Luật kinh tế học ở đâu

Như cái tên gọi, ngành Luật kinh tế là ngành học nghiên cứu về Luật trong lĩnh vực kinh tế.

Chắc hẳn nhiều bạn có mối quan tâm rằng ngành luật kinh tế học gì, sau khi ra trường làm công việc gì phải không nào?

Cùng mình tìm hiểu toàn bộ thông tin chi tiết về ngành này nhé.

Giới thiệu chung về ngành

Ngành Luật kinh tế là ngành gì?

Luật kinh tế [tiếng Anh là Economic Law] hay Kinh tế – Luật là một ngành thuộc khối luật nhưng lại phục vụ chính cho lĩnh vực kinh tế.

Luật kinh tế là một hệ thống pháp luật chi phối các mối quan hệ gắn liền với các hoạt động kinh tế [Theo Wikipedia]. Luật kinh tế được  sinh ra để giúp cho nhà nước kiểm soát cũng như bảo vệ quyền lợi cá nhân và doanh nghiệp cả trong và ngoài nước.

Ngành Luật kinh tế bao trùm cả một lĩnh vực rộng lớn với nhiều bộ luật về lĩnh vực doanh nghiệp, luật sở hữu trí tuệ, luật thương mại, cạnh tranh, thủ tục đăng ký doanh nghiệp…

Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Luật kinh tế

Có những trường nào đào tạo ngành Luật kinh tế?

Dưới đây mình đã tổng hợp danh sách toàn bộ các trường tuyển sinh và đào tạo ngành Luật kinh tế năm 2022. Các bạn có thể thoải mái hơn trong việc cân đo, so sánh và lựa chọn nhé.

Các trường tuyển sinh ngành Luật kinh tế năm 2022 và điểm chuẩn như sau:

Các khối thi ngành Luật kinh tế

Các khối xét tuyển ngành Luật kinh tế năm 2022 bao gồm:

  • Khối A00 [Toán, Lý, Hóa]
  • Khối A01 [Toán, Lý, Anh]
  • Khối C00 [Văn, Sử, Địa]
  • Khối D01 [Toán, Anh, Văn]

Ngoài ra, các bạn cũng có một số lựa chọn đặc biệt từ một số trường như:

  • Khối A04 [Toán, Lý, Địa]
  • Khối A08 [Toán, Sử, GDCD]
  • Khối A09 [Toán, Địa, GDCD]
  • Khối C01 [Văn, Toán, Lý]
  • Khối C02 [Toán, Hóa, Văn]
  • Khối C03 [Văn, Toán, Sử]
  • Khối C04 [Toán, Văn, Địa]
  • Khối C05 [Văn, Lý, Hóa]
  • Khối C14 [Toán, Văn, GDCD]
  • Khối C15 [Văn, Toán, KHXH]
  • Khối C19 [Văn, Sử, GDCD]
  • Khối C20 [Văn, Địa, GDCD]
  • Khối D02 [Văn, Toán, tiếng Nga]
  • Khối D03 [Văn, Toán, tiếng Pháp]
  • Khối D07 [Toán, Hóa, Tiếng Anh]
  • Khối D14 [Văn, Sử, Anh]
  • Khối D15 [Văn, Địa, Anh]
  • Khối D66 [Văn, Anh, GDCD]
  • Khối D84 [Toán, Anh, GDCD]
  • Khối D90 [Toán, KHTN, Anh]
  • Khối D96 [Toán, KHXH, Anh]

Chương trình đào tạo ngành Luật kinh tế

Mời các bạn tham khảo chương trình đào tạo ngành Luật kinh tế của trường Đại học Kinh tế – Luật – ĐHQG TPHCM nhé.

Chương trình này bao gồm 8 học kỳ ứng với 4 năm học hệ cử nhân ngành Luật kinh tế:

HỌC KỲ 1
Những Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin [5]
Toán cao cấp [5]
Kinh tế học vi mô 1 [3]
Pháp luật đại cương [3]
Tiếng Anh thương mại 1 [4]
Môn tự chọn [2]
HỌC KỲ 2
Lý thuyết xác suất [2]
Luật doanh nghiệp [3]
Quản trị học căn bản [3]
Kinh tế học vĩ mô 1 [3]
Nguyên lý kế toán [3]
Tiếng Anh thương mại 2 [4]
Môn tự chọn 1 [3]
Môn tự chọn 2 [2]
HỌC KỲ 3
Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam [3]
Marketing căn bản [3]
Nguyên lý thị trường tài chính [3]
Thống kê ứng dụng [3]
Tiếng Anh thương mại 3 [4]
Lịch sử kinh tế Việt Nam và các nước [3]
Môn tự chọn 1 [3]
Môn tự chọn 2 [2]
HỌC KỲ 4
Tư tưởng Hồ Chí Minh [2]
Hệ thống thông tin kinh doanh [2]
Kinh tế học quốc tế [2]
Kinh tế lượng [3]
Phương pháp định lượng trong nghiên cứu kinh tế [3]
Lịch sử các học thuyết kinh tế [3]
Tiếng Anh thương mại 4 [4]
Môn tự chọn 1 [3]
HỌC KỲ 5
Dự báo kinh tế [3]
Kinh tế học vi mô 2 [4]
Kinh tế NN&PTNT [3]
Kinh tế đối ngoại [3]
Kế hoạch hóa và chính sách kinh tế [3]
Ngoại ngữ chuyên ngành [4]
Môn tự chọn 1 [3]
HỌC KỲ 6
Kinh tế vĩ mô 2 [4]
Kinh tế tài nguyên môi trường [3]
Kinh tế lao động [3]
Kinh tế công [4]
Ngoại ngữ chuyên ngành [4]
Môn tự chọn 1 [3]
HỌC KỲ 7
Lập thẩm định dự án đầu tư [3]
Kinh tế phát triển [4]
Chuyên đề 1 [3]
Chuyên đề 2 [3]
Môn tự chọn 1 [3]
HỌC KỲ 8
Thực tập tốt nghiệp [4]
Khóa luận tốt nghiệp [6]

Cơ hội việc làm và mức lương ngành Luật kinh tế

Sinh viên ngành luật kinh tế cũng phải trải qua 4 năm đào tạo cử nhân ngành luật, thêm 12 tháng của khóa đào tạo nghề luật sư, tập sự thêm 12 tháng nữa và cuối cùng phải hoàn thành bài kiểm tra kết thúc tập sự với bài kiểm tra gồm 2 phần. Mức lương khởi điểm với ngành Luật kinh tế có thể tới 10 triệu/tháng và thăng tiến dần theo thời gian.

Công việc ngành luật từ cơ bản bao gồm:

  • Thực tập sinh ngành luật kinh tế: Hỗ trợ, thực hiện các công việc trong lĩnh vực đầu tư doanh nghiệp, giấy phép con, hỗ trợ các luật sư trong tranh tụng…
  • Nhân viên pháp lý tại các doanh nghiệp: Thực hiện các công việc tư vấn pháp lý cho ban lãnh đạo công ty. Phối hợp xây dựng, thẩm định, rà soát quy trình, hợp đồng, cập nhật thông tin liên quan tới pháp lý trong lĩnh vực kinh doanh của công ty. Đại diện công ty giải quyết các tranh chấp, kiện tụng và làm việc trực tiếp với các cơ quan có thẩm quyền.
  • Chuyên viên pháp chế: Chịu trách nhiệm tham mưu cho ban điều hành và tổ chức. Cung cấp và hướng dẫn tổ chức cách áp dụng các văn bản pháp luật.
  • Nghiên cứu sinh, giảng viên đại học ngành luật kinh tế

Mức lương bình quân ngành Luật kinh tế

Thường để có một mức lương cao đòi hỏi các bạn cần có khả năng làm việc tốt, có kinh nghiệm thực tế và khả năng giải quyết công việc. Chẳng ai đi trả lương cao cho bạn nếu bạn không làm được việc cả phải không nào?

Mức lương cơ bản của một mới tốt nghiệp ngành Luật kinh tế vào khoảng 8 – 10 triệu. Tuy nhiên, cơ hội nghề nghiệp và mức lương ngành này sẽ tăng rất nhanh theo thời gian, chỉ cần bạn chịu khó cố gắng tích lũy kinh nghiệm thôi nhé. Cố lên!!

Trên đây là những chia sẻ từ hiểu biết của bản thân và tổng hợp một số thông tin từ các trường. Hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp đỡ các bạn trong việc chọn ngành, chọn nghề phù hợp để thành công trong tương lai.

Ngày đăng 11/08/2021 | Lượt xem: 6189

Mục lục

Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển mạnh mẽ như hiện nay, thường phát sinh những vấn đề phức tạp liên quan đến pháp lý, chính vì thế hành lang pháp lý và các vấn đề liên quan đến chính sách kinh tế phải được quan tâm đảm bảo. Ngành Luật kinh tế  theo đó càng phát triển và là lựa chọn của nhiều bạn học sinh. “Luật kinh tế là gì? Ngành Luật kinh tế học trường nào tốt? Ra trường làm công việc gì?” là những vấn đề các bạn thí sinh phải tìm hiểu cặn kẽ trước khi nộp hồ sơ xét tuyển ngành học còn tương đối mới này. Để giải đáp được tất cả thắc mắc đó, hãy cùng theo dõi qua bài viết dưới đây.

1- Đôi nét về ngành Luật kinh tế - Ngành học đáp ứng xu hướng hội nhập kinh tế

Ngành Luật kinh tế là gì?

Ngành Luật kinh tế [Economic Law] là ngành thừa hưởng nền tảng từ Luật học kết hợp với kiến thức trong lĩnh vực kinh tế, thương mại. Đây được xem như là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lý kinh tế của nhà nước và trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau. Ngành Luật kinh tế ra đời nhằm duy trì và giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại cũng như đảm bảo quy trình hoạt động của các doanh nghiệp trong quá trình trao đổi, giao thương cả trong nước và quốc tế.


Ngành kinh tế luật có tên tiếng Anh là Economic Law

Theo thống kê được cập nhật vào tháng 4/2019, cả nước có khoảng 247 trường đại học. Trong đó, có đến hơn 50 trường đào tạo ngành Luật. Đây là một trong những ngành học được đông đảo các bạn trẻ săn đón. Vì vậy câu hỏi được các thí sinh và phụ huynh đặt ra nhiều nhất trong thời điểm này là: Ngành Luật kinh tế học trường nào tốt? Bởi, học luật không những có cơ hội việc làm rộng mở mà còn có khả năng phát triển khá cao. Vì trong thời kỳ hội nhập toàn cầu như hiện nay, nắm vững những vấn đề liên quan đến giấy tờ và luật pháp chính là một lợi thế lớn đối với người lao động. 

Chọn ngành Luật kinh tế - Sinh viên sẽ được đào tạo những gì?

Bên cạnh thắc mắc “ngành Luật kinh tế học trường nào” thì “Luật kinh tế học những gì” là điều mà hầu hết các sinh viên quan tâm đến. Theo đó, ngành Luật kinh tế là hệ thống các quy phạm pháp luật được Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh ba mối quan hệ sau:

  • Mối quan hệ giữa cơ quan quản lý kinh tế nhà nước và các doanh nghiệp trong quá trình tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh.
  • Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau trong quá trình thực hiện hợp tác kinh doanh.
  • Mối quan hệ giữa chính các phòng ban, bộ phận của một doanh nghiệp.

Chọn ngành Luật kinh tế - Sinh viên sẽ được đào tạo những gì?

Đúng như tên gọi của nó, ngành Luật kinh tế gồm hai phần: “luật” và “kinh tế”. Khác với ngành Luật thông thường, ngành Luật kinh tế cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về pháp luật, thực tiễn pháp lý, pháp luật trong kinh doanh; khả năng nghiên cứu và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Một số môn học then chốt trong chương trình đào tạo ngành Luật kinh tế mà bạn có thể tham khảo:

  • Luật sở hữu trí tuệ
  • Pháp luật về doanh nghiệp
  • Luật thương mại
  • Luật cạnh tranh
  • Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
  • Thủ tục đăng ký doanh nghiệp và thủ tục đầu tư
  • Phá sản và giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh
  • Pháp luật kinh doanh bất động sản
  • Luật đầu tư
  • Pháp luật về đầu tư xây dựng...

2- Đăng ký ngành Luật kinh tế theo khối nào?

Tại một số trường, ngành Luật kinh tế xét tuyển tổng cộng 4 tổ hợp môn để tạo thêm cơ hội trúng tuyển cũng như tăng sự lựa chọn cho thí sinh. Trong đó Trường Đại học Yersin Đà Lạt là trường tiêu biểu đang dẫn đầu về chất lượng đào tạo ngành Luật kinh tế hiện nay. Năm nay, Trường Đại học Yersin Đà Lạt xét tuyển ngành Luật kinh tế theo 4 tổ hợp môn:

  • A00 [Toán, Vật lý, Hóa học]
  • C00 [Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý]
  • C20 [Ngữ Văn, Địa lý, Giáo dục công dân]
  • D01 [Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh]

3- Liệu bạn có phù hợp để theo học ngành Luật kinh tế?

Chắc chắn rằng, việc bạn dấn thân vào một ngành nghề mà có kết hợp giữa luật pháp và thương mại thì mục tiêu sẽ đặt ra cho bạn rất nhiều thách thức. Bạn sẽ phải rèn giũa cho mình tố chất cần thiết của cả ngành Luật lẫn ngành Thương mại. 


Bạn có phù hợp với ngành Luật kinh tế không?

Dưới đây là những “điều kiện” cần thiết cho bạn khi bước vào ngành Luật kinh tế:

  • Tinh thần trách nhiệm và khả năng chịu áp lực cao;
  • Kỹ năng giao tiếp và thuyết phục người khác;
  • Có suy nghĩ thấu đáo, tính trung thực, công bằng và khách quan trong công việc;
  • Có kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, giải quyết vấn đề;
  • Có khả năng phán đoán, tư duy phân tích và logic;
  • Có trình độ ngoại ngữ cao;
  • Có trí nhớ tốt, năng động, sáng tạo, bản lĩnh vững vàng;
  • Chăm chỉ, kiên trì và nhẫn nại.

4- Học ngành Luật kinh tế tại Trường Đại học Yersin Đà Lạt - Tại sao không?

Lý do nên học ngành Luật kinh tế tại Trường Đại học Yersin Đà Lạt

Ngành Luật kinh tế học trường nào tốt?” - Đáp án cho câu hỏi này chính là Trường Đại học Yersin Đà Lạt. Với truyền thống gần 20 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Yersin Đà Lạt là trường đại học đào tạo đa ngành, đa bậc học có chất lượng cao. Trong đó, Luật kinh tế là một trong những ngành đào tạo mới của trường với ưu điểm vượt trội chú trọng đẩy mạnh tính ứng dụng thực tiễn. Theo học tại đây, sinh viên được đảm bảo đạt năng lực đầu ra về thái độ, chính trị xã hội, kỹ năng thế kỷ 21 và kỹ năng đặc thù nghề nghiệp. Bên cạnh đó, nhà trường còn đảm bảo sinh viên tốt nghiệp đạt năng lực về tin học, ngoại ngữ, khả năng hội nhập.


Sinh viên ngành Luật kinh tế Trường Đại học Yersin Đà Lạt

Đặc biệt, với chương trình học tiên tiến, sinh viên sẽ đạt năng lực chuyên môn nghề nghiệp chuyên sâu về luật thương mại, hợp đồng kinh tế, pháp chế doanh nghiệp, giải quyết tranh chấp. Đại học Yersin Đà Lạt tự tin là đáp án lý tưởng cho những băn khoăn “ngành Luật kinh tế học trường nào tốt” của các bạn.

Sinh viên ngành Luật kinh tế Trường Đại học Yersin Đà Lạt làm gì sau khi ra trường?

Ở thời đại 4.0, khi đất nước mở cửa, điều này đã mở ra nhiều cơ hội việc làm cho những sinh viên thực sự năng lực, trong đó không thể thiếu sinh viên học ngành Luật kinh tế. Không chỉ doanh nghiệp Việt cần tìm hiểu về hành lang pháp lý của nước ngoài cần đến chuyên viên pháp lý mà các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam cũng đều cần có nhân lực pháp lý người Việt. Vì vậy, ngành Luật kinh tế được xếp vào nhóm ngành “khát” nhân lực hàng đầu trong giai đoạn này. 


Sinh viên ngành Luật kinh tế Đại học Yersin Đà Lạt khi tốt nghiệp có thể đảm nhận tại nhiều vị trí khác nhau

Do đó, sinh viên học ngành Luật kinh tế tại Đại học Yersin Đà Lạt không cần phải lo lắng về vấn đề việc làm sau khi tốt nghiệp. Bởi luôn có các cơ hội việc làm hấp dẫn như:

  • Chuyên viên tư vấn pháp luật trong doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, xã hội.
  • Chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp lý của luật sư hoặc người hành nghề trong các tổ chức dịch vụ pháp luật.
  • Chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp trong các cơ quan nhà nước các cấp.
  • Nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật kinh tế trong các Viện nghiên cứu, Cơ sở giáo dục…

Các hình thức xét tuyển ngành luật kinh tế của Trường Đại học Yersin Đà Lạt

Năm 2021, Trường Đại học Yersin Đà Lạt tuyển sinh ngành Luật kinh tế theo 5 phương thức: 1. Xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT theo các tổ hợp môn. 2. Xét tuyển theo học bạ THPT. 3. Xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do Trường Đại học Yersin Đà Lạt tổ chức. 4. Xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia năm 

5. Xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

Ngành Luật kinh tế được đánh giá là một ngành học có nhiều triển vọng nghề nghiệp trong tương lai, bởi ngành này đang cần nhiều nguồn nhân lực giỏi. Hi vọng rằng với thông tin trên đây, các bạn thí sinh đã có cho mình giải đáp của câu hỏi “ngành Luật kinh tế học trường nào tốt và có việc làm sau khi tốt nghiệp”. Mong rằng các bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm một nơi phù hợp để gắn bó trong suốt những năm đại học và đạt được ước mơ. Nếu cần thêm thông tin, vui lòng liên hệ Trường Đại học Yersin Đà Lạt để được tư vấn kỹ lưỡng hơn.

Video liên quan

Chủ Đề