Loan đao là gì

Kiếm là một loại vũ khí được rèn từ kim loại tốt như sắt, thép, hợp kim. Nó được mài cho sắc bén dùng để đâm, chém. Kiếm được sử dụng trong nhiều cuộc chiến trên khắp thế giới từ thời thượng cổ cho tới thế chiến II.

Đao là binh khí có cán bằng gỗ cứng [hoặc kim loại], lưỡi đao càng về phía trước càng to bản, được vát hơi cong dần về phía mũi. Còn thương là vũ khí dài, cán làm bằng gỗ cứng, ở đầu có mũi kim loại hình thoi nhọn.

Đao và thương đều hữu ích trong chiến đấu. Nhưng hai thứ vũ khí này thường dài, nặng và cồng kềnh, rất kén người dùng. Và nếu so sánh với kiếm thì chúng ta có thể kết luận: "kiếm là thứ vũ khí lợi hại hơn cả".

Vậy tại sao kiếm trở thành vũ khí không thể thiếu đối với cả tướng sĩ và binh lính?

Trong các trận chiến, người chiến binh dù võ công cao cường đến đâu mà không có vũ khí hữu dụng bên mình thì khó có thể đánh bại được kẻ thù.

Ngược lại, khi có 1 thanh kiếm bên người, họ có thể dễ dàng tận dụng các mũi nhọn và lưỡi kiếm một cách hiệu quả.

Đó là bởi kiếm có tay cầm ngắn, lưỡi dài, sắc bén, dễ dàng kết hợp với những chiêu thức võ thuật và tạo ra những tuyệt kỹ vô song.

Đao và thương thì khác, với ngoại hình cồng kềnh rất kén người sử dụng nên trong các trận chiến hiệu quả không được bằng kiếm.

Khi tham chiến, với một kiếm sĩ mạnh, cuộc chiến diễn ra một cách nhanh chóng và để lại cho nạn nhân những vết thương chí mạng. Kẻ thua cuộc có khả năng "ra đi" rất cao bởi các vết thương sâu hoắm gây mất máu nghiêm trọng.

Chúng ta hẳn đều biết đến các chiến binh Samurai Nhật Bản. Họ là những chiến binh được đào tạo kĩ càng và có kĩ năng chiến đấu rất tốt.

Nếu có dịp xem các phim hoặc hình ảnh liên quan tới Samurai, chúng ta không thể quên loại vũ khí luôn được các võ sĩ mang theo bên mình.

Đó là thanh kiếm Katana - vũ khí nổi bật nhất của các Samurai với hình dáng cong và chiều dài ít nhất 60 cm, là loại kiếm chỉ có một lưỡi cực kỳ sắc bén.

Katana sắc đến nỗi có thể cắt đôi một người thành 2 nửa chỉ với một nhát kiếm duy nhất và đối với thanh kiếm này thì “sắt với bùn… cũng như nhau”.

Điển hình là kiếm sĩ Miyamoto Musashi có khả năng sử dụng song kiếm [mỗi tay một thanh kiếm, sử dụng cả hai đồng thời và liên tục].

Ông được đánh giá là "đệ nhất kiếm sĩ trong thiên hạ" của Nhật Bản thời tiền Tokugawa. Ông trải qua cuộc đời của một kiếm sĩ samurai mà chưa từng thất bại trước bất cứ đối thủ nào.

Cùng xem đoạn phim võ sĩ Samurai chiến đấu với thanh kiếm Katana đầy lợi hại:

Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA

Mốt số thanh kiếm đầy “uy lực”:

• Zweihaender

Zweihaender được coi là loại kiếm lớn nhất trong lịch sử với chiều dài 178cm và cân nặng từ 1.4 – 6.4 kg. Nó được bộ binh Thụy Sỹ và Đức sử dụng để chống lại giáo mác.

Đây là một loại vũ khí độc đáo với 2 tay nắm, một số loại còn có lưỡi nhỏ như một loại bảo vệ thứ cấp nhô ra từ lưỡi chính.

• Urumi

Urumi là một loại kiếm roi với lưỡi là một mảnh kim loại vô cùng mỏng có thể uốn cong được. Khi không sử dụng thì nó có thể dùng quấn quanh thắt lưng như một chiếc đai. Độ dài của lưỡi khác nhau, có thể từ 3-5m.

• Shotel

Shotel là thanh kiếm hình lưỡi liềm từng được sử dụng ở Ethiopia cổ đại.

Hay trong tiểu thuyết Kim Dung nổi tiếng, Huyền Thiết Kiếm - thanh bảo kiếm của Độc Cô Cầu Bại, sau này được Dương Quá sử dụng, là thứ vũ khí có sức mạnh vô song.

Nhìn qua tưởng rằng thanh kiếm đen trũi này trông không có gì lạ, nhưng nó lại cực nặng, đốc kiếm dài hơn 3 thước, nặng trên 70 – 80 kg, gấp vài lần so với thứ binh khí nặng nhất trong chiến trận.

Thủy Tinh và Sơn Tinh: Ai mới thực sự mạnh hơn?

Xem võ sĩ đạo Nhật Bản đấu kiếm cùng robot
Tản mạn về Độc Cô Cửu Kiếm - kiếm pháp bá đạo trong truyện Kim Dung
Uy lực khủng khiếp của thanh gươm Samurai so với kiếm Tây

Vào thời cổ đại, ám khí cũng là một trong những thứ vũ khí thường được cổ nhân sử dụng để phòng thân hoặc tấn công đối thủ một cách bất ngờ. Giới võ lâm Trung Hoa khi xưa có không ít nhân vật cao thủ từng luyện nhiều môn võ sử dụng ám khí.

Mặc dù ám khí thời cổ đại hết sức đa dạng, nhưng trong số đó, "khét tiếng" nhất về độ nguy hiểm phải kể tới 9 loại có tên trong bảng danh sách dưới đây.

Vị trí thứ 9: Phi Hoàng Thạch

"Phi Hoàng Thạch" là cụm từ thường dùng để chỉ đá cuội. Nhưng trên phương diện vũ khí, tên gọi này dùng chung cho các loại đá có tính chất đặc biệt cứng.

Trong tay các cao thủ võ lâm, chỉ cần một viên đá đủ cứng cũng có thể trở thành công cụ lấy mạng kẻ thù. [Tranh minh họa].

Loại ám khí này được không ít cao thủ võ lâm sử dụng và cũng thường xuất hiện trong nhiều bộ phim cổ trang.

Khi phóng ám khí, người dùng sẽ sử dụng ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa để nắm chặt hòn đá, hai chân đứng vững, hít mạnh một hơi rồi dồn lực vào ngón tay và ném ra thật mạnh. Trong lúc ném Phi Hoàng Thạch, người dùng đồng thời thở ra, tụ khí về đan điền.

Sử dụng Phi Hoàng Thạch thường được chia làm hai cách là "dương thủ" và "âm thủ". Với mục tiêu ở khoảng cách gần, người dùng sẽ dùng "âm thủ" để bí mật tập kích đối thủ, mục tiêu ở xa thì dùng "dương thủ".

Vị trí thứ 8: Phi đao

Nếu là một người hâm mộ các anh hùng võ lâm trong tiểu thuyết kiếm hiệp, chắc hẳn bạn sẽ rất quen thuộc với đại danh của "Tiểu Lý phi đao". Nhưng trên thực tế, vũ khí của vị anh hùng này chỉ đứng ở vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng những ám khí "khét tiếng" nhất Trung Hoa.

Phi đao còn có tên gọi là "Liễu Diệp Đao". Loại đao này sở hữu phần lưỡi vô cùng sắc bén, mỏng như tờ giấy, dài như hình lá liễu [độ dài khoảng 25cm]. Phần chuôi đao có cuốn dây xanh hoặc hồng dài khoảng 6cm.

Loại ám khí ấy khi phóng ra thì thân đao phải thẳng. Cách để dùng phi đao có hai loại là bay thẳng và bay vòng.

Với bay thẳng, người dùng sẽ cầm chuôi đao phóng ra, từ lúc phóng ra cho đến khi găm vào mục tiêu, mũi đao sẽ xoay trong vòng 90 độ. Để dùng "Liễu Diệp Đao" theo cách này, người dùng có thể vung cánh tay hoặc vung cổ tay.

Mặc dù thường xuyên xuất hiện trên phim ảnh, nhưng phi đao vẫn chưa phải loại ám khí mạnh nhất thời cổ đại. [Ảnh minh họa].

Với bay vòng, mũi đao khi phóng ra sẽ bay nửa vòng hoặc lượn vài vòng trước khi cắm vào mục tiêu.

Cách cầm phi đao cũng có rất nhiều, nhưng thường thấy nhất vẫn là cầm tự nhiên, sử dụng ngón cái, ngón trỏ hoặc cả bàn tay. Cách cầm Liễu Diệp Đao có thể thay đổi tùy thuộc vào hình dạng của lưỡi đao hoặc thói quen của người sử dụng.

Mặc dù có vị trí gần chót bảng trong danh sách này, nhưng để có thể lấy Phi Đao làm ám khí, người dùng đòi hỏi phải có kỹ xảo thành thạo và biết cách tính toán tốc độ, đường bay của đao nhanh và chính xác.

Vị trí thứ 7: Phi tiêu

Đây là loại ám khí đặc biệt được ưa chuộng trên các chiến trường cổ đại và còn được nhắc tới với tên gọi khác là Thoát Thủ Tiêu.

Cho dù là chiến đấu trên lưng ngựa hay đánh trận dưới mặt đất, tác dụng của phi tiêu cũng không hề thua kém cung tên với khả năng giết địch trong vòng vài trăm bước và lực sát thương tương đối lớn.

Phi tiêu thường được làm bằng đồng, độ dài tiêu chuẩn là 12cm và nặng từ 300 – 350g. Thứ ám khí này được chia thành ba loại: Y Tiêu buộc tua xanh đỏ dài 7cm ở phần đuôi, Quan Can Tiêu không buộc tua và Độc Tiêu có tẩm độc.

Một số hình dạng của các mẫu phi tiêu thời xưa. [Ảnh: Nguồn Internet].

Vị trí thứ 6: Chông sắt

Đúng như tên gọi của mình, chông sắt là một loại chướng ngại vật được làm từ sắt, có hình dáng giống gai nhọn và thường xuyên sử dụng trong quân đội thời xưa.

Họ thường bí mật đặt chông sắt trên chiến trường để cản trở các hành động của quân địch. Có loại chông sắt bên trong còn làm một lỗ để xỏ dây thừng xuyên qua, nhằm thuận tiện cho việc lắp đặt, thu hồi.

Theo ghi nhận của các nguồn sử liệu, chông sắt đã bắt đầu được sử dụng từ thời Chiến Quốc. Sau thời Tần – Hán, loại ám khí này đã trở thành một công cụ phòng ngự phổ biến trong quân đội.

Đến thời nhà Tống, chông sắt đã không ngừng được cải tiến và sáng tạo thêm nhiều chủng loại như "Thiết Lăng Giác" đặt dưới nước, "Địa Sáp" gắn trên gỗ…

Chông sắt là thứ vũ khí bí mật thường xuyên được dùng để chiếm ưu thế trước quân địch trên các chiến trường thời xưa.

Vị trí thứ 5: Ám tiễn

Ám tiễn là thường được giấu trong tay áo. Thứ ám khí này được đặt trong ống đồng, gắn thêm lò xo, chỉ cần nhấn vào là có tạo lực để phóng ra.

Ống đồng đựng ám tiễn thường dài 6 tấc. Còn tiễn dài tầm 4 tấc 6 phân [tính theo đơn vị đo cổ tại Trung Quốc].

Hình dạng của ám tiễn. [Ảnh: Nguồn Internet].

Vị trí thứ 4: Chủy thủ

Tục truyền rằng chủy thủ đã xuất hiện từ thời Nghiêu, Thuấn. Đây là một loại kiếm ngắn, rất tiện mang trong người và là vũ khí cận chiến hết sức đáng gờm.

Thứ ám khí này có hai dạng là đơn chủy thủ và song chủy thủ. Chính bởi đây là kiếm ngắn, nên ngoài việc dùng vào lúc cận chiến, cổ nhân còn có thể sử dụng chúng như một loại ám khí để phi vào đối thủ.

Chủy thủ rất dễ giấu trong người. Vì vậy mà chúng được xếp vào những loại vũ khí yêu thích của giới thích khách.

Đây cũng là thứ vũ khí được sử dụng trong vụ án chấn động lịch sử Trung Hoa mang tên "Kinh Kha hành thích Tần Vương".

Bấy giờ, Kinh Kha đã lợi dụng độ ngắn của chủy thủ để giấu trong người, sau đó bôi thêm chất độc lên phần lưỡi. Bởi kế hoạch đâm chết Tần Vương thất bại, Kinh Kha ngay sau đó đã lợi dụng sự linh hoạt của chủy thủ để phóng về phía Doanh Chính.

Chủy thủ từng là thứ vũ khí được Kinh Kha sử dụng để hành thích Tần Vương. [Tranh minh họa].

Vị trí thứ 3: Kim Tiền Tiêu

Kim Tiền Tiêu dùng đồng tiền mài nhẵn mà thành. Loại ám khí này rất dễ chế tạo, thậm chí có thể mang theo số lượng lớn trong người.

Đặc điểm nổi bật của Kim Tiền Tiêu là dễ công kích vào các vị trí "hiểm" trên cơ thể con người như mắt, yết hầu… Chỉ có điều thứ ám khí ấy dễ chế tạo mà khó sử dụng, cự ly công kích cũng tương đối hạn chế, hơn nữa còn gây hao tốn tiền của.

Muốn sử dụng thành thạo Kim Tiền Tiêu, người dùng phải luyện tập liên tục trong vòng 3 năm. Hơn nữa, thứ ám khí ấy phần lớn chỉ có ở một vài tiêu cục của giới nhà giàu thời bấy giờ.

Tuy luyện tập gian khổ, nhưng lực công kích và tính thực dụng của Kim Tiền Tiêu lại rất cao. Người thành thạo thậm chí có thể ném tiền khảm vào gốc cây ở khoảng cách ngoài 30m.

Chính vì vậy, thứ ám khí này được xếp hạng tương đối cao. Mặc dù tầm phóng có thể không bằng phi đao, nhưng tính thực dụng của nó lại vượt trội hơn bất kỳ loại ám khí nào.

Ít ai biết rằng, những đồng tiền cổ cũng có thể trở thành ám khí hữu dụng cho các bậc cao thủ. [Ảnh minh họa].

Vị trí thứ 2: Càn Khôn Khuyên

Càn Khôn Khuyên có hình dạng giống một chiếc vòng, đường kính khoảng 8 thốn, chỗ nắm tay có hình tròn, phía trên là một vòng bán nguyệt rộng bằng ¼, ba phần còn lại là vòng tròn.

Mỗi quyển nặng khoảng 1-1,5 cân, không bao giờ nặng quá 2 cân hoặc nhẹ hơn 1 cân. Khối lượng của Càn Khôn Khuyên sẽ tùy theo độ lớn của lực tay người tập.

Theo nhiều giai thoại truyền loại, Càn Khôn Khuyên từng là vũ khí được Tam Thái Tử Na Tra mang theo bên người. [Tranh minh họa].

Vị trí thứ nhất: Huyết Trích Tử

Đây chính là thứ ám khí khét tiếng từng được ám vệ bên người Hoàng đế Ung Chính sử dụng, chuyên dùng để "lấy đầu người".

Mặc dù không thể "lấy thủ cấp từ ngoài ngàn dặm" như phi kiếm trong truyền thuyết, nhưng Huyết Trích Tử quả thực có thể "lấy đầu người" ở cự ly tương đối.

Khi đã xác định được mục tiêu, người sử dụng sẽ tung Huyết Trích Tử về phía đối phương, để nó trùm lấy đầu đối tượng, đoạt lấy thủ cấp trong chớp mắt và nhanh chóng thu hồi về.

Cũng bởi đây là loại ám khí chuyên biệt của đội ám vệ bên người các Hoàng đế Thanh triều, nên hình dáng và cách sử dụng Huyết Trích Tử cho đến nay vẫn là một bí mật.

Thế nhưng, chỉ riêng việc thứ ám khí này có thể lấy đầu người trong chớp mắt thôi cũng đã đủ để chúng gieo rắc nỗi kinh hoàng vào thời cổ đại.

*Theo Qulishi.com

Video liên quan

Chủ Đề