Mắm tôm bao nhiêu lít?

Mắm tôm nguyên chất Quỳnh Dị

Mắm Tôm nguyên chất 30 độ đạm được sản xuất tại làng nghề Phú Lợi- Quỳnh Dị- Hoàng Mai- Nghệ An. Với phương pháp ủ chượp truyền thống, món mắm nơi đây có một vị mặn ngọt dặc trưng riêng của vùng miền biển khác với các loại mắm nơi khác. Mắm tôm Phú Lợi được chọn từ những mẻ moi [ruốc] tươi nhất, lớp moi được đánh bắt ở tầng nổi và được nhặt sạch sạn, cát,…sau đó rửa sạch bằng nước ngọt để ráo và ướp muối. Ngoài muối trắng [sạch, để càng lâu càng ngon] ra không cho thêm bất cứ một phụ gia nào khác. Nếu chọn moi ươn hoặc moi lẫn cá khi chín ăn sẽ rất hôi vì cá tan có mùi thối, màu đen và không ngon ngọt như moi tươi.

Tỷ lệ muối ướp vào mắm tôm thường là ít hơn so với ướp cá làm nước mắm, nên rất dễ bị hỏng nếu không cẩn thận, chăm sóc kỹ. Để tạo ra được thành phẩm ngon để phục vụ khách hàng, mắm phải được ủ kĩ, tránh mưa, tránh nước, phơi nắng kỹ từ 6 tháng đến 1 năm mới có thành quả. Mắm chín, chất lượng phải là loại mắm có màu hồng sẫm, moi với muối nát hòa quyện vào nhau. Có mùi thơm ngọt đặc trưng chứ không phải mùi tanh hôi của ruốc chín chưa kĩ, màu hồng tươi [thường có chất bảo quản] và còn nguyên con.


Thủy sản xứ nghệ sẽ chia sẻ cho các bạn lựa chọn mắm tôm không chất bảo quản:

Mắm tôm không chất bảo quản sẽ có màu hồng sẫm chứ không phải màu hồng tím tươi. Nếu dùng không hết trong thời gian dài, mở nắp thường xuyên thì mắm sẽ chuyển màu sẫm dần do bị tác động của không khí làm biến màu. Với mắm có chất tạo màu, chất bảo quản thì để bao nhiêu lâu cũng sẽ một màu hồng tươi như thế không hề biến màu. Chính vì thế chúng ta nên mua những chai nhỏ ăn dần bảo quản cho tốt hoặc mua chai to về chia ra từng chai nhỏ ăn dần. Mỗi lần sử dụng xong nên đậy nắp lại thật chặt không để không khí lọt được vào trong.
Cách sử dụng: Vì là mắm tôm nguyên chất với muối nên khi ăn chúng ta phải hòa lẫn các gia vị như: đường, chanh, ớt, tiêu,có thể phi thơm hành. Đánh thật đều tay đến khi nổi bọt, hương vị hấp dẫn thì dùng.

Mắm Tôm Ba Làng Thanh Hóa – Mịn, màu tím nhạt, mùi thơm đặc trưng, vị thanh, không mặn chát, không gắt mùi khó chịu.

Mắm Tôm Ba Làng Thanh Hóa thuộc vùng Tĩnh Gia Thanh Hóa từ lâu đã nổi tiếng với truyền thống ủ mắm lâu đời, chất lượng mắm luôn được đánh giá tốt nhất trên cả nước, với đặc điểm : Mịn, không chất bảo quản, màu tím nhạt, không còn muối hạt, sệt, có thể vun thành khối sau đó xẹp dần, có mùi thơm của mắm tôm chín, vị thanh, không mặn chát.

Mắm tôm Ba Làng Thanh Hóa: Đặc sản xứ Thanh

Nói đến mắm tôm Ba Làng Thanh Hóa, người dân cả nước ai cũng đều biết đến vì truyền thống sản xuất lâu đời, hương vị mắm tự nhiên. Không chỉ nồi tiếng trong nước, mà với nỗ lực không ngừng của chúng tôi, mắm tôm đã được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài như Nhật Bản, Thái Lan, Hồng Kông, Hàn Quốc… Ở các nước Châu Âu, kiều bào Việt Nam cũng rất yêu thích, sản phẩm cũng đã được một số tiểu thương đưa sang bán tại Anh, Đức, Mỹ… Việc đưa mắm tôm Ba Làng sang nước ngoài không chỉ là hoạt động thương mại, mà còn giúp đưa văn hóa ẩm thực Việt Nam ra với thế giới. Giúp cho kiều bào có thể sử dụng gia vị quê hương, cảm thấy gần gũi với quê hương Việt Nam hơn.

Hiện nay, làng nghề gồm 3 làng: Xuân Tiến, Quang Minh và Hải Thượng xã Hải Thanh – Tĩnh Gia đang phát triển rất mạnh do nhu cầu tiêu dùng tăng cao. Sản phẩm đã có tiếng trên thị trường và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Chúng tôi luôn cố gắng lắng nghe, cải thiện chất lượng tốt nhất để đưa đến tay người tiêu dùng.

Mắm tôm Ba Làng Thanh Hóa không sử dụng bất kỳ chất điều vị nào, mà chủ yếu tận dụng sự tinh khiết của nguyên liệu moi tươi sạch. Điều này đã giúp cho Ba Làng luôn giữ vững thương hiệu, khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Để có được loại mắm thơm ngon, quy trình chế biến cũng như chọn nguyên liệu rất chặt chẽ.

Con moi để sản xuất mắm tôm Ba Làng Thanh Hóa cũng phải là loại moi tươi, loại moi hớt ở giữa tầng nước, chất lượng tốt, được chọn lọc kỹ càng, không lẫn tạp chất. Cho ra những mẻ mắm tôm có màu Sim [tím nhạt] đến phớt hồng. Moi sau khi được tuyển chọn sẽ pha theo tỷ lệ 20% muối biển, 80% moi tươi, đem trộn đều rồi ủ trong các chum, vại hoặc thùng gỗ với hình thức: “Nắng thì mở, mưa thì đậy”. Nếu dùng tỉ lệ muối thấp hơn, moi bị ươn hoặc lẫn tạp chất sẽ cho ra mẻ mắm tôm có màu đen, mùi khó chịu.

Trong quá trình ủ thì khâu đảo trộn rất quan trọng. Khi trộn phải chú ý, sao cho moi thấm muối thật đều. Trời nắng sẽ mở chum vại ra phơi cho mắm được nắng, ngấu và chín kỹ. Trời mưa phải đậy kín tránh để nước mưa lẫn vào. Nước mưa vào sẻ làm hỏng mắm, làm đen mắm khiến mắm mất màu đặc trưng. Do đó để tạo ra được một mẻ mắm vừa thơm ngon, vừa có màu sắc đặc trưng người dân đã rất vất vả để bảo quản tốt từng chum mắm gia truyền.

Điều quan trọng hơn nữa, là muối ướp mắm tôm phải là thứ muối lấy từ vùng biển Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Hạt trắng tinh, to, già, được nắng, không bị nước mưa, mang về đổ trên nền xi măng khô ráo, cho chảy hết chất nước đắng, sau đó cho vào vại cất vài năm trước khi đem ủ mắm. Cũng chính vì thế mà mắm tôm Ba Làng Thanh Hóa không bao giờ có vị mặn chát, mà luôn giữ được vị thanh tự nhiên.

Mắm sản xuất theo phương pháp truyền thống sẽ không dùng hóa chất bảo quản, mà dùng chính độ mặn của mắm để bảo quản, thời gian bảo quản từ 1-2 năm. Với tỉ lệ 4 moi: 1 muối, độ mặn gần mức bão hòa. Trong môi trường như vậy vi khuẩn không phát triển được. Hương vị mắm ngửi qua thì thoảng nhẹ, để gần thì hương thơm đậm đà và nồng nàn khó quên. Với cách làm gia truyền, tạo được thương hiệu trên thị trường. Mắm tôm Ba Làng Thanh Hóa, qua bàn tay khéo léo, sự tần tảo chịu thương chịu khó của những người thợ đã chiếm lĩnh được sự yêu mến của khách hàng cả trong và ngoài nước.

Mắm tôm Ba Làng Thanh Hóa có mùi vị thơm ngon là sự kết hợp hài hoà giữa độ tươi ngon của moi tươi, với vị mặn nồng vừa đủ của muối biển, sức nóng gây men của ánh nắng mặt trời xứ Thanh và những giọt mồ hôi mặn mòi của những người con vùng biển.

Chủ Đề