Là học sinh em có trách nhiệm như thế nào đối với gia đình và xã hội

Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Để đạt được mục tiêu đó, pháp luật quy định cụ thể trách nhiệm của tổ chức, cá nhân. Trong đó có trách nhiệm của gia đình. Bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày rõ về vấn đề này.

Tại Luật hôn nhân và gia đình 2014 cũng có giải thích khái niệm về gia đình như sau: “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy đinh”

Gia đình theo quy định của pháp luật chính là cơ sở để xác định các quyền lợi nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình khi có các vấn đề liên quan phát sinh. Ngoài ra nó được xây dựng và duy trì dựa trên những quan niệm về đạo đức, thuần phong mĩ tục của nước ta, chính vì vật đây là nơi chúng ta gắn bó, tin tưởng nhau.

Căn cứ theo Điều 90 Luật Giáo dục 2019 quy định trách nhiệm của gia đình như sau:

Thứ nhất: Cha mẹ hoặc người giám hộ có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc, tạo điều kiện cho con hoặc người được giám hộ được học tập, thực hiện phổ cập giáo dục, hoàn thành giáo dục bắt buộc, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường; tôn trọng nhà giáo, không được xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo.

Theo Bộ luật dân sự, Người giám hộ có thể hiểu là cá nhân, pháp nhân có đủ điều kiện quy định tại Bộ luật dân sự, trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý.

Phổ cập giáo dục là quá trình tổ chức hoạt động giáo dục để mọi công dân trong độ tuổi đều được học tập và đạt đến trình độ học vấn nhất định theo quy định của pháp luật.

Giáo dục bắt buộc là quá trình thực hiện giáo dục mà mọi công dân trong độ tuổi quy định bắt buộc phải học tập để đạt được trình độ học vấn tối thiểu theo quy định của pháp luật và được Nhà nước bảo đảm điều kiện để thực hiện.

Theo đó, pháp luật giáo dục quy định trách nhiệm của gia đình nhằm đảm bảo cho con hoặc người giám hộ có cơ hội và điều kiện học tập tốt nhất. Đồng thời, gia đình có trách nhiệm phối hợp với nhà trường hình thành nhân cách của con em mình, biết ứng xử, có thái độ phù hợp đối với nhà trường, giáo viên, gia đình và xã hội.

Thứ hai: Các thành viên trong gia đình có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hóa, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ của con em; người lớn tuổi có trách nhiệm giáo dục, làm gương cho con em, cùng nhà trường nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.

Bởi gia đình là cái nôi, đóng góp quan trọng trong việc hình thành về nhân cách, con người của các thành viên. Chính vì vậy, để giáo dục đạt được mục đích đề ra, gia đình có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hóa, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ của con em. Đồng thời, người lớn cũng không ngừng học hỏi, rèn luyện làm tấm gương học tập cho các thế hệ sau noi theo, gìn giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp, có ích phục vụ cho việc học tập và rèn luyện của bản thân.

Ngoài quy định nêu trên, tại Nghị định quy định 24/2022/NĐ-CP quy định việc quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông công lập cũng quy định cụ thể trách nhiệm của gia đình trong việc quản lý các hoạt động giáo dục.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Giáo dục

Luật Hoàng Anh

Religious education in the home

  • Vợ chồng chia sẻ các trách nhiệm nào trong việc nuôi dạy con cái?

Mỗi người đều có một vị trí quan trọng trong gia đình mình. Qua các vị tiên tri, Chúa đã giải thích cha mẹ và con cái phải cư xử và nghĩ đến nhau như thế nào. Là chồng, vợ và con cái, chúng ta cần phải học biết những gì Chúa trông mong chúng ta làm để làm tròn mục đích của mình với tính cách là gia đình. Nếu chúng ta làm tròn bổn phận của mình, thì chúng ta sẽ được đoàn kết vĩnh viễn.

Xin lưu ý giảng viên: Giống như với chương 36, hãy nhạy cảm đối với những cảm nghĩ của những người không có hoàn cảnh lý tưởng ở nhà. Hãy nhấn mạnh rằng với sự hướng dẫn từ Chúa và sự giúp đỡ từ những người trong gia đình và Giáo Hội, những người cha, người mẹ độc thân có thể thành công trong việc nuôi dạy con cái của mình.

Trong các trách nhiệm thiêng liêng của cha mẹ, “những người cha và người mẹ có bổn phận giúp đỡ lẫn nhau với tư cách là những người bạn đời bình đẳng” [“Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới,” Liahona, tháng Mười năm 1998, 102]. Họ phải cùng làm việc với nhau để lo liệu cho các nhu cầu thuộc linh, tình cảm, trí thức và vật chất của gia đình.

Người chồng và người vợ phải cùng chia sẻ một số trách nhiệm. Cha mẹ phải dạy phúc âm cho con cái mình. Chúa cảnh cáo rằng nếu cha mẹ không dạy dỗ con cái mình về đức tin, sự hối cải, phép báp têm và ân tứ Đức Thánh Linh, thì tội lỗi sẽ trút lên đầu cha mẹ. Cha mẹ cũng phải dạy con cái mình cầu nguyện và tuân theo các giáo lệnh của Chúa. [Xin xem GLGƯ 68:25, 28.]

Một trong những cách thức tốt nhất mà cha mẹ có thể dạy dỗ con cái mình là bằng tấm gương. Vợ chồng phải cho thấy tình yêu thương và sự kính trọng đối với nhau và đối với con cái mình qua hành động lẫn lời nói. Điều quan trọng là phải nhớ rằng mỗi người trong gia đình là một người con của Thượng Đế. Cha mẹ nên đối xử với con cái mình bằng tình thương yêu và sự kính trọng, cương quyết nhưng nhân từ đối với chúng.

Cha mẹ nên hiểu rằng đôi khi con cái sẽ chọn những quyết định sai lầm ngay cả sau khi chúng đã được dạy dỗ về lẽ thật. Khi điều này xảy ra, cha mẹ chớ đầu hàng. Họ phải tiếp tục dạy dỗ con cái mình, bày tỏ tình yêu thương đối với chúng, nêu gương tốt cho chúng thấy cùng nhịn ăn và cầu nguyện cho chúng.

Sách Mặc Môn cho chúng ta biết những lời cầu nguyện của một người cha đã giúp đứa con ngỗ nghịch trở lại con đường của Chúa như thế nào. An Ma Con đã sa ngã khỏi những lời giảng dạy của người cha ngay chính của mình là An Ma, và đã cố gắng phá hoại Giáo Hội. Người cha đã cầu nguyện với đức tin cho con trai của mình. An Ma Con đã được một thiên sứ đến viếng thăm và ông đã hối cải lối sống tà ác của mình. Ông đã trở thành một vị lãnh đạo cao trọng của Giáo Hội. [Xin xem Mô Si A 27:8–32.]

Cha mẹ có thể cung ứng một bầu không khí nghiêm trang và kính trọng trong nhà nếu họ dạy dỗ và hướng dẫn con cái mình bằng tình yêu thương. Cha mẹ cũng nên cung ứng các kinh nghiệm vui vẻ cho con cái mình.

  • Làm thế nào vợ chồng có thể hỗ trợ lẫn nhau trong vai trò của họ? Những người cha hoặc người mẹ độc thân có thể tìm sự hỗ trợ ở nơi đâu?

  • Các tấm gương thiết thực nào mà các anh chị em đã thấy về những người cha nuôi dạy con cái của họ?

“Qua kế hoạch thiêng liêng, những người cha phải chủ tọa gia đình mình trong tình thương yêu và sự ngay chính và có trách nhiệm cung ứng những nhu cầu cần thiết của cuộc sống và bảo vệ cho gia đình mình” [Liahona, tháng Mười năm 1998, 102]. Một người cha xứng đáng và là tín hữu của Giáo Hội thì có cơ hội để nắm giữ chức tư tế, điều này làm cho người ấy thành người lãnh đạo chức tư tế của gia đình mình. Người cha phải hướng dẫn gia đình mình với lòng khiêm nhường và nhân từ thay vì bằng bạo lực hay sự tàn ác. Thánh thư dạy rằng những người nắm giữ chức tư tế phải hướng dẫn những người khác bằng sự thuyết phục, hòa nhã, yêu thương và nhân từ [xin xem GLGƯ 121:41–44; Ê Phê Sô 6:4].

Người cha chia sẻ các phước lành của chức tư tế với những người trong gia đình mình. Khi một người nắm giữ Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc, người ấy có thể chia sẻ các phước lành này bằng cách ban phước cho người bệnh và ban những phước lành đặc biệt của chức tư tế. Dưới sự hướng dẫn của một vị lãnh đạo chủ tọa của chức tư tế, người ấy có thể ban phước cho các trẻ sơ sinh, làm phép báp têm, làm lễ xác nhận và thực hiện lễ sắc phong chức tư tế. Người ấy cũng nên nêu gương tốt cho gia đình mình bằng cách tuân giữ các giáo lệnh. Người ấy cũng cần phải chắc chắn rằng gia đình cùng cầu nguyện chung mỗi ngày hai lần và tổ chức buổi họp tối gia đình.

Người cha nên dành thời giờ riêng cho từng đứa con. Người cha phải dạy dỗ con cái mình những nguyên tắc đúng, nói chuyện với chúng về những vấn đề và những mối quan tâm của chúng và khuyên nhủ chúng một cách đầy yêu thương. Một số tấm gương tốt được tìm thấy trong Sách Mặc Môn [xin xem 2 Nê Phi 1:14–3:25; An Ma 36–42].

Bổn phận của người cha cũng là chu cấp đầy đủ cho những nhu cầu vật chất của gia đình mình, chắc chắn rằng gia đình mình có thức ăn, chỗ ở, quần áo và học vấn cần thiết. Ngay cả khi người cha không thể tự mình lo liệu hết tất cả, thì người ấy cũng không từ bỏ trách nhiệm lo lắng cho gia đình mình.

  • Các tấm gương nổi bật nào mà các anh chị em đã thấy về người mẹ nuôi dạy con cái của mình?

Chủ Tịch David O. McKay đã nói rằng vai trò của người mẹ là một sự kêu gọi cao quý nhất của người phụ nữ [xin xem Teachings of Presidents of the Church: David O. McKay [2003], 156]. Đó là một sự kêu gọi thiêng liêng, một sự cộng tác với Thượng Đế để mang con cái linh hồn của Ngài xuống thế gian. Một trong tất cả các phước lành lớn lao nhất là cưu mang con cái. Nếu không có người cha trong nhà, thì người mẹ chủ tọa gia đình.

Chủ Tịch Boyd K. Packer khen ngợi những người phụ nữ không thể có con được nhưng đã tìm cách chăm sóc cho những người khác. Ông nói: “Khi tôi nói về những người mẹ, tôi không chỉ nói về những phụ nữ đã sinh con cái, mà tôi còn muốn nói đến những người đã nuôi dưỡng con cái do người khác sinh ra, và về nhiều người phụ nữ, tuy không có con ruột do mình sinh ra, đã nuôi nấng những đứa con của người khác” [Mothers [1977], 8].

Các vị tiên tri ngày sau đã dạy rằng: “Những người mẹ có trách nhiệm chính yếu để nuôi dưỡng con cái mình. [Liahona, tháng Mười năm 1998, 102]. Một người mẹ cần phải dành thời giờ ra với con cái mình và dạy dỗ chúng về phúc âm. Người mẹ nên chơi đùa và làm việc với con cái để chúng có thể khám phá ra thế giới chung quanh chúng. Người mẹ cũng cần phải giúp gia đình mình biết cách làm cho nhà mình thành một nơi thú vị để ở. Nếu một người mẹ có sự âu yếm và trìu mến, thì người mẹ ấy giúp con cái mình cảm thấy hài lòng với bản thân chúng.

Sách Mặc Môn mô tả một nhóm 2.000 thanh niên trẻ đã làm những điều phi thường nhờ vào những lời giảng dạy của mẹ họ [xin xem An Ma 53:16–23]. ]. Họ được tiên tri Hê La Man chỉ huy và đã đi chiến đấu với kẻ thù của họ. Họ đã học được tính lương thiện, dũng cảm và sự tin cậy từ mẹ của họ. Mẹ của họ cũng dạy họ rằng nếu họ không có lòng nghi ngờ thì Thượng Đế sẽ giải cứu họ [xin xem An Ma 56:47]. Tất cả họ đều sống sót sau trận chiến. Họ đã bày tỏ niềm tin nơi những lời giảng dạy của mẹ họ khi nói rằng: “Chúng tôi không nghi ngờ gì về việc mẹ chúng tôi đã biết như vậy” [An Ma 56:48]. Mỗi người mẹ đều có một chứng ngôn mà có thể có ảnh hưởng sâu đậm đối với con cái của mình.

  • Con cái giúp cha mẹ xây đắp một mái gia đình hạnh phúc như thế nào?

Con cái chia sẻ với cha mẹ mình các trách nhiệm xây đắp một mái gia đình hạnh phúc. Con cái phải tuân theo các giáo lệnh và hợp tác với những người khác trong gia đình. Chúa không hài lòng khi các con cái bất hòa [xin xem Mô Si A 4:14].

Chúa đã truyền lệnh rằng con cái phải kính trọng cha mẹ mình. Ngài phán: “Hãy hiếu kính cha mẹ ngươi, hầu cho ngươi được sống lâu trên đất” [[Xuất Ê Díp Tô Ký 20:12]. Hiếu kính cha mẹ có nghĩa là yêu thương và kính trọng họ. Hiếu kính cũng có nghĩa là vâng lời họ. Thánh thư dạy các con cái phải “vâng phục cha mẹ mình trong Chúa; vì điều đó là phải lắm” [Ê Phê Sô 6:1].

Chủ Tịch Spencer W. Kimball nói rằng con cái phải học cách làm việc và chia sẻ trách nhiệm bên trong nhà cũng như ngoài vườn. Chúng cần phải được chỉ định việc gìn giữ nhà cửa được ngăn nắp và sạch sẽ. [Xin xem Teachings of Presidents of the Church: Spencer W. Kimball [2006], 120.]

  • Con cái phải làm gì để hiếu kính và tôn trọng cha mẹ mình?

  • Cha mẹ của các anh chị em phải làm gì để đưa các anh chị em đến việc hiếu kính và tôn trọng họ?

  • Mỗi người trong gia đình có thể làm gì để làm cho mái gia đình thành một nơi hạnh phúc?

Một gia đình đầy yêu thương và hạnh phúc không phải do sự tình cờ mà có. Mỗi người trong gia đình phải làm tròn phần vụ của mình. Chúa đã ban các trách nhiệm cho cha mẹ lẫn con cái. Thánh thư dạy rằng chúng ta phải ân cần, vui vẻ và quan tâm với nhau. Khi chúng ta nói chuyện, cầu nguyện, ca hát hay làm việc chung với nhau, chúng ta có thể vui hưởng các phước lành hòa thuận trong gia đình mình. [Xin xem Cô Lô Se 3.]

  • Một số truyền thống và thực hành nào mà có thể làm cho mái gia đình thành một nơi hạnh phúc?

  • Châm Ngôn 22:6 [dạy dỗ một đứa con]

  • Ê Phê Sô 6:1–3 [con cái phải vâng lời cha mẹ]

  • GLGƯ 68:25–28; Ê Phê Sô 6:4 [trách nhiệm của cha mẹ]

  • “Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới” [có sẵn trên LDS.org và trong nhiều ấn phẩm của Giáo Hội, kể cả Liahona, tháng Mười năm 1998, trang 102; Cho Sức Mạnh của Giới Trẻ: Làm Tròn Bổn Phận của Chúng Ta đối với Thượng Đế [danh mục số 36550], trang 44; và Trung Thành với Đức Tin: Một Sách Tham Khảo Phúc Âm [danh mục số 36863], các trang 59–61]

  • Sách Hướng Dẫn Gia Đình [danh mục số 31180]

Video liên quan

Chủ Đề