Kim loại không có tính chất hóa học nào sau đây

Lời giải và đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Oxit bazơ không có tính chất hóa học nào sau đây”kèm kiến thức tham khảo là tài liệu trắc nghiệm môn Hóa học 9 hay và hữu ích do Top lời giải tổng hợp và biên soạn dành cho các bạn học sinh ôn luyện tốt hơn.

Trắc nghiệm: Oxit bazơ không có tính chất hóa học nào sau đây?

A. Một số oxit bazơ tác dụng được với nước ở điều kiện thường.

B. Oxit bazo tác dụng được với dung dịch axit.

C. Oxit bazo tác dụng được với tất cả kim loại.

D. Một số oxit bazơ tác dụng được với oxit axit.

Trả lời:

Đáp án đúng:C. Oxit bazo tác dụng được với tất cả kim loại.

Oxit bazơ không có tính chất hóa học là tác dụng được với tất cả kim loại

Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về Oxit bazơ dưới đây nhé!

Kiến thức mở rộng về Oxit bazơ

A. LÝ THUYẾT

1. Oxit bazơ là gì?

Oxide baselà oxide của một kim loại kiềm hoặc kiềm thổ thuộc nhóm 1 hoặc 2, có thể thu được bằng cách tách nước ra khỏi gốc hydroxide tương ứng.

2. Cách gọi tên oxit bazơ

- Tên oxit: Tên nguyên tố + oxit

Ví dụ: BaO: Bari oxit

NO: nito oxit

- Nếu kim loại có nhiều hóa trị: Fe[ II, III]...

+ Tên oxit: Tên kim loại [ kèm hóa trị] + oxit

Ví dụ: F2O3- Sắt [III] oxit

FeO - Sắt [II] oxit

- Nếu phi kim có nhiều hòa trị: N [II, III, IV...]

+ Tên oxit:Tên phi kim [có tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim] + oxit[có tiền tố chỉ nguyên tố oxit]

1: mono

2: đi

3: tri

4: tetra

5: penta

3. Tính chất hóa học của oxit bazơ

a. Tác dụng với nước

Thông thường, chỉ có oxit bazơ của kim loại kiềm thổ và kim loại kiềm tác dụng với nước ở nhiệt độ thường để tạo ra bazơ tan tương ứng [Na2O, K2O, SrO, BaO, CaO, Rb2O…], ta có công thức phản ứng sau:

M2On+ nH2O → 2M[OH]n[n là hóa trị của kim loại M].

Na2O +H2O → 2NaOH

K2O +H2O → 2KOH

BaO +H2O → Ba[OH]2

Chú ý: 2M[OH]nlà dung dịch tan được trong nước, làm giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh.

b. Tác dụng với axit

- Oxit bazo tác dụng với axit tạo thành muối và nước

- PTPƯ: Oxit bazo + Axit → Muối + H2O

Ví dụ: CuO[r] + HCl [dd] → CuCl2, dd + H2O

BaO + 2HCl → BaCl2+ H2O

Fe2O3+ 3H2SO4→ Fe2[SO4]3+ 3H2O

c. Tác dụng với oxit axit

Một số oxit bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối. Thông thường đó là các oxit tác dụng được với nước [tan được trong nước].

Công thức: Oxit bazơ + Oxit axit→ Muối

Ví dụ:

CaO +CO2→ CaCO3

BaO +SO2→ BaSO3

4. Oxit bazơ tan và oxit bazơ không tan

a. Oxit bazơ tan

Là Oxide base của các kim loại kiềm hoặc kiềm thổ [Na,K,Ca,Ba,Li,Rb,Cs,Sr].

Oxide base tan tác dụng được vớiNước,Oxide acid, dung dịch Muối, Acid và làm đổi màu chất chỉ thị[VD: đổi màu quỳ tím thành màu xanh].

b. Oxit bazơ không tan

Oxide base không tan, tác dụng được vớiacid và bị nhiệt độ cao phân hủy.

B. BÀI TẬP

Bài tập 1:Cho 2,8g hỗn hợp CuO, MgO, Fe2O3tác dụng vừa đủ với 50 ml dd H2SO41M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:

A.4,5g

B.7,6g

C.6,8g

D.7,4g

Đáp án đúng:C.6,8g

Giải thích:

Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có:

m3oxit+ mH2SO4= mmuoi+ mH2O san pham

⇔ mmuoi= m3oxit+ mH2SO4- mH2O san pham

Mà nH2O san pham= nH2SO4= 1.0,05 = 0,05 mol

⇒ mmuoi= 2,8 + 0,05.98 - 0,05.18 = 6,8g

Bài tập 2:Cho những oxit sau: CO2, SO2, Na2O, CaO, CuO. Hãy chọn những chất đã cho tác dụng với:

a, nước để tạo thành axit.

b, nước để tạo thành dung dịch bazơ.

c, dung dịch axit để tạo thành muối và nước.

d, dung dịch bazơ để tạo thành muối và nước.

Viết các phương trình phản ứng hóa học trên?

Bài giải:

a, CO2, SO2 tác dụng với nước tạo thành axit, ta có phương trình sau:

CO2 + H2O → H2CO3

SO2 + H2O → H2SO3

b, Na2O, CaO phản ứng với nước tạo thành dung dịch bazơ, ta có phương trình:

Na2O + H2O → 2NaOH

CaO + H2O → Ca[OH]2

c, Na2O, CaO, CuO phản ứng với axit, sản phẩm sau phản ứng tạo ra muối và nước, ta có phương trình sau:

Na2O + 2HCL→ 2NaCl + H2O

CaO + H2SO4 → CaSO4 + H2O

CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

d, CO2, SO2 phản ứng với dung dịch bazơ, sản phẩm tạo thành sau phản ứng là muối và nước, ta có phương trình sau:

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

Bài tập 3:Hòa tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml H2SO40,1 M [vừa đủ]. Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là?

Bài giải:

Cách 1:

Cần nhớ phản ứng cho oxit bazơ tác dụng với H2SO4thì

Số mol H2SO4= 0,5. 0,1 = 0,05 mol số mol H2O = 0,05 mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

moxit+ maxit sunfuric= mmuối sunfat+ mnước

mmuối sunfat= [moxit+ maxit sunfuric] - mnước

= [2,81 + 0,05.98] + [0,05.18] = 6,81 gam.

Cách 2:

Số mol H2SO4= 0,5. 0,1 = 0,05 mol

Áp dụng công thức

Ta có: mmuối sunfat= 2,81+0,05.80 = 6,81 g.

Bài tập 4:Từ những chất sau: Canxi oxit, lưu huỳnh đioxit, cacbon đioxit, lưu huỳnh trioxit, kẽm oxit, hãy chọn một chất thích hợp điền vào các phản ứng:

1. Axit sunfuric + …… → kẽm sunfat + nước

2. Natri hidroxit + ……. → natri sunfat + nước

3. Nước + ….. → axit sunfuro

4. Nước + ….. → canxi hidroxit

5. Canxi oxit +….. → canxi cacbonat

Dùng công thức hóa học để viết tất cả những phương trình phản ứng hóa học trên?

Bài giải:

1. H2SO4 + ZnO → ZnSO4 + H2O

2. 2NaOH + SO3 → Na2SO4 + H2O

3. H2O + SO2 → H2SO3

4. H2O + CaO → Ca[OH]2

5. CaO + CO2 → CaCO3

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Fe không có tính chất hóa học nào sau đây”cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Hóa học 9 do Top lời giảibiên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

Trắc nghiệm: Fe không có tính chất hóa học nào sau đây?

A. Tác dụng với phi kim

B. Tác dụng với dung dịch muối

C. Tác dụng với dung dịch axit

D. Tác dụng với dung dịch bazo

Trả lời:

Đáp án đúng:D. Tác dụng với dung dịch bazo

Fe không có tính chất hóa học là tác dụng với dung dịch bazo

Kiến thức mở rộng về Sắt [Fe]

1. Sắt [Fe] là gì?

Sắtlà tên mộtnguyên tốhóa học trongbảng tuần hoàn nguyên tốcó ký hiệuFe,số nguyên tửbằng 26, phân nhóm 2, chu kỳ 4. Sắt là nguyên tố có ít trên Trái Đất, cấu thành lớp vỏ ngoài và trong của lõi Trái Đất. Sắt vànikenđược biết là 2 nguyên tố cuối cùng có thể tạo thành quatổng hợp ở nhân sao[hình thành qua phản ứng hạt nhân ở tâm các vì sao] mà không cần phải qua một vụ nổ siêu tân tinh hay các biến động lớn khác. Do đó sắt và niken khá dồi dào trong cácthiên thạch kim loạivà cáchành tinh lõi đá[nhưTrái Đất,Sao Hỏa].

Ở trạng thái kim loại sắt rất tốt trong vỏ Trái Đất, bị giới hạn bởi sự lắng đọng của thiên thạch. Bề mặt sắt mới tạo ra xuất hiện màu xám bạc bóng loáng, nhưng sẽ oxy hóa trong không khí bình thường để tạo ra các oxide sắt ngậm nước màu nâu đến đen, thông thường được gọi là gỉ sắt.

Giống như cácnguyên tố nhóm 0 khác,ruthenivàosmi, sắt tồn tại trong một loạt cáctrạng thái oxy hóatừ −2 đến +8, mặc dù +2 và +3 là phổ biến nhất. Sắt ở trạng thái nguyên tố tồn tại trong cácthiên thạchvà môi trườngoxythấp khác, nhưng phản ứng với oxy vànước. Bề mặt sắt mới tạo ra xuất hiện màu xám bạc bóng láng, nhưng sẽoxy hóatrong không khí bình thường để tạo ra các oxide sắtngậm nước, thường được gọi là rỉ sét. Không giống như các kim loại hình thành các lớp oxidethụ động, các oxide sắt chiếm thể tích lớn hơn kim loại và do đó bị bong ra, làm lộ ra các bề mặt sắt mới để ăn mòn tiếp.

2. Tính chất vật lý của sắt

Sắt [Fe] có nguyên tử khối bằng 56 đvC, có những tính chất vật lý sau:

– Sắt là kim loại nặng, có màu trắng xám và ánh kim

– Sắt có tính dẻo, dẫn nhiệt, dẫn điện tốt nhưng kém hơnSắt

– Sắt có tính nhiễm từ

– Khối lượng riêng: 7,86 g/cm3

– Nhiệt độ nóng chảy: 1539 °C

3. Tính chất hóa học của sắt

Kim loại sắtcó thể phản ứng được với các loại phi kim, với nước, với các dung dịch axit và muối.

a. Sắt tác dụng với phi kim:

Khi ta đun nóng, sắt phản ứng trực tiếp với các phi kim như O2; Cl2; S;…khi đó tạo thành sắt oxit; sắt clorua và sắt sunfua [ Fe3O4, FeCl3, FeS ]

b. Sắt phản ứng với nước:

3Fe + 4 H2O [< 5700]→ Fe3O4 + 4H2

Fe + H2O[> 5700C]→ FeO + H2

c. Sắt tác dụng với dung dịch axit:

Khi phản ứng với các dung dịch như HCl, H2SO4 [loãng] chỉ tạo ra khí H2 và muối ion Fe2+

Fe + 2H+ → Fe2+ + H2

Khi phản ứng với dung dịch axit có oxi hóa mạnh như: HNO3 và H2SO4 [đặc, nóng] thì không tạo khi H2 mà đó là sản phẩm khử của axit:

2Fe + 6H2SO4[đ, to]→ Fe2[SO4]3 + 3SO2 + 6H2O

Fe + 4 HNO3 → Fe[NO3]3 + NO + 2H2O

d. Sắt tác dụng với dung dịch muối:

Sắt sẽ đẩy được các kim loại đứng sau nó [ trong dãy điện hóa ] ra khỏi dung dịch muối

Fe + CuSO4 → Cu + FeSO4

4. Ứng dụng của sắt

a. Trong cuộc sống hằng ngày

Trong nhà của mình, chúng ta cũng có thể bắt gặp sắt ở mọi nơi:

+ Sắt trong các đồ dùng cá nhân:dao, kéo, kềm, móc áo quần, kệ sắt và các loại dụng cụ gia đình khác.

+ Sắt trong các đồ nội thất:bàn ghế, các tay nắm cửa, khung cửa, các loại tượng, tủ , cầu thang…

+ Sắt trong các đồ dụng tiện ích gia đình:một số loại máy móc như máy xay xát, máy giặt… một số bồn rửa…

+ Sắt có mặt trong ngành giao thông vận tải

+ Sắt là một phần không thể thiếu trong mảng rộng lớn của ngành giao thông vận tải.

+ Sắt là bộ khung cho các công trình xây dựng, dùng làm các khung giàn cho các loại cầu vượt, cầu bắc qua sông, cầu đi bộ…

+ Các loại sắt chất lượng cao thường dùng làm đường ray xe lửa

+ Các phương tiện giao thông như xe máy, ô tô … cũng sử dụng sắt để làm các bộ khung và máy móc.

+ Các cột đèn trên đường…

b. Trong xây dựng

Công trình xây dựng cũng là ngành tận dụng giá trị của kim loại sắt một cách tối đa nhất. Giàn giáo, khung lưới, khung cốt thép…được làm bằng sắt để đảm bảo độ cứng, sự vững chãi cho công trình. Cho dù là nền móng hay cốt thép, cột, trụ…những ngôi nhà phố hay những tòa nhà cao chọc trời… sắt vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong cả công trình.

c. Trong ngành công nghiệp

Từ nguyên tố sắt, các nhà luyện kim tạo ra nhiều hợp kim khác hữu ích và phù hợp với nhu cầu của hầu hết các ngành công nghiệp nhẹ đến công nghiệp nặng. Hợp kim là vật liệu gia tăng ưu điểm hơn và hạn chế những khuyết điểm của sắt nguyên chất. Những hợp kim phổ biến của sắt:

+ Thép:Thành phần hợp kim gồm sắt, cacbon [0,01 – 2%], silic, mangan… Có 2 loại thép là thép thường và thép đặc biệt. Thép đặc biệt được thêm 1 số thành tố như Crom, Niken… và thường được ứng dụng trong những sản phẩm quan trọng.

+ Thép không gỉ:Là hợp kim của sắt với crom, tỉ lệ crom từ 10.5%. Đây là hợp kim mang ưu điểm vượt trội về khả năng chống ăn mòn vượt xa sắt và các hợp kim khác của nó.

+ Gang:Gồm có gang trắng và gang xám. Thành phần của gang gồm sắt và cacbon. Ngoài ra còn chứa silic. Tỉ lệ cacbon và silic ít sẽ cho ra gang trắng với tính chất cứng, giòn trong khi tỉ lệ cacbon và silic cao sẽ tạo ra gang xám, có tính mềm dẻo hơn.

Với tỉ lệ các nguyên tố khác nhau, sắt tạo ra những hợp kim đa dạng, đóng vai trò quan trọng và mang đến tính ứng dụng cực kỳ cao trong các ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành cơ khí sản xuất.

Video liên quan

Chủ Đề