khu Tây TP.HCM vẫn là khu vực trọng điểm mà chúng tôi nhắm đến để phát triển các dự án bất động sản vừa túi tiền, đáp ứng nhu cầu về nhà ở dành cho người dân đang làm việc tại TP.HCM và các khu vực lận cận.

Vì Hóc Môn, Củ Chi là 2 trong số những địa phương thuộc khu vực Tây Bắc thành phố sẽ là điểm nóng bất động sản khi nằm trong quy hoạch vùng TP.HCM mở rộng. Với tiềm năng và dư địa phát triển của hai địa phương này, trong thời gian tới, được đầu tư cơ sở hạ tầng, các chính sách ưu đãi, cùng với việc phát triển và mở rộng quỹ đất nhằm cung cấp đa dạng các dòng sản phẩm ra thị trường, Thắng Lợi Group sẽ nghiên cứu và cân nhắc đến việc phát triển dự án tại khu vực này.

Hạ tầng giao thông yếu kém

Một nguyên nhân quan trọng, mấu chốt khiến khu vực Tây Bắc TP.HCM chậm phát triển, khiến các nhà đầu tư, doanh nghiệp bất động sản e ngại là hạ tầng giao thông yếu kém. Phần lớn hệ thống giao thông tại khu vực chủ yếu là đường nông thôn, nhỏ, hẹp, lạc hậu khiến việc di chuyển xe từ đây vào trung tâm phải mất hàng giờ.

Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư vào Củ Chi và Hóc Môn, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng đã nhấn mạnh về việc, TP.HCM phải tháo gỡ vướng mắc giao thông ở 2 địa phương này. Đồng thời, phải nhanh huy động nguồn lực đầu tư cho các dự án giao thông huyết mạch, tạo hành lang kinh tế đông tây trên cơ sở hoàn thành Vành đai 3, 4, kết nối với khu vực nội thành.

Đặc biệt, các trục đường chính ở huyện Củ Chi, Hóc Môn như QL22, TL8, 9, 12... đều đã quá tải. Ngoài ra, khu vực Tây Bắc TP.HCM còn được quy hoạch bốn trục giao thông chính là Vành đai 3, 4, cao tốc TP.HCM - Mộc Bài và Metro Số 2. Tuy nhiên, các tuyến đường này đến nay đều chưa hoàn thành do nhiều vướng mắc hoặc mới chỉ dừng lại ở bước chủ trương đầu tư.

Anh Thuận Nguyễn, người dân sinh sống ở Củ Chi cho biết, muốn phát triển phải có hạ tầng, các tuyến đường đi về khu vực này đều nhỏ hep, quá tải và thường xuyên kẹt cứng. Các tuyến đường nâng cấp, mở rộng hay đầu tư đều chưa làm. Mỗi khi di chuyển lên trung tâm thành phố đi làm là nỗi ám ảnh. Kẹt kinh hoàng cửa ngõ nối Hóc Môn, Củ Chi với trung tâm thì không có nhà đầu tư nào dám bỏ tiền ra làm.

Đồng quan điểm, anh Vũ Lê, người dân sinh sống ở TP. Thủ Đức cho rằng, hiện nay việc di chuyển từ trung tâm TP.HCM hay ở quận Tân Bình đến Củ Chi có mỗi con đường độc đạo là QL22, rất bí bách, ngột ngạt. Vậy nên, nếu không tạo điều kiện phát triển giao thông thì 2 huyện này khó phát triển đồng bộ với các quận huyện khác.

Trong khi đó, ông Nguyễn Thanh Quyền nhận định, trên thực tế, động lực để cửa ngõ Tây Bắc TP.HCM bứt phá phát triển chính là cần chú trọng đầu tư vào hạ tầng giao thông. Bởi, hạ tầng nơi nào phát triển, giá trị bất động sản và tốc độ phát triển kinh tế tại khu vực đó sẽ tăng nhanh.

Đáng chú ý, tại Hội nghị xúc tiến đầu tư vào Củ Chi và Hóc Môn, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng đã nhấn mạnh về việc, TP.HCM phải tháo gỡ vướng mắc giao thông ở 2 địa phương này. Đồng thời, phải nhanh huy động nguồn lực đầu tư cho các dự án giao thông huyết mạch, tạo hành lang kinh tế đông tây trên cơ sở hoàn thành Vành đai 3, 4, kết nối với khu vực nội thành.

Ngoài ra, Chủ tịch nước cũng yêu cầu TP.HCM đẩy nhanh tiến độ các dự án như nút giao An Sương, cao tốc TP.HCM - Mộc Bài để các địa phương khu vực này phát triển xứng tầm.

Trước đó, Bí thư Huyện ủy Củ Chi Nguyễn Quyết Thắng cũng đã có nhìn nhận, khi các dự án hạ tầng giao thông như Vành đai 3,4 cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, đường ven sông Sài Gòn hoàn thành… sẽ giải quyết bài toán giao thông kết nối khu vực với trung tâm TP.HCM.

Kỳ tới: "Không thiếu những dự án treo"

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề