Lý do vì sao cá chết đầy biển

Những ngày gần đây, điều không may mắn liên tiếp xảy ra ở Nhật Bản. Trước tiên là một trận động đất và sau đó cá chết quy mô lớn xuất hiện ở bờ biển Tokyo. Liệu sự xuất hiện của những con cá chết quy mô lớn này có liên quan gì đến trận động đất ở Nhật Bản không? Tại sao cá chết hàng loạt ở bờ biển? Những con cá này đã trải qua những gì? Đây có phải là một điềm xấu?

Hiện tượng cá chết hàng loạt

Nhật Bản là một quốc đảo, tuy diện tích nhỏ nhưng đường bờ biển dài 29.751 km. Hiện tượng cá chết hàng loạt cũng dường như thường xuyên xảy ra ở Nhật Bản.

Vào tháng 6/2012, hàng chục tấn xác cá mòi xuất hiện ở bờ biển tỉnh Chiba, Nhật Bản, toàn bộ cảng gần như đầy cá chết, bãi biển trông như một tấm thảm làm từ cá mòi.

Vào tháng 1 năm 2018, một số lượng lớn xác cá mòi xuất hiện ở bờ biển tỉnh Aomori, Nhật Bản, bao phủ một vùng ven biển dài hơn 40 km. Sự việc này cũng xảy ra một cách khá kỳ lạ, xét cho cùng thì những vụ cá mòi chết trên quy mô lớn như vậy rất hiếm và không rõ nguyên nhân cụ thể. Nhưng các chuyên gia có xu hướng tin rằng nhiệt độ nước biển giảm đột ngột là nguyên nhân chính khiến cá mòi chết hàng loạt.

Ngoại trừ Nhật Bản, cá chết trên diện rộng đã xảy ra trên các bờ biển của Hoa Kỳ và Indonesia. Hiện tượng cá chết ở bờ biển Tokyo, Nhật Bản về cơ bản vẫn giống như trước đây và các chuyên gia vẫn chưa đưa ra nguyên nhân chính xác của hiện tượng này.

Điều gì có thể gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt?

Sự việc lần này tình cờ xuất hiện sau trận động đất, cho nên nhiều người không tránh khỏi liên tưởng nguyên nhân hiện tượng này với trận động đất. Cho dù không phải do động đất trực tiếp gây ra thì cũng rất có thể do di chứng của trận động đất để lại.

Xét cho cùng, chúng ta khó có thể tưởng tượng cá chết do động đất ở biển, nhưng ví dụ, trận động đất ở Nhật Bản năm 2011 gây ra sự cố rò rỉ nhà máy điện hạt nhân ở Fukushima. Khi chất thải hạt nhân chảy ra đại dương, nó có khả năng tác động chết người đối với sinh vật biển. Tuy nhiên, bờ biển của Tokyo không gần với Fukushima, và không có nhà máy điện hạt nhân xung quanh nên khả năng bị ảnh hưởng bởi chất thải hạt nhân vẫn là tương đối nhỏ.

Cá chết hàng loạt có thể xảy ra trong những trường hợp nào? Khi thủy vực thiếu oxy, khi thủy vực giàu dinh dưỡng, khi áp suất thẩm thấu môi trường của thủy vực bị thay đổi.

Chúng ta biết rằng mặc dù oxy trong nước ít hơn trong không khí, nhưng cá cũng cần oxy để tồn tại. Oxy trong nước rất loãng, 1 lít nước tinh khiết chỉ có thể hòa tan 9 mg oxy. Sự sống của cá liên quan mật thiết đến lượng ôxy hòa tan trong nước, nếu lượng ôxy hòa tan trong nước không đáp ứng được yêu cầu sống của cá thì cá có thể chết do không được cung cấp đủ ôxy. Nhiều cá biển chết hàng loạt cũng vì nguyên nhân này. Những thay đổi về môi trường đã khiến lượng oxy trong nước biển giảm mạnh như nhiệt độ cao và áp suất thấp.

Khi thủy vực giàu dinh dưỡng, biểu hiện rõ nhất là các vi sinh vật và tảo trong nước bắt đầu sinh sôi trên diện rộng. Khi mật độ của các sinh vật này quá cao, chúng sẽ tiêu thụ nhiều ôxy trong nước, gây biến động lớn lượng ôxy hòa tan trong thủy vực cả ngày lẫn đêm, khiến cá bị chết ngạt.

Một nguyên nhân khác khiến cá chết là do thay đổi môi trường. Điều này rất dễ hiểu, khi chúng ta đưa cá nước ngọt xuống biển, hoặc đưa cá biển vào vùng nước ngọt, cá sẽ chết nếu sự cân bằng nước-muối bị phá vỡ.

Cuối cùng, khi nước biển bị ô nhiễm, chẳng hạn như khi một lượng lớn chất thải chứa độc tố được thải vào thủy vực, cá chết hàng loạt cũng dễ xảy ra.

Hiện tượng cá chết trên điện rộng có báo trước thảm họa?

Vậy hiện tượng cá chết hàng loạt trên diện rộng này có ý nghĩa gì đặc biệt? Để giải thích trên quan điểm khoa học, chúng tôi đã liệt kê nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến cá chết hàng loạt ở trên, và không có yếu tố siêu hình nào trong số đó. Các chuyên gia trước đó dự đoán sau trận động đất ở Nhật Bản có thể xảy ra động đất mạnh trong tuần tới, những con cá chết này có phải cảnh báo động đất mạnh sắp xuất hiện?

Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy có mối liên hệ giữa cá chết quy mô lớn và động đất. Trong quá khứ, cá chết quy mô lớn trên các bãi biển dường như không phải là hiếm.

Cuối cùng, những con cá cỡ lớn này có ăn được không? Điều này còn tùy thuộc vào nguyên nhân chết của những con cá này. Nếu những con cá này chết do thiếu oxy thì vẫn có thể ăn được khi còn tươi. Nhưng nếu chúng chết là do ngộ độc thì đây không phải thực phẩm tốt lành gì.

Theo Sohu

Truy tìm nguyên nhân cá chết đầy biển Đà Nẵng

Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng khẳng định không có tình trạng xả thải gây ô nhiễm tại khu vực phát hiện cá chết hàng loạt

  • Cá chết la liệt tiếp tục tấp vào bờ biển Đà Nẵng

  • Cả ngàn người dân hoang mang khi nước đổi màu, bốc mùi, cá chết hàng loạt

  • Cá chết trắng nổi lềnh bềnh tại hồ điều tiết ở Đà Nẵng

  • Cá chết ở hồ Tây: "Có thể do biến đổi khí hậu"

Ngày 11-11, Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng cho biết đã có báo cáo về việc xử lý tình trạng cá chết trôi dạt vào bãi biển Liên Chiểu vào chiều 10-11.

Cá chết dạt vào biển Đà Nẵng ngày 10-11

Hai ngày nay, người dân sinh sống dựa vào nghề chèo thúng đánh lưới gần bờ biển thuộc 2 quận Thanh Khê và Liên Chiểu vô cùng lo lắng tình trạng cá chết liên tục tấp vào bờ gây ô nhiễm nặng. Ông Trần Thế Vang [ngư dân; ngụ phường Xuân Hà, quận Thanh Khê] lo lắng: "Cá mòi chết và tấp ồ ạt vào bờ như thế này thì chỉ có thể là do các ghe dùng thuốc nổ, mìn để đánh cá trái phép. Trong gần 1 năm qua, đây là lần thứ hai người dân chúng tôi chứng kiến tình trạng cá chết hàng loạt, khiến việc đánh lưới gần bờ gặp vô vàn khó khăn".

Theo ông Vang, cá chết tấp vào bờ cả tấn và kéo dài hàng cây số gây ô nhiễm đã khiến người dân không dám ra biển tắm như mọi khi. Càng lo lắng hơn khi khu vực này nằm gần cửa sông Phú Lộc, nơi lượng lớn nước thải sau xử lý của Trạm Phú Lộc xả ra biển mỗi ngày.

Đáng lưu ý, cũng trong năm ngoái, người dân từng phát hoảng với tình trạng nước biển sủi bọt, bốc mùi hôi tanh nghi do xả thải kéo dài hơn 5 km, từ cửa sông Phú Lộc ra đến bãi biển Xuân Thiều. Sau vài ngày, nước biển trở lại bình thường khi được cơ quan chức năng xác định có một loài tảo xuất hiện.

Ông Mai Mã, Giám đốc Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải Đà Nẵng, thông tin: Hiện lượng nước thải [khoảng 40.000 m3/ngày đêm] sau xử lý ở Trạm Phú Lộc được xả tại cửa sông Phú Lộc ra biển Thanh Khê vẫn đạt loại A và không còn gây ô nhiễm như trước đây. "Một số cửa xả còn lại do chưa được xử lý triệt để nên vẫn còn gây ô nhiễm nhưng không đáng kể" - ông Mã khẳng định.

Kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước biển ven bờ vào ngày 10-11 cho thấy các thông số về pH, ôxy hòa tan, amoni, xyanua, phosphate so với giá trị giới hạn vùng bãi tắm… đều nằm trong giới hạn cho phép.

Vào tháng 11-2017, tình trạng cá chết hàng loạt đã từng xảy ra tại khu vực trên. Từ hình ảnh và thông tin do Sở Tài nguyên và Môi trường TP cung cấp, TS Võ Văn Phú, Khoa Sinh học - ĐH Khoa học Huế, nhận định đây là lượng cá mòi cờ chấm sống gần bờ và theo đàn nên có thể chết hàng loạt do đánh mìn.

Để xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến tình trạng cá chết tấp vào bờ và nhằm có biện pháp xử lý lâu dài, Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND TP Đà Nẵng chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng TP kiểm tra tình trạng nổ mìn đánh bắt cá.

Bài và ảnh: Vĩnh Quyên

Video liên quan

Chủ Đề