La điện là gì

Tụ điện và ứng dụng của tụ vào mạch

Tụ điện :Tụ điện là linh kiện điện tử thụ động được sử dụng rất rộng rãi trong các mạch điện tử, chúng được sử dụng trong các mạch lọc nguồn, lọc nhiễu, mạch truyền tín hiệu xoay chiều, mạch tạo dao động .vv

1. Cấu tạo của tụ điện .

Cấu tạo của tụ điện gồm hai bản cực đặt song song, ở giữa có một lớp cách điện gọi là điện môi.
Người ta thường dùng giấy, gốm , mica, giấy tẩm hoá chất làm chất điện môi và tụ điện cũng được phân loại theo tên gọi của các chất điện môi này như Tụ giấy, Tụ gốm, Tụ hoá.

2. Hình dáng thực tế của tụ điện.

Hình dáng tụ gốm:

Hình dạng của tụ hóa:

3.Điện dung, đơn vị và ký hiệu của tụ điện.

* Điện dung :Là đại lượng nói lên khả năng tích điện trên hai bản cực của tụ điện, điện dung của tụ điện phụ thuộc vào diện tích bản cực, vật liệu làm chất điện môi và khoảng cách giữ hai bản cực theo công thức

C = ξ . S / d

  • Trong đó C : là điện dung tụ điện , đơn vị là Fara [F]
  • ξ : Là hằng số điện môi của lớp cách điện.
  • d : là chiều dày của lớp cách điện.
  • S : là diện tích bản cực của tụ điện.

* Đơn vị điện dung của tụ: Đơn vị là Fara [F] , 1Fara là rất lớn do đó trong thực tế thường dùng các đơn vị nhỏ hơn như MicroFara [µF] , NanoFara [nF], PicoFara [pF].

* Ký hiệu:Tụ điện có ký hiệu là C [Capacitor]

Một tính chất quan trọng của tụ điện là tính chất phóng nạp của tụ , nhờ tính chất này mà tụ có khả năng dẫn điện xoay chiều.

* Tụ nạp điện :Như hình ảnh trên ta thấy rằng , khi công tắc K1 đóng, dòng điện từ nguồn U đi qua bóng đèn để nạp vào tụ, dòng nạp này làm bóng đèn loé sáng, khi tụ nạp đầy thì dòng nạp giảm bằng 0 vì vậy bóng đèn tắt.

* Tụ phóng điện :Khi tụ đã nạp đầy, nếu công tắc K1 mở, công tắc K2 đóng thì dòng điện từ cực dương [+] của tụ phóng qua bóng đền về cực âm [-] làm bóng đèn loé sáng, khi tụ phóng hết điện thì bóng đèn tắt.

=> Nếu điện dung tụ càng lớn thì bóng đèn loé sáng càng lâu hay thời gian phóng nạp càng lâu.

5 . Cách đọc giá trị điện dung trên tụ điện.

* Với tụ hoá :Giá trị điện dung của tụ hoá được ghi trực tiếp trên thân tụ

=> Tụ hoá là tụ có phân cực [-] , [+] và luôn luôn có hình trụ .

* Với tụ giấy , tụ gốm :Tụ giấy và tụ gốm có trị số ghi bằng ký hiệu

  • Cách đọc :Lấy hai chữ số đầu nhân với 10[Mũ số thứ 3 ]
  • Ví dụ tụ gốm bên phải hình ảnh trên ghi 474K nghĩa là
    Giá trị = 47 x 104= 470000p [ Lấy đơn vị là picô Fara]
    = 470 n Fara = 0,47 µF
  • Chữ K hoặc J ở cuối là chỉ sai số 5% hay 10% của tụ điện .

* Thực hành đọc trị số của tụ điện.

* Tụ giấy và tụ gốm còn có một cách ghi trị số khác là ghi theo số thập phân và lấy đơn vị là MicroFara

6. Ý nghĩ của giá trị điện áp ghi trên thân tụ :

  • Ta thấy rằng bất kể tụ điện nào cũng được ghi trị số điện áp ngay sau giá trị điện dung, đây chính là giá trị điện áp cực đại mà tụ chịu được, quá điện áp này tụ sẽ bị nổ.
  • Khi lắp tụ vào trong một mạch điện có điện áp là U thì bao giờ người ta cũng lắp tụ điện có giá trị điện áp Max cao gấp khoảng 1,4 lần.
  • Ví dụ mạch 12V phải lắp tụ 16V, mạch 24V phải lắp tụ 35V. vv..

7 Phân loại tụ điện

7.1] Tụ giấy, Tụ gốm, Tụ mica. [Tụ không phân cực ]

Các loại tụ này không phân biệt âm dương và thường có điện dung nhỏ từ 0,47 µF trở xuống, các tụ này thường được sử dụng trong các mạch điện có tần số cao hoặc mạch lọc nhiễu.

7.2] Tụ hoá [ Tụ có phân cực ]

Tụ hoá là tụ có phân cực âm dương , tụ hoá có trị số lớn hơn và giá trị từ 0,47µF đến khoảng 4.700 µF , tụ hoá thường được sử dụng trong các mạch có tần số thấp hoặc dùng để lọc nguồn, tụ hoá luôn luôn có hình trụ..

7.3] Tụ xoay .

Tụ xoay là tụ có thể xoay để thay đổi giá trị điện dung, tụ này thường được lắp trong Radio để thay đổi tần số cộng hưởng khi ta dò đài.

8 Phương pháp kiểm tra tụ điện

8.1] Đo kiểm tra tụ giấy và tụ gốm.

Tụ giấy và tụ gốm thường hỏng ở dạng bị dò rỉ hoặc bị chập, để phát hiện tụ dò rỉ hoặc bị chập ta quan sát hình ảnh sau đây .

  • Ở hình ảnh trên là phép đo kiểm tra tụ gốm, có ba tụ C1 , C2 và C3 có điện dung bằng nhau, trong đó C1 là tụ tốt, C2 là tụ bị dò và C3 là tụ bị chập.
  • Khi đo tụ C1 [ Tụ tốt ] kim phóng lên 1 chút rồi trở về vị trí cũ. [ Lưu ý các tụ nhỏ quá < 1nF thì kim sẽ không phóng nạp ]
  • Khi đo tụ C2 [ Tụ bị dò ] ta thấy kim lên lưng chừng thang đo và dừng lại không trở về vị trí cũ.
  • Khi đo tụ C3 [ Tụ bị chập ] ta thấy kim lên = 0 Ω và không trở về.
  • Lưu ý: Khi đo kiểm tra tụ giấy hoặc tụ gốm ta phải để đồng hồ ở thang x1KΩ hoặc x10KΩ, và phải đảo chiều kim đồng hồ vài lần khi đo.

8.2] Đo kiểm tra tụ hoá

Tụ hoá ít khi bị dò hay bị chập như tụ giấy, nhưng chúng lại hay hỏng ở dạng bị khô [ khô hoá chất bên trong lớp điện môi ] làm điện dung của tụ bị giảm , để kiểm tra tụ hoá , ta thường so sánh độ phóng nạp của tụ với một tụ còn tốt có cùng điện dung, hình ảnh dưới đây minh hoạ các bước kiểm tra tụ hoá.

  • Để kiểm tra tụ hoá C2 có trị số 100µF có bị giảm điện dung hay không, ta dùng tụ C1 còn mới có cùng điện dung và đo so sánh.
  • Để đồng hồ ở thang từ x1Ω đến x100Ω [ điện dung càng lớn thì để thang càng thấp ]
  • Đo vào hai tụ và so sánh độ phóng nạp , khi đo ta đảo chiều que đo vài lần.
  • Nếu hai tụ phóng nạp bằng nhau là tụ cần kiểm tra còn tốt, ở trên ta thấy tụ C2 phóng nạp kém hơn do đó tụ C2 ở trên đã bị khô.
  • Trường hợp kim lên mà không trở về là tụ bị dò.

Chú ý :Nếu kiểm tra tụ điện trực tiếp ở trên mạch , ta cần phải hút rỗng một chân tụ khỏi mạch in, sau đó kiểm tra như trên.

9 Các kiểu mắc và ứng dụng

9.1 . Tụ điện mắc nối tiếp .

  • Các tụ điện mắc nối tiếp có điện dung tương đương C tđ được tính bởi công thức: 1 / C tđ = [1 / C1 ] + [ 1 / C2 ] + [ 1 / C3 ]
  • Trường hợp chỉ có 2 tụ mắc nối tiếp thìC tđ = C1.C2 / [ C1 + C2 ]
  • Khi mắc nối tiếp thì điện áp chịu đựng của tụ tương đương bằng tổng điện áp của các tụ cộng lại. U tđ = U1 + U2 + U3
  • Khi mắc nối tiếp các tụ điện, nếu là các tụ hoá ta cần chú ý chiều của tụ điện, cực âm tụ trước phải nối với cực dương tụ sau:

9.2 Tụ điện mắc song song.

  • Các tụ điện mắc song song thì có điện dung tương đương bằng tổng điện dung của các tụ cộng lại .C = C1 + C2 + C3
  • Điện áp chịu đựng của tụ điện tương tương bằng điện áp của tụ có điện áp thấp nhất.
  • Nếu là tụ hoá thì các tụ phải được đấu cùng chiều âm dương.

9.3 Ứng dụng của tụ điện .

Tụ điện được sử dụng rất nhiều trong kỹ thuật điện và điện tử, trong các thiết bị điện tử, tụ điện là một linh kiện không thể thiếu đươc, mỗi mạch điện tụ đều có một công dụng nhất định như truyền dẫn tín hiệu , lọc nhiễu, lọc điện nguồn, tạo dao động ..vv

Dưới đây là một số những hình ảnh minh hoạ về ứng dụng của tụ điện.

* Tụ điện trong mạch lọc nguồn.

  • Trong mạch lọc nguồn như hình trên , tụ hoá có tác dụng lọc cho điện áp một chiều sau khi đã chỉnh lưu được bằng phẳng để cung cấp cho tải tiêu thụ, ta thấy nếu không có tụ thì áp DC sau đi ốt là điên áp nhấp nhô, khi có tụ điện áp này được lọc tương đối phẳng, tụ điện càng lớn thì điện áp DC này càng phẳng.

* Tụ điện trong mạch dao động đa hài tạo xung vuông.

  • Bạn có thể lắp mạch trên với các thông số đã cho trên sơ đồ.
  • Hai đèn báo sáng sử dụng đèn Led dấu song song với cực CE của hai Transistor, chú ý đấu đúng chiều âm dương.

Chúc các bạn thành công! hãy comment phí dưới để được tư vấn đồ án miễn phí.

Trao đổi học tập

Tất tật những quy định đối với người đi xe đạp điện

Xe đạp điện là một trong những loại phương tiện tương đối phổ biến hiện nay, đặc biệt với học sinh, sinh viên. Pháp luật hiện hành cũng đã có những quy định cụ thể về loại phương tiện này.

Xe đạp điện thuộc nhóm phương tiện thô sơ

Khoản 19 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ [sau đây gọi là xe thô sơ] gồm xe đạp [kể cả xe đạp máy], xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.

Trong khi đó, Nghị định 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ đã làm rõ vấn đề này tại điểm e, khoản 1, Điều 3: Xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được [kể cả xe đạp điện].

Tóm lại, xe đạp điện là một loại xe đạp máy, thuộc nhóm phương tiện giao thông thô sơ.

Đi xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm

Theo quy định tại Điều 31 Luật Giao thông đường bộ 2008, cả người điều khiển xe đạp điện và người ngồi trên xe đều phải đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng quy cách.

Chỉ thị 04/CT-TTg vừa được Thủ tướng ban hành đầu năm 2018 cũng đã yêu cầu bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với học sinh, sinh viên, đặc biệt là học sinh từ 6 tuổi trở lên được người lớn chở trên xe máy, xe đạp điện; giáo dục học sinh, sinh viên đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện trở thành thói quen.

Những quy định đối với người đi xe đạp điện [Ảnh minh họa]

Mức phạt với người đi xe đạp điện vi phạm giao thông

Người tham gia giao thông bằng xe đạp điện, nếu vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ sẽ bị xử phạt theo Điều 8 Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Cụ thể:

Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng đối với một trong các hành vi:

Không đi bên phải theo chiều đi của mình, đi không đúng phần đường quy định;

Dừng xe đột ngột; chuyển hướng không báo hiệu trước;

Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường;

Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép;

Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;

Chạy trong hầm đường bộ không có đèn hoặc vật phát sáng báo hiệu; dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ;

Điều khiển xe dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên;

Sử dụng ô [dù], điện thoại di động;

Đi ban đêm không có báo hiệu bằng đèn hoặc vật phản quang.

Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi:

Để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật, gây cản trở giao thông;

Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;

Không nhường đường cho xe xin vượt hoặc gây cản trở đối với xe cơ giới xin vượt, gây cản trở xe ưu tiên;

Không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;

Chở quá số người quy định, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu;

Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.

Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi:

Buông cả hai tay; chuyển hướng đột ngột trước đầu xe cơ giới đang chạy; dùng chân điều khiển xe;

Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông;

Người điều khiển hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang vác vật cồng kềnh;

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi:

Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; đuổi nhau trên đường;

Đi xe bằng một bánh;

Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;

Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông [trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật];

Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều đường của đường một chiều, đường có biển Cấm đi ngược chiều.

Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ phương tiện phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

Ngoài việc bị phạt tiền, người đi xe đạp điện tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng; đuổi nhau trên đường; đi xe bằng một bánh còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu phương tiện.

Xem thêm:

12 quy định của Luật Giao thông đường bộ ai cũng cần biết

LuatVietnam

Hướng dẫn sử dụng Thiết bị kiểm tra Điện T6

Những người sử dụng thiết bị kiểm tra điện để ghi lại các phép đo như điện áp và dòng điện đều biết rằng quá trình này thường tốn nhiều thời gian và có nguy cơ rủi ro tiềm ẩn. Thiết bị kiểm tra điện Fluke T6 mang đến một phương pháp lấy số đo điện nhanh hơn và an toàn hơn trên các tủ điện phân phối và hộp nối, cùng các ứng dụng khác. Những dụng cụ này cảm nhận một điện trường trong đầu chạc mở, cho phép bạn lấy số đo một cách dễ dàng. Nhờ có công nghệ FieldSense mới, T6 giúp công việc của bạn an toàn hơn khi đo điện áp lên đến 1000 V ac thông qua đầu chạc mở. Khả năng đo điện áp và dòng điện đồng thời, không cần phải mở vỏ hoặc tháo các đầu nối dây cho phép bạn lấy số đo nhanh hơn và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, đầu chạc mở của thiết bị này là đầu chạc mở rộng rất có sẵn trong ngành và có thể đo dây lên đến AWG 4/0 [120 mm2] mang dòng điện tối đa 200 A. Các thợ điện công nghiệp thương mại và công nghiệp nhẹ có thể sử dụng Thiết bị kiểm tra điện T6 để khắc phục sự cố cơ bản, xác minh giá trị điện áp và thông mạch, cũng như kiểm tra từng mạch điện trong khi lấy nhanh số đo của dòng điện và điện áp mà không cần sử dụng que đo. Những thiết bị này dễ dàng để vừa trong túi của bạn, giúp thợ điện của tất cả các ngành dễ dàng lấy để sử dụng từ phía trước. Các ứng dụng kiểm tra phổ biến bao gồm:

  • Dây chạy trong ống dẫn và hộp nối
  • Cấp nguồn cho mạch đến các động cơ [tối đa 200 amp]
  • Tủ điện phân phối [sẽ đi xung quanh dây 4/0]
  • Thiết bị HVAC
  • Mạch ngắt
  • Vỏ ống cách điện [sử dụng que đo màu đen]

Thông thường, thợ điện hay gặp các hộp nối liền với dây, vì vậy việc tìm ra đúng điểm kết nối là một thử thách. Với T6-600 hoặc T6-1000, bạn thực hiện đo bằng cách trượt một dây dẫn điện vào đầu chạc mở. Thiết bị kiểm tra điện T6 không chỉ phát hiện đơn thuần. Những thiết bị này còn đo được điện áp ac, dòng điện, tần số mà không cần que đo. Với việc sử dụng các que đo đi kèm, những dụng cụ này còn có thể đo điện áp ac/dc, trở kháng và thông mạch. Thiết bị kiểm tra điện T6 sử dụng công nghệ FieldSense độc ​​quyền, giúp việc việc đo nguồn điện áp trở nên an toàn hơn cho thợ điện hoặc kỹ thuật viên thực hiện đo. Công nghệ FieldSense đo điện áp thông qua lớp cách điện của cáp, giảm nguy cơ người sử dụng tiếp xúc với dây dẫn kim loại trần và giảm khả năng xảy ra lỗi hoặc vô tình tiếp xúc sai dây dẫn. Công nghệ này tiêm một tín hiệu đã biết để thu thập chính xác điện áp ac chưa xác định. Điều này cho phép thực hiện một phép đo điện áp ac thực tế, so với chỉ cảm nhận một từ trường như trong các máy dò không tiếp xúc thông thường. Thông thường, khi do bằng que đo, cần phải có kết nối kim loại đến kim loại hoặc gắn kìm kẹp cá sấu vào một mạch. Công nghệ FieldSence cho phép T6 đo điện áp ac, dòng điện và tần số mà không cần tiếp xúc điện với dòng điện áp trực tiếp. Lưu ý rằng điều này đòi hỏi một đường dẫn điện dung nối đất thông qua người sử dụng bằng cách tiếp xúc với điểm tiếp xúc tròn ở mặt sau của nắp pin điều này sẽ phù hợp trong nhiều ứng dụng. Trong một số ứng dụng khi người dùng không có đường nối đất rõ ràng, thì có thể cần phải nối đất thông qua que đo đi kèm.

Vị trí tối ưu khi thực hiện đo bằng công nghệ FieldSense cho các dây dẫn nóng và trung tính là ở vị trí chính giữa ở dưới cùng của đầu chạc mở. Khi định vị đầu chạc, chỉ cần dùng một tay trượt đầu chạc mở qua dây dẫn. Đối với T6-1000, màn hình LCD hiển thị đồng thời các phép đo điện áp và dòng điện trong khi có thể chọn thủ công tần số chỉ bằng một thao tác nhấn nút. Không cần phải định cấu hình lại dụng cụ hoặc tìm kiếm các điểm kiểm tra bằng kim loại. Màn hình hiển thị sẽ chuyển sang màu xanh lục để chỉ báo rằng FieldSense có một tín hiệu điện đáng tin cậy. Đèn chỉ báo điện áp hình tam giác, được đánh dấu bằng biểu tượng tia chớp, sẽ chuyển sang màu đỏ nếu điện hiện tại lớn hơn 30 V. Lưu ý rằng số đọc có thể không chính xác khi người sử dụng đeo găng tay cách điện, đi ủng cách điện cao hoặc đứng trên thang cách điện. Những kịch bản này sẽ yêu cầu phải có que nối đất bên ngoài được kết nối để xác nhận số đọc đáng tin cậy. Điều này được thực hiện đơn giản bằng cách chạm que đo màu đen đi kèm vào một dây dẫn nối đất, chẳng hạn như ống dẫn hoặc hộp nối. Để đo điện áp ac và dòng điện ac bằng công nghệ FieldSense:

  1. Bật núm xoay sang vị trí thứ hai, hoặc chức năng FieldSense. Thiết bị kiểm tra sẽ đo và hiển thị đồng thời cả điện áp ac và ampe ac trên T6-1000 trong khi T6-600 sẽ mặc định hiển thị ampe ac và phải chuyển sang điện áp ac bằng nút bật/tắt màu vàng.
  2. Khi sử dụng bảng cảm ứng để thực hiện nối đất, hãy gắn đầu dò màu đen vào ngăn đựng ở phía sau của thiết bị. Nếu sử dụng găng tay cách điện, đứng trên thang cách điện hoặc được cách điện khỏi mặt đất, hãy đặt que đo màu đen lên dây dẫn nối đất hoặc gắn que đo để nối đất với một kìm kẹp cá sấu.
  3. Xem số đọc, ghi chú về các thiết bị đo.
  4. Nhấn vào nút HOLD [GIỮ] để tạm thời dừng số đọc để đọc nhanh số đọc trên màn hình.

Hãy nhớ rằng, phải sử dụng các que đo đi kèm khi đo điện áp ac/dc thông qua phương pháp tiếp xúc kim loại thông thường và khi đo điện áp pha đến pha. Chạm đầu dò vào mạch dọc tải hoặc nguồn điện song song với mạch. T6-600 có định mức 600 V CAT III và T6-1000 có hai định mức 1000 V CAT III/600 V CAT IV.

T6-1000 đo điện trở từ 1Ω đến 100kΩ, trong khi T6-600 đo từ 1Ω đến 2000Ω. Để thực hiện đo:

  1. Tắt nguồn trong mạch cần kiểm tra.
  2. Bật bộ chọn sang Ω.
  3. Chạm đầu dò dọc theo thành phần được chỉ định hoặc một phần của bảng mạch.
  4. Xem số đọc.
  5. Nếu số đọc dưới 40 ohm, thì bạn sẽ nhận được cảnh báo âm thanh liên tục.

Mặc dù các cải tiến của Thiết bị kiểm tra điện T6 để giúp đo điện an toàn, nhưng người sử dụng vẫn nên mặc các thiết bị bảo hộ cá nhân phù hợp [PPE]. Điều này có nghĩa là các thợ điện vẫn nên mặc quần áo bảo vệ an toàn khi xảy ra hồ quang điện và thiết bị bảo hộ như găng tay, kính bảo hộ hoặc kính bảo vệ, thiết bị bảo vệ thính giác và giày bằng da. Trong khu vực có điện áp thấp hơn, có thể thực hiện đo khi mang các thiết bị bảo hộ ở mức tối thiểu, bao gồm găng tay và kính bảo hộ. Tuy nhiên, khi đo mà không sử dụng que đo không có nghĩa là bạn có thể bỏ qua việc mặc các thiết bị bảo hộ bắt buộc. Danh sách đầy đủ về các loại thiết bị bảo hộ cá nhân, theo tiêu chuẩn 70E của Hiệp hội chống hòa hoạn quốc gia [NFPA], có trong Bảng 130.7 [C] [16]. Khi có nhiều mối nguy hiểm điện hơn, người sử dụng cần có các thiết bị bảo hộ cá nhân với định mức hồ quang cao hơn có thể chịu đựng được sự cố phóng điện hồ quang.

Với mạch chạy điện không phải mạch tải dưới, bạn có thể đo dây dẫn nóng của mạch ac. Thiết bị kiểm tra điện T6 giúp bạn khắc phục sự cố, vì chúng cho phép bạn tìm ra dây nào nóng, ngay trong mạch cho dù đó là hệ thống chiếu sáng, động cơ hay đèn bàn không hoạt động. Điều này cho phép các thợ điện kiểm tra dây có thể mang điện áp và khắc phục sự cố hở mạch .

Tụ điện là gì? Khái niệm và ứng dụng của tụ điện Vnelect.com

Tụ điện là gì?

Tụ điệnlà một linh kiện điện tử thụ độngcấu tạo bởi hai bản cực đặt song song được ngăn cách bởi lớp điện môi, tụ điện có tính chất cách điện 1 chiều nhưng chodòng điện xoay chiềuđi qua nhờ nguyên lý phóng nạp.

Ký hiệu:Tụ điện có ký hiệu là C

Ký hiệu của tụ điện trong mạch điện

Đơn vị của tụ điện:

Đơn vị của tụ điện là Fara [F], 1 Fara có trị số rất lớn và trong thực tế người ta thường dùng các đơn vị nhỏ hơn như:1µF=10-6F;1ηF=10-9F;1pF=10-12F

Cấu tạo của tụ điện

Cấu tạo của tụ điện gồm ít nhất hai dây dẫn điện thường ở dạng tấm kim loại. Hai bề mặt này được đặt song song với nhau và được ngăn cách bởi một lớp điện môi.

Cấu tạo của tụ điện

Dây dẫn của tụ điện có thể sử dụng là giấy bạc, màng mỏng,

Điện môi sử dụng cho tụ điện là các chất không dẫn điện như thủy tinh, giấy, giấy tẩm hoá chất, gốm, mica, màng nhựa hoặc không khí. Các điện môi này không dẫn điện nhằm tăng khả năng tích trữ năng lượng điện của tụ điện.Tùy theo lớp cách điện ở giữa hai bản cực là gì thì tụ có tên gọi tương ứng.

Các loại tụ điện phổ biến:

  • Tụ hóa:là tụ có phân cực [-], [+] và luôn có hình trụ. Trên thân tụ được thể hiện giá trị điện dung, điện dung thường từ 0,47 µF đến 4700 µF
  • Tụ giấy, tụ micavà tụ gốm: là tụ không phân cực và có hình dẹt, không phân biệt âm dương. Cótrị số được ký hiệu trên thân bằng ba số, điện dung của tụ thường khá nhỏ, chỉ khoảng 0,47 µF
  • Tụ xoay:Đúng như tên gọi, cấu tạo của tụ điện này giúp nó có thể xoay để đổi giá trị điện dung
  • Tụ Lithium ion:có năng lượng cực cao dùng để tích điện 1 chiều

Nguyên lý hoạt động của tụ điện

Nguyên lý hoạt động của tụ điện

Tụ điện có khả năng tích trữ năng lượng dưới dạng năng lượng điện trường bằng cách lưu trữ các electron, nó cũng có thể phóng ra các điện tích này để tạo thành dòng điện. Đây chính là tính chất phóng nạp của tụ, nhờ có tính chất này mà tụ có khả năng dẫn điện xoay chiều.
Nếu điện áp của hai bản mạch không thay đổi đột ngột mà biến thiên theo thời gian mà ta cắm nạp hoặc xả tụ rất dễ gây ra hiện tượng nổ có tia lửa điện do dòng điện tăng vọt. Đây là nguyên lý nạp xả của tụ điện khá phổ biến.

Công dụng của tụ điện

  • Tác dụng của tụ điện được biết đến nhiều nhất là khả năng lưu trữ năng lượng điện, lưu trữ điện tích hiệu quả. Nó được so sánh với khả năng lưu trữ như ắc-qui. Tuy nhiên, ưu điểm lớn của tụ điện là lưu trữ mà không làm tiêu hao năng lượng điện.
  • Ngoài ra, công dụng tụ điện còn cho phép điện áp xoay chiều đi qua, giúp tụ điện có thể dẫn điện như một điện trở đa năng. Đặc biệt khi tần số điện xoay chiều [điện dung của tụ càng lớn] thì dung kháng càng nhỏ. Hỗ trợ đắc lực cho việc điện áp được lưu thông qua tụ điện.
  • Hơn nữa, do nguyên lý hoạt động của tụ điện là khả năng nạp xả thông minh, ngăn điện áp 1 chiều, cho điện áp xoay chiều lưu thông giúp truyền tí hiệu giữa các tầng khuyếch đại có chênh lệch điện thế.
  • Tụ điện còn có vai trò lọc điện áp xoay chiều thành điện áp 1 chiều bằng phẳng bằng cách loại bỏ pha âm.

Ứng dụng của tụ điện trong thực tế:

  • Tụ điện được sử dụng phổ biến trong kỹ thuật điện và điện tử.
  • Ứng dụng trong hệ thống âm thanh xe hơi bởi tụ điện lưu trữ năng lượng cho bộ khuếch đại được sử dụng.
  • Tụ điện có thể để xây dựng các bộ nhớ kỹ thuật số động cho các máy tính nhị phân sử dụng các ống điện tử.
  • Trong các chế tạo đặc biệt về vấn đề quân sự, ứng dụng của tụ điện dùng trong các máy phát điện, thí nghiệm vật lý, radar, vũ khí hạt nhân,
  • Ứng dụng của tụ điện trong thực tế lớn nhất là việc áp dụng thành công nguồn cung cấp năng lượng, tích trữ năng lượng.
  • Và nhiều hơn nữa những tác dụng của tụ điện như xử lý tín hiệu, khởi động động cơ, mạch điều chỉnh,

Trên đây là bài viết về tụ điện, hi vọng các bạn có thể nắm bắt và hiểu rõ hơn về các khái niệm, nguyên lý làm việc cũng như ứng dụng của tụ điện

Siêu tụ điện Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam

1. Tụ điện

Chúng ta rất quen thuộc với tụ điện trình bày ở sách giáo khoa: tụ điện có hai bản cực bằng kim loại diện tích S nằm song song và cách nhau một khoảng cách d, điện dung C của tụ điện là: C = ε.S/d; ε là hằng số điện môi của chất giữa hai bản của tụ điện. Khi nối hai bản cực của tự điện với hiệu điện thế U, tụ điện chứa được điện tích Q = CU, năng lượng điện của tụ điện lúc đó là: E = 1/2CU2 = 1/2 Q2/C = 1/2QU.

Ta thấy muốn có được tụ điện với điện dung C lớn phải tìm chất có hằng số điện môi lớn đặt giữa hai bản của tụ điện, phải giảm khoảng cách d giữa hai bản tụ điện và phải tăng diện tích S của bản tụ điện. Khi đã có tụ điện với điện dung C, muốn tụ chứa được nhiều điện, phải nối tụ điện với hiệu điện thế U cao. Tuy nhiên, tùy theo cấu tạo và chất liệu của điện môi, mỗi loại tụ điện chỉ chịu được một hiệu điện thế U nhất định, nếu hiệu điện thế tác dụng cao quá, tụ điện có thể bị đánh thủng.

Về mặt vật lý, hiệu điện thế tác dụng lên tụ điện tạo ra điện trường, điện trường này làm phân cực các phân tử của chất điện môi [H.1]. Điện tích Q của tụ điện chỉ có ở bề mặt bản tụ điên. Năng lượng điện chứa trong tụ diện là năng lượng của trường tĩnh điện giữa hai bản cực. Quá trình nạp điện cũng như phóng điện của tụ điện xảy ra rất nhanh, tùy thuộc vào những yếu tố bên ngoài chứ không phụ thuộc vào bản thân tụ điện vì ở tụ điện không có quá trình hóa học xảy ra.

Lâu nay, người ta vẫn phân loại gọi tên tụ điện theo chất điện môi giữa hai bản tụ điện: tụ điện không khí, tụ điện chân không, tụ điện mica, tụ điện thủy tinh Các loại tụ điện này có điện dung rất nhỏ vào cỡ hàng chục đến hàng nghìn picofarad [1 picofarad viết tắt là pF, bằng 10-12F, farad là điện dung của tụ điện khi hai bản cực có hiệu điện thế là một vôn thì tích điện được một culông].

Rất khó chế tạo được tụ điện có điện dung lớn. Người ta đã dùng màng polyme chất lượng cao [polycarbonate, polystyrene, polyester]. Bốc bay màng mỏng kim loại lên hai bên màng polyme để làm hai bản cực và quấn lại thành tụ điện có diện tích lớn, ε cao và d nhỏ, nhưng điện dung cũng chỉ xấp xỉ micro farad [phần triệu farad]. Tụ điện hóa có điện dung cỡ vài chục microfarad, thực tế có một điện cực là lá nhôm mỏng cho ăn mòn điện hóa sao cho bề mặt lớp oxyt nhôm cách điện rất mỏng. Trên lớp oxyt nhôm là lớp điện ly dùng làm điện cực. Như vậy gọi là tụ hóa là do khi chế tạo dùng phương pháp hóa còn khi hoạt động vẫn theo tác dụng điện trường như nhiều loại tụ điện khác. Tuy lớp oxyt nhôm rất mỏng [d nhỏ] diện tích S rất lớn điện dung C của tụ hóa cũng vào cỡ hàng chục microfarad.

Tụ điện theo đúng nghĩa là chứa điện [tích] nhưng lâu nay do điện dung của tụ điện quá nhỏ nên rất khó dùng điện tích mà tụ điện chứa được để trực tiếp tạo ra dòng điện sử dụng như ở ăcquy, ở pin nạp.

Nhưng ngày nay, đã có siêu tụ điện, kích thước không to lắm, có điện dung đến hàng trăm, hàng ngàn Farad, đang bắt đầu cạnh tranh với ắcquy, pin nạp ở nhiều lĩnh vực.

2. Siêu tụ điện

Con đường phát triển dẫn đến siêu tụ điện được sử dụng rất phổ biến hiện nay bắt đầu từ năm 1960 khi Trung tâm nghiên cứu SOHIO ở bang Ohio [Mỹ] phát hiện rằng hai tấm than hoạt tính nhúng vào dung dịch điện phân khi nối điện trở thành một cái tụ điện có điện dung đặc biệt lớn. Sau đấy SOHIO làm được dung dịch điện phân hữu cơ thay cho dung dịch điện phân thường, điện dung của tụ điện thử nghiệm cao hơn nhiều lần.

Năm 1971 SOHIO sáng chế ra kỹ thuật làm tụ điện lớp kéo và năm 1980 hãng Matsushita làm ra các điện cực đặc biệt và sáng chế ra siêu tụ điện [supercapacitor hay ultracapacitor]. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của siêu tụ điện như sau [hình 2].

Có hai lá kim loại, mỗi lá gắn liền với một lớp than hoạt tính, ở giữa có một tấm ngăn cách mỏng thường là giấy đặc biệt tạo thành tấm ngăn cách, tất cả nhúng vào dung dịch điện phân.

Khi nối hai lá kim loại với cực dương, cực âm của nguồn điện một chiều, dưới tác dụng điện trường những ion âm trong dung dịch điện phân bị hút về phía lớp than hoạt tính nối với cực dương và chui vào các lỗ nhỏ trong than hoạt tính. Tương tự những ion mang điện dương chạy về phía tấm than hoạt tính nối với cực âm chui vào các lỗ nhỏ bê trong than hoạt tính.

Lớp ngăn cách tuy mỏng nhưng ngăn chặn được dòng điện chạy qua giữa hai điện cực ở phía bên trong tụ điện còn các ion âm và dương vẫn chuyển động thoải mái. Nhìn hình vẽ ta thấy có hai lớp điện tích sinh ra giống như là hai tụ điện mắc nối tiếp. Vì vậy người ta gọi siêu tụ điện là tụ điện có lớp điện tích kép EDLC [Electric Double Layer Capacitor].

Hình 2: Cấu tạo của siêu tụ điện

Đến đây ta có thể hiểu tại sao siêu tụ điện có điện dung C rất siêu. Một là than hoạt tính có rất nhiều lỗ nên diện tích mặt ngoài S rất lớn, thí dụ 250 gam than hoạt tính có diện tích mặt ngoài tổng cộng là 375.000 mét vuông. Hai là khoảng cách d giữa các lớp mang điện tích trái dấu rất nhỏ, chỉ vào cỡ nanomet [10-9 mét]. Hai lý do chính là S lớn và d nhỏ làm cho siêu tụ điện có điện dung C nhiều bậc lớn hơn điện dung của tụ điện thông thường. Dễ dàng có được siêu tụ điện với điện dung hàng trăm Farad, kích thước nhỏ hơn lon nước ngọt trong lúc đó đối với tụ điện thông thường, có được điện dung hàng chục microfarad đã là khó.

3. Một số đặc điểm của siêu tụ điện và ứng dụng

Siêu tụ điện có điện dung rất lớn so với tụ điện thông thường nên chứa được rất nhiều điện [năng lượng điện bằng 1/2CU2]. Hơn nữa quá trình nạp điện, phóng điện là một quá trình vật lý, điều khiển điện tích chuyển động bằng điện trường, không dùng đến các phản ứng hóa học. Nhờ đó siêu tụ điện rất bền, không chóng bị suy thoái: thời gian sử dụng hàng chục năm, nạp đi nạp lại được hơn 500.000 lần [ăcquy, pin nạp loại tốt nạp đi nạp lại được vài ngàn lần, thời gian sử dụng cỡ một vài năm].

Việc nạp điện hay phóng điện cho siêu tụ điện có thể tiến hành rất nhanh vì đây là cách dùng điện trường điều khiển các ion chuyển động để chạy vào các lỗ nhỏ ở than hoạt tính [khi nạp] hoặc cho electron chạy ở mạch ngoài để cân bằng loại các ion dương và âm tập trung ở các điện cực than [khi phóng]. Ở pin nạp phải chờ thời gian trao đổi của phản ứng hóa học nên không thể nạp nhanh hoặc phóng nhanh.

Do cấu tạo của lớp điện tích kép, giữa hai cực của một siêu tụ điện chỉ chịu được hiệu điện thế cỡ 2, 3 vôn. Vì vậy muốn làm việc ở điện thế cao, phải ghép nối tiếp nhiều siêu tụ điện.

Cũng do cấu tạo của các điện cực bên trong rất gần nhau điện tích Q nạp cho siêu tụ điện dễ bị rò rỉ nên không giữ được lâu. Siêu tụ điện tự bị sụt thế nhanh hơn là ở pin nạp, ở ăcquy.

Những thông số kỹ thuật đáng chú ý là đặc điểm về kích thước và giá thành.

Đối với các nguồn điện lưu động người ta đưa ra tiêu chuẩn năng lượng tạo ra được ứng với một đơn vị khối lượng của nguồn: Wh/kg [Watt giờ/kilogam].

Xét về mặt này siêu tụ điện loại tốt hiện nay có mật độ năng lượng xấp xỉ 60Wh/kg, chỉ bằng một nửa của pin nạp tốt nhất Li-ion 120Wh/kg. Tuy nhiên những nghiên cứu về công nghệ nano cho thấy đã làm được siêu tụ điện với ống nanocacbon mật độ công suất đến trên 100kWh/kg nghĩa là ba bậc cao hơn mật độ công suất ở pin nạp tốt nhất hiện nay.

Về giá thành người ta thường tính theo đơn vị đôla trên Farad nghĩa là để chứa được một Farad thì mất bao nhiêu tiền. Năm 1980 siêu tụ điện 2,3 vôn; điện dung 470 Farad do hãng Panasonic chế tạo tính ra giá thành là 2 đôla một Farad. Hiện nay giá thành đối với một siêu tụ điện như vậy giảm xuống chỉ còn 0,1 đôla một Farad và dự tính nay mai sẽ giảm xuống còn 0,005 đôla một Farad.

Có thể kể một vài ứng dụng của siêu tụ điện hiện nay.

Ứng dụng trong giao thông: Trung Quốc đã thử nghiệm từ 2005 ở Thượng Hải loại xe buýt điện mới gọi là Capabus [Capacitor Bus]. Loại xe này được trang bị động cơ điện chạy bằng điện chứa ở siêu tụ điện. Dọc đường xe chạy không có đường dây căng ở trên để xe có cần lấy điện từ đường dây như xe buyt chạy điện thông thường. Ở các trạm đỗ xe dọc đường có chỗ lấy điện để nạp nhanh điện cho siêu tụ điện, thời gian nạp điện ngắn hơn thời gian hành khách lên xuống, ở các trạm dừng xe đầu và cuối có chỗ nạp điện thật no cho siêu tụ điện.

Ứng dụng trong năng lượng tái tạo: Đặc điểm của năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng gió v.v là lúc có, lúc không, lúc có rất nhiều, lúc lại rất ít. Thí dụ pin mặt trời cung cấp điện tốt vào một số giờ ban ngày, lúc nắng to cho dòng điện rất mạnh, lúc mưa gió, trời tối dòng điện rất yếu hoặc bằng không. Lâu nay, người ta phải dùng ăcquy để tích điện, nhưng để nạp điện cho ăcquy no phải chờ từ vài giờ đến hơn nửa ngày. Nếu dùng siêu tụ điện, điện từ pin mặt trời mạnh đến bao nhiêu đều tích hết vào siêu tụ điện, không để lãng phí một chút nào. Đối với năng lượng gió cũng vậy, lúc gió to, siêu tụ điện kịp chứa hết điện năng sinh ra. Mặt khác trở ngại chính hiện nay khi sử dụng năng lượng tái tạo là phải dùng ăcquy để chứa điện nhưng ăcquy chỉ nạp lại được một số lần, nói chung là cỡ nửa năm, hay một năm phải thay ăcquy mới vừa tốn kém lại mất thời giờ. Còn dùng siêu tụ điện phải hơn mười năm mới phải thay.

Nhưng siêu tụ điện cũng có nhược điểm là tích điện không được lâu vì rò điện nội bộ giữa hai cực. Giải pháp tối ưu trong một số trường hợp hiện nay là dùng song song cả siêu tụ điện cả ăcquy.

Nguồn điện tái tạo [pin mặt trời hoặc năng lượng gió chẳng hạn] tạo ra được bao nhiêu điện năng, siêu tụ điện chứa ngay được hết và siêu tụ điện lại từ từ nạp điện cho ăcquy. Nhờ đó ăcquy luôn được nạp điện đầy đủ vừa luôn luôn có điện để dùng, vừa lâu mới phải thay ăcquy vì ăcquy rất chóng hỏng nếu nạp điện cho ăcquy không đầy đủ, để cho ăcquy cạn kiệt.

Siêu tụ điện đặc biệt có ích khi dùng để thu gom năng lượng mất mát, bỏ đi. Một chiếc xe ôtô phải mất mát bao nhiêu năng lượng xăng dầu để lăn bánh, lúc phanh lại, ôtô mất hết động năng đã tích lũy được. Người ta lắp vào ôtô bộ phận phát ra dòng điện mạnh khi xe ôtô hãm phanh. Điện năng phát ra đó được chứa ngay vào siêu tụ điện. Người ta lại dùng điện năng chứa trong tụ điện này để khởi động xe vì lúc khởi động, xe từ đứng yêu đến chuyển động tốn rất nhiều năng lượng.

Tương tự khi cái cần cẩu nâng một vật lên cao tốn rất nhiều năng lựợng trong đó có năng lượng để nâng vật nhưng không ít năng lượng để nâng bản thân cái cần cẩu và các bộ phận để kẹp giữ vật nâng. Người ta làm bộ phận tự động phát điện khi cần cẩu hạ xuống, dòng điện sinh ra rất mạnh trong thời gian tương đối ngắn này được tích lũy lại ở siêu tụ điện và dùng để phục vụ cho việc nâng cần cẩu lên ở thời gian tiếp sau đó.

Hiện nay nhiều nhà nghiên cứu, nhiều hãng đang đẩy mạnh việc cải tiến, chế tạo siêu tụ điện, đặc biệt vận dụng công nghệ nanô sử dụng vật liệu có nhiều lỗ nhỏ, diện tích mặt ngoài cực lớn như vật liệu làm từ ống nanô cacbon. Siêu tụ điện có vai trò rất quan trọng trong xu thế tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng xanh hay năng lượng sạch đang được toàn thế giới khuyến khích đẩy mạnh hiện nay.

Gần 1,6 triệu người thuê nhà hưởng giá bán điện đúng quy định

Thực hiện Thông tư 25/2018/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2014/TT-BCT về thực hiện giá bán điện, thời gian qua, Tổng Công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh và các đơn vị thường xuyên tổ chức tuyên truyền qua nhiều kênh, hình thức về quyền được hưởng giá bán điện sinh hoạt cho công nhân, sinh viên và người lao động thuê nhà để ở.

Trong đó, Tổng Công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh thực hiện việc niêm yết công khai Hướng dẫn thực hiện giá bán điện cho người thuê nhà để ở tại các địa điểm giao dịch với khách hàng, tại website Chăm sóc khách hàng, Khu chế xuất, Khu công nghiệp, khu vực tập trung nhiều nhà máy xí nghiệp, các trường học tập trung sinh viên.

Đồng thời, phối hợp địa phương tổ chức hướng dẫn, kiểm tra công tác áp giá bán điện tại các địa điểm cho thuê nhà. Phối hợp địa phương, thường xuyên rà soát, thống kê số liệu về số lượng nhà cho thuê, số lượng phòng, số lượng người thuê, để theo dõi.

Tính đến nay, Tổng Công ty đã phối hợp hơn 67 nghìn chủ nhà trọ ký cam kết bán điện đúng giá quy định và đã có gần 1,6 triệu người được hưởng giá bán điện đúng quy định của Nhà nước.

Tổng Công ty cũng yêu cầu các công ty điện lực phối hợp Sở Công thương thực hiện kiểm tra, lập biên bản và xử lý các trường hợp vi phạm quy định về giá bán điện đối với công nhân, sinh viên và người lao động thuê nhà để ở theo Điều 12 khoản 6 của Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17-10-2013, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Tụ điện là gì? Điện dung của tụ điện, Công thức và bài tập

Vậy Tụ điện là gì? Tụ điện có công dụng gì, làm sao thể tích điện cho tụ điện? Công thức tính điện dung của tụ viết thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I. Tụ điện là gì?

1. Tụ điện là gì?

Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.

Tụ điện dùng để chứa điện tích.

Tụ điện có nhiệm vụ tích và phóng điện trong mạch điện nên được dùng phổ biến trong các mạch điện xoay chiều và các mạch vô tuyến điện.

Phổ biến là tụ điện phẳng gồm hai bản kim loại phẳng [thường là giấy thiếc, kẽm hoặc nhôm] đặt song song với nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp điện môi [thường là lớp giấy tẩm một chất cách điện như parafin]. Hai bản kim loại này gọi là hai bản của tụ điện. Hai bản và lớp cách điện được cuộn lại và đặt trong một vỏ bằng kim loại.

Trong mạch điện, tụ điện được biểu diễn bằng kí hiệu như hình sau:

2. Cách tích điện cho tụ điện

Để tích điện cho tụ điện, ta nối hai bản của tụ điện với hai cực của nguồn điện như hình sau:

Điện tích của hai bản có độ lớn bằng nhau nhưng trái dấu. Ta gọi điện tích của bản dương là điện tích của tụ điện.

II. Điện dung của tụ điện là gì

1. Định nghĩa điện dung của tụ điện

Điện dung của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện ở một hiệu điện thế nhất định.

Điện dụng của tụ điện được xác định bằng thương số của điện tích của tụ điện và hiệu điện thế giữa hai bản của nó.

Công thức tính điện dung của tụ điện phẳng:[với S là phần diện tích đối diện giữa 2 bản của tụ].

2. Đơn vị điện dung

Đơn vị điện dung là fara, kí hiệu là F.

Fara là điện dung của một tụ điện mà nếu đặt giữa hai bản của nó hiệu điện thế 1 V thì nó tích được điện tích 1 C.

Các tụ điện thường dùng, chỉ có điện dung từ 10-12F đến 10-16F.

1μF = 10-6[F];1nF = 10-9[F];1pF = 10-12[F];

3. Các loại tụ điện

Người ta thường lấy tên của lớp điện môi để đặt tên cho tụ điện

Các loại tụ điện như: Tụ không khí, tụ giấy, tụ mica, tụ sứ, tụ gốm, tụ có điện dung thay đổi được gọ là tụ xoay.

Lưu ý:Với mỗi một tụ điện có 1 hiệu điện thế giới hạn nhất định, nếu khi sử dụng mà đặt vào 2 bản tụ hiệu điện thế lớn hơn hiệu điện thế giới hạn thì điện môi giữa 2 bản bị đánh thủng.

*Ví dụ: Trên vỏ mỗi tụ điện thường có ghi cặp số liệu, chẳng hạn như 12mF ~ 250[V]. Số liệu thứ nhất cho biết điện dung của tụ điện. Số liệu thứ hai chỉ giá trị giới hạn của hiệu điện thế đặt vào hai cực của tụ. Vượt quá giới hạn đó tụ có thể hỏng.

4. Năng lượng của điện trường trong tụ điện

Khi tụ điện tích điện thì điện trường trong tụ điện sẽ dự trữ một năng lượng. Đó là năng lượng điện trường.

Công thức tính năng lượng điện trường trong tụ điện:

Mọi điện trường đều mang năng lượng.

III. Bài tập Tụ điện, điện dung của tụ điện

* Bài 1 trang 33 SGK Vật Lý 11:Tụ điện là gì? Tụ điện phẳng có cấu tạo như thế nào?

° Lời giải bài 1 trang 33 SGK Vật Lý 11:

Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện. Nó dùng để tích điện.

Công dụng của tụ điện: tích và phóng điện trong mạch điện.

Tụ điện phẳng: cấu tạo gồm hai bản kim loại phẳng đặt song song với nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp điện môi.

Ký hiệu tụ điện trong mạch điện : C

* Bài2 trang 33 SGK Vật Lý 11:Làm thế nào để tích điện cho tụ điện? Người ta gọi điện tích của tụ điện là điện tích của bản nào?

° Lời giải bài2 trang 33 SGK Vật Lý 11:

Để tích điện cho tụ, người ta nối hai bản tụ với hai cực của nguồn điện. Bản nối với cực dương sẽ tích điện dương, bản nối với cực âm sẽ tích điện âm. Điện tích của hai bản có độ lớn bằng nhau nhưng trái dấu.

Người ta gọi điện tích của bản dương là điện tích của tụ điện.

* Bài3 trang 33 SGK Vật Lý 11:Điện dung của tụ điện là gì?

° Lời giải bài3 trang 33 SGK Vật Lý 11:

Điện dung của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện ở một hiệu điện thế nhất định, được xác định bằng thương số của điện tích của tụ điện với hiệu điện thế giữa hai bản của nó.

Đơn vị điện dung: Fara [F]

* Bài4 trang 33 SGK Vật Lý 11:Năng lượng của một tụ điện tích điện là dạng năng lượng gì?

° Lời giải bài4 trang 33 SGK Vật Lý 11:

Khi tụ điện tích điện, giữa hai bản tụ tồn tại một điện trường Năng lượng của một tụ điện tích điện là năng lượng điện trường.

* Bài5 trang 33 SGK Vật Lý 11:Gọi Q, C và U là điện tích, điện dung và hiệu điện thế giữa hai bản của một tụ điện. Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. C tỉ lệ thuận với Q

B. C tỉ lệ nghịch với U

C. C phụ thuộc vào Q và U

D. C không phụ thuộc vào Q và U.

Hãy lựa chọn câu phát biểu đúng.

° Lời giải bài5 trang 33 SGK Vật Lý 11:

Chọn đáp án: D.C không phụ thuộc vào Q và U.

Điện dung của tụ điện được tính bởi công thức:và

C chỉ phụ thuộc vào cấu tạo của tụ điện, không phụ thuộc vào Q và U.

* Bài6 trang 33 SGK Vật Lý 11:Trong trường hợp nào dưới đây, ta không có một tụ điện?

Giữa hai bản kim loại là một lớp

A. Mica

B. Nhựa pôliêtilen

C. Giấy tẩm dung dịch muối ăn

D. Giấy tẩm parafin.

° Lời giải bài6 trang 33 SGK Vật Lý 11:

Chọn đáp án: C. Giấy tẩm dung dịch muối ăn

Vì dung dịch muối ăn là chất dẫn điện nên trường hợp C không phải là tụ điện.

* Bài7 trang 33 SGK Vật Lý 11:Trên vỏ một tụ điện có ghi 20μF-200V. Nối hai bản của tụ điện với một hiệu điện thế 120V.

a] Tính điện tích của tụ điện.

b] Tính điện tích tối đa mà tụ điện tích được.

° Lời giải bài7 trang 33 SGK Vật Lý 11:

a] Trên vỏ một tụ điện có ghi 20μF 200V.

C = 20 μF = 20.10-6F, Umax = 200V

Khi nối hai bản của tụ điện với hiệu điện thế 120V thì tụ sẽ tích điện là:

Q = C.U = 20.10-6.120 = 2400.10-6[C] = 24.10-4[C] = 2400 [μC]

b] Điện tích tối đa mà tụ tích được [khi nối hai đầu tụ vào hiệu điện thế 200V]:

Qmax= C.Umax= 20.10-6.200 = 4.10-3[C] = 4000 [μC]

Kết luận: a] Q = 24.10-4[C]; b] Qmax= 4.10-3[C].

* Bài8 trang 33 SGK Vật Lý 11:Tích điện cho một tụ điện có điện dung 20μF dưới hiệu điện thế 60V. Sau đó cắt tụ điện ra khỏi nguồn.

a] Tính điện tích q của bản tụ.

b] Tính công mà điện trường trong tụ điện sinh ra khi phóng điện tích Δq = 0,001q từ bản dương sang bản âm.

c] Xét lúc điện tích của tụ chỉ còn bằng q/2 . Tính công mà điện trường trong tụ sinh ra khi phóng điện tích Δq như trên từ bản dương sang bản âm lúc đó.

° Lời giải bài7trang 33 SGK Vật Lý 11:

a] Điện tích của tụ điện: q = C.U = 20.10-6.60 = 12.10-4[C].

b] Khi trong tụ phóng điện tích Δq = 0,001q từ bản dương sang bản âm, điện trường bên trong tụ điện đã thực hiện công là:

A = Δq.U = 0,001q.U = 0,001.12.10-4.60 = 72.10-6 [J].

c] Điện tích tụ:

Khi có lượng điện tích Δq = 0,001q phóng từ bản dương sang bản âm thì điện trường đã thực hiện một công:

A= Δq.U = 0,001.6.10-4.60 = 36.10-6 [J].

Kết luận:a] q = 12.10-4[C]; b] A = 72.10-6[J]; c] A= 36.10-6[J].

Hy vọng với bài viết vềTụ điện là gì? Điện dung của tụ điện, Công thức và bài tập ở trên giúp ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em vui lòng để lại dưới phần bình luận để HayHocHoi.Vn ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tập tốt.

Bảo vệ quyền lợi mua điện đúng giá của người thuê trọ

Công nhân Tổng công ty Điện lực TP.HCM phối hợp với chính quyền địa phương đến từng nhà trọ tuyên truyền về cách tính tiền điện theo quy định của Nhà nước

Điểm mới của Thông tư 25/2018/TT-BCT [gọi tắt là Thông tư 25]quy định trường hợp cho sinh viên và người lao động thuê nhà [bên thuê nhà không phải là một hộ gia đình].

Cụ thể, đối với trường hợp bên thuê nhà có hợp đồng thuê nhà từ 12 tháng trở lên và có đăng ký tạm trú thì chủ nhà trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện hoặc đại diện bên thuê nhà ký hợp đồng mua bán điện [có cam kết thanh toán tiền điện của chủ nhà].

Trường hợp thời hạn cho thuê nhà dưới 12 tháng và chủ nhà không thực hiện kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt của bậc 3: Từ 101 200 kWh cho toàn bộ sản lượng điện đo đếm được tại công tơ.

Trường hợp chủ nhà kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì Bên bán điện có trách nhiệm cấp định mức cho chủ nhà căn cứ vào sổ tạm trú hoặc chứng từ xác nhận tạm trú của cơ quan Công an quản lý địa bàn; cứ 04 người được tính là một hộ sử dụng điện để tính số định mức áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt. Trongđó,01 người được tính là 1/4 định mức, 02 người được tính là 1/2 định mức, 03 người được tính là 3/4 định mức, 04 người được tính là 1 định mức. Khi có thay đổi về số người thuê nhà, chủ nhà cho thuê có trách nhiệm thông báo cho Bên bán điện để điều chỉnh định mức tính toán tiền điện.

Bên bán điện có quyền kiểm tra, yêu cầu bên mua điện xuất trình sổ đăng ký tạm trú hàng tháng để xác định số người tính số định mức khi tính toán hóa đơn tiền điện.

Trước Thông tư 25,Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị trực thuộcđangtriển khai theo Thông tư 16/2014/TT-BCT của Bộ Công Thương và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vềchính sách giá điện cho công nhân, người lao động, sinh viên thuê nhà trọ.

Các tổng công ty Điện lực/Công ty Điệnlực đã tổ chức rà soát giá bán điện cho cho người thuê nhà; tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo đài địa phương và niêm yết hướng dẫn thực hiện giá bán điện cho người thuê nhà tại các điểm giao dịch, website; các khu công nghiệp, khu chế xuất,

Đồng thời, báo cáo và phối hợp với Sở Công Thương, chính quyền các địa phương tổ chức hướng dẫn, kiểm tra công tác áp giá bán điện tại các địa điểm cho thuê nhà tại địa phương.

EVN cũng xây dựng bổ sung module Quản lý bán điện cho công nhân sinh viên thuê nhà để ở trong Hệ thống thông tin quản lý khách hàng [CMIS] để phục vụ công tác theo dõi, báo cáo, giám sát thực hiện tại các đơn vị.

Video liên quan

Chủ Đề