Thực hiện nghĩa vụ quân sự trong bao lâu

Nghĩa vụ quân sự là một trong những nghĩa vụ vẻ vang, cao cả nhất của công dân Việt Nam. Tham gia phục vụ trong quân đội nhân dân Việt Nam không chỉ thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với Tổ quốc, dân tộc, bảo vệ thành quả cách mạng của cha ông đi trước mà còn là thể hiện trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời đại mới. Bên cạnh các tiêu chuẩn để được đi nghĩa vụ quân sự thì thời gian đi nghĩa vụ quân sự bao lâu cũng là vấn đề được rất nhiều thanh niên quan tâm. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc “Từ năm 2022 đi nghĩa vụ quân sự bao lâu?” theo quy định của pháp luật hiện hành.

Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, đáp ứng đầy đủ các điều kiện và không thuộc trong trường hợp được tạm hoãn hoặc miễn nghĩa vụ quân sự thì phải tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ quân sự được hiểu là khoảng thời gian mà công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam, thời hạn này được xác định từ thời điểm công dân nhập ngũ cho đến ngày được xuất ngũ theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự. Đây là khoảng thời gian được tính toán phù hợp để đào tạo, huấn huyện về sức khỏe và đạo đức cho công dân, với mục tiêu giữ vững nền chính trị và hòa bình cho Tổ quốc.

Từ năm 2022 đi nghĩa vụ quân sự trong bao lâu

Các quy định về thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự của công dân được quy định trong Luật nghĩa vụ quân sự và các văn bản có liên quan, cụ thể như sau:

Thời hạn thực hiện nghĩa vụ quân sự đối với hạ sĩ quan, binh sĩ trong thời bình được quy định tại Điều 21, Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015.

Điều 21. Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ

1. Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không quá 06 tháng trong trường hợp sau đây:

a] Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;

b] Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.

2. Thời hạn phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ trong tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng được thực hiện theo lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ.

Cách tính thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự cũng được quy định tại Điều 22 của Luật này, cụ thể như sau:

Điều 22. Cách tính thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ

1. Thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được tính từ ngày giao, nhận quân; trong trường hợp không giao, nhận quân tập trung thì tính từ ngày đơn vị Quân đội nhân dân tiếp nhận đến khi được cấp có thẩm quyền quyết định xuất ngũ.

2. Thời gian đào ngũ, thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam không được tính vào thời gian phục vụ tại ngũ.

Như vậy, khác với quy định trong luật cũ, thời hạn thực hiện nghĩa vụ của công dân là 18 tháng thì với quy định trên, thời gian phục vụ tại ngũ trong thời bình được áp dụng với hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng. Trong trường phải thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn hoặc thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu khi có chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng thì có thể kéo dài thêm thời hạn thực hiện nghĩa vụ quân sự thêm tối đa là 06 tháng. Quy định này đã có hiệu lực và được áp dụng từ năm 2016 và sẽ tiếp tục được thực hiện trong năm 2021.

Thông thường, hạ sĩ quan, binh sĩ hết thời hạn phục vụ tại ngũ thì được xuất ngũ, tuy nhiên, cũng có trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ được xuất ngũ trước thời hạn. Trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ được xuất ngũ trước thời hạn quy định rõ tại Khoản 2, Điều 43, Luật nghĩa vụ quân sự 2015

Điều 43. Điều kiện xuất ngũ

Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ có thể được xuất ngũ trước thời hạn khi được Hội đồng giám định y khoa quân sự kết luận không đủ sức khỏe để tiếp tục phục vụ tại ngũ…

Ngoài ra, theo hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư 279/2017/TT-BQ, hạ sĩ quan, binh sĩ còn được xuất ngũ trước thời hạn trong các trường hợp sau:

Thứ nhất, hạ sĩ quan, binh sĩ không đủ tiêu chuẩn về sức khỏe để phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng giám định sức khỏe từ cấp sư đoàn và tương đương trở lên hoặc Hội đồng giám định y khóa cấp có thẩm quyền.

Thứ hai, hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ mà gia đình có hoàn cảnh khó khăn thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại Điểm b, c Khoản 1 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015.

Thứ ba, người được Ủy ban nhân dân cấp xã và Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện xác nhận thuộc diện được miễn gọi nghĩa vụ quân sự theo quy định tại Điểm a, b, c Khoản 2 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015.

Thứ tư, cơ quan bảo vệ an ninh quân đội đưa ra xem xét buộc công dân phải xuất ngũ nếu người đó đang phục vụ tại ngũ mà không đủ tiêu chuẩn chính trị quy định tại Điều 5, Thông tư 50/2016 TTLT-BQP-BCA.

5 lý do nên dử dụng dịch vụ của Luật Thành Đô

Bài viết tham khảo: Không đi khám nghĩa vụ quân sự có bị phạt không

Chuyên mục tham khảo: Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự

Trên đây là những quy định về thời hạn thực hiện nghĩa vụ quân sự của công dân theo pháp luật hiện hành. Hi vọng bài viết đã giải đáp được thắc mắc “Từ năm 2022 đi nghĩa vụ quân sự bao lâu” của quý khách hàng.

Trả lời: Vấn đề bạn hỏi, Báo Quân đội nhân dân điện tử trả lời như sau: Theo Điều 30 của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự của công dân là từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.

Riêng trường hợp công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết năm 27 tuổi. Lưu ý, độ tuổi nhập ngũ được tính từ ngày tháng năm sinh ghi trên giấy khai sinh của công dân cho đến ngày giao quân.

Về tiêu chuẩn thực hiện nghĩa vụ quân sự, theo Điều 31 của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, ngoài đáp ứng điều kiện về độ tuổi nêu trên, công dân được gọi nhập ngũ phải đáp ứng 4 điều kiện sau: Có lý lịch rõ ràng; chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có đủ sức khỏe để phục vụ tại ngũ; có trình độ văn hóa phù hợp.

Khám sức khỏe cho thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự năm 2021. Ảnh: Baoquankhu4.

Trong đó, tiêu chuẩn về sức khỏe và trình độ văn hóa được quy định tại Thông tư 148/2018/TT-BQP, như sau:

- Về tiêu chuẩn sức khỏe: Phải có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30-6-2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự. Riêng những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt [cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị ở các mức độ]; bị nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS cũng sẽ không được gọi nhập ngũ;

- Về trình độ văn hóa: Chỉ gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa từ lớp 8 trở lên, lấy từ cao xuống thấp. Những địa phương có khó khăn không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định được tuyển chọn số công dân có trình độ văn hóa lớp 7.

- Về thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự được quy định tại Điều 21 của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015. Theo đó, thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng. Trong trường hợp cần bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu hoặc thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn thì Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không quá 06 tháng. Thời gian phục vụ tại ngũ được tính từ ngày giao, nhận quân đến ngày được cấp có thẩm quyền quyết định xuất ngũ. Thời gian đào ngũ, thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam không được tính vào thời gian phục vụ tại ngũ.

BÁO QĐND ĐIỆN TỬ

Video liên quan

Chủ Đề