Là tóc là gì


Tóc có cấu tạo từ một loại protein gọi là keratin. Keratin cũng có mặt ở các móng tay.Trong tóc, các phân tử keratin tạo thành những thẳng. Những bó này được kết chặt với nhau bằng liên kết disulphid. [Di nghĩa là hai, sunphid nghĩa là có chứa nguyên tố lưu huỳnh. Những liên kết này được tạo thành từ cystein, một axit amin.

Bạn đang xem: ép tóc là gì

Duỗi tóc bằng những hóa chất hay các dụng cụ ép tóc chứa nhiệt có thể gây hại cho mái tóc và làm gương mặt bạn trông thiếu sức sống với mái tóc khô xơ. Vậy tác hại của duỗi tóc là gì mà bạn nên cẩn trọng khi đến các salon?

Những cô gái có mái tóc xoăn tự nhiên hoặc bị xù thường có xu hướng duỗi tóc thẳng để mái tóc trông mềm mại hơn. Có nàng thì uốn xoăn chán lại muốn đổi kiểu sang… duỗi thẳng cho mới mẻ! Mái tóc sau khi duỗi nếu không được bạn nuôi dưỡng và chăm sóc cẩn thận thì có thể gặp phải một số tình trạng hư tổn như tóc xơ rối, khô tóc, tóc chẻ ngọn, rụng tóc… Thậm chí tác hại của duỗi tóc còn khiến da đầu bạn xuất hiện nhiều gàu, gây dị ứng và làm phát ban da.

Khi biết được những tác hại của duỗi tóc thì bạn nên chăm sóc tóc cẩn thận hơn để bảo vệ mái tóc vừa khỏe mạnh vừa suôn mượt như ý. Dưới đây là những tác hại của duỗi tóc mà bạn nên biết để thật cẩn trọng trước khi quyết định đến salon làm tóc.

1. Tóc bạn bị khô

Bạn duỗi tóc bằng máy ép tóc với nhiệt độ cao sẽ lấy đi những chất dưỡng ẩm có trong tóc của bạn. Việc sử dụng các hóa chất làm tóc thẳng trong một thời gian dài cũng sẽ làm tóc bạn bị khô và khiến tóc dễ bị gãy rụng. Khi tóc bị khô, bạn sẽ trông thiếu sức sống vì những sợi tóc xơ xác làm mất đi vẻ thu hút vốn có.

Đây là tác hại của duỗi tóc đầu tiên mà bạn nên cân nhắc để mua thêm các sản phẩm giúp dưỡng ẩm cho tóc. Nếu tóc bạn thẳng tự nhiên, thì hãy hạn chế tối đa số lần dùng máy ép tóc nhé.

2. Tóc bạn dễ bị rụng

Kẹp tóc hay duỗi tóc bằng các loại hóa chất có thể làm thay đổi cấu trúc của các sợi tóc, làm tổn thương nang tóc và khiến chân tóc trở nên yếu đi. Chân tóc bị yếu sẽ dẫn đến tình trạng rụng tóc kéo dài, thậm chí còn bị rụng vĩnh viễn nếu như nang tóc bị hư tổn nặng và không được nuôi dưỡng cẩn thận. Một mái lóc lưa thưa chẳng những khó tạo kiểu mà còn khiến bạn dễ bị hói nữa đấy.

Khi phát hiện tình trạng bị rụng tóc, tốt nhất bạn nên ngưng duỗi tóc ở lần kế tiếp. Thay vào đó, bạn có thể áp dụng các cách trị rụng tóc tại nhà để cải thiện.

3. Tóc bạn bị chẻ ngọn

Tóc được duỗi thẳng bằng các hóa chất kết hợp với nhiệt độ cao của máy kẹp tóc sẽ làm cho tóc bị xơ rối ở phần ngọn tóc. Tóc bị xơ rối là do thiếu đi những dưỡng chất cần thiết cho tóc nên làm tóc bị chẻ ngọn trầm trọng. Tóc bị chẻ ngọn sẽ làm cho mái tóc của bạn ngày càng mỏng manh và khiến chúng trông thiếu đi sức sống.

Một cách đơn giản nhất để xử lý tóc chẻ ngọn là bạn có thể cắt tỉa phần đuôi tóc. Tuy nhiên, bạn cũng cần kết hợp dưỡng ẩm tóc, đội mũ và quấn khăn kỹ khi ra nắng.

4. Tóc bạn bị xơ rối

Một mái tóc bóng mượt và khỏe mạnh là nhờ vào các loại dầu tự nhiên trên da dầu và độ ẩm trên tóc. Việc duỗi tóc thẳng sẽ làm cho các loại dầu này mất đi và khiến tóc bạn mất đi độ bóng mượt và gây ra tình trạng tóc bị xơ rối.

Khi tóc bị xơ rối do duỗi tóc, bạn cũng nên hạn chế dùng dầu gội hóa chất thông thường. Nếu muốn có mái tóc mềm mượt tự nhiên, bạn có thể thử gội đầu bằng bồ kết.

5. Ngứa da đầu

Nang tóc bị hư tổn sẽ không thể sản xuất được các loại dầu tự nhiên, từ đó dẫn đến tình trạng da đầu bị khô, bong tróc và gây ra tình trạng ngứa da đầu, thậm chí lan tới vùng cổ và trán.

Bạn có thể bị ngứa da đầu do gàu, và đây cũng là nguyên nhân khiến tóc con khó mọc. Do đó, bạn nên thường xuyên gội đầu và vệ sinh mũ bảo hiểm để cải thiện tình trạng này.

6. Tóc bạn phát triển chậm

Duỗi tóc thường xuyên mà không sử dụng chất chống nhiệt thích hợp có thể làm hỏng lớp biểu bì tóc của bạn vĩnh viễn, dẫn đến tóc mọc và phát triển chậm hơn.

Một số cách làm tóc nhanh dài mà bạn có thể áp dụng như: dùng dầu xả sau khi gội, bổ sung dưỡng chất cho tóc và hạn chế tạo nhiều kiểu tóc.

>>> Bạn có thể quan tâm: Tác hại của thuốc nhuộm tóc: Cái đẹp làm khổ cái thân!

7. Cơ thể bạn bị kích ứng

Một số hóa chất duỗi tóc thẳng sẽ giải phóng khí formaldehyde khi chúng tiếp xúc với nhiệt của dụng cụ ép tóc. Vì thế nếu bạn tiếp xúc nhiều lần với loại khí độc này có thể gây kích ứng cho da, mũi, mắt và phổi của bạn.

Cách tốt nhất để ngăn ngừa tình trạng kích ứng là bạn nên tránh dùng hóa chất duỗi tóc. Nếu muốn tạo kiểu, bạn có thể dùng máy ép tóc sau khi xịt dưỡng ẩm.

8. Da bạn bị dị ứng

Da bạn có thể bị dị ứng với các hóa chất khi duỗi tóc nếu bạn sử dụng các hóa chất không an toàn cho da. Phản ứng dị ứng này có thể xảy ra ngay sau khi bạn duỗi tóc hoặc vài ngày sau đó khiến da đầu, vùng mắt hoặc làn da cơ thể bạn bị kích ứng, da ửng đỏ và phát ban.

Nếu tình trạng dị ứng trở nặng hoặc kéo dài, bạn nên tìm đến bác sĩ da liễu càng sớm càng tốt.

Tác hại của duỗi tóc không chỉ khiến tóc bạn bị yếu đi mà còn gặp nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng khác như kích ứng da, ngứa da… Vì vậy, bạn nên biết cách phòng ngừa tác hại của duỗi tóc để bảo vệ mái tóc mình luôn khỏe mạnh.

Dưới đây là những cách giúp bạn bảo vệ mái tóc của mình khi duỗi tóc.

• Dùng hoạt chất chống nhiệt: Bạn luôn nhớ sử dụng hoạt chất chống nhiệt cho tóc trước khi duỗi tóc để tránh tóc bị khô hay xơ rối bởi máy ép nhiệt.

• Tránh kẹp tóc nhiều lần: Bạn nên tránh kẹp tóc hơn 2 lần/1 tuần hoặc kẹp tóc hàng ngày bởi sẽ làm tóc hư tổn nặng. Bạn có thể thực hiện những biện pháp giúp tóc thẳng và chăm sóc tóc khô tại nhà như ủ tóc bằng hỗn hợp sữa và mật ong, dầu ô liu, lô hội, giấm táo…

• Kẹp tóc ở nhiệt độ thấp hoặc trung bình: Tóc bạn có thể bị khô và mất đi những dưỡng chất tự nhiên trên da đầu nếu kẹp tóc ở nhiệt độ quá cao. Vì vậy, bạn hãy kẹp tóc hoặc duỗi tóc ở nhiệt độ thấp hoặc trung bình.

• Tránh kẹp tóc khi tóc bị ướt: Bạn nên tránh kẹp tóc khi tóc bị ướt vì đây là lúc tóc bị yếu và dễ gãy nhất.

• Sử dụng dầu xả cùng với dầu gội đầu: Bạn có thể sử dụng dầu xả mỗi khi bạn gội đầu hoặc hấp dầu tóc 2 tuần/1 lần để khôi phục lại độ ẩm cho tóc.

• Không nhuộm tóc ngay sau khi duỗi tóc: Bạn nên tránh nhuộm tóc ngay sau khi duỗi tóc vì sẽ càng làm tóc bị hư tổn hơn. Cách tốt nhất là bạn nên nhuộm tóc sau một vài tuần duỗi tóc để tóc có thời gian phục hồi sau quá trình duỗi tóc bằng hóa chất.

Phương pháp duỗi tóc sẽ cho bạn một mái tóc suôn mượt và chắc khỏe nếu bạn biết đến những tác hại của duỗi tóc và có biện pháp nuôi dưỡng tóc tốt hơn. Từ đó, bạn có thể ngăn ngừa được những tình trạng hư tổn nặng cho tóc để có được một mái tóc óng ả và suôn mượt.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Duỗi tóc là một kỹ thuật tạo kiểu tóc có liên quan đến việc làm phẳng và thẳng tóc để làm cho tóc mượt và mịn, các sợi tóc sắp xếp hợp lý, và có kiểu dáng đẹp. Nó có thể được thực hiện bằng cách sử dụng nhiệt hay hơi nước, như dùng bàn ủi tóc và lược nóng, kẹp định hình tóc bằng nhiệt hoặc dùng hóa chất như hóa chất, keo thẳng tóc Nhật Bản, hoặc thuốc duỗi tóc Brasil. Ngoài ra, một số dầu gội đầu và gel tóc có thể giúp để làm cho tóc thẳng tạm thời. Phụ nữ các nước Đông Nam Á thường ưa chuộng duỗi tóc như một phương pháp làm đẹp, như tại Mã Lai và Philippines.

Tóc một phụ nữ, trước và sau khi duỗi

Duỗi tóc bằng lược kẹp nóng

Bàn ủi [bàn là] tóc và lược nóng, chỉ có thể tạm thời thay đổi kết cấu của tóc, trong khi các hóa chất và các phương pháp khác có thể làm thay đổi vĩnh viễn cấu trúc của tóc, mặc dù sự phát triển tóc mới không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, việc lạm dụng hóa chất cũng có thể dẫn đến những nguy cơ về sức khỏe, tổn hại da đầu và làm rụng tóc và có thể gây ung thư. Nhất là khi chọn những loại thuốc duỗi không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, hoặc có chứa Formaldehyde.

Làm tóc thẳng bằng cách sử dụng một chiếc lược nóng, kẹp nhiệt và keo có một lịch sử lâu dài giữa các phụ nữ và nam giới có nguồn gốc từ châu Phi, được phản ánh trong sự thành công thương mại lớn của lược nóng chải thẳng, phổ biến bởi Madam CJ Walker vào đầu những năm 1900 [1]. Mặc dù trong thực tế có đôi lúc có vài vấn đề gây tranh cãi trong các cuộc thảo luận về bản sắc chủng tộc, việc đến các phòng salon làm tóc đã trở thành phổ biến trong giới người da màu, đóng một vai trò xã hội quan trọng đặc biệt đối với phụ nữ [2][3]

Một quy trình duỗi tóc có thể bao gồm 9 công đoạn:

  1. Gội đầu sạch: Không dùng dầu gội
  2. Sấy cho tóc còn hơi ẩm
  3. Bôi keo hay thuốc duỗi: Nên chọn thuốc có xuất xứ rõ ràng, không chứa các độc tố và bôi cách da đầu ít nhất 1.5 cm. Khi bôi thuốc xong phải xịt một dung dịch cân bằng độ pH 5.5
  4. Xả tóc
  5. Kẹp tóc thẳng: Phải điều chỉnh nhiệt độ phù hợp
  6. Bôi thuốc dập: Thường là xịt thêm dung dịch dưỡng ẩm và chống quéo cũng như cân bằng độ pH.
  7. Xả tóc và sấy khô
  8. Kẹp sơ lại
  9. Bôi một lớp nước dưỡng:

Sau 2 ngày mới nên gội đầu, và trong 10 ngày đầu tránh dùng dầu gội đầu.

  • Phương pháp Nhật Bản:
  • Phương pháp Brazil:
  • Phương pháp Mỹ:

Cơ quan Bảo vệ Sức khỏe và An toàn Lao động Hoa Kỳ [OSHA] khuyến cáo các chủ tiệm làm tóc sử dụng sản phẩm không chứa: formaldehyde, glycol methylene, formalin, oxit methylene, paraform, aldehyde formic, methanal, oxomethane, oxymethylene [4][5]. Formaldehyde đã được xác định là chất gây ung thư và OSHA đã tìm thấy bằng chứng về độ nguy hiểm cao của formaldehyde trong không khí tại các tiệm sử dụng các sản phẩm ép duỗi tóc thẳng - ngay cả khi sản phẩm này ghi "free formaldehyde" [không có formaldehyde] trên nhãn [5]. Vào cuối năm 2010, Canada cũng đã cảnh báo công dân mình về kỹ thuật ép duỗi tóc sau khi phát hiện các vấn đề sức khỏe liên quan như rụng tóc, phát ban, phồng rộp…, và tại châu Âu, hơn 1.000 hóa chất đã bị cấm sử dụng trong mỹ phẩm, nhiều chất trong số này gây ung thư và ảnh hưởng xấu tới khả năng sinh sản [5].

  1. ^ Noliwe M. Rooks [tháng 7 năm 1996]. Hair raising: beauty, culture, and African American women. Rutgers University Press. tr. 51ff. ISBN 978-0-8135-2312-5. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2011.
  2. ^ bell hooks, "Straightening Our Hair", Z Magazine, September 1988
  3. ^ Noliwe M. Rooks [tháng 7 năm 1996]. Hair raising: beauty, culture, and African American women. Rutgers University Press. tr. 8–10. ISBN 978-0-8135-2312-5. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2011.
  4. ^ Sản phẩm làm mịn tóc có thể phát ra chất formaldehyde
  5. ^ a b c Cẩn thận khi ép duỗi tóc!, Dân Trí, 03/05/2011

  • 6 sai lầm khi kẹp duỗi tóc tại nhà Lưu trữ 2012-12-14 tại Wayback Machine

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Duỗi_tóc&oldid=66250156”

Video liên quan

Chủ Đề