Lệnh hẹn giờ bật máy tính Win 7

Hẹn giờ tắt máy tính là một tính năng vô cùng hữu ích có trên hệ điều hành Windows !

Vì một lý do nào đó mà bạn không thể tắt máy tính ngay được, có thể là do công việc đang còn dang dở mà bắt buộc máy tính của bạn phải hoạt động trong một khoảng thời gian nào đó để hoàn thành.

Hay bạn đang Render video, sao chép các file dữ liệu nặng, các file có dung lượng lớn, đặc biệt là những thằng như mình, thường xuyên treo máy vào ban đêm để tải các tựa game nặng như PUBG, Grand Theft Auto V hay là Battle Field 5….

Bạn không thể ngồi đợi cho đến khi hoàn thành công việc xong mới đi tắt máy được, điều đó thực sự rất bất tiện. Mà thay vào đó, một lựa chọn, một giải pháp tốt nhất vào lúc này là hẹn giờ tắt máy tính sau khi công việc hoàn thành.

Một số ứng dụng tiêu biểu như phần mềm IDM hỗ trợ tắt máy khi tải xong file.

Tuy nhiên, trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn hẹn giờ tắt máy tính mà không cần sử dụng kì phần mềm nào cả. Chúng ta sẽ sử dụng luôn tính năng có sẵn trên hệ điều hành Windows nhé.

#1. Lệnh CMD hẹn giờ tắt máy tính

Trên tất cả các hệ điều hành từ Windows XP đến Windows 7, 8 hay là hệ điều hành mới nhất là Windows 10 thì việc tắt máy đều sử dụng chung một lệnh duy nhất đó là :

shutdown –st x

Trong đó :

  • shutdown là lệnh tắt máy.
  • -s là viết tắt của từ shutdown bên trên.
  • -t tức là time, thời gian đếm ngược để tắt máy.
  • x ở đây là thời gian đếm ngược tắt máy, đơn vị là giây [s].

Để chạy được lệnh này, chúng ta sẽ sử dụng công cụ Windows RUN.

Áp dụng vào thực tế, bây giờ mình sẽ thử hẹn giờ tắt máy tính sau 1 tiếng nữa nhé.

Thực hiện: Mở hộp thoại RUN lên bằng cách bấm tổ hợp phím Windows + R => và bạn gõ lệnh :

shutdown -s -t 3600

Với 3600 là thời gian đếm ngược tắt máy tính bằng giây. Ví dụ mình muốn máy tính tự tắt sau 1 tiếng thì sẽ lấy 60 phút x 60 giây = 3600 giây, như lệnh bên trên.

Sau khi hoàn thì Windows sẽ có thông báo về thời gian tắt máy như trong hình bên dưới.

#2. Hủy lệnh tắt máy tính trong cửa sổ CMD

Trong trường hợp bạn tính sai thời gian, hoặc bạn có thể tự tắt máy được nên bạn muốn hủy lệnh tự động tắt máy trong CMD thì hãy sử dụng dụng lệnh này:

shutdown -a

Tương tự như vậy, bạn cũng sẽ nhận được thông báo hủy thành công như bước tạo lệnh tắt máy.

Một số lệnh có thời gian được tính sẵn mà bạn có thể sử dụng dưới đây:

  • Tắt máy sau 5 phút : shutdown -s -t 300
  • Tắt máy sau 10 phút : shutdown -s -t 600
  • Tắt máy sau 15 phút : shutdown -s -t 900
  • Tắt máy sau 30 phút : shutdown -s -t 1800
  • Tắt máy sau 1 tiếng : shutdown -s -t 3600
  • Tắt máy sau 2 tiếng : shutdown -s -t 7200
  • Tắt máy sau 4 tiếng : shutdown -s -t 14400

#3. Lệnh hẹn giờ khởi động lại máy tính

Nếu bạn muốn khởi động lại máy thay vì tắt hẳn thì cũng được thôi, bạn thay -s bằng -r, tức là Restart thành lệnh này là được.

shutdown -r -t 3600

=> Với lệnh này, máy tính sẽ tự động khởi động lại sau 1 tiếng sử dụng.

#4. Tạo nút hẹn giờ tắt/khởi động lại máy trên Windows 

// Áp dụng cho hệ điều hành Windows 7, 8, 8.1, 10 và Windows 11

Nếu bạn không thể nhớ nổi lệnh trên thì hãy sử dụng cách này !

Cách này sẽ giúp bạn hẹn giờ tắt máy, khởi động lại máy tính chỉ với một click chuột, ngay trên màn hình Desktop của bạn.

Để làm được việc này thì chúng ta sẽ sử dụng đến Shortcut, thực hiện như sau:

+ Bước 1: Bạn click chuột phải vào màn hình Desktop chọn New => ShortCut.

+ Bước 2: Trong phần Type the location of the item bạn gõ vào đó lệnh sau :

shutdown -s -t 3600

Với 3600 là thời gian [tính theo giây] bạn muốn máy tắt => rồi Next. Bạn hãy chỉnh số 3600 cho phù hợp với nhu cầu của bạn, ở đây mình muốn tắt máy sau 1 tiếng nên mình để vậy.

Tương tự như vậy thì việc tạo Shortcut tắt máy ngay lập tức, bạn chỉ cần gõ vào lệnh bên dưới => sau đó nhấn Enter là được.

shutdown -s 

+ Bước 3: Tiếp theo là đặt tên cho cái Shortcut thì bạn đặt như thế nào cũng được. Mình để là Tắt máy cho dễ nhớ => rồi kích vào Finish để hoàn thành.

+ Bước 4: Xong ta sẽ có một biểu tượng tắt máy trên màn hình như thế này, bạn có thể bắt đầu sử dụng bằng cách kích đúp chuột vào biểu tượng vừa tạo ra thôi.

Tips: Nếu bạn muốn thay đổi thời gian tắt máy, hành động tắt hoặc khởi động lại thì hãy nhấn chuột phải lên icon Shortcut đó => chọn Properties => rồi thay đổi giá trị 3600 trong mục Target thành giá trị bạn  muốn nhé.

Nếu bạn thấy icon mặc định của nó xấu, hoặc không vừa mắt thì có thể thay đổi bằng cách bấm vào Change icon => rồi chọn icon bạn muốn và bấm vào OK => Apply là được.

Mình thấy cái dấu tick xanh này hay hay nên mình chọn luôn 😀

Sau khi làm xong thì ta có một cái icon mới như thế này , rất tiện lợi phải không nào các bạn ^^ . Chỉ cần 1 cú click là có thể hẹn giờ tắt máy ngay, không cần gõ lệnh phức tạp, dài dòng nữa.

#5. Lời Kết

Như vậy là mình vừa hướng dẫn rất chi tiết cho các bạn cách sử dụng lệnh CMD hẹn giờ tắt máy tính có sẵn trên hệ điều hành Windows rồi nhé.

Đây là 2 cách đơn giản nhất để bạn có thể hẹn giờ khởi động lại máy tính, hoặc tắt máy tính một cách tiện lợi nhất mà không cần phải sử dụng thêm bất kỳ phần mềm nào cả.

Bạn sẽ không phải lo lắng về việc máy tính vẫn bật sau khi hoàn thành công việc nữa.

Nhưng nhớ là hãy ước lượng thời gian thật chính xác để tắt máy, bạn có thể ước lượng thời gian nhiều hơn dự tính một chút để không làm hỏng việc của bạn nhé. Chúc các bạn thành công !

Đọc thêm:

CTV: Nguyễn Thanh Tùng – Blogchiasekienthuc.com
Edit by Kiên Nguyễn

Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Chắc hẳn đôi lúc bạn cần chạy một tiến trình nào đó trên máy tính tốn rất nhiều thời gian như cài đặt phần mềm, tải game, phim hay diệt virus... Lúc này bạn cần phải biết cách hẹn giờ tắt máy tính bởi bạn không thể dành cả thanh xuân chờ đợi nó hoàn thành công việc để tắt máy. Vậy làm thế nào để hẹn giờ tắt máy tính một cách nhanh nhất có thể, hãy cùngBizFly Cloud tìm hiểu nhé!

Những lý do bạn cần phải hẹn giờ tắt máy tính?

Trong nhiều trường hợp, bạn bắt buộc phải biết cách hẹn giờ tắt máy tính, chẳng hạn như:

- Bạn có trách nhiệm quản lý hệ thống máy tính tại các cơ quan, trường học và nhân viên thường xuyên quên tắt máy trước khi ra về? Điều này sẽ gây tốn kém chi phí cho tổ chức và bạn có thể bị khiển trách. Việc hẹn giờ tắt máy sẽ giúp bạn tránh được tình trạng trên.

- Như đầu bài viết đã đề cập, nếu đang cài đặt hay download một phần mềm có dung lượng khổng lồ phải mất vài giờ để hoàn thành thì bạn không thể ngồi chờ tắt máy trong khi có nhiều việc phải làm. Hẹn giờ tắt máy sẽ giúp bạn yên tâm đi làm những việc khác mà không sợ tốn tiền điện hay hết pin laptop.

- Đặc biệt khi bạn làm việc với máy tính ở nơi đông người như cơ quan, trường học... nếu không hẹn giờ tắt máy, người khác có thể truy cập và xâm phạm những thông tin cá nhân, tài liệu mật trên máy tính của bạn.

- Ngoài ra, việc hẹn giờ tự động tắt máy tính sẽ giúp tránh tình trạng treo máy trong thời gian dài gây "tổn thọ" máy tính. Đặc biệt với laptop, nếu thường xuyên để máy tính hoạt động đến khi hết pin tự tắt thì dễ dẫn đến hiện tượng chai pin.

Áp dụng 4 cách hẹn giờ tắt máy tính

Có khá nhiều cách hẹn giờ tắt máy tính, nhưng dưới đây là 4 cách đơn giản, dễ dàng áp dụng nhất trên windows 10, win 7 và hầu hết các win khác.

Cách 1:Hẹn giờ tắt máy tính bằng lệnh CMD

Trước tiên bạn cần mở hộp thoại Run bằng cách ấn combo phím Windows R hoặc có thể vào Start gõ Run trong mục tìm kiếm. Sau đó, tiến hành nhập lệnh sau vào hộp thoại Run:

shutdown -s -t "thời gian tắt máy"

Cụ thể, trong lệnh trên:

Tắt máy tính bằng lệnh CMD

shutdown: có nghĩa là tắt máy tính

-s: là viết tắt của từ shutdown

-t: là viết tắt của từ time

Thời gian tắt máy: là số giây còn lại trước khi máy tính tự động tắt, bạn cần nhập cụ thể con số này. Chẳng hạn, bạn muốn máy sẽ tắt sau 30 phút, tương ứng với 1800 giây, bạn cần nhập lệnh sau vào và ấn Enter:

Muốn tự động tắt máy sau 1 tiếng, tương ứng 3600 giây, bạn nhập lệnh:

Tương tự, tắt máy sau 2, 3, 4 hay 5 tiếng:

shutdown -s -t 7200

shutdown -s -t 10800

shutdown -s -t 14400

shutdown -s -t 18000

...

Sau khi nhập lệnh thành công, ở góc bên phải màn hình, bạn sẽ nhận được một thông báo về thời gian máy tính sẽ tự tắt. Nếu muốn gỡ bỏ lệnh hẹn giờ tắt máy tính trên thì bạn cũng vào hộp thoại Run như trên đã hướng dẫn và nhập lệnh sau:

Cách 2: Hẹn giờ tắt máy tính bằng Shortcut

Một cách để hẹn giờ tắt máy tính là tạo ra file Shortcut theo các bước sau:

Bước 1: Bấm chuột phải vào màn hình nền desktop, chọn New, chọn vào Shortcut.

Bước 2: Khi cửa sổ Create Shortcut xuất hiện, bạn nhập lệnh hẹn giờ tắt máy tính "shutdown -s -t 7200" tại ô Type the location of the item sau đó chọn Next. Ở lệnh trên, 7200 là số giây máy tính tự động tắt nhưng đây chỉ là bước ban đầu để cài đặt thôi, bạn có thể dễ dàng thay đổi nó sau đó. Click Next để tiếp tục quá trình.

Tắt máy tính bằng Shortcut

Bước 3: Tiến hành đặt một tên bất kỳ cho shortcut tại ô Type a name for this shortcut, sau đó chọn Finish để kết thúc.

Bước 4: Sau khi màn hình desktop xuất hiện biểu tượng Shortcut vừa tạo, bạn click chuột phải vào nó và chọn Properties. Trong thẻ Shortcut của cửa sổ mới hiện lên, bạn có thể thay thời gian hẹn giờ tắt máy tính tại mục Target. Bạn chỉ cần thay đổi số 7200 trong dòng lệnh. Chẳng hạn bạn muốn máy tự tắt sau 1 giờ [3600 giây] thì thay thành số 3600. Sau khi thay đổi xong, bạn nhấp OK để hoàn tất.

Cách 3: Hẹn giờ tắt máy tính bằng Windows Task Scheduler

Task Scheduler sẽ giúp bạn hẹn giờ tắt máy tính một cách tự động định kỳ. Chẳng hạn, mỗi ngày bạn muốn đến một thời gian nhất định máy sẽ tự động tắt mà không cần phải tốn công thiết lập thì cách này sẽ rất hữu hiệu. Nhất là với các máy tính ở những cơ quan, trường học…, tiến hành hẹn giờ tắt máy tự động sẽ tránh được tình trạng các nhân viên quên tắt máy tính trước khi ra về. Để thực hiện phương pháp này, bạn có thể làm theo các bước đơn giản sau đây:

Bước 1: Trước tiên bạn vào Start menu, vào thanh tìm kiếm [Search Windows] và nhập cụm từ "Task Scheduler". Sau đó bấm chọn vào Task Scheduler tại mục Program.

Bước 2: Khi cửa sổ Task Scheduler xuất hiện, tại phần Actions nằm bên phải ngoài cùng, bạn click chuột chọn mục Create Basic Task... Khi giao diện Create Basic Task Wizard xuất hiện, bạn chọn tên [Name] và mô tả [Description] bất kỳ cho lịch hẹn giờ tắt máy tính như hình bên dưới. Sau đó bấm Next để tiếp tục.

Tắt máy tính bằng Windows Task Scheduler

Bước 3: Tại mục Trigger, bạn có thể lựa chọn thời gian thực hiện tắt máy định kỳ. Chẳng hạn nếu muốn hẹn giờ tắt máy tính hàng ngày, bạn chọn vào Daily, hay weekly là hàng tuần, monthly [hàng tháng]... Sau đó bấm Next để tiếp tục quá trình.

Bước 4: Bạn tiếp tục chọn thời gian [ngày bắt đầu, giờ tắt máy] để lên lịch tắt máy tính. Lưu ý ở mục Recur every là thời gian tự động tắt máy định kỳ, chọn 1 để quá trình tắt máy theo thời gian đã thiết lập được diễn ra hằng ngàỳ. Tiếp tục nhấn Next.

Bước 5: Ở giao diện thẻ Action, bạn chọn Start a program rồi sau đó bấm Next. Ở giao diện Start a Program, tại dòng Program/Script, bạn nhập từ 'shutdown' và nhập "/S /F" vào mục Add arguments. Sau đó bấm chọn Next để tiếp tục.

Bước 6: Sau khi đã kiểm tra các thiết lập vừa rồi, hãy bấm Finish để kết thúc tiến trình hẹn giờ tắt máy tính trên Windows.

Bước 7: Cuối cùng, bạn hãy quay lại giao diện chính của Task Scheduler. Bấm chuột phải vào lịch hẹn giờ tắt máy vừa tạo và chọn Properties. Bạn đánh dấu tích vào ô Run With highest privileges, ấn OK và tiến hành khởi động lại máy là hoàn tất.

Để hủy hay dừng tác vụ hẹn giờ tắt máy này, bạn cũng vào Task Scheduler như trên đã hướng dẫn. Vào Task Scheduler Library rồi ấn chuột phải vào tác vụ hẹn giờ bạn muốn huỷ hay xóa rồi chọn vào xóa hoặc hủy tạm thời tác vụ đó.

Cách 4: Sử dụng phần mềm hẹn giờ tắt máy tính mShutdown

Để hẹn giờ tắt máy tính theo cách này bạn hãy tải phần mềm mShutdown về máy và chạy file mShutdown.exe. Ưu điểm lớn nhất của phần mềm này là rất dễ sử dụng do nó có hỗ trợ ngôn ngữ tiếng Việt. Có 2 lựa chọn cho bạn:

Bạn có thể tiến hành hẹn giờ tắt máy tính theo số phút đặt ra với lựa chọn "Shutdown sau". 

Hay bạn có thể hẹn giờ tắt máy vào một mốc thời gian cụ thể với lựa chọn "Shutdown lúc".

Cuối cùng nhấn Start để hoàn tất. Thật đơn giản phải không nào?

Trên đây là 4 cách cơ bản nhất để hẹn giờ tắt máy tính một cách nhanh chóng thuận tiện, tránh mất thời gian chờ đợi hay lãng phí điện năng… Hy vọng bạn đã tìm ra cách thức phù hợp để áp dụng cho máy tính của mình. Hãy "thả nhẹ" email của bạn vào ô bên dưới để được cập nhật những bài viết công nghệ bổ ích từ BizFly Cloud nhé!

Theo Bizflycloud.vn chia sẻ

BizFly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

Video liên quan

Chủ Đề