Mắt bị loạn thị là gì năm 2024

Loạn thị một mắt là gì? Chỉ loạn thị mắt trái hoặc chỉ loạn thị mắt phải tôi thì có cần phải đeo kính không?

Loạn thị không phải là bệnh, loạn thị là một tật khúc xạ có thể gặp từ trẻ em đến người già, do nhiều nguyên nhân tác động.

Loạn thị bản chất là gì?

Bản chất loạn thị là gì?

Loạn thị đề cập đến tình trạng mắt phát triển không cân đối về hình dạng giác mạc hoặc thủy tinh thể. Bề mặt giác mạc bình thường có hình dạng giống như quả bóng tất cả các hướng có độ cong đều như nhau. Ngược lại khi bị loạn thị bề mặt giác mạc giống như quả trứng có đường cong hơn có đường phẳng hơn.

Loạn thị có thể có ở một mắt hoặc hai mắt, và có thể kèm theo tật khúc xạ khác như viễn thị, cận thị và lão thị.

Nguyên nhân gây ra loạn thị một mắt

Loạn thị

Bẩm sinh

Trẻ em khi sinh ra hầu hết bị loạn thị. Theo quá trình lớn lên mắt trẻ dần hoàn thiện, ở những trẻ mắc loạn thị, tuy nhiên thường sẽ giảm đi. Tuy nhiên sau quá trình chính thị hóa có những trẻ vẫn tồn dư loạn thị.

Chấn thương

Các vết tổn thương trên giác mạc khi lành hình thành sẹo gây ra loạn thị

Phẫu thuật mắt

Bao gồm tất cả các phẫu thuật xâm lấn tại mắt: như phẫu thuật khúc xạ, phẫu thuật thay thể thủy tinh.

Mộng

Mộng gây ra loạn thị

Mộng là một dạng thoái hóa kết mạc, mộng tiến triển bò vào giác mạc.

Giác mạc chóp

Đây là hiện tượng mỏng hoá và giãn lồi giác mạc. Khi chóp tiến triển thì độ loạn thị càng tăng cao

Hình dạng giác mạc bình thường[ bên trái] và hình dạng giác mạc chóp [ bên phải].

Do quá trình lão hóa của thể thủy tinh

Hình ảnh đục thể thuỷ tinh

Theo thời gian, thể thủy tinh có thể đục nhân hoặc đục vỏ thể thủy tinh.

Có thể đục 1 bên thể thuỷ tinh trước gây ra loạn thị một mắt [loạn thị mắt phải hay loạn thị mắt trái].

Loạn thị một mắt cần phải làm gì?

Loạn mấy độ thì phải đeo kính?

Khi chỉ bị loạn thị một mắt [loạn thị mắt phải hay loạn thị mắt trái] ảnh hưởng đến thị lực, tầm nhìn sẽ cần sử dụng những biện pháp sau đây:

  • Loạn thị 1 mắt bẩm sinh [loạn thị mắt phải hay loạn thị mắt trái]. Loạn thị lớn hơn -2.00 diop cần cho trẻ đeo kính để có thị lực tốt nhất.
  • Trong giai đoạn trẻ từ 1-6 tuổi loạn thị cao nhưng không chỉnh kính ảnh hưởng đến sự phát triển dây thần kinh thị giác của trẻ.
  • Đối với các vết sẹo giác mạc do chấn thương hoặc bị mộng không cần đeo kính.
  • Loạn thị do phẫu thuật, giác mạc chóp, đục thể thuỷ tinh đeo kính hỗ trợ bạn nhìn rõ và thoải mái hơn.

Phòng ngừa loạn thị

Phòng ngừa loạn thị thế nào?

Loạn thị bẩm sinh do di truyền là không thể phòng tránh. Tuy nhiên theo các chuyên gia các nguyên nhân còn lại có thể được phòng ngừa và hạn chế bằng cách:

Loạn thị là một trong những tật khúc xạ phổ biến hiện nay. Mặc dù không gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, nhưng lại gây bất tiện, khó chịu và ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực về sau nếu không có giải pháp kịp thời. Hãy cùng lắng nghe tư vấn của bác sĩ Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 về căn bệnh này.

Loạn thị là một tật của mắt liên quan đến khúc xạ ánh sáng. Ở mắt bình thường, các tia sáng phản chiếu từ vật sau khi đi qua thủy tinh thể thì được hội tụ ở đúng ngay trên trên võng mạc. Nhưng ở mắt bị loạn thị, các tia sáng của vật lại được hội tụ ở nhiều điểm trên võng mạc khiến cho người bị bệnh loạn thị thấy hình ảnh nhòe, không rõ ràng. Loạn thị có thể đi kèm với viễn thị thành tật viễn loạn, hoặc đi kèm với cận thị thành tật cận loạn.

Loạn thị có tăng độ không?

"Loạn thị có tăng độ không" là câu hỏi có rất nhiều người thắc mắc muốn được giải đáp. Theo các chuyên gia Nhãn khoa, mức độ loạn thị không thay đổi theo thời gian như cận thị hay viễn thị. Trong đa số các trường hợp, loạn thị thường xuất hiện từ khi mới sinh nên nguyên nhân dẫn đến loạn thị ít liên quan đến thói quen sinh hoạt và mức độ sử dụng mắt. Có trường hợp loạn thị xuất hiện sau khi gặp một chấn thương ở mắt.

Trường hợp loạn thị bẩm sinh được hình thành trong suốt quá trình phát triển của cơ thể, khi đến tuổi trưởng thành [khoảng 25 tuổi] độ loạn sẽ không còn tăng giảm. Khi kích thước và hình dạng nhãn cẫu không còn thay đổi nữa thì sự bất tương xứng giữa chiều dài trục nhãn cầu và công suất khúc xạ của mắt cũng không thay đổi.

Mắt bình thường và mắt loạn thị

Cách chữa loạn thị

Loạn thị nhẹ sẽ không cần điều trị nhưng nếu loạn thị nặng thì cần phải có những phương pháp điều trị phù hợp, để tránh bệnh diễn biến xấu đi hoặc gây ra nhược thị.

Dưới đây là các cách chữa bệnh loạn thị phổ biến:

Kính thuốc: đây là phương pháp điều trị đơn giản, phổ biến, mang lại hiệu quả cao và ít gây biến chứng nhất. Hầu hết các trường hợp loạn thị đều có thể điều trị bằng kính thuốc, khách hàng nên tìm hiểu và gặp trực tiếp bác sĩ nhãn khoa để được tư vấn loại kính phù hợp.

Kính áp tròng mềm: Phương pháp này đặc biệt được nhiều bạn trẻ lựa chọn để điều trị tật loạn thị. Ưu điểm của phương pháp này là tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, vì kính áp tròng được đeo trực tiếp trên mắt, nếu không được vệ sinh đúng cách có thể gây tổn thương mắt.

Phẫu thuật: với một số trường hợp mắt bị loạn thị nặng và không thể điều chỉnh bằng kính thuốc, khách hàng sẽ phải tiến hành phẫu thuật. Đây là phương pháp sử dụng dao vi phẫu hoặc tia laser để điều chỉnh lại độ cong của giác mạc, phổ biến nhất có thể kể đến phẫu thuật Lasik, hiện là phương pháp được rất nhiều khách hàng lựa chọn.

Ortho-K [Orthokeratology]: phương pháp này sẽ sử dụng kính áp tròng cứng, được thiết kế rất đặc biệt dùng để đeo vào ban đêm, làm thay đổi tạm thời hình dạng giác mạc trong lúc ngủ, giúp mắt có thể nhìn rõ hơn vào ngày hôm sau. Kính áp tròng sẽ được đeo mỗi đêm khi ngủ, lặp đi lặp lại để người bệnh có được đôi mắt sáng rõ vào ngày hôm sau.

Nếu bạn đang bị loạn thị và có ý định điều trị, hãy tham khảo tại Bệnh viện Mắt Hà Nội 2, đây là cơ sở y tế chuyên nhãn khoa uy tín có đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng với thiết bị máy móc hiện đại, tối tân, dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tình.

Chủ Đề