Lãi suất ngân hàng Nhà nước năm 2015

Lãi suất cơ bản của Ngân hàng nhà nước là gì? Lãi suất cơ bản qua từng thời kỳ được Ngân hàng nhà nước công bố là bao nhiêu? Cách tính mức lãi suất cho vay cao nhất dựa trên lãi suất cơ bản như thế nào. Luật Quốc Huy xin trả lời và giải đáp các thắc mắc cho bạn đọc:

Lãi suất cơ bản là gì?

Lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố và được sử dụng làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh, điều chỉnh chính sách tiền tệ và chống cho vay nặng lãi. Theo quy định của pháp luật hiện hành, lãi suất cơ bản chỉ được áp dụng bằng Đồng Việt Nam.

Lãi suất cơ bản năm 2019, mức lãi suất cho vay không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản [Ảnh minh họa].

Lãi suất cơ bản năm 2019 là bao nhiêu?

Lãi suất cơ bản năm 2019 được quy định tại Quyết định số 2868/QĐ-NHNN ngày 29/11/2010 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/12/2010.

Hiện nay, mức lãi suất cơ bản vẫn được áp dụng là mức quy định tại Quyết định này. Theo Quyết định số 2868/QĐ-NHNN, mức lãi suất cơ bản bằng Đồng Việt Nam là 09%/năm.

Lãi suất cơ bản giao động qua các năm như sau:

  • Năm 2010: 8% – 9%;
  • Năm 2009: 7% – 9%;
  • Năm 2008: 8,5% – 14%;
  • Năm 2007: 8,25%
  • Năm 2006: 8,25%
  • Năm 2005: 7,8%
  • Năm 2004: 7,5%

Lãi suất cơ bản dùng đề áp dụng trong những trường hợp nào?

Lãi suất cơ bản được áp dụng trong Bộ Luật Dân sự năm 2005

Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định rõ các trường hợp áp dụng lãi suất cơ bản trong khâu tính lãi suất, lãi chậm trả. Cụ thể bao gồm các trường hợp sau:

Lãi suất cho vay được quy định tại Điều 476, khi hai bên thỏa thuận lãi suất cho vay thì điều kiện là mức lãi suất này không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản. Ngoài ra, nếu hai bên không xác định rõ lãi suất tại thời điểm vay trong trường hợp xảy ra tranh chấp, mức lãi suất được áp dụng bằng mức lãi suất cơ bản.

Như vậy, Bộ Luật Dân sự năm 2005 đã quy định rất rõ ràng về mức lãi suất cho vay của các bên, quy định mức định khung cao nhất, tránh trường hợp các bên thực hiện các hoạt động cho vay nặng lãi.

Điều 476. Lãi suất 1. Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.

2. Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.

Tuy nhiên, trên thực tế còn nhiều người dân chưa có quá trình tìm hiểu cũng như chưa có hiểu biết đầy đủ về mức lãi suất cơ bản, dẫn đến việc áp dụng mức lãi suất cao, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của người vay.

Được quy định cụ thể tại Điều 474 Bộ Luật Dân sự năm 2005, theo đó nếu hai bên không thỏa thuận lãi suất nợ quá hạn, mà khi đến hạn trả nợ bên vay không trả hoặc không trả đủ thì bên cho vay có quyền áp dụng mức lãi suất cơ bản tại thời điểm đó cho lãi nợ quá hạn.

Ngoài ra, Bộ Luật Dân sự năm 2005 còn quy định áp dụng mức lãi suất cơ bản cho nhiều trường hợp khác như:

Điều 436, xử lý trong trường hợp bên mua đã trả tiền mua, nhưng bên bán giao vật không đồng bộ thì bên bán phải trả tiền lãi cho bên mua theo lãi suất cơ bản kể từ thời điểm phải thực hiện hợp đồng cho đến khi giao vật đồng bộ.

Điều 305, xử lý trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ: “Trong trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”

Lãi suất cho vay không được vượt quá 20%/năm của khoản vay [Ảnh minh họa].

Bạn đọc có thể tham khảo thêm một số bài viết liên quan:

Lãi suất cơ bản được áp dụng trong Bộ Luật Dân sự năm 2015

Từ ngày 1/1/2017, Bộ Luật Dân sự năm 2015 chính thức có hiệu lực thi hành, theo đó trong các trường hợp hai bên có thỏa thuận vay – cho vay thì mức lãi suất, lãi chậm trả, lãi quá hạn,… không áp dụng theo mức lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước. Cụ thể như sau:

Điều 468 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định mức lãi suất cho vay tối đa trong các Hợp đồng vay tài sản không được vượt quá 20%/năm của khoản vay. Trường hợp hai bên thỏa thuận mức lãi suất vượt quá lãi suất giới hạn trên thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

Trong trường hợp hai bên không thỏa thuận hoặc không có căn cứ xác định mức lãi suất đã thỏa thuận thì mức lãi suất được tính bằng 50% mức lãi suất trên. Tức là bằng 10%/năm của khoản vay.

  1. Thực hiện nghĩa vụ trả nợ quá hạn.

– Trong trường hợp hai bên thỏa thuận lãi suất cho vay nhưng không thỏa thuận lãi quá hạn, Khoản 4, Điều 466 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định, người vay phải chịu mức lãi suất theo quy định tại Khoản 2 Điều 468 tức là bằng 50%/năm của khoản vay [tương đương với 4,16%/tháng].

– Trong trường hợp hai bên có thỏa thuận về lãi quá hạn, thì mức lãi suất được áp dụng theo quy định tại Khoản 5 Điều 466 Bộ Luật Dân sự năm  2015.

Qua hai trường hợp trên, ta nhận thấy rõ, Bộ Luật Dân sự năm 2015 không áp dụng mức lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước, mức tính lãi suất cũng cụ thể, rõ ràng trong từng trường hợp, khi hai bên có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận mức lãi suất.

Nhờ những quy định này, người cho vay được đảm bảo quyền và lợi ích của mình khi cho vay, thúc đẩy người vay hoàn thành nghĩa vụ trả nợ. Đảm bảo việc giải quyết tranh chấp phát sinh một cách thuận lợi.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về Lãi suất cơ bản năm 2019, nếu bạn đọc còn bất cứ băn khoăn, vướng mắc vui lòng để lại thông tin phía cuối bài viết này. Trong trường hợp cần hỗ trợ trực tiếp, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến để được hướng dẫn chi tiết.

Cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng và đồng hành cùng Luật Quốc Huy trong suốt thời gian vừa qua.

Trân trọng!

Đội ngũ luật sư của chúng tôi luôn trực 24/7 để giải đáp mọi vấn đề liên quan đến pháp luật của bạn. Gặp trực tiếp luật sư tư vấn gọi . Trân trọng cảm ơn!

Chuyên viên tư vấn: Luật Quốc Huy

- Nhờ kết quả tích cực từ điều hành chính sách tiền tệ đã đóng góp quan trọng trong ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát cả năm ở mức thấp dưới 1%, đồng thời hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đạt trên 6,5%.

Lãi suất vay đã giảm mạnh dù còn cao

Tại buổi Họp báo về Hội nghị tổng kết hoạt động ngân hàng năm 2015 và triển khai nhiệm vụ năm 2016 diễn ra ngày 24/12/2015, Ngân hàng Nhà nước [NHNN] cho biết mặt bằng lãi suất năm 2015 đã giảm mạnh. Lãi huy động giảm 0,2-0,5% một năm và hiện ở mức tương đối thấp nhưng lòng tin vào VND được củng cố. Lãi suất cho vay cũng giảm 0,3-0,5% một năm so với cuối năm trước, đưa mặt bằng lãi suất giảm khoảng 50% so với cuối năm 2011. Hiện nay, mặt bằng lãi suất cho vay đang ở mức 6-9% [ngắn hạn], 9-11% [dài hạn].

So sánh với các nước trong khu vực, lãi suất của Việt Nam vẫn cao. Lý giải điều này, Phó Thống đốc cho rằng, chúng ta vừa phải điều hành chính sách tiền tệ, nhưng hệ thống ngân hàng đang tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, các tổ chức tín dụng phải sử dụng phần lớn lợi nhuận để xử lý nợ xấu, nên khả năng tiếp tục giảm lãi suất sẽ khó khăn. Ngoài ra, trái phiếu Chính phủ lãi suất cao cũng gây áp lực cho mặt bằng lãi suất. Hệ thống ngân hàng luôn muốn giảm lãi suất, nhưng giảm ở liều lượng thế nào để là vừa cân đối kinh tế vĩ mô, lại an toàn hệ thống, hợp với sức chịu đựng của các tổ chức tín dụng.

Việc giảm lãi suất thời gian tới thật sự không dễ. Mặc dù năm 2015 lạm phát thấp, chỉ ở mức 1% và là dư địa tốt để giảm lãi suất một cách tích cực nhưng qua nhiều dự báo về tình hình thị trường thế giới sẽ có biến động khó lường thì trong nước ta không thể chủ quan với lạm phát năm 2016.

Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cảnh báo: "Năm sau nếu giá dầu tăng trở lại hoặc tăng nhanh sẽ ảnh hưởng đến lạm phát. Chưa kể năm 2016 là năm thực hiện lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng nhà nước quản lý như y tế, giáo dục… Nếu điều hành không có sự phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành và đưa ra đúng thời điểm, lạm phát sẽ không thể duy trì thấp trong năm 2016".

Tín dụng vượt chỉ tiêu

Huy động vốn trong nền kinh tế vẫn tăng dù mặt bằng lãi suất giảm, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế. Tính đến ngày 21/12/2015, huy động vốn tăng 13,59% so với cuối năm trước.

Tín dụng trong năm 2015 cũng đã vượt chỉ tiêu khi tăng trưởng đạt 17,17% [tính đến 21/12]. Theo dự báo của NHNN, tín dụng cả năm có thể đạt tốc độ tăng trưởng 18-20%.

Bên cạnh đó, thị trường vàng diễn biến ổn định, cung - cầu trên thị trường tương đối cân bằng giá vàng trong nước không còn bị tác động bởi biến động giá vàng thế giới, biến động tăng tỷ giá USD/VND. Thị trường vàng tự điều tiết theo quy luật cung cầu, NHNN không phải sử dụng ngoại tệ để nhập khẩu vàng can thiệp, bình ổn thị trường vàng miếng, tình trạng vàng hóa được ngăn chặn.

Ngoài ra, sự an toàn, ổn định của các tổ chức tín dụng đã được duy trì và cải thiện, thực hiện các bước tái cơ cấu toàn diện các ngân hàng thương mại yếu kém.

Đến 30/11/2015, khoảng 99,6% nợ xấu của tổ chức tín dụng ước tính tại thời điểm cuối tháng 9/2012 đã được xử lý và chất lượng tín dụng được cải thiện. Nợ xấu toàn hệ thống đã được đưa về mức 2,72%, hoàn thành mục tiêu đề ra 3%. Với việc áp dụng đầy đủ chuẩn mực mới về phân loại nợ, từ Qúy I/2015 không còn tồn tại hai số liệu nợ xấu và nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã được minh bạch hơn.

Chính sách tỷ giá sẽ linh hoạt hơn

Về thị trường ngoại hối, theo NHNN, trong thời gian qua có tác động tâm lý khá lớn trước các biến động của kinh tế thế giới. Đặc biệt, thời điểm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ [FED] tăng lãi suất đã tác động mạnh tới thị trường ngoại hối Việt Nam. Tuy nhiên, NHNN đã phản ứng khá tốt, rất linh hoạt trong việc đưa ra các giải pháp, ví dụ đưa lãi suất gửi USD về 0%.

Theo ông Bùi Quốc Dũng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, trong năm 2015, tỷ giá và thị trường ngoại tệ tiếp tục được giữ ổn định, niềm tin vào đồng tiền Việt Nam được củng cố, tình trạng đôla hóa trong nền kinh tế tiếp tục giảm, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của tổ chức, cá nhân đều được đáp ứng đầy đủ, kịp thời. NHNN đã linh hoạt điều chỉnh tăng 3% tỷ giá bình quân liên ngân hàng và nới biên độ tỷ giá từ +1% lên + 3% nhằm ứng phó kịp thời với các tác động bất lợi từ thị trường tài chính quốc tế.

Về hướng điều hành tỷ giá, Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho hay: “Năm 2016, NHNN sẽ tiến tới hoàn thiện để điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt hơn nhằm giảm tâm lý kỳ vọng, găm giữ ngoại tệ có thể gây ra khó khăn trong điều hành. Hiện NHNN đang triển khai với phương châm nâng cao giá trị tiền đồng”.

Năm 2016 sẽ chủ động hơn trong điều hành

Về quan điểm điều hành chính sách tiền tệ trong năm 2016, ông Bùi Quốc Dũng cho biết, trên cơ sở mục tiêu của Quốc hội, Chính phủ, NHNN xác định mục tiêu trọng tâm năm 2016 là chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra [dưới 5%], bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý [khoảng 6,7%]. Tăng dư nợ tín dụng phù hợp, gắn với nâng cao chất lượng tín dụng. Năm 2016, tăng trưởng tín dụng dự kiến ban đầu của Ngân hàng Nhà nước từ khoảng 18 - 20% tùy theo điều kiện kinh tế để có các giải pháp linh hoạt.

NHNN sẽ chủ động thực hiện các giải pháp quản lý thị trường ngoại tệ, thị trường vàng, để tiếp tục giảm tình trạng đô la hóa, vàng hóa trong nền kinh tế. Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt. Điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế.

Cùng với đó, tiếp tục thực hiện các giải pháp theo lộ trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu theo các đề án đã được Chính phủ thông qua, tăng cường công tác thanh tra, giám sát ngân hàng; tiếp tục triển khai đồng bộ các biện pháp xử lý nợ xấu và kiểm soát, nâng cao chất lượng tín dụng, trong đó đẩy mạnh việc xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường; nghiên cứu, hoàn thiện mô hình Công ty TNHH một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam [VAMC]./.

Video liên quan

Chủ Đề