Luật pccc giải thích đội pccc cơ sở như thế nào

Phòng cháy, chữa cháy [PCCC] là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người chưa hiểu rõ lực lượng PCCC gồm những ai, nguyên tắc PCCC như thế nào?

  • Quy định về lực lượng phòng cháy, chữa cháy
  • Nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy hiện nay thế nào?
  • Lực lượng phòng cháy, chữa cháy được ưu tiên ra sao?
  • Trách nhiệm tham gia chữa cháy hiện nay
  • Vi phạm kiểm tra an toàn PCCC, phạt thế nào?

Câu hỏi: Cho em hỏi lực lượng phòng cháy và chữa cháy gồm những ai, hoạt động như thế nào? Những mức phạt liên quan đến phòng cháy, chữa cháy hiện nay ra sao?

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Về câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được thông tin sau sau:

Quy định về lực lượng phòng cháy, chữa cháy

Căn cứ quy định tại Điều 43 Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001, sửa đổi bởi Luật Phòng cháy và chữa cháy 2013 [gọi tắt là Luật PCCC] thì:

Lực lượng phòng cháy và chữa cháy là lực lượng nòng cốt trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy của toàn dân gồm:

- Lực lượng dân phòng

- Lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở

- Lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành

- Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy

Tuy nhiên, theo Điều 5 Luật này thì phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của toàn dân, của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

Mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên, đủ sức khoẻ có trách nhiệm tham gia vào đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được lập ở nơi cư trú hoặc nơi làm việc khi có yêu cầu.

Như vậy, ngoài lực lượng nòng cốt theo quy định thì, mọi người dân từ đủ 18 tuổi trở lên đều có trách nhiệm tham gia phòng cháy, chữa cháy.


Mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên đều có trách nhiệm trong phòng cháy, chữa cháy. Ảnh minh họa.


Nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy hiện nay thế nào?

Tại Điều 4, Luật PCCC thì hoạt động phòng cháy và chữa cháy phải được thực hiện theo các nguyên tắc như sau:

Đầu tiên là huy động sức mạnh toàn dân cùng tham gia.

Phải tích cực, chủ động phòng ngừa, hạn chế thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra vì hoạt động phòng cháy và chữa cháy lấy phòng ngừa là chính.

Bên cạnh đó, cần phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án, cũng như các điều kiện khác chữa cháy kịp thời, có hiệu quả khi có cháy.

Hoạt động PCCC trước hết phải được thực hiện, giải quyết bằng lực lượng, phương tiện tại chỗ.


Lực lượng phòng cháy, chữa cháy được ưu tiên ra sao?

Căn cứ Điều 36, Luật PCCC, ưu tiên đi trên các  phương tiện giao thông đối với người được huy động làm nhiệm vụ chữa cháy.

Ngoài ra, lực lượng, phương tiện khi làm nhiệm vụ chữa cháy có các quyền ưu tiên: Được sử dụng còi, đèn, cờ ưu tiên, tín hiệu đặc biệt khác; ưu tiên đi trên đường giao thông theo quy định.

Bên cạnh đó, người và phương tiện tham gia giao thông phải nhanh chóng nhường đường khi thấy tín hiệu còi, đèn, cờ ưu tiên của phương tiện đi làm nhiệm vụ chữa cháy.

Đồng thời, lực lượng Cảnh sát giao thông, các lực lượng khác khi làm nhiệm vụ có trách nhiệm bảo đảm cho lực lượng, phương tiện đi chữa cháy được lưu thông nhanh nhất.


Trách nhiệm tham gia chữa cháy hiện nay

Trách nhiệm tham gia chữa cháy quy định tại Điều 33 Luật PCCC như sau:

Người phát hiện thấy cháy phải báo cháy nhanh nhất và chữa cháy bằng mọi cách.

Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gần nơi cháy phải nhanh chóng thông tin và tham gia chữa cháy.

Lực lượng phòng cháy và chữa cháy khi nhận được tin báo cháy phải lập tức đến chữa cháy.

Nếu nhận được thông tin báo cháy ngoài địa bàn được phân công quản lý, phải báo ngay cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy nơi xảy ra cháy, đồng thời báo cáo với cấp trên của mình.

Mặt khác, các cơ quan y tế, điện lực, cấp nước, môi trường đô thị, giao thông…khi nhận được yêu cầu của người chỉ huy chữa cháy phải nhanh chóng điều động người và phương tiện đến nơi xảy ra cháy để phục vụ chữa cháy.

Bên cạnh đó, các lực lượng như công an, dân quân, tự vệ có trách nhiệm tổ chức giữ gìn trật tự, bảo vệ khu vực chữa cháy và tham gia chữa cháy.

Vi phạm kiểm tra an toàn PCCC, phạt thế nào?

Điều 27, Điều 28 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định mức phạt với các hành vi liên quan đến PCCC như sau:

- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng - 300.000 đồng nếu:

+ Không xuất trình hồ sơ, tài liệu phục vụ kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy.

+ Chấp hành không đầy đủ quy định về phòng cháy, chữa cháy

+ Làm mất tác dụng hoặc để nội quy, biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy, chữa cháy cũ mờ, không nhìn rõ chữ, ký hiệu chỉ dẫn.

+ Trang bị nội quy, biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy, chữa cháy không đúng quy cách.

- Phạt tiền từ 300.000 đồng - 500.000 đồng đối với một trong những hành vi:

+ Thực hiện không đầy đủ hoặc không đúng thời hạn các yêu cầu phòng cháy, chữa cháy đã được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản;

+ Không cử người tham gia đoàn kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy

+ Không tự tổ chức kiểm tra an toàn PCCC theo quy định.

+ Không chấp hành nội quy, các quy định về PCCC

+ Không phổ biến nội quy, quy định về PCCC trong phạm vi quản lý của mình

+ Ban hành các nội quy, quy định về phòng cháy, chữa cháy không đầy đủ nội dung hoặc không phù hợp - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng - 2.000.000 đồng đối với hành vi: không bố trí, không niêm yết nội quy về phòng cháy và chữa cháy.

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng - 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi:

+ Không tổ chức thực hiện văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về phòng cháy, chữa cháy

+ Không thực hiện các yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy đã được yêu cầu bằng văn bản.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng - 15.000.000 đồng đối với hành vi:

Cơ sở sau khi được thẩm duyệt và nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy, trước khi đưa vào hoạt động người đứng đầu không có văn bản thông báo và ký cam kết cơ sở đã đáp ứng đủ các yêu cầu và duy trì các điều kiện về đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình sử dụng.

Trên đây là những thông tin liên quan đến quy định về phòng cháy, chữa cháy. Nếu còn có vướng mắc, bạn có thể gửi thêm câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.

Ngọc Thúy

Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?

Đội PCCC cơ sở là đội như thế nào?

A. Gồm những người tham gia hoạt động sản xuất tại cơ sở

B. Là tổ chức gồm những người tham gia hoạt động PCCC tại cơ sở

C. Gồm những người tham gia chỉ đạo công tác PCCC tại cơ sở

D. Là tổ chức gồm những người quản đốc, tổ trưởng sản xuất, dân phòng tại cơ quan, xí nghiệp

Hướng dẫn

Chọn B là đáp án đúng

Mục lục bài viết

  • 1. Thành lập lực lượngphòng cháy và chữa cháy cơ sở
  • 2.Nhiệm vụ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở
  • 3. Lực lượngphòng cháy và chữa cháy cơ sởtham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
  • 4. Chế độ đối với lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở
  • 5. Vai trò của lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở

Căn cứ pháp lý:

- Luật phòng cháy, chữa cháy;

- Nghị định 136/2020/NĐ-CP;

- Thông tư 04/2021/TT-BLĐTBXH;

1. Thành lập lực lượngphòng cháy và chữa cháy cơ sở

Căn cứ Điều 31 Nghị định 136/2020/NĐ-CP:

Người đứng đầu cơ sở và người đứng đầu cơ quan, đơn vị kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có trách nhiệm thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và trực tiếp duy trì hoạt động theo chế độ chuyên trách hoặc không chuyên trách.

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở có trách nhiệm quyết định thành lập, ban hành quy chế hoạt động, bảo đảm kinh phí, trang bị phương tiện, bảo đảm các điều kiện cần thiết và duy trì hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở.

Bố trí lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở:

- Cơ sở có dưới 10 người thường xuyên làm việc thì tất cả những người làm việc tại cơ sở đó là thành viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành và do người đứng đầu cơ sở chỉ huy, chỉ đạo;

- Cơ sở có từ 10 người đến 50 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở tối thiểu là 10 người, trong đó có 01 đội trưởng;

- Cơ sở có trên 50 người đến 100 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sởtối thiểu là 15 người, trong đó có 01 đội trưởng và 01 đội phó;

- Cơ sở có trên 100 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sởtối thiểu là 25 người, trong đó có 01 đội trưởng và 02 đội phó;

- Cơ sở có nhiều phân xưởng, bộ phận làm việc độc lập có trên 100 người thường xuyên làm việc thì mỗi bộ phận, phân xưởng có 01 tổ phòng cháy và chữa cháy cơ sở; biên chế của tổ phòng cháy và chữa cháy tối thiểu 05 người, trong đó có 01 tổ trưởng;

- Cơ sở được trang bị phương tiện chữa cháy cơ giới thì biên chế đội phòng cháy và chữa cháy cơ sởphải bảo đảm duy trì số người thường trực đáp ứng theo cơ số của phương tiện chữa cháy cơ giới;

- Đối với trạm biến áp được vận hành tự động, có hệ thống phòng cháy và chữa cháy tự động được liên kết, hiển thị, cảnh báo cháy về cơ quan chủ quản và có hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố đến cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thì không phải thành lập và duy trì lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở. Cơ quan, tổ chức trực tiếp vận hành, quản lý trạm biến áp phải chịu trách nhiệm duy trì và bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với trạm biến áp do mình quản lý.

2.Nhiệm vụ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở

- Đề xuất việc ban hành quy định, nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy và chữa cháy; xây dựng phong trào quần chúng tham gia phòng cháy và chữa cháy.

- Kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành các quy định, nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

- Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.

- Xây dựng phương án, chuẩn bị lực lượng, phương tiện và thực hiện nhiệm vụ chữa cháy khi có cháy xảy ra; tham gia chữa cháy ở địa phương, cơ sở khác khi có yêu cầu.

3. Lực lượngphòng cháy và chữa cháy cơ sởtham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy

Thành viênđội phòng cháy và chữa cháy cơ sở thuộc đối tượng phải tham giahuấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy.

Nội dung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy

a] Kiến thức pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với từng đối tượng;

b] Phương pháp tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy;

c] Biện pháp phòng cháy; biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy;

d] Phương pháp xây dựng và thực tập phương án chữa cháy;

đ] Phương pháp bảo quản, sử dụng các phương tiện phòng cháy và chữa cháy;

e] Phương pháp kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy:

-Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ lần đầu: Từ 16 đến 24 giờ.

-Thời gian huấn luyện lại để được cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy sau khi chứng nhận này hết thời hạn sử dụng tối thiểu là 16 giờ.

-Thời gian bồi dưỡng bổ sung hàng năm về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy tối thiểu 08 giờ.

4. Chế độ đối với lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở

Đội trưởng, Đội phó đội phòng cháy và chữa cháy cơ sởhoạt động theo chế độ không chuyên trách ngoài việc được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp khác [nếu có] còn được hưởng hỗ trợ thường xuyên do cơ quan, tổ chức quản lý chi trả. Căn cứ vào điều kiện thực tế, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định, mức hỗ trợ cho từng chức danh nhưng không thấp hơn hệ số 0,2 lương tối thiểu vùng.

Thành viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở trong thời gian tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp khác [nếu có] và mỗi ngày được hưởng một khoản tiền bồi dưỡng bằng 0,3 ngày lương tối thiểu vùng.

Thành viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sởkhi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy nếu bị tai nạn, tổn hại sức khỏe hoặc bị chết thì được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí; trường hợp chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì do ngân sách địa phương hoặc cơ quan, tổ chức quản lý bảo đảm. Theo Điều 6, Điều 7 Thông tư 04/2021/TT-BLĐTBXH:

- Chế độ đối với thành viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy bị tai nạn, bị thương

+ Chi phí khám bệnh, chữa bệnh

a] Người đang tham gia bảo hiểm y tế bị tai nạn, bị thương được cơ quan bảo hiểm xã hội thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế; được đơn vị quản lý trực tiếp thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí y tế không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả;

b] Người không tham gia bảo hiểm y tế bị tai nạn, bị thương được đơn vị quản lý trực tiếp chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

+ Chế độ tai nạn lao động

a] Người đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy bị tai nạn, tổn hại sức khỏe được cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả chế độ tai nạn lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

b] Người không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, người đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy bị tai nạn, tổn hại sức khỏe được đơn vị quản lý trực tiếp chi trả các chế độ tương tự chế độ bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động [trừ các khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội].

- Chế độ đối với thành viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy bị chết

+ Người đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên hoặc đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng chết do tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy thì thân nhân và cơ quan, tổ chức, cá nhân tổ chức mai táng được hưởng các chế độ:

a] Thân nhân được hưởng các chế độ, bao gồm:

Trợ cấp tuất hằng tháng hoặc trợ cấp tuất một lần do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả đối với người đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Hỗ trợ tiền bằng mức trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động do đơn vị quản lý trực tiếp chi trả đối với người đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên hoặc đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng.

b] Cơ quan, tổ chức, cá nhân tổ chức mai táng được hưởng trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

+ Người không tham gia bảo hiểm xã hội hoặc người đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần chết do tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy thì thân nhân được hưởng khoản tiền hỗ trợ bằng mức trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, trợ cấp tuất một lần hoặc trợ cấp tuất hằng tháng và cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện mai táng được hưởng trợ cấp mai táng do đơn vị quản lý trực tiếp chi trả.

5. Vai trò của lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở

Cháy có thể xảy ra ở bất kỳ đâu, vào bất cứ thời điểm nào nếu ở đó có sự kết hợp trong những điều kiện nhất định giữa chất cháy, nguồn nhiệt và chất oxy hoá. Sự phát triển của khoa học -công nghệ và gắn liền với nó là sự tăng trưởng kinh tế không có nghĩa tự nó loại trừ các nguy cơ gây cháy mà trên thực tế luôn tiềm ẩn nguy cơ này ở mức độ cao.

Hiện nay các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội đã và đang phát triển với quy mô ngày càng lớn, theo đó, tính chất nguy hiểm cháy, nổ ngày càng tăng.

Những nơi này thường tập trung một số lượng hàng hoá, vật tư, thiết bị máy móc và các tài sản có giá trị kinh tế cao. Trong quá trình sản xuất, trong các hoạt động kinh doanh, dịch vụ cũng như trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày ở mỗi hộ gia đình ngày càng sử dụng nhiều các nguyên vật liệu, đồ dùng dễ cháy.

Vì vậy, thường xuyên bảo đảm các điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy tại các cơ sở, khu dân cư, hộ gia đình là yêu cầu bức thiết, đồng thời phải luôn chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện,thiết bị phòng cháy,thiết bị chữacháy để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời, có hiệu quả.

Nghiên cứu tính quy luật của sự hình thành và phát triển đám cháy cho thấy để phòng ngừa cháy tốt, kịp thời dập tắt đám cháy ngay từ khi nó mới xuất hiện thì điều kiện tiên quyết là công tác phòng cháy chữa cháy phải được thực hiện từ mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi cơ sở.

Do đó, hoạt động phòng cháy chữa cháy, từ trong bản chất của nó luôn luôn mang tính chất quần chúng rộng lớn. Tuy nhiên, hoạt động phòng cháy chữa cháy là hoạt động mang tính khoa học - kỹ thuật.

Tính chất khoa học, kỹ thuật xuất phát từ việc xây dựng và tổ chức thực hiện các giải pháp, biện pháp về phòng cháy và chữa cháy phải dựa trên cơ sở nghiên cứu các nguyên nhân, điều kiện gây cháy đối với mỗi chất cháy, mỗi quá trình công nghệ, phải nghiên cứu tìm ra các quy luật của quá trình phát sinh, phát triển và dập tắt đám cháy, nghiên cứu các chất dập cháy v.v…

Vì vậy, các biện pháp phòng ngừa cháy, chống cháy lan, cũng như các biện pháp chữa cháy và các điều kiện khác đảm bảo việc thực hiện phải dựa trên cơ sở tính toán khoa học, không thể tuỳ tiện.

Theo đó, bên cạnh việc xây dựng phong trào quần chúng tham gia phòng cháy, chữa cháy, cần thiết phải xây dựng lực lượng trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ phòng ngừa cháy, nổ cũng như trực tiếp tham gia chữa cháy khi có cháy xảy ra. Đóng vai trò này chính là lực lượng phòng cháy chữa cháy tại chỗ và lực lượng phòng cháy chữa cháy tại chỗ và lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy.

LUẬT MINH KHUÊ [Tổng hợp và phân tích]

Video liên quan

Chủ Đề