Loại cây trồng nào có thể áp dụng phương pháp chiết cành

Nhân giống sinh dưỡng bao gồm các phương pháp nhân giống kinh điển bằng chiết, ghép, giâm hom và phương pháp nhân giống hiện đại bằng nuôi cấy mô và tế bào. Mời bạn đọc theo dõi phương pháp chiết cành.

  • Chiết
    • Chiết đơn giản
    • Chiết chồi

Chiết

Chiết là phương pháp nhân giống sinh dưỡng sử dụng một bộ phận không tách rời khỏi cây mẹ để tạo thành một cây con hoàn chỉnh [cây chiết]. Bộ phận sinh dưỡng được sử dụng làm vật liệu nhân giống có thể là cành, thân, củ, rễ…

Chiết là phương pháp dễ làm và dễ thành công, không đòi hỏi trang thiết bị, kỹ thuật phức tạp, ít tốn kém nhưng có nhược điểm là hệ số nhân giống thấp nên thường áp dụng cho các loài cây khó nhân giống bằng hom như các cây ăn quả nhiệt đới: Nhãn, Vải, Hồng xiêm, Xoài… và một số cây cảnh quí hiếm. Trong cải thiện giống cây rừng, chiết ít được sử dụng hơn các phương pháp nhân giống sinh dưỡng khác.

Khác với ghép và giâm hom, bộ phận được chiết vẫn gắn liền với cây mẹ nên vẫn tiếp tục được cây mẹ cung cấp nước, muối khoáng, hydratcacbon…qua mạch gỗ và libe trong suốt quá trình ra rễ. Khi cắt, bóc vỏ cây [chiết], dòng vận chuyển hydratcacbon và các auxin được tổng hợp từ lá và đỉnh sinh trưởng đi xuống phía dưới bị gián đoạn, kết hợp với tạo môi trường thuận lợi về độ ẩm, dinh dưỡng, ánh sáng, kích thích cơ giới… gây kích thích ra rễ tại vết cắt, làm nảy sinh ra rễ bất định. Cơ chế ra rễ bất định giống như khi giâm hom.

Khả năng ra rễ khi chiết trước hết phụ thuộc vào đặc điểm của từng loài cây, tình trạng sinh lý, sức sống của cây và bộ phận được chiết, vào điều kiện môi trường [xem mục 1] cũng như kỹ thuật chiết. Kích thích ra rễ bằng biện pháp cơ giới thường được áp dụng khi chiết, kích thích hóa học kết hợp với kích thích cơ giới được áp dụng cho những loài cây khó ra rễ hoặc những cây tuổi lớn hoặc để rút ngắn thời gian ra rễ, cải thiện chất lượng bộ rễ. Kích thích cơ giới được thực hiện bằng cách khoanh và bóc một đoạn vỏ tại chỗ muốn cho ra rễ trên thân, cành cây [chiết trên không], hoặc cắt thân cho chồi mới xuất hiện, ra rễ rồi chiết [chiết chổi], cũng có thể uốn cong cành cho ra rễ ở chỗ uốn… Những chất kích thích ra rễ tốt để chiết cũng là những auxin sử dụng khi giâm hom.

Có nhiều phương pháp chiết áp dụng tuỳ theo đặc điểm của từng loài cây. Đối với cây lâm nghiệp người ta thường sử dụng phương pháp chiết đơn giản, chiết vùi thân, chiết cành và chiết chồi.

Chiết đơn giản

Chiết đơn giản thực hiện bằng cách vít các cành xuống đất và vùi đất tại một vị trí cho cành ra rễ, tạo thành cây chiết.

Cách chiết này đơn giản, dễ làm nhưng chỉ thích hợp với cây 1 – 2 tuổi, cành mềm, dễ uốn.

Chiết chồi

Chiết chồi có thể tiến hành theo hai cách. Cách thứ nhất; chặt cây định chiết ở phần sát mặt đất vào trước mùa sinh trưởng, tủ kín đất lên gốc chặt để gốc nảy nhiều chồi, những chồi này sẽ ra rễ vào cuối mùa sinh trưởng tạo thành cây chiết. Gốc chặt có thể được sử dụng để tạo chồi nhiều lần. Phương pháp này được sử dụng lần đầu tiên để chiết Táo, Lê và một số loài cây ăn quả khác. Cách thứ hai [chiết vùi thân]; Ghìm cành cây hoặc cả thân cây nằm ngang xuống rãnh rồi tủ kín đất, để các chồi mới hình thành, một thời gian sau rễ xuất hiện ở phần gốc chồi mới sinh hình thành cây chiết. Một số loài tre nhân giống bằng phương pháp này cho kết quả tốt.

Chiết cành [chiết trên không]

Chiết cành được áp dụng phổ biến nhất cho các loài cây nhiệt đới và á nhiệt đới [Vải, Nhãn, Cam, Đa, Quít, Bưởi, ổi, Hồng xiêm, một số loài Thông…].

Cành chiết được chọn là những cành ở phần giữa của tán cây mẹ, hướng có nhiều ánh sáng, khoẻ mạnh, không sâu bệnh, cắt khoanh vỏ chỗ chiết, chiều dài khoảng 2 – 2,5 cm tuỳ theo đường kính chỗ chiết, bóc khoanh vỏ khỏi cành, dùng dao cạo sạch bề mặt chỗ cành mới bóc vỏ. Đối với những loài cây khó ra rễ, có thể sử dụng IBA nồng độ 500 – 2000 ppm tuỳ theo loài cây bôi lên vết cắt để kích thích ra rễ. Dùng hỗn hợp đất, phân chuồng, chất gây xốp [rơm, rạ…] vừa ẩm bó chỗ chiết lại và bọc kín chung quanh bầu đất bằng nilon rồi buộc chặt. Khi cành chiết ra rễ, cần để cho rễ già, có mầu nâu, nâu thẫm mới cắt cành chiết. Nên đặt cành chiết vào bầu đất, chăm sóc cho sống ổn định mới mang trồng để đảm bảo tỷ lệ sống cao.

Chiết cành là một trong những phương pháp nhân giống vô tính cây trồng. Bằng nhiều bước kĩ thuật người ta làm cho một cành hay một đoạn cành ra rễ trên cây, sau đó tách khỏi cây mẹ, đem trồng thành cây mới.

Chiết cành loài Limonium dendroides

Các công đoạn chiết cành loài Ulmus pumila.

Đối với việc nhân giống cam, quýt… nên áp dụng phương pháp chiết cành. Chiết cành là cách tạo ra cành cây giống để trồng bằng cách tạo cho ra rễ trên vỏ li be của cành chiết. Cành chiết cần chọn cành khoẻ, không mọc xiên, cây có quả sai và ngon ngọt. Hiện tại phương pháp chiết cành dần được thay thế bởi phương pháp nhân giống bằng ghép nhưng phương pháp này vẫn được áp dụng phổ biến cho các loại cây ăn quả như chanh, vải, nhãn, mơ, mận [Prunus], hồng xiêm, khế, roi...

  • Cơ sở của biện pháp chiết cành đó là hiện tượng nguyên phân
  • Nguyên lí: khoanh vỏ và bỏ một lớp vỏ kể cả mạch libe [mạch rây], chỉ chừa lại phần gỗ [mạch gỗ], trong thân cây, mạch gỗ dẫn nước và muối khoáng từ dưới lên, và mạch rây dẫn chất tổng hợp từ lá xuống dưới như tinh bột, auxin... Khi auxin vận chuyển tới chỗ bị cắt, do mạch rây bị đứt, nên chất dinh dưỡng và auxin sẽ bị nghẽn lại do đó rễ được tạo ra tại phần thân, cành bị khoanh vỏ. Nếu ta cung cấp chất dinh dưỡng cho phần rễ này hấp thu thì nó sẽ càng phát triển mạnh cùng với đoạn cành nó mang. Từ đó có thể cắt dời đoạn cành từ chỗ mọc rễ đem trồng thì đoạn cành đó sẽ phát triển thành cây con mới.

Gồm:

- Dao cắt tỉa chuyên dụng

- Dây buộc

- Bao bầu nilong hoặc vải, chai lọ...

- Phân, mùn, đất, rơm rạ...

- Cây mẹ dùng để chiết.

  • Bước 1: Chọn cành chiết

- Nên chọn những cành khỏe mạnh không bị sâu bệnh, mang đầy đủ các đặc điểm hình thái của giống.

- Những cành thường chọn là cành cấp 2 trở đi.

  • Bước 2: Khoanh vỏ cành chiết

- Đây là thao tác rất quan trọng nếu thực hiện không tốt sẽ làm cho cành chiết bị chết vì vết khoanh quá sâu, làm đứt các mạch dinh dưỡng, đối với các cây ít nhựa như cam quýt có thể tiến hành bó bầu ngay, đối với cây nhiều nhựa như xoài, mít cần cạo sach lớp màng nhày quanh thân gỗ chính và để khô 3-4 ngày rồi mới tiến hành bó bầu[1].

  • Bước 3: Làm bầu

- Quấn rơm nhào với đất bùn ướt, vôi, tro bếp …, bên ngoài bao một lớp vỏ chiếu cũ hoặc nylon có lỗ thoát nước vào phần cành đã khoanh vỏ

- Chú ý: không được quấn hở vùng khoanh vỏ vì nếu quấn hở sẽ khiến chỗ khoanh dễ bị xâm nhập bởi vi khuẩn, vi sinh vật...làm hỏng, chết cành chiết.

  • Bước 4: Tách cây hoàn chỉnh

- Sau một thời gian chỗ cành chiết ra rễ khỏe, cành chiết phát triển tốt bình thường thì cắt hoặc cưa cả phần bầu rễ rồi đem đi trồng.

  • - Cành chiết: từ cây khoẻ mạnh, không có biểu hiện bệnh để cây con sau này khoẻ, khả năng phát triển tốt.
  • - Đất trồng thường là đất vườn, đất pha cát, sét, bảo đảm được độ thông thoáng và độ ẩm. Độ pH thích hợp là từ 5-6, đất nên bón phân hữu cơ và phân tổng hợp đầy đủ.
  • - Các nguyên liệu bó bầu phải là nguyên liệu sạch tránh mang bệnh, vi sinh vật có hại cho cành ghép.
  • - Thời tiết: không nên chọn chiết cây vào những thời điểm nhiều mưa hoăc quá nắng nóng. Phù hợp nhất là vào những ngày mát trời.

- Chiết cành rất thuận tiện sử dụng cho các trường hợp nhân giống cây trồng mà hạt của cây quá cứng hoặc thời gian sinh trưởng từ cây con đến trưởng thành quá dài. Vì vậy chiết cành giúp giảm thời gian cho đến khi cây trưởng thành.

- Cây con từ phương pháp chiết sẽ giữ nguyên các đặc tính của cây mẹ [màu sắc, hương vị hoa, quả...]. Từ đó con người chọn lựa những tính trạng tốt của cây để nhân giống đại trà.

  1. ^ “Chiết cành cây ăn quả”.

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Chiết cành.
  • Information and illustrated step-by-step instructions for air layering

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Chiết_cành&oldid=64816739”

Video liên quan

Chủ Đề