Lỗi không chấp hành người điều khiển giao thông năm 2024

Vấn đề không chấp hành tín hiệu đèn giao thông từ lâu đã không còn là hình ảnh xa lạ của những người tham gia giao thông. Chính từ sự chủ quan và thiếu ý thức của chính người điều khiển mà mỗi năm, tại Việt Nam đã xảy ra nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng, thậm chí là chết người. Do đó mà việc đưa ra các quyết định xử phạt đối với lỗi không chấp hành tín hiệu đèn giao thông chính là một trong những giải pháp để hạn chế tình trạng này. Vậy lỗi không chấp hành hiệu lệnh sẽ bị phạt như thế nào? Cùng Sao Tháng Năm đi tìm kiếm câu trả lời trong nội dung dưới đây.

Quy định về tín hiệu đèn giao thông và các lỗi phổ biến

Để có thể đảm bảo trật tự an toàn giao thông, nhà nước đã đưa ra những quy định cụ thể về đèn tín hiệu. Trong đó, bên cạnh các trụ đèn tín hiệu giao thông với 3 màu cơ bản là xanh - vàng - đỏ, người tham gia giao thông cũng cần phải tuân thủ theo hiệu lệnh của các loại đèn tín hiệu khác, bao gồm: đèn hình mũi tên, đèn hai màu dành riêng cho người đi bộ, đèn có hình phương tiện cụ thể,....

1. Quy định về tín hiệu đèn giao thông

Theo khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008 có đưa ra những quy định về đèn tín hiệu giao thông 3 màu như sau:

- Đèn chuyển xanh: các phương tiện được phép di chuyển.

- Đèn chuyển đỏ: các phương tiện không được phép di chuyển.

- Đèn chuyển vàng: các phương tiện phải dừng lại trước vạch dừng, nếu đi quá vạch dừng thì được đi tiếp. Trong trường hợp đèn vàng nhấp nháy thì người điều khiển được đi nhưng phải giảm tốc độ và chú ý quan sát xung quanh, đồng thời nhường đường cho người đi bộ qua đường.

Theo khoản 2 Điều 22 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định về những trường hợp xe ưu tiên được đi vào đường ngược chiều, hoặc kể cả các đường khác khi đèn tín hiệu đang màu đỏ và chỉ tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông, cụ thể:

- Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu.

- Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ.

- Xe công an, xe quân sự đi làm nhiệm khẩn cấp. Đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường ở phía trước.

- Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm khắc phục dịch bệnh, sự cố thiên tai hay xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định.

Theo khoản 2, khoản 3 Điều 25 Luật Giao thông đường bộ 2008 cũng quy định về đèn tín hiệu giao thông như sau:

- Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt có rào chắn, chuông báo hiệu, đèn tín hiệu. Khi đó, nếu đèn tín hiệu màu đỏ đã bật sáng, chuông báo hiệu kêu và rào chắn đang dịch chuyển hay đã đóng thì người tham gia giao thông phải dừng lại ngay phía phần đường của mình. Chú ý cách rào chắn một khoảng an toàn và chờ đến khi đèn tín hiệu tắt, chuông báo hiệu dừng lại và rào chắn được mở hết thì khi đó mới được đi qua.

- Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt chỉ có đèn tín hiệu hoặc chuông cảnh báo. Khi ấy, nếu đèn tín hiệu màu đỏ đã bật sáng hay có tiếng chuông báo hiệu kêu lên thì người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại ngay, đồng thời giữ khoảng cách ít nhất là 5 mét tính từ ray gần nhất. Khi đèn tín hiệu đã tắt hoặc tiếng chuông báo hiệu đã ngừng thì xe sẽ được đi qua.

Theo điểm d, đ, g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, các phương tiện sẽ bị xử phạt hành chính nếu phạm lỗi không chấp hành tín hiệu đèn giao thông sẽ gồm có:

- Người điều khiển máy kéo, các loại xe máy chuyên dùng.

- Người điều khiển xe gắn máy, xe máy điện, xe mô tô, các loại xe tương tự như xe mô tô hay như xe máy.

- Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự như xe ô tô.

Việc tuân thủ theo các quy định trên sẽ giúp người điều khiển phương tiện cơ giới sẽ không bị mắc lỗi không chấp hành tín hiệu đèn giao thông, không bị xử phạt hành chính và đảm bảo an toàn khi di chuyển trên đường.

2. Các lỗi vi phạm tín hiệu đèn giao thông phổ biến

Không chấp hành hiệu lệnh là lỗi thường rất hay xảy ra khi tham gia giao thông. Hành vi nảy xảy ra ở mọi nơi, mọi lúc và nguyên nhân được cho là do ý thức kém của những người tham gia giao thông, cụ thể:

Rẽ phải khi gặp tín hiệu đèn đỏ

Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008, các phương tiện được phép rẽ phải khi:

- Có đèn tín hiệu giao thông màu xanh và kèm theo đó là báo hiệu phương tiện được rẽ phải. Thông thường, báo hiệu này sẽ là một đèn phụ có hình mũi tên màu xanh và được lắp đặt ngay bên dưới hệ thống đèn báo hiệu trên cột đèn giao thông.

- Có xuất hiện biển báo giao thông phụ được đặt ngay bên dưới hệ thống đèn tín hiệu cho phép các xe được phép rẽ phải khi đèn đỏ.

Như vậy, ngoại trừ hai trường hợp thì bất kể trường hợp nào, người rẽ phải khi gặp đèn đỏ đều sẽ bị xử phạt theo như quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Đi thẳng khi gặp tín hiệu đèn đỏ

Người điều khiển phương tiện chỉ được phép đi thẳng khi gặp đèn đỏ tại ngã 3 nếu có đèn tín hiệu, biển báo hoặc hiệu lệnh của người điều khiển giao thông cho phép đi thẳng. Nếu như người tham gia giao thông tự ý đi thẳng khi không có bất kỳ đèn báo ưu tiên nào thì sẽ bị xử phạt theo quy định.

Không dừng lại trước vạch dừng khi gặp tín hiệu đèn vàng

Đèn tín hiệu giao thông màu vàng có nhiệm vụ báo hiệu cho người điều khiển phương tiện phải dừng lại trước vạch dừng để chờ đèn đỏ, chỉ được trừ hai trường hợp sau:

- Người điều khiển phương tiện đã đi quá vạch dừng.

- Tín hiệu đèn vàng nhấp nháy, người tham gia giao thông có thể đi nhưng cần phải giảm tốc độ, đồng thời chú ý quan sát và nhường đường cho người đi bộ.

Mức phạt lỗi không chấp hành tín hiệu đèn giao thông mới nhất

Việc không chấp hành luật giao thông dù bất cứ lỗi nào cũng đều có hình thức xử phạt. Với lỗi không chấp hành tín hiệu đèn giao thông, tùy thuộc vào loại phương tiện mà người điều khiển sẽ bị xử phạt theo khung hình phạt sau:

Xe ô tô, xe ô tô điện

Xe mô tô, xe máy, xe máy điện

Xe máy kéo, xe máy chuyên dùng

Xe đạp, xe đạp điện, xe thô sơ

Bị xử phạt từ 4 - 6 triệu đồng.

Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong khoảng thời gian từ 2 - 4 tháng.

Phạt từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng.

Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong khoảng thời gian từ 1 - 3 tháng.

Phạt từ 2 - 3 triệu đồng.

Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ trong khoảng thời gian từ 1 - 3 tháng.

Trong trường hợp vi phạm quy định về đèn tín hiệu giao thông gây tai nạn, người điều khiển phương tiện sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 2 - 4 tháng.

Phạt từ 100.000 - 200.000 đồng đối với hành vi vi phạm.

Như vậy, người điều khiển phương tiện khi lưu thông trên đường nếu phạm lỗi không chấp hành tín hiệu đèn giao thông đều sẽ bị xử phạt hành chính. Đồng thời tùy theo từng trường hợp mà bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe hoặc các chứng chỉ tương đương. Vậy nên, để tránh mắc phải lỗi không chấp hành luật giao thông, người điều khiển cần phải trang bị cho mình đầy đủ các kiến thức về luật giao thông đường bộ, cũng như nâng cao ý thức trách nhiệm của mình để bảo vệ an toàn không chỉ cho bản thân mà còn cả những người xung quanh.

Chủ Đề