Làm sao để giảm chi phí vận chuyển trong chuỗi cung ứng

Tỷ lệ % chi phí logistics trong GDP của một số nước: Australia khoảng 9%, Brazii, Mexico 15-17%[1], Thái Lan 19% [2005][2], châu Âu 12% [2006-2008] và Trung Quốc 21,3% [2004]. Ước tính của Việt Namlà 20-25%[3], quá cao so với mặt bằng chung của thé giới. [Chi tiết tại đây] 

 Vậy, có những hướng giải quyết nào cho tình trạng này?

1. Giảm chi phí vận tải trong logistics

Chi phí vận tải [Transport Costs] chiếm phần chính trong chi phí logistics. Ví dụ của Thái Lan năm 2006, chi phí vận tải là 49% [1], của Hoa Kỳ năm 2011 là 62,8% [2], của Việt Nam khoảng 60% [3]. Vận tải là hoạt động kinh tế quan trọng nhất trong các hoạt động logistics. Khoảng 1/3 đến 2/3 chi phí logistics của doanh nghiệp là chi phí vận tải [4]. Chính vì vậy việc cắt giảm chi phí vận tải có tầm quan trọng trong việc cắt giảm chi phí logistics.

Tuy nhiên, có một mối liên hệ mật thiết, bù trừ lẫn nhau giữa chi phí vận tải và chi phí tồn kho chủ động [Inventory Costs]. Chi phí vận tải phụ thuộc vào thời gian, quãng đường và giá trị, khối lượng hàng hóa, vật tư. Hàng hóa có khối lượng nhỏ, giá trị thấp thì chi phí vận tải thấp. Ngoài ra, khoảng cách, vị trí của các kho chứa hàng hóa cũng như các trung tâm phân phối so với nơi sản xuất cũng quyết định chi phí vận tải. Vận tải có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ logistics và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất cũng như các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa vì nó vận chuyển hàng hóa, vật tư đến đúng nơi mà khách hàng cần chúng và đúng thời gian với chi phí thấp nhất. Dịch vụ tốt nhất và chi phí thấp nhất cho khách hàng là mục tiêu của logistics thương mại. Không có hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải phát triển hoàn chỉnh thì hoạt động logistics nói chung và hoạt động vận tải nói riêng không thể phát huy hết tính ưu việt của mình. Vì vậy, việc cải tiến hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đóng một vai trò quan trọng trong việc hạ chi phí vận tải hàng hóa. Việc chọn phương thức vận tải thích hợp, một công việc hàng đầu của các nhà cung cấp dịch vụ logistics, cũng là yếu tố giúp giảm chi phí vận tải. Thuê ngoài [out-sourcing] nhằm tận dụng tính chuyên nghiệp của các nhà cung cấp dịch vụ logistics sẽ góp phần giảm chi phí vận tải.

Tổng chi phí vận tải bao gồm chi phí vận tải ban đầu [chi phí vận chuyển hàng hóa thành phẩm từ nhà máy và các nhà bán buôn đến kho chứa hàng] và chi phí vận tải sau đó [chi phí vận chuyển hàng thành phẩm tới tay người tiêu dùng]. Chi phí vận tải trong chi phí logistics thương mại bao gồm tổng chi phí của người chuyên chở của các phương thức vận tải, gồm vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường ống và vận tải nội địa và vận tải quốc tế hàng hóa bằng đường không cũng như các chi phí giao nhân và chí phí có liên quan đến người gửi hàng [xếp dỡ phương tiện vận tải và hoạt động của bộ phận giao thông].

Hiện nay, khoảng 90% hàng hóa xuất nhập khẩu của nước ta được chuyên chở bằng đường biển; vận tải đường bộ chiếm khoảng 75% hàng hóa vận tải nội địa. Việc thuê ngoài vận tải cũng chưa phát triển. Việc liên kết của các phương thức vận tải còn là khâu yếu kém. Vận tải đa phương thức chưa phát triển. Giá cước vận tải chưa thực sự cạnh tranh. Chất lượng dịch vụ vận tải chưa đáp ứng yêu cầu của khách hàng về đúng thời gian. Đây là những đặc điểm nổi bật của hoạt động vận tải nước ta cần được chú ý trong quá trình nghiên cứu để giảm chi phí vận tải.

2. Chuyên nghiệp hóa nhân lực

Hiện nhiều công ty Việt Nam chưa phát huy hết những lợi thế do logistics đem lại, thậm chí có doanh nghiệp [DN] chưa nhìn thấy vai trò quan trọng của logistics trong việc giảm chi phí sản xuất kinh doanh. Trong khoảng 1.000 DN logistics hiện nay thì các DN hoạt động giao nhận là chủ yếu, chưa có các DN logistics thực sự, tạo được mối liên kết hệ thống như các DN ngoại đang làm.

Càng chuyên nghiệp hóa trong việc cung ứng dịch vụ
thì chi phí logistics sẽ càng giảm.

Việt Nam đang có khoảng 1,5 triệu lao động làm nghề logistics. Trong đó, đầu tàu kinh tế TP.HCM chiếm khoảng 40%, tương đương 600.000 lao động. Nguồn cung cấp nhân lực cho ngành logistic chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu, trong khi tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành logistic mỗi năm tăng 20-25%.

Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM về chất lượng nhân lực logistics cho thấy, 53,3% DN thiếu đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn và kiến thức về logistics, 30% DN phải đào tạo lại nhân viên và chỉ có 6,7% DN hài lòng với chuyên môn của nhân viên.

Các chuyên gia trong ngành logistics nhận định, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, xét về quy mô vẫn rất nhỏ bé, ngoại trừ vài chục doanh nghiệp Nhà nước và cổ phần là tương đối lớn, số còn lại nhân lực ít trang thiết bị, phương tiện, cơ sở hạ tầng còn thấp kém, chủ yếu mua bán cước tàu biển, cước máy bay, đại lý khai quan và dịch vụ xe tải… Hoạt động thiếu đồng bộ, manh mún, chưa chuyên nghiệp nên chậm thu hồi vốn, chi phí cao

Tại Việt Nam, hàng hóa phải đi qua quá nhiều trung gian, từ khâu cung ứng nguyên liệu cho sản xuất, đến khâu phân phối hàng hóa tới tay người tiêu dùng, làm tăng chi phí giao dịch, tăng giá bán. Năm 2011 chi phí logistics ước tính hơn 25 tỉ USD.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chi phí logistics cao nữa là do các DN chỉ chú trọng vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ mà không mặn mà với đường thủy, hàng không… Ông Thái Văn Chung, Tổng Thư ký Hiệp hội vận tải hàng hóa TPHCM cho rằng, cơ sở hạ tầng GTVT trong nước chưa tạo được hệ thống hoàn chỉnh đủ mạnh, liên kết giữa các tỉnh, các vùng để khai thác các thế mạnh riêng.

Bên cạnh đó, nhiều khu công nghiệp xây dựng xong nhưng chưa có đường giao thông hoặc các khu công nghiệp bố trí quá xa hệ thống cảng biển, làm chi phí vận chuyển hàng hóa tăng lên. Ngoài ra, sự kết hợp các phương thức vận tải khác nhau [vận tải đa phương thức] để kết hợp các ưu điểm của từng phương thức vận tải cũng chưa phổ biến ở VN. Vì những lý do đó, tổng phí logistics [phần lớn là chi phí vận tải] rất cao.

Xem thêm tại: Chi phí Logistics – Bản chất và thực trạng tại Việt Nam

Không qua khâu trung gian  

Các nhà sản xuất CPG sẽ tiết kiệm được chi phí khi họ không sử dụng nhà kho để phân phối hàng hóa mà vận chuyển thẳng các lô hàng phù hợp tới mạng lưới bán lẻ. Nhờ đó, nhà sản xuất CPG giảm thiểu được chi phí vận chuyển, lưu kho. Chiến lược này cũng giúp nhà bán lẻ có được sản phẩm nhanh hơn với mức giá thấp hơn từ nhà sản xuất. [Xem hình 1]

Chiến lược này dựa trên nguyên tắc giảm số khâu vận động trong chuỗi cung ứng để làm giảm tổng chi phí và chi phí bình quân trên một đơn vị hàng hóa đầu ra, tạo điều kiện cho mức giá bán lẻ cuối cùng cạnh tranh tốt hơn. Khảo sát từ 1 nhà máy sản xuất sữa tươi cho thấy, nếu nhà máy vận chuyển 400 đơn hàng mỗi ngày, trong đó có  25% số đơn hàng được giao trực tiếp thì tiết kiệm khoảng 750.000 đô la.

Sử dụng hình thức giao hàng bỏ qua khâu vận chuyển

Theo thống kê, Việt Nam có 49 triệu người kết nối mạng internet với khoảng 23 triệu người thường xuyên mua sắm trực tuyến. Hình thức mua này có mức tăng trưởng gần 20%/năm. Do đó, tỷ lệ các đơn đặt hàng trực tuyến từ người tiêu dùng tới các doanh nghiệp bán lẻ cũng đang tăng lên và chiếm một phần doanh thu không nhỏ bên cạnh mảng bán lẻ truyền thống. Với nhóm các đơn hàng này cần cân nhắc sử dụng hình thức giao hàng bỏ qua khâu vận chuyển [drop shop]. [Xem hình 2]

Sau khi nhà bán lẻ nhận đơn hàng, họ sẽ liên hệ với nhà sản xuất cho phép drop shipping để thương lượng mức giá bán sản phẩm. Nhà sản xuất sẽ tiến hành xử lý đơn hàng, đóng gói, giao hàng cho người mua dưới thông tin của nhà bán lẻ để duy trì thương hiệu của nhà bán lẻ. Nhà bán lẻ được hưởng phần lợi nhuận từ chiết khấu đã thương lượng với nhà cung cấp. Mọi hoạt động xử lý hàng hóa và hoàn tất đơn hàng đều do nhà sản xuất  thực hiện. Sự khác biệt lớn nhất giữa drop shipping và các mô hình bán lẻ khác là doanh nghiệp bán lẻ không cần lưu kho hàng hóa, họ tham gia vào vận hành các giao dịch trực tuyến mà không cần sở hữu sản phẩm, kho hàng, lưu trữ tồn kho và vận chuyển.

Phương pháp này cho phép giảm số khâu vận động của sản phẩm, giảm thiệt hại từ số lần bốc dỡ, khoảng cách di chuyển, thời gian xử lý đơn hàng. Tuy nhiên, nhà máy phải trở thành kho chứa để tích lũy đủ lô hàng cho bán lẻ. Họ cũng cần không gian và địa điểm để duy trì khối lượng lớn sản phẩm, hệ thống quản lý vận chuyển và các hãng vận tải linh hoạt. Sự tiết kiệm trong chiến lược này không chỉ là lợi ích của bán lẻ mà còn cho cả các nhà sản xuất CPG, do họ tránh được vận chuyển, tiếp nhận, lưu trữ và xử lý các chi phí khác.

Thiết kế bao bì đóng gói dựa vào nhu cầu logistics và vận tải

Chi phí tổng thể của bao bì thay đổi rất nhiều bởi sản phẩm và ứng dụng, nhưng nó thường chiếm 10% - 30% giá vốn hàng bán. Tiết kiệm chi phí bao bì là một chiến lược đầu tư lâu dài với chuỗi cung ứng hàng tiêu dùng đóng gói. Để có được các thiết kế bao bì hợp lý, các chuyên gia logistics cần tham dự vào khâu thiết kế bao bì. Trước đây, các quyết định đóng gói tại các công ty sản xuất CPG thường giao cho bộ phận bán hàng và marketing. Điều này có thể làm tăng tổng chi phí đóng gói do thiếu hiệu quả ở giai đoạn cuối cùng là lắp ráp và giao hàng. Bao bì hiệu quả không chỉ cần bắt mắt, nó cần thiết thực. Để tránh sự lãng phí ở khâu sử dụng, các tính toán về bốc xếp và chuyên chở cần được chú ý ngay ở khâu thiết kế đóng gói. Theo tính toán, những thay đổi này có thể tiết kiệm được 17% – 20% cho chi phí thành phẩm.

Cũng cần có thiết kế bao bì riêng cho các sản phẩm bán online vì loại bao bì dùng cho sản phẩm cần trưng bày tại các cửa hàng truyền thống trở nên rất lãng phí trong thương mại điện tử. Chi phí phát sinh do bao bì không thích ứng trong thương mại điện tử thường chiếm tới 20% tổng chi phí đóng gói của công ty, điều này làm tổn hại đến lợi nhuận. Các gói hàng thương mại điện tử phải di chuyển qua nhiều điểm tiếp xúc trên đường đến người tiêu dùng và không đòi hỏi các thiết kế trình bày và minh họa như trong bán lẻ truyền thống. Tỷ lệ trả lại hàng trong thương mại điện tử khá cao chiếm tới 20% - 30%. Do đó với các sản phẩm trực tuyến cần phải có những thiết kế bao bì mới để tận dụng các cơ hội tiết kiệm.

Sử dụng crossdocking

Khi nhà sản xuất CPG phải phân phối qua khâu trung gian, thì Cross docking là một ứng dụng hữu hiệu. Cross docking là việc chuyển giao hàng hóa và vật liệu từ một phương tiện vận tải đầu vào sang một phương tiện vận tải đầu ra mà không có quá trình nhập kho hay lưu trữ hàng hóa. Crossdocking tạo ra một khoản tiết kiệm lớn từ việc loại trừ lưu kho hàng hóa, vì vậy, không phải vận tải đến khu vực lưu trữ, không có tổn thất hàng hóa lưu kho. Các chi phí bảo quản, xử lý hàng tồn kho được loại trừ hoặc giảm đáng kể. Crossdocking cũng giúp cải thiện dịch vụ khách hàng thông qua việc đẩy nhanh tiến trình giao hàng cho khách. Các nhà sản xuất, chịu trách nhiệm rất lớn trong việc khiến cho hoạt động crossdocking tại trung tâm phân phối  thành công.

Cộng tác với các nhà bán lẻ và các đối tác 3PL

Vận tải  hợp nhất là một chiến lược kết hợp vận chuyển LTL từ các công ty khác nhau di chuyển đến cùng một địa điểm để tận dụng tỷ lệ tải trọng chi phí thấp hơn. Hiện tại, có rất ít sự phối hợp giữa những đơn hàng đặt từ phía nhà bán lẻ trong các chuỗi cung ứng hàng hóa. Họ gọi mù tạt, nước sốt cà chua và dưa chuột từ một loạt các nhà cung cấp khác nhau và trả phí vận chuyển LTL cho các đơn hàng nhỏ, trong khi các lô hàng này đi song song trên cùng 1 tuyến đường để đến DC. Nếu các nhà bán lẻ sử dụng các đơn vị 3PL trong quản lý dự trữ và mua, 3PL sẽ kết hợp các đơn hàng từ nhiều nhà cung cấp theo 1 chuyến hàng lớn. Do đó tăng quy mô vận chuyển để sử dụng vận tải FTL và giảm chi phí vận chuyển đơn vị. Đối với các nhà sản xuất CPG nhỏ và vừa, có phạm vi thị trường hẹp tại một khu vực có thể hợp tác với một số nhà bán lẻ trong cùng khu vực để kết hợp các đơn hàng với nhau, nhờ đó có thể vận chuyển trực tiếp hàng hóa cho các nhà bán lẻ với các chuyến hàng FTL.

Video liên quan

Chủ Đề