Lễ hội văn hóa thể thao du lịch là gì năm 2024

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai, đoàn nghệ nhân tỉnh sẽ tham gia Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I diễn ra tại tỉnh Kon Tum từ ngày 29-11 tới 1-12. Đây là hoạt động thiết thực nhằm thực hiện đề án Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

Đoàn nghệ nhân Gia Lai tham gia 8 nội dung chính của ngày hội gồm: Trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc; không gian trưng bày giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa truyền thống của địa phương; trưng bày, giới thiệu ẩm thực truyền thống của địa phương; liên hoan văn nghệ quần chúng và trình diễn trang phục các dân tộc; triển lãm “Đặc trưng văn hóa các dân tộc vùng Tây Nguyên trong cộng đồng văn hóa các dân tộc Việt Nam”; trưng bày ảnh nghệ thuật về sắc màu văn hóa đặc sắc các dân tộc khu vực Tây Nguyên đồng hành cùng sự phát triển của đất nước; hoạt động thể thao quần chúng; hoạt động du lịch.

Ngoài các hoạt động do Nhà hát ca múa nhạc tổng hợp Đam San, Bảo tàng tỉnh Gia Lai và Trung tâm Văn hóa-Thông tin-Thể thao huyện Chư Păh thực hiện, đoàn nghệ nhân Jrai xã Ia Phí [huyện Chư Păh] sẽ tham gia tái hiện lễ cúng giọt nước của người Jrai tại ngày hội.

Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I, năm 2023 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với một số Bộ, ngành Trung ương và 5 tỉnh khu vực Tây Nguyên, gồm: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng tổ chức.

Với chủ đề “Đại ngàn Tây Nguyên - Tinh hoa hội tụ”, tại thành phố Kon Tum và các huyện của tỉnh Kon Tum diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc với sự tham gia của khoảng 1.000 nghệ nhân, diễn viên, vận động viên quần chúng và đại biểu các dân tộc hiện đang sinh sống trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên.

Đây là Ngày hội có quy mô lớn, lần đầu tiên được tổ chức nhằm tạo môi trường giao lưu, học hỏi, tăng sự đoàn kết, hữu nghị giữa các tỉnh, dân tộc anh em trong khu vực Tây Nguyên; góp phần tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc vùng Tây Nguyên trong nền văn hóa thống nhất, đa dạng trong cộng đồng 54 dân tộc cũng là dịp để nghệ nhân, diễn viên, vận động viên, quần chúng gặp gỡ giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và giao lưu văn hóa. Ngày hội cũng nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

Dự kiến, Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I sẽ chính thức khai mạc tại Quảng trường 16-3 [Kon Tum] vào tối ngày 29-11.

Tin, ảnh: TUẤN SƠN

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Xã hội xem các tin, bài liên quan.

Du lịch sinh thái gắn với văn hóa truyền thống Tây Nguyên là lợi thế của TP Pleiku

Để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch, với lợi thế về vị trí địa lý, thời tiết giao thoa 4 mùa và đặc biệt là sự đa dạng, độc đáo về bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Nguyên, TP Pleiku [tỉnh Gia Lai] đang hướng đến phát triển du lịch xanh gắn với khai thác các giá trị bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc. Điều này đã được thể hiện rõ qua Tuần Văn hóa Du lịch Gia Lai 2023.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Nông: Phát huy vai trò nòng cốt trong bảo vệ “sống lưng” Tây Nguyên

Đảng ủy, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Nông thời gian qua đã triển khai đồng bộ, toàn diện các mặt công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Kết quả đó đã góp phần quan trọng trong việc giữ vững hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội ở khu vực có vị trí chiến lược của đất nước.

Những người con của buôn làng Tây Nguyên

Gần dân, gắn bó với dân, những năm qua, cán bộ, đội viên đội công tác tuyên truyền văn hóa cơ sở thuộc bộ CHQS các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông thực sự là cầu nối, góp phần tuyên truyền, vận động, đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào. Trên dải đất Tây Nguyên hùng vĩ, hình ảnh những người lính Khu 5 ngày đêm bám bản, bám làng, đã trở nên quen thuộc, gần gũi với nhân dân.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu việc tổ chức Ngày hội đảm bảo bảo trang trọng gắn với các sự kiện chính trị, văn hóa của đất nước, của khu vực và của địa phương. Các chương trình tham gia Ngày hội phải được chuẩn bị chu đáo, luyện tập kỹ, có nội dung tiêu biểu, phù hợp và có tính nghệ thuật cao, đáp ứng nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ của nhân dân; các hoạt động mang tính cộng đồng, đề cao vai trò chủ thể văn hoá, phát huy giá trị văn hoá truyền thống gắn với yếu tố tiến bộ của thời đại.

Chủ Đề