Mang thai 16 tuần em bé nặng bao nhiêu?

Mẹ mang thai tuần 16 thì có những thay đổi đặc biệt gì? Mẹ cần lưu ý những gì và nên có những kế hoạch gì cho thai kỳ ở tuần này?

Sự phát triển của thai nhi ở tuần mang thai 16

Mang thai tuần 16, tim của thai nhi đã có thể bơm máu với lượng khoảng 24 lít/ngày và số lượng này sẽ tiếp tục tăng cùng với sự phát triển của bé.

Ở tuần thai thứ 16, mẹ hãy chuẩn bị sẵn sàng cho mọi sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi.

Mang thai tuần 16, thai nhi có xu hướng tăng về cân nặng và chiều cao

  • Lúc này, thai nhi có cân nặng khoảng 75- 80 g, dài khoảng 11,5 cm. Bé có xu hướng tăng gấp đôi về chiều cao và cân nặng trong một vài tuần tới.
  • Đầu dựng thẳng lên, đôi mắt đã di chuyển đến gần mặt trước của đầu
  • Tai cũng đang dịch chuyển đến vị trí quy định của nó.
  • Dù chưa thể nhìn thấy tóc của bé, nhưng da đầu và tóc đang bắt đầu hình thành.
  • Các cơ quan, bộ phận bên trong cơ thể bắt đầu hoạt động mạnh mẽ và có những mối liên kết mật thiết với nhau.

Cơ thể mẹ thay đổi những gì khi mang thai tuần 16?

Lúc này, phần đầu tử cung nằm giữa xương mu và rốn đang phát triển dày lên và dài ra, nhờ có sự hỗ trợ của các dây chằng bao quanh.

Ở tuần thai thứ 16 của thai kỳ, mẹ sẽ cảm thấy tốt hơn nhiều so với thời kỳ bắt đầu mang thai. LMẹ thấy ít buồn nôn hơn, tâm trạng ổn định, da dẻ hồng hào. Những biến đổi này sẽ giúp mẹ cảm thấy thoải mái cả về thể xác lẫn tinh thần.

Chuyển động thai nhi

Những chuyển động đầu tiên của thai nhi là những trải nghiệm tuyệt vời nhất của các mẹ. Trong khi có mẹ cảm nhận được ngay khi mang thai ở tuần 16 thì một số lại phải đợi đến sau tuần 18. Đôi khi, mẹ phải đợi cho đến sau tuần thứ 20 mới có thể cảm nhận được những cử động đầu tiên của bé. Trong những lần cử động đầu tiên của thai nhi, mẹ sẽ chỉ cảm thấy những chuyển động nhẹ nhàng. Nó dạng rung, bọt khí, thậm chí giống như khi ngô rang nổ tung. Mẹ sẽ nhận ra các va chạm trong bụng mình thường xuyên hơn trong một vài tuần tới, khi bé có các động mạnh mẽ hơn.

Xem thêm:

Từng giai đoạn phát triển của thai nhi trong 42 tuần thai

Sự phát triển của thai nhi tuần 14

Mang thai tuần 15 _ Quá trình phát triển của thai nhi

Mang thai tuần 17 - Những điều mẹ cần biết

Sự tăng cân

Mang thai tuần 16, mẹ nên tăng trung bình khoảng 2,5 kg. Mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về số cân tăng cho hợp lý. Nhất là trong trường hợp mẹ thiếu cân khi mang thai, mang thai đôi hoặc đa thai.

Trong thai kỳ, mẹ cần nạp thêm khoảng 300 calo/ngày so với lúc chưa mang thai. Mẹ cũng cần chú ý, số calo cần nạp thêm phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể và mức độ lao động của từng bà bầu.

Nếu mẹ tăng cân quá nhiều?

Một vài bà bầu thấy rằng họ tăng cân quá nhanh. Chế độ ăn ít calo hoặc bỏ bữa khi đang mang thai đều không hợp lý. Thay vào đó, mẹ hãy thử làm theo một vài gợi ý sau đây để làm chậm việc tăng cân của mình: 

- Bắt đầu một ngày bằng bữa điểm tâm bổ dưỡng bao gồm đầy đủ protein, hỗn hợp carbohydrat, chất xơ và một lượng nhỏ chất béo.

- Ăn nhiều rau, quả, hầu hết các loại ngũ cốc, thịt nạc, các chế phẩm từ sữa ít béo. Không nên ăn các sản phẩm đã qua chế biến, đóng gói và các món tráng miệng nhiều đường.

Một số mẹ bầu khi mang thai tuần 16 cân nặng tăng nhanh

- Hãy giữ gìn sức khoẻ, ăn các món ăn vặt như: pho mát ít béo, sữa chua, cà rốt bao tử, và các loại trái cây tươi như táo và chuối. Mẹ sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn với việc chia nhỏ các bữa ăn vặt.

- Lựa chọn thức ăn để thay thế các thức ăn quá béo. Ví dụ, sữa chua đông lạnh không béo thay thế cho kem. Bánh mì tròn thay cho bánh rán, bỏng ngô thay cho các loại khoai tây chiên. 

- Uống nước lọc thay cho các loại nước ép trái cây.

- Tập thể dục thường xuyên. Nếu mẹ cảm thấy khó khăn trong việc bắt đầu và duy trì thói quen tập thể dục, mẹ hãy tìm một người để cùng tập thể dục, đi bộ và bơi hàng ngày. Điều này giúp mẹ có động lực hơn hoặc chỉ cần 20 phút đi bộ vào giờ ăn trưa cũng tạo nên sự khác biệt.

Nếu mẹ cảm thấy khó khăn khi tăng cân? 

Một số bà bầu cảm thấy việc tăng cân quá khó khăn. Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp các thai phụ có thể lên cân:

- Uống sữa mỗi ngày, bổ sung trái cây giàu vitamin C. Mẹ cũng sẽ được cung cấp một lượng lớn calo và canxi từ kem.

- Mẹ nên ăn các thực phẩm dinh dưỡng đặc, giàu chất béo như bơ và các loại hạt. 

Các loại thực phẩm mẹ cần bổ sung khi mang thai tuần 16

- Có thể thử ăn trái cây sấy, vì chúng nhiều calo có lợi cho sức khoẻ và nhìn không nhiều như trái cây tươi và bạn sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn

- Ngoài các bữa ăn chính, bạn nên bổ sung nhiều bữa ăn phụ.

- Nhắc nhở bản thân rằng mẹ đang phải tăng cân để đảm bảo cho cả mẹ và bé được khoẻ mạnh. Vậy hãy ăn uống đủ chất đi nào! 

Ảnh hưởng của việc tăng cân trong giai đoạn này với cơ thể mẹ

Trong thời kỳ mang thai, đau nhức đều có liên quan đến sự thay đổi hình dáng cơ thể và sự tăng cân của vùng bụng. Đau lưng là triệu chứng chung thường gặp. Mẹ sẽ bắt đầu cảm thấy chân tay vụng về và dễ bị té ngã. Da của mẹ căng ra, nhất là ở vùng bụng và vùng ngực. 

Có thể mẹ sẽ rất lo lắng về việc lấy lại vóc dáng sau khi sinh con. Có thể sẽ mất một thời gian dài. Nhưng nếu mẹ ăn uống đúng cách và tập thể dục điều độ, mẹ sẽ nhanh chóng loại bỏ được tình trạng thừa cân sau sinh. Sẽ dễ dàng hơn để lấy lại vóc dáng nếu mẹ bắt đầu quá trình luyện tập ngay từ bây giờ.

Việc kiểm soát cân nặng trong thai kỳ là một việc dễ dàng. Số cân mà các thai phụ bình thường được khuyên nên tăng dao động khoảng 12-18 kg.

Những hoạt động khi mang thai tuần 16 này.

Mẹ hãy đặt ra một kế hoạch nghỉ ngơi thật lãng mạn, ngay cả khi mẹ đang ở nhà. Khi con ra đời, sẽ rất khó khăn để vợ chồng có được những ngày nghỉ mà chỉ có hai người. Đừng bỏ lỡ cơ hội tìm lại những cảm giác vợ chồng ngày xưa.

Mẹ cũng đừng chần chừ, đến ba tháng cuối thai kỳ, mẹ sẽ luôn mệt mỏi và đau nhức. Nếu không thể đi xa, hãy lên kế hoạch cùng nhau tận hưởng các hoạt động quen thuộc như ăn tối hoặc xem phim. 

Lưu ý

Tuy còn trong bụng mẹ nhưng sự phát triển của mỗi thai nhi đều có những khác biệt. Thông tin về sự phát triển của thai nhi tuần thứ 16 mà mangthaikhoe.vn đưa trên đây nhằm cung cấp cho mẹ những hiểu biết chung nhất về sự phát triển của các bé trong bụng mẹ giai đoạn này.

Chủ Đề